Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

1

GIỚI THIỆU

1.1

Cơ sở và Mục tiêu Nghiên cứu 1) Cơ sở nghiên cứu 1.1 Long An là tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam, với vị trí địa lý 100 023’40’’ – 0 110 2’00’’ độ vĩ Bắc và 105030’30’’ – 106047’02’độ kinh Đông. Tỉnh có diện tích khoảng 4.500 km² và dân số khoảng 1,4 triệu người, tiếp giáp với Cam-pu-chia và tỉnh Tây Ninh ở phía bắc, Tp. HCM ở phía đông và đông bắc, tỉnh Tiền Giang ở phía nam và tỉnh Đồng Tháp ở phía tây nam (xem Hình 1.1.1). Có thể nói Long An có vị trí địa lý chiến lược nhờ các đặc điểm sau đây: (i) Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) song lại thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực và có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Với vị thế cửa ngõ nối liền hai vùng, Long An có thể được hưởng lợi từ sự phát triển và tăng trưởng của cả hai vùng này; (ii) Là vùng đệm giữa khu vực phát triển nhanh ở Tp. HCM và khu vực châu thổ nhạy cảm về môi trường, hỗ trợ TP HCM trong việc kiểm soát phát triển đô thị và bảo vệ vùng môi trường châu thổ quan trọng; và (iii) Có thể đóng góp vào quá trình phát triển vùng, cụ thể là các lợi ích từ công cuộc phát triển Long An sẽ lan rộng sang các tỉnh của nước bạn Campuchia - quốc gia có đường biên giới chung với Long An. 1.2 Dù có vị trí địa lý thuận lợi nhưng Long An chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển. Vai trò của Long An trong phát triển kinh tế của vùng vẫn còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Long An quyết định cấp vốn thực hiện “Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” nhằm đảm bảo sự phát triển hợp lý và bền vững của tỉnh. Tháng 2 năm 2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An đã ban hành Điều khoản tham chiếu để tiến hành nghiên cứu. Ngày 9 tháng 4 năm 2009, Công ty ALMEC đã được mời thảo luận Phạm vi công việc (S/W) của Nghiên cứu, bao gồm khu vực, phạm vi nghiên cứu và các yêu cầu của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, Biên bản cuộc họp đã được ký kết giữa Sở KHĐT và Công ty ALMEC. Sau đó, Hợp đồng được hai bên ký kết vào ngày 11 tháng 5 năm 2009 tại tỉnh Long An.

2) Mục tiêu và Phạm vi Nghiên cứu 1.3 Nghiên cứu QHTT tỉnh Long An nhằm xây dựng các chiến lược phát triển cụ thể cho tỉnh Long An tới năm 2030 (tầm nhìn dài hạn) và cho giai đoạn 2011-2015 (thực hiện ngắn – trung hạn). Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (a) Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn tới năm 2030 cho tỉnh Long An: Mặc dù tỉnh đã có bản “Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội tới năm 2020” (gọi tắt là Kế hoạch PTKT-XH 2020) nhưng bản kế hoạch này cần được cập nhật về tầm nhìn và chiến lược, trong đó bao gồm cả tầm nhìn dài hạn tới năm 2030 do đã và sẽ có những thay đổi mạnh mẽ về môi trường đầu tư, kinh tế – xã hội hiện nay cũng như trong tương lai ở trong và ngoài tỉnh. Các chiến lược và định hướng hiện nay sẽ được rà soát, cập nhật và tăng cường nhằm đảm bảo cam kết của các nhà đầu tư nhà nước và tư nhân tiềm năng thực hiện đầu tư trong tỉnh; (b) Lập dự thảo Quy hoạch Tổng thể tới năm 2020 cho tỉnh Long An: Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn nói trên và Kế hoạch phát triển KT-XH 2020, sẽ lập dự thảo Quy hoạch Tổng thể (QHTT), trong đó (i) các chiến lược sẽ được cụ thể hóa 1-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

thành các dự án và hành động, (ii) ước tính các đầu vào cần thiết, (iii) đánh giá và lập thứ tự ưu tiên các dự án và hành động; (iv) lập các kế hoạch và chiến lược thực hiện; (c) Chuẩn bị các kế hoạch sơ bộ cho các dự án ưu tiên được lựa chọn cho tỉnh Long An: Lựa chọn một số dự án ưu tiên cần triển khai thực hiện ngay để thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Tiến hành các phân tích xã hội, môi trường, tài chính và kinh tế cũng như lập thiết kế kỹ thuật sơ bộ bao gồm cả kế hoạch khai thác và quản lý cho các dự án được chọn. Kết quả thu được sẽ là cơ sở để đưa các dự án được chọn vào giai đoạn tiếp theo.

3) Khu vực Nghiên cứu 1.4 Khu vực nghiên cứu chính sẽ bao gồm toàn bộ địa bàn tỉnh Long An (xem Hình 1.1.1). Tuy nhiên 2 khu vực KTTĐPN và ĐBSCL cũng sẽ được nghiên cứu từ góc độ ảnh hưởng tới sự phát triển của Long An, đặc biệt là các tỉnh lân cận và Tp HCM. Hình 1.1.1

Vị trí địa lý của tỉnh Long An

CHÚ THÍCH

Đô thị lớn Quốc lộ Đường sắt hiện có Sông lớn Sông nhỏ Ranh giới tỉnh Vùng KTTĐPN Vùng ĐBSCL

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

1-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

1.2

Tiến hành Nghiên cứu 1.5 Kể từ khi bắt đầu nghiên cứu vào tháng 05/2009, Đoàn Nghiên cứu LAPIDES đã tổ chức hàng loạt các cuộc họp và thảo luận với các cơ quan hữu quan cũng như cá nhân có liên quan; 1.6

Các hoạt động chính đã thực hiện bao gồm:

(a) Họp Ban chỉ đạo: Các cuộc họp với Ban chỉ đạo được tổ chức định kỳ nhằm thảo luận tiến độ và kết quả của nghiên cứu. Cuộc họp Ban chỉ đạo lần 1 đã giới thiệu phạm vi nghiên cứu và rà soát sơ bộ Kế hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020. Cuộc họp Ban chỉ đạo lần 2 đã thảo luận kết quả của phân tích hiện trạng và ý tưởng sơ bộ đối với quá trình phát triển của tỉnh. Cuộc họp Ban chỉ đạo lần 3 thảo luận chi tiết các chiến lược phát triển của Long An và các dự án được lựa chọn. Cuộc họp Ban chỉ đạo lần 4 chủ yếu tập trung vào thảo luận khung phát triển và các chỉ tiêu đề ra. (b) Họp với các sở ngành liên quan: Họp với các Sở, ban ngành liên quan được tổ chức lần lượt với các nhóm khác nhau nhằm thảo luận về hiện trạng, các vấn đề hiện nay cũng như các chiến lược phát triển (Xem thêm Phụ lục 1.1). (c) Thực hiện điều tra, khảo sát: Đã tiến hành các cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin hiện trạng các lĩnh vực khác nhau, bao gồm khảo sát xã, khảo sát môi trường đầu tư, khảo sát đánh giá nhu cầu GIS, điều tra phỏng vấn hộ gia đình (HIS) về giao thông nông thôn và điều tra phỏng vấn về lĩnh vực logistics cho ngành lúa gạo. Kết quả của các cuộc điều tra này không chỉ đưa ra dữ liệu thống kê mà còn bao gồm cả ý kiến và đánh giá trên nhiều lĩnh vực của Long An.

1-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Nguồn thông tin

1.3

1) Các tài liệu được công bố chính thức 1.7 Các tài liệu được công bố chính thức do tỉnh cung cấp cho Đoàn Nghiên cứu bao gồm số liệu thống kê chính thức, dữ liệu, các văn bản pháp lý và các thông tin khác có liên quan đến Nghiên cứu. Các tài liệu thu thập được đã được xếp theo nhóm thông tin chung, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, không gian, môi trường và các văn bản, quyết định có liên quan. Lĩnh vực kinh tế bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch và thương mại. Lĩnh vực xã hội bao gồm các vấn đề xã hội, giáo dục và chăm sóc y tế. Lĩnh vực cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông vận tải và các công trình công cộng. Lĩnh vực môi trường bao gồm các điều kiện tự nhiên và quản lý môi trường. Từng lĩnh vực đã có báo cáo chung/thường niên, Quy hoạch tổng thể (QHTT), định hướng phát triển và các thông tin có liên quan. Cùng với các tài liệu chính thức, còn thu thập thêm các loại bản đồ sử dụng đất, mạng lưới giao thông, bản đồ về thiên tai, v.v.

2) Khảo sát thực địa 1.8 Đoàn Nghiên cứu cùng với cán bộ của tỉnh đã thực hiện hàng loạt các cuộc khảo sát thực địa, bao gồm khảo sát bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không (máy bay trực thăng) nhằm hiểu rõ hơn hiện trạng của tỉnh Long An. Đoàn Nghiên cứu cũng đã thực hiện cuộc khảo sát ở các tỉnh Svay Riêng và Prey Veng của Cam-pu-chia. Các cuộc điều tra, khảo sát này được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Ngày

Bảng 1.3.1 Các cuộc khảo sát tiến hành trong Nghiên cứu Điểm đến/Hành Mục đích Chú ý trình

12/05/2009 Huyện Cần Đước, huyện Nắm bắt điều kiện tổng thể  Nhanh chóng xác định được điều kiện đường Cần Giuộc & thị trấn tỉnh Long An sá còn nghèo nàn. Mộc Hoá  Không có hoạt động kinh doanh tại khu vực cửa khẩu Bình Hiệp. Khảo sát thực 21/07/2009 Làng nghề ở xã Long Nhận ra tiềm năng cũng  Làng nghề dệt chiếu cói thủ công. địa đường bộ Định, huyện Cần Đước như các vấn đề tồn tại ở  Sản phẩm thủ công sử dụng cho bệnh viện, các làng nghề của tỉnh khách sạn trong nước. Long An  Nguyên vật liệu thô xuất khẩu sang Trung Quốc.  Chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Làng nghề ở xã Tầm Vu,  Các sản phẩm thủ công từ cây lục bình. huyện Châu Thành  Xuất khẩu sang Thuỵ Điển.  Thiếu ngân sách, thợ dệt lành nghề và khả năng quản lý. Khu công nghiệp ở Thấy được tiến độ phát  Đang xây dựng. huyện Đức Hoà triển khu công nghiệp ở  Mùi khó chịu từ các cơ sở công nghiệp. Long An Khảo sát Xác định được hiện trạng  Mở rộng khu vực nông lâm nghiệp dọc sông. 01/09/2009 Dọc sông Vàm Cỏ Tây đường sông (Bến Lức, Thủ Thừa, nguồn nước dọc sông và  Có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp Thạnh Hoá, Tân An) hoạt động của các tuyến dọc sông. thủy nội địa  Nước bị ô nhiễm bởi các khu công nghiệp và chất thải rắn từ các hộ gia đình.  Nhiều tàu thuyền hoạt động trên sông.  Cần sự định hướng và phát triển thích hợp cho các khu vực dọc sông. Khảo sát thực 16/09/2009 Toàn tỉnh Long An Quan sát địa hình của toàn  Mật độ dân cư và cơ sở hạ tầng đường bộ đã địa bằng trực tỉnh Long An có khoảng cách khá rõ giữa phía nam và phía thăng tây.  Sử dụng đất hỗn hợp tại khu vực KTTĐ Chuyến thăm 30/09/2009 Tỉnh Prey Veng Nhận định hiện trạng các  Tỉnh nông nghiệp. Cam-Pu-Chia tỉnh giáp ranh với nước  Các tỉnh cần được bảo vệ tránh lũ. Khảo sát thực địa đường bộ

1-4

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

01/10/2009

Tỉnh Svay Rieng

bạn Cam-Pu-Chia và trao  Cần sự gắn kết giữa các tỉnh Tây Ninh, Đồng đổi quan điểm về phát triển Tháp và Long An kinh tế xã hội  Tỉnh nông nghiệp.  Vùng Kinh tế Đặc biệt nằm giáp ranh với biên giới tỉnh Tây Ninh.

3) Điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn 1.9 Để thu thập thêm số liệu và hiểu sâu hơn quan điểm của cả khu vực nhà nước và tư nhân, Đoàn Nghiên cứu đã thực hiện điều tra bằng bảng câu hỏi đồng thời tiến hành phỏng vấn như sau: (1) Khảo sát xã/phường 1.10 Nhằm bổ sung dữ liệu thống kê hiện có vào các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau về điều kiện thực tế tại 14 huyện và 190 xã của Long An, đã tiến hành các cuộc khảo sát xã/phường và quận/huyện để có được thông tin định lượng và định tính. Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Cục Thống kê tỉnh Long An với sự hỗ trợ của UBND tỉnh trong tháng 8 năm 2009. Người trả lời bảng câu hỏi là lãnh đạo hoặc cán bộ có thể đánh giá được tình hình phát triển của huyện/thị hoặc xã/phường. Bảng câu hỏi được chia làm 5 đề mục nội dung bao gồm môi trường tự nhiên, điều kiện sống, điều kiện kinh tế, kết cấu hạ tầng và năng lực (Xem phần Phụ lục 1.3). 1.11 Dựa trên kết quả khảo sát, Nghiên cứu đã xác định được nhu cầu và ưu tiên cải tạo của các huyện/thị và xã/phường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. (2) Khảo sát môi trường đầu tư 1.12 Với sự hợp tác của UBND tỉnh Long An và các cơ quan hữu quan, Nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi và hàng loạt các cuộc phỏng vấn trực tiếp các công ty và tổ chức trong và ngoài nước ở TPHCM, Long An và các tỉnh thành cạnh tranh khác (Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu). Dựa trên thông tin thu thập được, Đoàn Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của tỉnh Long An nhằm xác định các vấn đề và chương trình phát triển của tỉnh. Kết quả phân tích SWOT cũng được sử dụng để xây dựng chiến lược phát triển của tỉnh. 1.13 Cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin khác nhau, gồm (i) điều tra phỏng vấn về môi trường đầu tư của tỉnh Long An, (ii) khảo sát các công ty trong khu vực (TP.HCM, các tỉnh cạnh tranh với tỉnh Long An và tỉnh Long An) bằng bảng câu hỏi và (iii) khảo sát bổ sung về các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Các nội dung khảo sát (i) và (iii) do Đoàn Nghiên cứu trực tiếp thực hiện còn nội dung khảo sát (ii) được Đoàn Nghiên cứu ủy thác cho Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện do trường có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu cũng như có sẵn nguồn nhân lực và mạng lưới rộng khắp của trường trong cả nước (Xem phần Phụ lục 1.4). (a) Điều tra phỏng vấn về môi trường đầu tư của tỉnh Long An: Để phân tích môi trường đầu tư của tỉnh Long An, Đoàn Nghiên cứu đã rà soát các báo cáo liên quan và thông tin chung về môi trường đầu tư ở Việt Nam và thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh Long An. Đoàn Nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn trực tiếp nhằm hiểu rõ hiện trạng môi trường đầu tư của tỉnh Long An nói riêng và của Việt Nam nói chung. Các biện pháp chính sách nhằm kêu gọi đầu tư của khu vực tư nhân đang được UBND tỉnh áp dụng cũng được kiểm tra trong cuộc khảo sát này.

1-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(b) Khảo sát các công ty trong khu vực (TPHCM, các tỉnh cạnh tranh và tỉnh Long An) bằng bảng câu hỏi: Khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện nhằm thu thập thông tin từ các công ty về môi trường đầu tư của cả nước và các tỉnh/thành nơi các công ty đang hoạt động. Các nội dung khảo sát bao gồm tiếp cận đất đai, các chính sách của nhà nước và địa phương, tình hình lao động, v.v. Bảng câu hỏi được gửi tới các công ty theo phân loại trong Bảng 1.3.2. Tổng số 181 bảng câu hỏi đã được thu thập như tổng hợp trong Bảng 1.3.3. Dựa trên phân tích bảng câu hỏi, Nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn cần thiết sau đó để đưa ra đánh giá và kết luận về môi trường đầu tư hiện nay của cả nước nói chung và của Long An nói riêng. Bảng 1.3.2 1. Công ty trong nước 2. Liên doanh với nước ngoài

Thông tin các công ty trả lời bảng câu hỏi điều tra

Phát triển đô thị

Chế tạo

Các công ty phát triển Bất Động Sản (Lễ ký kết) Các công ty thực hiện phát triển chính

Liên doanh trong nước và nước ngoài

Chủ yếu ở TPHCM

Ở tỉnh Long An và vùng ĐBSCL

Liên quan đến môi trường đầu tư

Liên doanh với các công ty Nhật Bản và các công ty nước ngoài khác Các công ty Nhật Bản và của các nước khác

Chủ yếu ở TPHCM

Ở tỉnh Long An và vùng ĐBSCL

Liên quan đến môi trường đầu tư

Chủ yếu ở TPHCM

Ở tỉnh Long An và vùng ĐBSCL

Liên quan đến môi trường đầu tư

3. Công ty Các công ty thực 100% vốn hiện phát triển nước ngoài chính Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng 1.3.3

Long An

TP Tỉnh cạnh Tổng HCM tranh phụ

Công Số 26 20 39 ty trả % 14 11 22 lời Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Nông-lâm nghiệp

Khác

Phân bổ các công ty trả lời bảng câu hỏi điều tra

DN trong nước Mô tả

Dịch vụ

85 47

DN 100% vốn nước ngoài Các công ty liên doanh Tỉnh Long TP Tổng Long TP Tỉnh cạnh Tổng Tổng cạnh An HCM phụ An HCM tranh phụ tranh 25 20 11 56 10 20 10 40 181 14

11

6

31

6

11

6

22

100

(c) Khảo sát bổ sung các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Nhằm bổ sung kết quả của 2 cuộc khảo sát trên và đánh giá môi trường đầu tư trong vùng, Nghiên cứu đã phỏng vấn các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau: (1) các thể chế tài chính, (2) các công ty luật, (3) các công ty kế toán, (4) các công ty tư vấn đầu tư và (5) các công ty khác. Trọng tâm khảo sát là những hạn chế đầu tư thực tế, đánh giá so sánh giữa các tỉnh cạnh tranh và TPHCM so với Long An, phân tích các trường hợp thành công và các yếu tố then chốt dẫn tới thành công, các lĩnh vực tiềm năng và mô hình đầu tư tương lai cũng như các điều kiện tiên quyết. Nghiên cứu cũng thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn cá nhân ở các công ty và tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhằm thu thập quan điểm và tư vấn về môi trường đầu tư trong vùng, trong cả nước nói chung và trong tỉnh Long An nói riêng. (3) Điều tra đánh giá nhu cầu GIS 1.14 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ hiệu quả quá trình đưa ra các quyết định cũng như công tác lập quy hoạch. Khả năng xử lý khối lượng lớn thông tin về mặt không gian và các thuộc tính liên quan khiến GIS là một công cụ hữu ích trong công tác lập quy hoạch đô thị và vùng, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, lập bản đồ thuế và quản lý các công trình/công trình tiện ích. Nhiều quốc gia đã bắt đầu sử dụng GIS trong công tác quy hoạch. Tuy nhiên, cả tỉnh Long An mới chỉ có

1-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Sở TNMT có phần mềm GIS, đồng thời, cán bộ tại các cơ quan hữu quan vẫn chưa quen với việc sử dụng GIS. 1.15 Tiến hành Điều tra đánh giá nhu cầu GIS nhằm phân tích hiện trạng công tác lập bản đồ và các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL), từ đó đề xuất phương thức hiệu quả nhất trong việc ứng dụng GIS tại Long An. Cuộc điều tra bao gồm các cuộc phỏng vấn và khảo sát bằng bảng câu hỏi tại các Sở KHĐT, TNMT, GTVT và Sở XD, đây là các cơ quan thực hiện nhiều công tác lập bản đồ. 1.16 Bảng điều tra bằng câu hỏi bao gồm 3 phần: (i) tình hình quản lý, (ii) công tác lập bản đồ và GIS, và (iii) nhu cầu GIS (xem phần Phụ lục 1.5). Đã tiến hành các cuộc phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi mẫu này. Đoàn Nghiên cứu cũng đã giải thích rõ các chức năng của GIS và sự khác biệt so với phần mềm lập bản đồ cũ. (4) Khảo sát giao thông nông thôn 1.17 Các tài liệu công bố chính thức và dữ liệu thu thập được đã cung cấp khá đầy đủ thông tin về tình hình giao thông. Tuy nhiên, có một chút khó khăn khi thu thập dữ liệu về điều kiện tại địa phương, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Thực hiện khảo sát giao thông nông thôn nhằm bổ sung ý kiến của người dân về tình hình phát triển GTVT, chủ yếu tập trung vào vận tải công cộng. Mục đích chính của cuộc khảo sát là nhằm (i) phân tích điều kiện hiện trạng giao thông nông thôn, (ii) xác định các vấn đề và nhu cầu cải thiện tại các khu vực nông thôn, và (iii) xác định nhu cầu vận tải công cộng tại các khu vực nông thôn (xem phần Phụ lục 1.6). 1.18

Đã tiến hành khảo sát tại 12 xã của 4 huyện bao gồm: Bảng 1.3.4

Huyện Thạnh Hóa Vĩnh Hưng Tân Hưng Đức Huệ

Khu vực Khảo sát Giao thông nông thôn Xã Các tiêu chí lựa chọn Tính cơ động thấp (theo kết quả khảo sát điều Tân Hiệp, Thuận Nghĩa Hòa, TT Thạnh Hóa tra xã) Khánh Hưng, Tuyên Bình Tây, TT Vĩnh Hưng Vùng sâu vùng xa bị ngập lụt nặng Vĩnh Châu A, Hưng Điền B, TT Tân Hưng Vùng sâu vùng xa ít bị ngập lụt Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, TT Đông Thành Khu vực nông thôn gần cửa khẩu biên giới

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

1.19 Đối tượng mục tiêu của khảo sát này bao gồm 150 hộ gia đình tại mỗi huyện. Số hộ gia đình được phỏng vấn chia đều cho tất cả các làng/thôn tại từng xã. (5) Khảo sát hoạt động logistics ngành lúa gạo 1.20 Lúa gạo là một trong những sản phẩm chủ đạo không chỉ của tỉnh Long An mà còn của toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Gạo chủ yếu được xuất từ Long An hoặc các vùng gần Long An qua cảng Sài Gòn. Vì thế, cần phải coi tiềm năng phát triển trung tâm logistic lúa gạo tại tỉnh là một cơ hội phát triển kinh tế mới. Tiến hành cuộc khảo sát logistics ngành lúa gạo nhằm nắm bắt được hiện trạng phân bố lúa gạo trong khu vực ĐBSCL, đồng thời nhằm xác định khả năng thiết lập trung tâm logistics tại tỉnh Long An và nhu cầu của tỉnh. 1.21 Nghiên cứu được tiến hành thông qua các cuộc phỏng vấn với các doanh nghiệp chủ chốt (của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân), liên quan đến các vấn đề về sản xuất, vận chuyển, chế biến, lưu trữ, tiêu thụ và xuất khẩu của Long An. Cùng với các cuộc phỏng vấn là các bảng câu hỏi ngắn do người sử dụng cuối cùng trả lời với các cơ quan nhà nước và một số bên liên quan tại cấp cơ sở như nông dân/người sản xuất, xưởng xay xát lúa gạo, các công ty tư nhân trong lĩnh vực chế biến lúa gạo, các công ty 1-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

tư nhân trong lĩnh vực quảng cáo, v.v. (xem phần Phụ lục 1.7).

4) Các thông tin khác 1.22 Các thông tin khác bao gồm các nghiên cứu và quy hoạch khác do các tổ chức thực hiện có liên quan đến Nghiên cứu. Nghiên cứu cũng rà soát số liệu GIS của tỉnh để cập nhật và tổng hợp.

5) Chuẩn bị hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin LAPIDES 1.23 Nghiên cứu đã rà soát và tổng hợp các thông tin và số liệu thu thập được thành hệ thống cơ sở dữ liệu có hệ thống để sử dụng cho công tác quy hoạch tiếp theo bao gồm: (a) Hệ thống cơ sở dữ liệu GIS: Số liệu và thông tin GIS hiện có của các sở/ngành của tỉnh Long An đã được thu thập và tổ chức lại theo cách có thể sử dụng thuận tiện hơn trong Nghiên cứu và trong công tác quy hoạch khác của tỉnh. Khi hoàn thành, các sở/ngành cũng như các tổ chức liên quan trong tỉnh có thể cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu GIS này. (b) Atlas tỉnh Long An: Cuốn Atlas tỉnh Long An gồm các thông tin chính về kinh tế-xã hội, điều kiện môi trường cũng như dịch vụ cơ sở hạ tầng. Cuốn Atlas này nhằm cung cấp thông tin cần thiết về tỉnh dưới hình thức bản đồ cùng các minh họa bổ sung và phân tích đồ họa cho người dân, du khách và các nhà đầu tư.

(c) Sổ dữ liệu cộng đồng: Tổng hợp các thông tin thu thập được từ khảo sát xã/phường và minh họa hiện trạng, các vấn đề đang phải đối mặt, các bất cập, cơ hội phát triển của tất cả 190 phường/xã dưới dạng bảng biểu và hình vẽ.

1-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

2.1

Các đặc điểm và điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An 1) Điều kiện tự nhiên (1) Vị trí địa lý 2.1 Tỉnh Long An tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) song lại thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Phía bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 133km, phía nam giáp Tiền Giang, phía tây giáp Đồng Tháp, phía đông giáp Tp. HCM và Tây Ninh (xem Hình 2.1.1). Với vị trí khá đặc biệt như vậy, Long An đóng vai trò cầu nối giữa hai vùng kinh tế này. 2.2 Do nằm gần Tp. HCM, một trong những trung tâm kinh tế của cả nước, Long An nhờ đó dễ dàng thu hút được nhiều nguồn đầu tư. Long An đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết vùng KTTĐPN, ĐBSCL và nước láng giềng Campuchia: hầu hết các hoạt động xuất phát từ vùng KTTĐPN và hướng về khu vực ĐBSCL, hoặc ngược lại, đều đi qua địa phận tỉnh Long An, vì thế Long An có vị thế chiến lược đầy tiềm năng. Tuy nhiên, Long An cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ do sức hấp dẫn của các tỉnh nằm trong vùng KTTĐPN về các lĩnh vực như đầu tư, nguồn nhân lực và các cơ hội phát triển khác. (2) Phân chia các khu hành chính và kinh tế trong tỉnh 2.3 Tỉnh Long An được chia thành 3 vùng là vùng Kinh tế Trọng điểm (KTTĐ), vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và vùng Hạ (xem Hình 2.1.2). Tỉnh gồm 14 huyện/thị/thành phố và 190 xã/phường/thị trấn (xem Hình 2.1.3), trong đó thành phố Tân An là trung tâm hành chính của tỉnh, chiếm 1,8% diện tích và 8,5% tổng dân số toàn tỉnh. 2.4 Vùng KTTĐ là khu vực phía đông của tỉnh, gồm các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước và Cần Giuộc và Tp. Tân An. Vùng này chiếm 25% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh và 56% tổng dân số, kết nối trực tiếp tới thành phố Hồ Chí Minh thông qua Quốc lộ 1A và các tuyến đường địa phương khác. Vùng Đồng Tháp Mười nằm ở phía tây của tỉnh, gồm các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Đức Huệ. Vùng chiếm 66% tổng diện tích và 26% dân số của tỉnh. Vùng Hạ gồm 2 huyện Châu Thành và Tân Trụ, sát với của sông Soài Rạp, hướng ra biển.

2-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.1.1

Các vùng kinh tế của Long An

Chú giải Phân vùng Đồng Tháp Mười Kinh tế trọng điểm Vùng Hạ TP Tân An

Nguồn: Sở KHĐT Long An

2-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Hình 2.1.2

Ranh giới hành chính của Long An

Nguồn: Sở TNMT và Sở KHĐT Long An Ghi chú: Ký hiệu mã các xã được trình bày trong Bảng 2.1.1

2-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Bảng 2.1.1 Huyệ n

Tân An 1)

Bến Lức

Đức Hòa

Bảng mã các xã của tỉnh Long An Mã

DT (km2 )

Phường 1 2)

TA 1

0,7

Phường 2

TA 2

1,4

Phường 3

TA 3

3,1





Huyện



Long Hựu Tây Cần Đước

Long Hựu Đông Mỹ Lệ

CD 15 CD 16 CD 17 CG 1 CG 2

DT (km2 ) 16,1 21,5 12,1



DT (km2 )

Tân Lập

TTh 9

43,8

Nhơn Hoà

TTh 10

29,8

Kiến Bình

TTh 11

34,1

Tân Hoà Tân Bình TT Thạnh Hoá

TTh 12 TTh 13

48,0 28,6

2)

Tho 1

11,7

Huyệ n

Tân Thạnh



Phường 4 Phường 5

TA 4 TA 5

5,5 6,6

TT Cần Giuộc Tân Tập

Phường 6

TA 6

7,5

Long Phụng

CG 3

8,1

TA 7

8,9

Phước Đông

CG 4

16,2

Thuỷ Đông

Tho 2

44,3

TA 8

8,7

Phước Vĩnh Tây

CG 5

17,8

Tân Tây

Tho 3

37,5

TA 9 TA 10 TA 11

6,4 8,5 3,8

Long An Thuận Thành Trường Bình

CG 6 CG 7 CG 8

10,3 9,6 10,8

Tân Đông Thuận Bình Tân Hiệp

Tho 4 Tho 5 Tho 6

31,9 56,6 44,1

TA 12

11,9

Phước Lại

CG 9

19,0

Thạnh Phước

Tho 7

78,4

20,3

Thạnh Phú

Tho 8

30,0

9,7

Thạnh An

Tho 9

60,8

10,1

Thuỷ Tây

Tho 10

35,9

Tho 11

37,2

DHu 1

8,1

Mỹ Quý Tây

DHu 2

51,2

Mỹ Thạnh Bắc

DHu 3

41,3

Mỹ Quý Đông

DHu 4

39,1

DHu 5

49,0

DHu 6

32,8

DHu 7

31,7

DHu 8 DHu 9 DHu 10 DHu 11 TTa 1 TTa 2

26,8 40,8 71,1 35,8 8,8 33,0

Hướng Thọ Phú Nhơn Thạnh Trung Bình Tâm An Vĩnh Ngãi Khánh Hậu Lợi Bình Nhơn

2)

Vĩnh

1,4 29,1

Thạnh Hoá

Thạnh Lợi

BL 2

50,4

Mỹ Lộc

Lương Bình

BL 3

17,3

Phước Hậu

Tân Hoà

BL 4

15,0

Long Thượng

Lương Hoà

BL 5

31,9

Phước Lý

Thạnh Hoà

BL 6

29,7

Đông Thạnh

Bình Đức

BL 7

23,1

TT. Tân Hưng2)

CG 10 CG 11 CG 12 CG 13 CG 14 CG 15 CG 16 CG 17 THu 1

An Thạnh

BL 8

25,5

Hưng Điền

THu 2

39,7

Thanh Phú

BL 9

11,9

Hưng Hà

THu 3

48,0

Long Hiệp Phước Lợi Thạnh Đức Nhựt Chánh Mỹ Yên Tân Bửu

BL 10 BL 11 BL 12 BL 13 BL 14 BL 15

12,3 7,5 13,5 14,5 9,4 17,9

Hưng Điền B Thạnh Hưng Hưng Thạnh Vĩnh Châu B Vĩnh Châu A Vĩnh Lợi

43,5 55,1 35,4 30,7 62,8 52,8

TT Đức Hoà

DHo 1

7,4

Vĩnh Đại

35,0

Long Thành

TTa 3

43,1

Lộc Giang

DHo 2

19,4

Vĩnh Bửu

41,3

Tân Thành

TTa 4

39,0

DHo 3

18,2

Vĩnh Thạnh

Tân Lập

TTa 5

37,2

DHo 4 DHo 5 DHo 6 DHo 7 DHo 8

21,4 17,3 10,3 28,1 11,9

Long Thuận Mỹ Lạc Mỹ Thạnh Bình An Bình Thạnh

TTa 6 TTa 7 TTa 8 TTa 9 TTa 10

36,0 16,5 17,2 10,6 11,1

DHo 9

18,2

VH 6

36,1

Nhị Thành

TTa 11

12,4

DHo 10 DHo 11

26,6 31,7

TT Vĩnh Hưng2) Khánh Hưng Hưng Điền A Vĩnh Trị Thái Trị Thái Bình Trung Vĩnh Bình Vĩnh Thuận

THu 4 THu 5 THu 6 THu 7 THu 8 THu 9 THu 10 THu 11 THu 12 VH 1 VH 2 VH 3 VH 4 VH 5

Mỹ Thạnh Tây Mỹ Thạnh Đông Bình Hoà Hưng Bình Thành Mỹ Bình Bình Hoà Nam Bình Hoà Bắc TT Thủ Thừa 2) Long Thạnh

VH 7 VH 8

22,5 34,0

Mỹ An Mỹ Phú

TTa 12 TTa 13

20,1 12,6

DHo 12

18,5

Tuyên Bình Tây

VH 9

44,2

TT Tầm Vu2)

CT 1

3,5

DHo 13

25,0

Tuyên Bình

VH 10

45,9

Bình Qưới

CT 2

7,1

TT Mộc Hoá 2)

MH 1

18,3

Hoà Phú

CT 3

9,3

Thạnh Trị

MH 2

32,5

Vĩnh Công

CT 4

8,4

Bình Tân

MH 3

13,2

Phú Ngãi Trị

CT 5

13,3

Cần Giuộc

Tân Khánh

TA 12

7,0

Phường 7

TA 13

1,8

Tân Kim

TT Bến Lức

BL 1

8,7

Phước Lâm

An Ninh Đông An Ninh Tây Hiệp Hoà TT Hiệp Hoà Tân Phú TT Hậu Nghĩa Đức Lập Thượng Đức Lập Hạ Mỹ Hạnh Bắc Mỹ Hạnh Nam Đức Hoà Thượng Hoà Khánh Nam Hoà Khánh Đông Tân Mỹ

DHo 14

Tân Hưng

Vĩnh Hưng

16,4

DHo 15

15,2

DHo 16

36,8

Mộc Hoá

Long Hậu

2-4

Thuận Nghĩa Hoà TT Đông Thành2)

12,0 9,3 7,9 10,0 13,6 5,6

Đức Huệ

48,8 5,4 52,3 47,6 56,9 37,1

Thủ Thừa

Châu Thành

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Đức Hoà Hạ Đức Hoà Đông Hựu Thạnh Hoà Khánh Tây TT Cần Đước

Cần Đước

DHo 17

22,3

Bình Hiệp

MH 4

32,0

DHo 18

21,4

Bình Hoà Tây

MH 5

46,2

DHo 19

35,0

Bình Thạnh

MH 6

48,8

DHo 20

29,2

Tuyên Thạnh

MH 7

42,0

Phước Tân Hưng Thanh Phú Long Thuận Mỹ Thanh Vĩnh Đông

CT 6

13,8

CT 7

20,1

CT 8

21,9

CT 9

11,6

2)

CD 1

5,7

Bình Hoà Trung

MH 8

36,6

An Lục Long

CT 10

17,3

Long Định

CD 2

10,5

Thạnh Hưng

66,2

9,7

CD 3

11,8

Bình Hoà Đông

Long Trì Dương Xuân Hội

CT 11

Phước Vân

MH 9 MH 10 MH 11 MH 12 MH 13 TTh 1

CT 12

6,7

46,4

Hiệp Thạnh

CT 13

12,9

35,4

TT Tân Trụ2)

TTr 1

5,7

52,5

Quê Mỹ Thạnh

TTr 2

9,3

7,7

10,2

43,1

An Nhựt Tân Bình Trinh Đông Bình Lãng

TTr 3

TTh 2

TTr 4

9,8

Long Cang

CD 4

9,3

Bình Thạnh

Phong

Long Khê

CD 5

7,7

Tân Thành

Long Trạch

CD 6

9,1

Tân Lập

Long Hoà

CD 7

7,5

TT Tân Thạnh

Long Sơn

CD 8

13,5

Hậu Thạnh Tây

Phước Đông

CD 9

21,2

Tân Ân

CD 10

9,9

CD 11 CD 12 CD 13 CD 14

14,1 15,7 17,1 17,5

Tân Trạch Phước Tuy Tân Chánh Tân Lân Nguồn: Sở KH-ĐT 1) Trung tâm tỉnh 2) Trung tâm huyện lị

Tân Thạnh

2)

Bắc Hoà Hậu Thạnh Đông Tân Ninh Tân Thành Nhơn Ninh Nhơn Hoà Lập

32,5

Tân Trụ

TTh 3

29,9

TTr 5

8,2

TTh 4

29,2

Bình Tịnh

TTr 6

7,2

TTh 5 TTh 6 TTh 7 TTh 8

27,9 27,4 37,4 36,3

Lạc Tấn Tân Phước Tây Nhựt Ninh Đức Tân Mỹ Bình

TTr 7 TTr 8 TTr 9 TTr 10 TTr 11

8,8 13,1 14,4 13,2 6.6

2) Điều kiện địa hình và khí hậu (1) Địa hình 2.5 Địa hình tỉnh Long An chủ yếu bằng phẳng. Các khu vực đất thấp chiếm tới 66% diện tích tự nhiên. Cao độ trung bình là 0,75 m, cao nhất là 6,5 m. Địa hình có xu thế thấp dần từ tây lên bắc, ra phía đông và phía nam. Địa hình tỉnh Long An được chia thành ba khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sông từ phía bắc Quốc lộ 1A xuống phía đông nam. Khu vực này bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, thành phố Tân An, phía nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Đây là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao (xem Hình 2.1.4). Hình 2.1.3

Bản đồ địa hình tỉnh Long An

2-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Chú giải

Ranh giới xã

Nguồn số liệu: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50000 của Bộ TNMT và Bản đồ sử dụng đất năm 2002 của Sở TNMT

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở TNMT

(2) Khí hậu 2.6 Tỉnh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ ôn hòa, nắng nhiều và gắt, tốt cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nhiệt độ trung bình ở đây là 27ºC, thấp nhất vào tháng Giêng và cao nhất vào tháng Năm. Lượng mưa trung bình là 1.447,7 – 1.886 mm/năm, chia làm hai mùa rõ rệt, từ Tháng 5 tới Tháng 11 và từ Tháng 12 tới Tháng 4. Độ ẩm không khí trung bình là 79 - 82%. Số giờ nắng mỗi năm là 2.718 giờ. Đây là những điều kiện lý tưởng để sản xuất và canh tác quanh năm. 2.7 Lượng mưa phân bố không đều trên cả tỉnh, giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và tây nam. Các huyện đông nam gần biển có lượng mưa thấp nhất. Mưa, kết hợp với lũ và thủy triều, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sinh hoạt ở địa phương (xem Hình 2.1.5). 2.8 Trên đây là những điều kiện khí hậu/thời tiết ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp tới tình hình sản xuất, kinh tế – xã hội ở tỉnh Long An.

2-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Hình 2.1.4

Lượng mưa theo tháng, năm 2009

350

mm

300 250

200 150 100

50 0 01

03

06

04

07

11

02 05 08 Sep. 12 10 Nov. Dec. 09 Oct. Jan. Feb. Mar. Apr. May Jun. Jul. Aug. TânAn Tan An

Mộc MocHóa Hoa

Nguồn: Niên giám thống kê Long An năm 2009

3) Tài nguyên thiên nhiên (1) Sông ngòi và Tài nguyên nước 2.9 Mạng lưới sông, kênh đan xen dày đặc ở Long An kết nối với hệ thống sông Tiền và sông Vàm Cỏ, tạo thành các kênh cung cấp cũng như tiêu thoát nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở địa phương. 2.10 Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh rồi tới Long An (đoạn trong tỉnh dài 145km, sâu 17-21m). Với khả năng cung cấp 18,5 m³/s trong mùa khô, hồ chứa Dầu Tiếng có thể bổ sung nguồn nước cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa và Bến Lức. Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160km, độ sâu trung bình 12-15m, uốn thành nhiều khúc. Lưu lượng nước trên sông Vàm Cỏ Tây khá hạn chế khiến nước mặn từ biển dễ xâm nhập vào sông. 2.11 Hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp lưu trở thành sông Vàm Cỏ (dài 35km rộng trung bình 400m) đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp. Hàng năm, vào cuối mùa khô, các khu vực hạ lưu thường bị xâm nhập mặn. Tác động của hiện tượng xâm nhập mặn thường kéo dài 4-6 tháng mỗi năm. Vì thế, nước này không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp cũng như cho đời sống người dân, đồng thời độ mặn của đất cũng tăng lên. Diện tích đất bị nhiễm mặn chiếm 8.765 ha, tương đương khoảng 2% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ. Mặc dù đất ở khu vực này khá màu mỡ nhưng lại bị xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm. 2.12 Sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc), dài 32km, vào mùa khô có lưu lượng dòng chảy nhỏ. Chất lượng nước sông thấp do có nhiều nước thải đổ vào sông từ khu vực đô thị thành phố Hồ Chí Minh (xem Bảng 2.1.2 và Hình 2.1.6). 2.13 Sau các cơn mưa lớn và lũ, kết hợp với thủy triều, các khu vực ven sông thường bị ngập nước, đặc biệt là ở khu vực hạ lưu.

2-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Các sông chính ở tỉnh Long An Đặc điểm Cỏ  Diện tích lưu vực sông: 6.000 km2  Chiều dài: 186 km  Độ sâu: 17–21 m 2. Sông Vàm Cỏ Tây  Chiều dài: 186 km

Bảng 2.1.2 Tên 1. Sông Vàm Đông

3. Sông Vàm Cỏ 4. Sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc)

 Chiều dài: 35 km  Rộng: 400 m  Chiều dài: 32 km

Chức năng/Chất lượng  Cấp nước tưới tiêu cho Đức Hòa, Đức Huệ và Bến Lức  Giảm xâm nhập mặn ở sông Vàm Cỏ Đông  Đáp ứng nhu cầu nước tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày của người dân  Nhận nước thải từ khu vực đô thị, ví dụ như TpHCMC

Nguồn: Trang chủ của Long An, Kế hoạch phát triển KTXH Long An tới 2020.

2.14 Trữ lượng nước ngầm của tỉnh Long An xấp xỉ 1,5 triệu m³/ngày. Tổng công suất khai thác vào năm 2008 ở mức 110.000 m3/ngày, do đó, tỷ lệ khai thác nước ngầm đạt mức 7,5% tổng trữ lượng. Cần phải nghiên cứu kỹ trữ lượng khai thác tối ưu để tránh hệ quả của việc khai thác kiệt quệ nguồn tài nguyên này, có thể dẫn tới sụt lún đất. 2.15 Nước ngầm được khai thác chủ yếu phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và nước cấp cho sản xuất của một số nhà máy và khu công nghiệp. Khai thác nước ngầm chủ yếu tập trung ở một số huyện như Đức Hòa, Bến Lức, Tp. Tân An, các huyện Cần Đước, cần Giuộc và Châu Thành. Độ sâu khai thác bình quân của tỉnh là trên 200m. Ở một số địa điểm khai thác nước nông hơn như ở Đức Hòa độ sâu khai thác chỉ vào khoảng 2030m. Hình 2.1.5

Mạng lưới mặt nước ở Long An

Chú giải Mặt nước

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Long An

(2) Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học (a) Tài nguyên rừng 2.16 Tỉnh Long An có 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tổng diện tích rừng tập trung của toàn tỉnh là 58.000 ha và 225 triệu cây phân tán ở 11 huyện trong tỉnh. Với diện tích rừng tập trung và cây phân tán này, Long An là tỉnh có diện tích rừng đứng thứ 3 trong vùng ĐBSCL, góp phần rất lớn vào công tác bảo vệ môi trường của tỉnh. Bảng 2.1.3 tổng hợp phân bố rừng theo huyện. Hiện trạng phân bố rừng cho thấy ở các huyện quy hoạch phát triển công nghiệp như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc, diện tích rừng chỉ chiếm chưa đến 1%.

2-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Bảng 2.1.3 Phân bố rừng theo huyện Huyện Phân bố rừng (%) Nguồn: Sở TNMT

Đức Huệ 14,6

Đức Hòa 1,0

Thạnh Hóa 28,4

Thủ Thừa 6,7

Bến Lức 0,6

Cần Giuộc 0,03

Cần Đước 0,07

Tân Thạnh 11,5

Mộc Hóa 11,9

Vĩnh Hưng 3,7

Tân Hưng 16,2

2.17 Cùng với phát triển rừng, công tác bảo vệ rừng cũng được chú trọng. UBND tỉnh Long An đã phê duyệt đồ án phát triển 3 loại rừng đến năm 2010 trong đó diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng là gần 10.000 ha. Ngân sách trung ương đầu tư cho phát triển rừng khoảng 3,4 tỷ vào năm 2010. Cho đến nay, các khu dự trữ tự nhiên và rừng phòng hộ ở vùng Đồng Tháp Mười đã được thiết lập theo quy hoạch. 2.18 Loại rừng sản xuất tiêu biểu của tỉnh là rừng tràm, với nhiều giống tràm khác nhau. Cây tràm có thể phát triển trong điều kiện đất nhiễm mặn và giúp khử mặn trong đất. Đồng thời, tràm cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao, là nguồn cung cấp gỗ xây dựng, gỗ nhiên liệu và sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, việc suy giảm nhu cầu về gỗ đã ảnh hưởng đến các hoạt động trồng rừng, đồng thời diện tích rừng đang giảm dần do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, ví dụ như trồng lúa. Trong giai đoạn 20052007, diện tích rừng giảm 10.000 ha. 2.19 Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã khuyến khích đầu tư nghiên cứu các sản phẩm gỗ mới. Hiện 3 nhà máy chế biến gỗ tràm thô đã được phê duyệt đầu tư xây dựng ở tỉnh Long An. Tuy nhiên, đầu tư cho công tác bảo vệ rừng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. 2.20 Công tác quản lý rừng đặc dụng cũng gặp một số khó khăn. Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen chủ yếu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái ngập nước theo Nghị định số 109 của Chính phủ. Hàng năm, khu bảo tồn tiếp nhận vốn đầu tư từ Chương trình 661 để trồng cây nhưng cho đến nay vẫn chưa có dự án cụ thể nào phục vụ công tác bảo tồn phù hợp với quản lý rừng đặc dụng. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười cũng chưa soạn thảo các quy định về rừng đặc dụng. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen của vùng Đồng Tháp Mười đã được chọn là một trong hai khu vực tiêu biểu cho bảo tồn đa dạng sinh học thông thái trong khu vực lưu vực sông Mê-Kông do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Chương trình Đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực sông Mêkông (MWBP) tài trợ 1. 2.21 Về đa dạng sinh học, phần lớn diện tích của tỉnh là khu vực đất ngập nước, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười. Ở khu bảo tồn Láng Sen, có nhiều đặc điểm bản địa cần được bảo tồn để duy trì đa dạng sinh học đặc biệt của tỉnh. (b) Thảm thực vật 2.22 Khu bảo tồn Láng Sen có 540 loài (không bao gồm các loài cây thân gỗ) thuộc 112 họ, trong đó có 10 họ dương xỉ với 15 loài và 102 họ cây hạt kín với 525 loài. Không có loại hạt thực vật hoang dã. Hầu hết các loài được phân loại thành cỏ và cỏ biển (138 loài). Chỉ có 68 loài cây bụi và cây thân thảo, chiếm 12% tổng số loài. Số loài thuộc họ mầm chiếm ưu thế. 2.23 Các loài thực vật quý hiếm chỉ có ở Láng Sen là Oryza minuta, Oryza rupogon, Miliusa mollis, Connarus cochinchinensis, Anisoptera cochinchinenis, Elaeocarpus madopetalus, Nymphaea tetragona. Đây là nguồn gen thuần chủng cho các giống cây trong tương lai, đặc biệt là Oryza minuta và Ory rufipogon, 2 nguồn gen có giá trị trong lai

1 Công ước Ramsar về bảo vệ các vùng đất ngập nước

2-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

tạo các giống lúa nước, có sức kháng cự sâu bệnh lớn và năng suất cao. (c) Động vật trên cạn 2.24

Động vật của tỉnh gồm các loài sau: 23 loài động vật nhỏ trong đó có 2 loài chuột nước thông thường và chuột mũi lông. (ii) 43 loài lưỡng cư, 16 loài bò sát thuộc 3 bộ và 2 lớp. Có 3 loài thuộc họ hổ và họ rắn, 10 loài thuộc họ rùa có tên trong sách Đỏ Việt Nam. (iii) 100 loài chim, 12 bộ, 37 họ trong đó có 13 loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam. (iv) 73 loài côn trùng thuộc 31 họ, 9 bộ. (i)

(d) Động vật thủy sinh (i) Cá: 159 loài, 89 chi, 30 họ (ii) Các loài khác. (3) Các nguồn tài nguyên khoáng sản 2.25

Các nguồn tài nguyên được khai thác tại tỉnh bao gồm:

(a) Cát: Khai thác cát diễn ra chủ yếu ở sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây và một vài địa điểm trên sông Vàm Cỏ lớn. Nguồn tài nguyên này được một số tổ chức khai thác phục vụ các dự án xây dựng ở địa phương. Theo hướng dẫn của UBND tỉnh, tình trạng khai thác cát đã bị dừng từ năm 2004. (b) Than bùn: Nguồn tài nguyên này được sử dụng làm nhiên liệu và chế biến phân bón. Than bùn ở Long An được đánh giá có chất lượng tốt với thành phần tro thấp và tỷ lệ kim loại cao. Trữ lượng than bùn thay đổi theo khu vực với trữ lượng ước tính khoảng 2,5 triệu tấn. Khai thác than bùn tập trung chủ yếu ở các huyện Đức Huệ Thạnh Hóa và Tân Thạnh bởi Công ty TNHH Đồng Tháp 4, công ty khai thác và dịch vụ nông-lâm nghiệp. Các sản phẩm phụ từ khai thác than bùn là a-xít sulphur, có hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người. (c) Đất sét: Có một số mỏ đất sét có trữ lượng thấp ở phía bắc nhưng chủ yếu tập trung ở Đức Hòa (Lộc Giang). Đất sét được khai thác phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là gạch và ngói. (4) Điều kiện thổ nhưỡng 2.26 Về địa chất, chỉ có đất xám (đất phù sa cổ) là thuộc về tầng Pleistocene, phần còn lại hình thành từ quá trình lắng tụ phù sa trẻ, thuộc lớp Holocene. Phần lớn đất tại Long An là đất phù sa hỗn hợp, do đó thường yếu và không vững. Ở các khu vực trũng thường tích tụ các thành phần có độc tính, khiến đất có tính a-xít nhiều hơn. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy ở Long An có 7 nhóm đất, cụ thể như sau: (a) Đất phèn: 214,527 ha tương đương 47,8%, tổng diện tích đất, chủ yếu phân bố tại Đồng Tháp Mười, nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Đất này giàu chất hữu cơ và có độc tính cao ((Cl-, Al3+, Fe2+ và SO42-) và mất cân bằng nghiêm trọng về chỉ số NPK. (b) Đất xám: 101,290 ha tương đương 22,6% tổng diện tích đất, chủ yếu phân bố ở các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng và Vĩnh Hưng. Đất này có nhiều chất dinh dưỡng. 2-10

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2-11

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(c) Đất phù sa: 70,982 ha tương đương 15,8% diện tích tỉnh, phần lớn có cao độ 2–6 m, phân bố tại các huyện Bến Lức, Cần Đước, Châu Thành, Thạnh Hóa và Thủ Thừa. Do có chênh lệch về cao độ, thường xảy ra hiện tượng xói mòn. (d) Đất kiềm: 4.283 ha tương đương 1% tổng diện tích đất, chủ yếu phân bố tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ. (e) Đất than bùn: 173 ha tương đương 0,04% tổng diện tích đất, chủ yếu ở phía nam Đức Huệ, cạnh Thạnh Hóa. (f) Đất cát: 105 ha tương đương 0,02% tổng diện tích đất, chủ yếu ở khu vực hạ lưu trong tỉnh, thường bị nhiễm mặn vào mùa khô. (g) Đất khác: 57.651 ha tương đương 12,8% tổng diện tích đất. Diện tích đất này được khai thác để trồng mía, khoai mì, cây ăn trái và một số cây lương thực khác. 2.27 Đất ở Long An mang các đặc điểm đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp với điều kiện nhiễm phèn và mặn ở địa phương, nên có nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung. Vì vậy cần có các biện pháp riêng định hướng phát triển vùng, nhất là sản xuất nông nghiệp. (5) Cảnh quan 2.28 Cảnh quan ở Long An nói chung đơn giản và bằng phẳng, ít có điểm cao, trải dài theo hướng bắc-đông bắc về nam-đông nam, bị chia cắt bởi hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, là các yếu tố khiến đất Long An chứa nhiều nước. Các khu vực có cao độ lớn nằm ở phía bắc – đông bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Đồng Tháp Mười (66,4% diện tích tỉnh) là vùng đất trũng và thường xuyên bị ngập nước. Đức Hòa, một phần Đức Huệ, và phía bắc Vĩnh Hưng có đất tốt, phù hợp cho xây dựng, còn các nơi khác trong tỉnh đất khá yếu. Hình 2.1.6 Cảnh quan Long An

Nguồn: Ảnh do Đoàn Nghiên cứu LAPIDES chụp

2-12

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Hình 2.1.7

Điều kiện thổ nhưỡng ở Long An

Chú giải Phân loại đất Đất cát Đất kiềm Đất phù sa Đất phèn Đầm lầy, than bùn Đất xám Đất khác

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Long An

4) Phòng tránh thảm họa và quản lý thiên tai (1) Ngập lụt (a) Tình trạng ngập lụt 2.29 Dù độ sâu ngập lụt của tỉnh Long An không lớn nhưng tình trạng ngập lụt lại kéo dài. Tần suất mực nước lũ lớn giảm từ 8-10 lần năm 1961 xuống còn 3-4 lần trong năm 1991. Tuy nhiên, có nhiều trận lũ lớn xảy ra liên tục trong giai đoạn 1994-1996 và năm 2000. Bảng 2.1.4 tổng hợp mực nước lũ năm 1996. 2.30 Lũ năm 2000 là lũ lịch sử trong nhiều thập kỷ và kéo dài. Mực nước lũ cao nhất là ở huyện Mộc Hóa, đạt mức 3,2 m và đổ về khu vực phía Nam, làm ngập lụt một vùng đất rộng lớn khoảng 300.000 ha, gồm 12 huyện của tỉnh. Mực nước lũ trung bình là từ 1,5 đến 2 m, gây thiệt hại 670 tỷ đồng (xem Hình 2.1.9). Bảng 2.1.4 Tình trạng ngập lụt năm 2000

Mức ngập

Diện tích ngập

% so với tổng diện tích

3,0 - 3,5 m

52.545

11,7

2,5 - 3,0 m

55.886

12,4

2,0 - 2,5 m

62.913

14,0

1,5 - 2,0 m

60.517

13,5

1,0 - 1,5 m

76.599

17,1

0,5 - 1,0 m

74.259

16,5

Khu vực không bị ngập lụt

22.809

5,1

43.660

9,7

Khu vực ảnh hưởng lũ lụt & triều cường Nguồn: Báo cáo Khí tượng-Thủy văn

2-13

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Hình 2.1.8 Mức ngập lụt ở các khu vực trong tỉnh năm 2000

Chú giải Điểm đo Mức độ ngập (m)

Phân loại đường Quốc lộ Tỉnh lộ Mặt nước

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên dữ liệu của Sở NN-PTNT Long An

2.31 Nhìn chung, nước lũ thường đổ từ thượng nguồn sông Cửu Long vào tỉnh, trước tiên là các huyện phía bắc thuộc khu vực ĐTM, bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến tháng 11. Lưu lượng nước bình quân tăng từ 1 đến 3 cm/ngày và mực nước tiếp tục tăng tùy theo điều kiện thời tiết. Đỉnh lũ hàng năm thường xảy ra vào cuối tháng 9 cho đến đầu tháng 11 và giảm dần từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12 (xem Bảng 2.1.5). Bảng 2.1.5 Mực nước đỉnh lũ Năm

Tân Châu

Đỉnh lũ (m) Tân Hưng Mộc Hóa

1999 4,20 2,00 2000 5,06 3,27 2001 4,75 2,87 2002 4,82 2,89 2003 4,06 1,76 2004 4,40 2,35 2005 4,35 2,39 2006 4,17 2,14 2007 4,08 1,99 2008 3,77 1,86 Cao nhất 5,06 3,27 Nguồn: Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Long An

Vĩnh Hưng

2,76 4,32 3,85 3,75

2,64 4,14 3,70 3,55

3,72 3,52 3,27 3,00 2,70 4,32

3,07 3,14 2,82 2,62 2,40 4,14

(b) Các biện pháp phòng chống lũ lụt 2.32 Chính phủ đã có chương trình hỗ trợ khu vực ngập lũ với tên gọi “Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ” nhằm di dời người dân ra khỏi các khu vực ngập lũ. Hộ gia đình muốn chuyển đến khu vực tái định cư sẽ nhận được 2 triệu đồng tiền hỗ trợ của Chính phủ. Sau đó, Ngân hàng Chính sách sẽ cấp vốn vay để xây dựng nhà ở với mức lãi suất thấp. Hạn mức vay là 10 triệu đồng/hộ gia đình. Thực hiện chương trình này, trong giai đoạn 2005-2008, tỉnh đã xây dựng 165 tuyến/cụm tái định cư. Năm 2008, 6.157 hộ gia đình đã chuyển tới khu tái định cư bằng nguồn hỗ trợ và vốn vay này. Nhưng số hộ gia đình đã chuyển đi vẫn còn thấp hơn số hộ quy hoạch (khoảng 35.338 hộ). 2.33

Nhiều người đã quen thuộc với nơi ở của mình và có tập quán và thói quen riêng.

2-14

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Nhìn chung, khu tái định cư có thể đem lại điều kiện sống ổn định. Tuy nhiên khó để so sánh giữa một bên là điều kiện sống mà người dân đã quen thuộc có chất lượng kém với một bên là điều kiện sống mới còn nhiều lạ lẫm dù có chất lượng cao. 2.34 Ủy ban Phòng Chống Lụt Bão tỉnh đã được thành lập, gồm Đoàn Kiểm tra chịu trách nhiệm kiểm tra công tác thực hiện các biện pháp phòng chống lụt bão ở các huyện và thị trấn. Trang web về phòng chống thiên tai được cập nhật thường xuyên, cung cấp thông tin về thay đổi điều kiện khí tượng, thủy văn, thiên tai và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. Ủy ban cũng đã in ấn nhiều tài liệu để các huyện, thị và làng/xã tuyên truyền, phổ biến các hướng dẫn phòng tránh lụt bão cho người dân. 2.35 Ngoài ra, tỉnh còn tổ chức tập huấn công tác cứu nạn, cứu hộ. Tất cả các huyện thị đã thành lập Ủy ban Phòng chống lụt bão cấp huyện để xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác động của thiên tai cũng như tổ chức công tác cứu hộ. Hình 2.1.9 Vị trí Khu tái định cư

CHÚ GIẢI Vị trí khu tái định cư Khu TĐC quy mô lớn Khu TĐC quy mô nhỏ

PHÂN LOẠI ĐƯỜNG Quốc lộ Tỉnh lộ Khác Mặt nước

Nguồn: Sở Xây dựng Long An

(2) Xâm nhập mặn 2.36 Nguồn xâm nhập mặn chính là chế độ bán nhật triều từ biển Đông, chảy vào vùng nội địa qua cửa sông Soài Rạp. Do triều cường và gió đông nam, mực nước giảm từ khu vực thượng nguồn và khai thác quá mức nguồn nước mặt, mặn xâm nhập sâu hơn vào vùng nội địa. Xâm nhập mặn diễn ra bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với độ mặn – 4g/lít. Tuy nhiên, độ mặn của nước sông Vàm Cỏ Đông lại giảm dần do nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng. Độ mặn tăng/giảm theo chu kỳ thủy triều cùng với nắng nóng và hướng gió (xem Hình 2.1.11).

2-15

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Hình 2.1.10 Nước ngầm nhiễm mặn

CHÚ GIẢI Ranh giối giữa khu vực nước mặn và nước ngọt Nước ngầm nhiễm mặn Nước ngầm không bị nhiễm mặn

PHÂN LOẠI ĐƯỜNG Quốc lộ Tỉnh lộ Mặt nước

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên dữ liệu của Sở NN-PTNT Long An

2.37 Nhìn chung, độ mặn bắt đầu tăng từ cuối tháng 12 và đạt mức cao nhất vào cuối tháng 4. Độ mặn cao nhất năm 2008 và năm 2007 thấp hơn độ mặn cao nhất của năm 1998. Độ mặn thay đổi theo chu kỳ thủy triều và hướng gió. Bảng 2.1.6 So sánh độ mặn cao nhất trong các năm 2008, 2007 và 1998

Trạm

2008

Độ mặn cao nhất (g/l) 2007 1998

Cầu Nổi – Cần Đước

15,00

16,80

25,20

Xóm Lũy – Cần Đước

12,50

16,50

25,20

Xã Tân An

6,60

7,20

10,50

Chân cầu Bến Lức – Bến Lức

7,40

8,00

10,50

Tuyên Nhơn – Thạnh Hóa

<1,00

1,30

7,30

Nguồn: Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Long An

2.38 Hàng năm, xâm nhập mặn xuất hiện ở hạ lưu sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát, lấn sâu tới sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống chi lưu khác của sông. Khoảng từ cuối tháng 3 đến tháng 4, độ mặn tăng đạt mức cao nhất và sau đó giảm dần từ cuối tháng 6 cho đến giữa tháng 7 với nồng độ 1 g/lít tại sông Vàm Cỏ. Độ mặn tăng/giảm theo chu kỳ của thủy triều cùng với nắng nóng và hướng gió. Trong 10 năm gần đây, độ mặn cao nhất ghi nhận được trong năm 2005 đạt nồng độ 24,0-24,5 g/l tại Cầu Nổi và trạm Lang vào tháng Tư, lấn sâu tới tận mũi kênh Cả Gừa trên sông Vàm Cỏ Tây, khu vực huyện Mộc Hóa và khu vực kênh Thạch Bích trên sông Vàm Cỏ Đông, gần ranh giới giữa Long An và Tây Ninh, gây ảnh hưởng nặng nề đối với hoạt động sản xuất tại địa phương (xem Bảng 2.1.7, Hình 2.1.12 và Hình 2.1.13).

2-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Bảng 2.1.7 Độ mặn cao nhất, giai đoạn 1999 – 2009 (g/l)

Năm

Cầu Nổi

Ngày/tháng

Làng

Ngày/tháng

1999 14,3 26/03 12,2 2000 10,5 03/03 10,1 2001 13,8 13/03 15,1 2002 14,0 05/05 14,6 2003 13,1 19/04 15,2 2004 16,1 07/03 16,5 2005 24,5 15/04 24,0 2006 14,6 03/03 14,8 2007 16,8 22/03 16,5 2008 15,00 25/04 14,8 2009 15,8 26/04 12,0 Nguồn: Sở Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn Long An

31/03 06/04 13/03 09/05 17/04 10/03 06/04 03/03 22/03 22/04 26/04

Tân An 5,80 1,40 2,50 6,40 5,10 8,00 15,20 2,90 7,20 6,60 3,10

Ngày/tháng 03/04 09/04 15/03 06/05 06/05 07/05 26/04 03/03 12/03 28/04 03/04

Hình 2.1.11 Xâm nhập mặn trong nước mặt (mùa khô)

CHÚ GIẢI Nước mặt nhiễm mặn tư 2-6 tháng Đường đẳng mặn- 400 mgCl/l trong mùa khô Đường đẳng mặn – 400 mg/l trong mùa mưa Nước lợ Nước ngọt PHÂN LOẠI ĐƯỜNG Quốc lộ Tỉnh lộ Mặt nước

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên dữ liệu của Sở NN-PTNT Long An

2-17

Bến Lức 6,00 1,83 3,00 8,90 5,50 8,20 15,50 4,60 8,00 7,40 5,70

Ngày/tháng 19/02 09/04 14/03 30/04 05/05 09/03 26/04 03/03 12/03 28/04 03/04

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Hình 2.1.12 Xâm nhập mặn trong nước mặt (mùa mưa)

CHÚ GIẢI Nước mặt nhiễm mặn tư 26 tháng Đường đẳng mặn- 400 mgCl/l trong mùa khô Đường đẳng mặn – 400 mg/l trong mùa mưa Nước lợ Nước ngọt PHÂN LOẠI ĐƯỜNG Quốc lộ Tỉnh lộ Mặt nước

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên dữ liệu của Sở NN-PTNT Long An

2.39 Tình trạng nhiễm phèn: Hàng năm, từ đầu tháng 5 khi mùa mưa bắt đầu, độ phèn ở các khu vực bắt đầu tăng với độ pH từ 4,0 đến 6,5 tùy thuộc vào địa hình của từng khu vực. Độ phèn bắt đầu giảm từ đầu tháng 7 khi mùa lũ đến. Trong những năm gần đây, do lũ nhỏ và không có biện pháp cấp nước để rửa phèn, khu vực phía tây và phía nam huyện Đức Huệ bị nhiễm phèn nặng có độ pH từ 2,5 đến 4,0 vào mùa khô và bắt đầu giảm dần từ tháng 8. (3) Thủy triều 2.40 Long An nằm trong khu vực có chế độ bán nhật triều do ảnh hưởng từ Biển Đông thông qua cửa sông Soài Rạp. Một ngày triều là 20 giờ 50 phút; mỗi chu kỳ triều kéo dài 13 -14 ngày. Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các huyện nằm phía nam quốc lộ 1A, cũng là các huyện bị xâm nhập mặn 4-6 tháng mỗi năm. 2.42 Thủy triều ở sông Soài Rạp (3,5 – 3,9m) lấn sâu vào trong đất liền, nhất là vào mùa khô, khi dòng chảy của hai sông Vàm Cỏ đã yếu đi nhiều. Đỉnh triều ở Tân An là 217 – 235 cm, ở Mộc Hóa là 60 – 85 cm. Vào mùa mưa, có thể lợi dụng thủy triều để tưới tiêu cho các cánh đồng ven sông Vàm Cỏ, nhờ đó giảm thiểu chi phí sản xuất nông nghiệp cho người nông dân. 2.43 Mực nước cao nhất và thấp nhất hàng năm trong 10 năm gần đây đo được tại trạm Cầu Nổi và Xóm Lũy. Trong giai đoạn 1999 – 2008, mực nước cao nhất đo được ở trạm Cầu Nổi đã tăng liên tục từ 1,32 m năm 1999 lên 1,84 m năm 2002 và 1,82m năm 2008 (xem Bảng 2.1.8). Bảng 2.1.8 Mực nước tại các trạm quan trắc

Trạm Cầu Nổi Xóm Lũy Nguồn: Sở NNPTNT Long An

m

Cao nhất Ngày đo được

1,84 1,80

10/10/2002 06/11/2002

2-18

m

Thấp nhất Ngày đo được

-2,44 -2,40

20/07/2001 29/07/2004

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(4) Sự nóng lên toàn cầu/biến đổi khí hậu toàn cầu 2.44

Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi khí hậu,

nơi nhiệt độ đã tăng 10C trong 1 thế kỷ tính đến năm 20082. Dự báo nhiệt độ ở hầu hết các vùng của Việt Nam sẽ tăng 2,40C vào cuối thế kỷ này theo kịch bản khí thải cao của Ủy ban Liên Chính phủ về Sự thay đổi khí hậu (IPCC). 2.45 Loại thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu của Việt Nam được tổng hợp trong Bảng 2.1.9. Long An nằm ở miền Nam Việt Nam, trong vùng thiên tai của vùng ĐBSCL. Những loại thiên tai thường xảy ra gồm ngập lụt, bão và vòi rồng. Ngoài ra, kinh tế Long An phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành kinh tế nhạy cảm nhất đối với sự biến đổi khí hậu. Bảng 2.1.9 Loại thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu theo vùng ở Việt Nam Miền

Vùng dễ xảy ra thiên tai

Khu vực vùng núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Các tỉnh ven biển Trung bộ Trung KV Tây Nguyên Nam Vùng ĐBSCL Nguồn: Ủy ban Phòng chống Lụt bão (CCFSC) Bắc

Các loại thiên tai chính Lũ quét, sạt lở đất và động đất Lũ lụt, bão, vòi rồng ven biển Bão, vòi rồng, lũ quét, hạn hán và xâm nhập mặn Lũ quét và sạt lở đất Lũ lụt, bão, thủy triều cao và vòi rồng, xâm nhập mặn

2.46 Do nằm trong vùng có địa hình thấp, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn phải đối mặt với nguy cơ bị ngập lụt do mực nước biển dâng lên dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đang tiến hành nghiên cứu hệ quả của biến đổi khí hậu, dự báo sẽ bao gồm cả những trận lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh trong vùng ĐBSCL từ năm 2030. Theo dự báo, những trường hợp nghiêm trọng nhất sẽ xảy ra tại các tỉnh Bến Tre và Long An. Có khoảng 49% diện tích của tỉnh Long An sẽ bị ngập khi mực nước biển dâng lên 1m. Dựa trên đánh giá của tỉnh, việc mô phỏng trường hợp dâng lên của mực nước biển cho thấy rất nhiều khu vực nằm trong vùng trũng có nguy cơ ngập lụt lớn (xem Hình 2.1.14). 2.47 Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới Việt Nam là mưa nhiều hơn trong mùa khô với lượng mưa đáng kể. Theo số liệu thống kê của các trạm Tân An, Bến Lức và Mộc Hóa, từ năm 2004 đến nay, lượng mưa trung bình tại các trạm trong giai đoạn 2004-2005 là dưới 50 mm nhưng đã tăng lên trên 50 mm trong giai đoạn 2006-2009 và lên tới 263,2 mm trong 4 tháng mùa mưa năm 2006 tại trạm Mộc Hóa. 2.48 Ngoài ra, bão, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới cũng diễn ra thường xuyên, phức tạp và khó dự báo hơn. Bão và áp thấp nhiệt đới đã dịch chuyển dần xuống khu vực miền Nam. Bão Durian đổ bộ vào miền Nam dẫn tới thiệt hại nặng về người và của trong khu vực; áp thấp nhiệt đới đôi ở Biển Đông rất ít khi xảy ra trong vòng 25 năm qua. Chỉ riêng bão và lốc xoáy trong 5 năm gần đây có vẻ diễn ra thường xuyên hơn so với các năm trước. 2.49 Biến đổi khí hậu tác động đến Long An trên 2 phương diện: một là mức độ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và một số biện pháp cần đưa vào trong chính sách và quy hoạch của tỉnh, và hai là Long An có những biện pháp đối phó và đóng góp gì cho việc

2

Cuong, 2008 trong báo cáo “Khía cạnh kinh tế học của biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Nam Á: Rà soát cấp vùng” (ADB, 2009)

2-19

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

cải thiện tình hình trên thế giới. (i) Tác động từ biến đổi khí hậu tới công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và quản lý môi trường ở Long An: Đã có một số nghiên cứu do nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có các tổ chức quốc tế, thực hiện. Kết quả nghiên cứu này sẽ được tiếp tục rà soát đồng thời sẽ được diễn giải sao cho có thể xác định được mức độ ảnh hưởng tới Long An. Tác động từ việc mực nước biển dâng cao cũng sẽ được nghiên cứu trên cơ sở phân tích GIS. Các biện pháp có thể giúp Long An tự bảo vệ khỏi những tác động đó cũng sẽ được nghiên cứu phù hợp. Hình 2.1.13 Khu vực có nguy cơ ngập lụt

CHÚ GIẢI ĐƯỜNG CHÍNH

Quốc lộ Đường tỉnh KV NGUY CƠ NGẬP LỤT

Dưới 0,5m 0,5m – 1m Trên 1M

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

(ii) Long An đối phó với biến đổi khí hậu: Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu đưa ra các biện pháp đối phó với việc biến đổi khí hậu. Ở Nhật, theo tinh thần của Nghị định thư Kyoto (1997), đã ban hành một số luật, trong đó bao gồm Luật về khuyến khích các biện pháp đối phó với việc trái đất ấm lên” (1999) và “Kế hoạch thực hiện mục tiêu Nghị định thư Kyoto (các phiên bản 2005 và 2008). Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương phải xây dựng và thực hiện “kế hoạch hành động” và “quy hoạch vùng thực hiện các biện pháp đối phó với hiện tượng trái đất ấm lên”. Những nét chính như sau:  Kế hoạch hành động: các tỉnh, thành, thị trấn, làng mạc sẽ xây dựng và thực hiện các kế hoạch và biện pháp của mình để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của họ gây ra.  Quy hoạch vùng về thực hiện các biện pháp đối phó với hiện tượng trái đất ấm lên: các tỉnh và các đô thị tương đối lớn sẽ xây dựng và thực hiện các kế hoạch, biện pháp cho cả thành phố, bao gồm cả các bên liên quan, trên cơ sở cân nhắc điều kiện tự nhiên, xã hội, cung – cầu năng lượng, cơ sở công nghiệp trong vùng. 2-20

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.50 Những cách thức thực hiện đó cần được rà soát để có được các bài học kinh nghiệm, tham khảo cho Long An.

5) Đánh giá điều kiện tự nhiên (1) Các nguồn lực và tiềm năng 2.51 Xét đến vị trí địa lý, Long An thuộc cả vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL, đây là một trong những tiềm năng quan trọng nhất của tỉnh. Tỉnh có khả năng trở thành cửa ngõ của hai vùng, đồng thời có thể tận dụng lợi thế của cả 2 vùng trong lĩnh vực công nghiệp và nông-lâm-ngư nghiệp. 2.52 Long An là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ chốt, có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh mà còn đối với sự phát triển của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Dựa trên Kế hoạch phát triển Công nghiệp đối với vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2015 (cân nhắc đến năm 2020), cùng với các tỉnh khác, Long An có lợi thế trong việc khai thác nguồn nước khoáng, đây là một phần của ngành công nghiệp khai khoáng. Long An cũng được dự báo là sẽ hỗ trợ phát triển cho các vùng kinh tế xung quanh như Tp.HCM và ĐBSCL. 2.53 Một trong những tài nguyên thiên nhiên chính của Long An chính là nguồn cấp nước từ cả nước mặt và nước ngầm, đặc biệt là nguồn nước từ sông Tiền và hồ Dầu Tiếng. Nguồn nước mặt dồi dào có được nhờ có nhiều sông ngòi và mật độ sông ngòi dày đặc. Theo dự báo, nguồn nước ngầm cũng đủ đáp ứng nhu cầu với công suất khai thác hiện nay mới chỉ ở mức 2,6%. Vì thế, tiềm năng này được coi là nguồn nước khoáng lớn trong quy hoạch phát triển Vùng KTTĐ phía Nam. 2.54 Vùng đất ngập nước của Long An cũng là một trong những nguồn lực chính cần phải thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học. Những loại động-thực vật quý hiếm và có giá trị cao, đặc biệt là tại khu vực bảo tồn đất ngập nước Láng Sen đã được thế giới công nhận. Tiềm năng của khu vực này đối với nghiên cứu sinh học và dược phẩm đã được khám phá và nghiên cứu. Những khu vực đất ngập nước/đầm lầy tương tự cũng có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch sinh thái. 2.55 Long An nằm trong vùng trũng cùng với các đặc điểm của vùng đất ngập nước biến khu vực này thành tài sản nông nghiệp quý giá, đặc biệt là đối với lúa gạo, một sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam. (2) Các vấn đề và khó khăn 2.56 Mặc dù có sẵn các nguồn lực kể trên, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề và khó khăn cần giải quyết để có thể tối đa hóa các tiềm năng phục vụ cho phát triển. Các vấn đề chính như sau: (i) Long An có nguồn nước dồi dào nhưng chất lượng nước đang ngày một giảm sút không thích hợp sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp cũng như sử dụng trong sinh hoạt của người dân. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với nguồn nước mặt từ các dòng sông do hiện tượng nhiễm mặn tăng lên theo mùa, đặc biệt là trong mùa khô. Tuy nhiên, tình trạng xâm nhập mặn đang dần được cải thiện trong những năm gần đây nhờ nguồn nước lấy từ hồ Dầu Tiếng và sông Tiền. Tuy nhiên, chưa có sự ổn định về mức độ cải thiện hay sẽ đảm bảo sẽ có một giải pháp lâu dài cho vấn đề này. Một nguyên nhân khác dẫn đến chất lượng nước xuống cấp là do ô nhiễm từ nguồn nước thải từ những khu vực như Tp. HCM. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng,

2-21

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

đặc biệt là ở Tp. HCM và một số khu vực của Long An sẽ khiến các dòng sông càng trở nên ô nhiễm hơn. (ii) Nguồn nước ngầm cũng có những hạn chế nhất định về mặt trữ lượng. Rõ ràng là trữ lượng nước ngầm thì sẽ không thay đổi song nhu cầu về nước ngày càng tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng các ngành công nghiệp cũng như sự gia tăng dân số. Chính phủ đã quyết định di dời các ngành công nghiệp ra khỏi Tp. HCM và chuyển đến các khu vực lân cận, và Long An chính là một khu vực được lựa chọn thay thế. Hơn nữa, là một phần của Vùng KTTĐ phía Nam và ĐBSCL, tỉnh Long An có vai trò hỗ trợ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Do đó theo dự kiến các khu dân cư sẽ phát triển một cách tự nhiên quanh các khu công nghiệp. Các dòng sông và tài nguyên đất đang bị xâm nhập mặn, đây cũng là mối đe dọa lớn đối với chất lượng nguồn nước ngầm. Hơn nữa, phải quyết định và giám sát được ngưỡng cấp nước ngầm để tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. (iii) Các khu bảo tồn đất ngập nước, đầm lầy cũng được coi là các tài nguyên rừng của Long An. Chính phủ đã cam kết dành ngân sách hàng năm cho việc bảo vệ và quản lý Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nổi tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho công tác bảo vệ. Hơn nữa, vẫn chưa tối đa hóa việc phát triển khu bảo tồn là nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển du lịch. (iv) Nằm trong khu vực trũng với các vùng đất ngập nước đem lại cho Long An cả lợi thế cũng như khó khăn. Điều kiện này thuận lợi cho sản xuất lúa gạo, đặc biệt là giống lúa nước có nhu cầu cao. Tuy nhiên, khu vực trũng này cũng luôn phải hứng chịu các trận lũ lụt thường xuyên xảy ra. (v) Các loại đất ở Long An thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nhưng lại gặp phải vấn đề về sự mất cân bằng trong các thành phần của đất, đặc biệt là hàm lượng NPK trong đất phèn. Đây là thành phần hóa học cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng nhưng nếu dư thừa thì sẽ gây độc hại. (vi) Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, v.v. Hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và cũng chưa có được giải pháp hữu hiệu về vấn đề này. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường kể trên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế cũng như điều kiện sống của người dân, đặc biệt là về nguồn nước. (3) Ma trận phân tích 2.57 Các điều kiện tự nhiên của Long An được đưa ra phân tích trong Bảng 2.1.10 về các vấn đề cũng như tiềm năng phát triển của tỉnh. Các biện pháp can thiệp cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề cũng được đề xuất trong bảng.

2-22

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Bảng 2.1.10 Phân tích các điều kiện tự nhiên của Long An

Nhận định

Các vấn đề đặt ra/hệ quả

Biện pháp đề xuất

Nguồn nước mặt và nước ngầm đủ đáp ứng cho sản xuất, tuy nhiên phân bố không đều theo mùa và theo khu vực

 Tình trạng xâm nhập mặn theo mùa ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt từ các dòng sông và ô nhiễm rác thải đô thị, đặc biệt là từ các khu vực thượng nguồn.  Nước ngầm được khai thác nhiều hơn nhằm cung cấp cho các vùng kinh tế.  Dư thừa nước trong mùa lũ.  Thiếu nước và chất lượng nước kém vào mùa khô, đặc biệt là nguồn nước tại khu vực xâm nhập mặn.

 Các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề xâm nhập mặn và kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường để giảm tối thiểu rác thải đô thị tại các hệ thống sông. Đồng thời, cần liên tục phối hợp với Tp. HCM để giải quyết vấn đề ô nhiễm của các dòng sông.  Nghiên cứu kỹ phương pháp khai thác nước ngầm nhằm ngăn chặn sụt lún đất & kiệt quệ tài nguyên.  Nâng cấp hạ tầng và thiết bị thủy lợi.  Khai thác & sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ngọt bổ sung

Có tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của những khu vực đất ngập nước

 Rừng sản xuất, đặc biệt là nhu cầu về cây tràm đang giảm sút, những khu vực này đang được chuyển sang trồng lúa.  Diện tích rừng đang giảm do nhu cầu về đất cho các khu đô thị đang tăng cao.

 Nghiên cứu các loại gỗ mang giá trị thương mại cao.  Khuyến khích trồng rừng.  Sớm xây dựng văn bản hướng dẫn cho công tác bảo vệ rừng.  Phát triển các tài nguyên rừng thông qua việc phát triển ngành chế biến nhằm tăng giá trị gỗ rừng và lợi ích cho người trồng rừng.

Các khu vực trũng có tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng điều kiện thổ nhưỡng đang xuống cấp

 Các khu vực trũng có nguy cơ ngập sâu.  Đất bị xâm nhập mặn ở các khu vực gần đồng bằng và cửa sông.  Nồng độ độc tố trong đất tăng lên, đặc biệt là hàm lượng NPK trong đất phèn.

 Hỗ trợ về công nghệ sản xuất nông nghiệp từ các tổ chức nông nghiệp.  Nghiên cứu các giống cây và rau màu chịu mặn.  Áp dụng công nghệ để phục hồi đất nhằm cân bằng các thành phần đất phục vụ canh tác.

Tác động của biến đổi khí hậu

 Mức nước lũ và thời gian lũ trầm trọng thêm, gây thiệt hại về sản xuất, tài sản và cả con người.

 Nghiên cứu và phát triển các biện pháp phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu.  Phát triển cơ chế cảnh báo sớm để đảm bảo an toàn cho con người cũng như những ngành nghề trong khu vực có nguy cơ ngập lụt.  Phát triển thêm các hệ thống hỗ trợ các ngành chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-23

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.2

Điều kiện xã hội 2.58 Phần này sẽ mô tả hiện trạng xã hội của tỉnh Long An, khởi đầu với nghiên cứu về dân số của tỉnh và tiếp theo sẽ là phân tích về tình hình y tế, giáo dục, nhà ở, đói nghèo, an ninh và quốc phòng. 2.59 Nghiên cứu về dân số dựa trên dữ liệu của năm 2008 vì đây là các số liệu thống kê được báo cáo chính thức cùng với nhiều thông tin chi tiết khác. Dữ liệu của năm 2009, 2010 tuy đã có song chưa có nhiều chỉ tiêu chi tiết và thiếu chính xác, và hơn nữa cũng vẫn mới chỉ là thống kê sơ bộ. Ngoài ra, điều tra dân số năm 2009 được tiến hành theo phương thức khác với các cuộc điều tra lần trước về phương pháp thống kê, cụ thể là điều tra năm 2009 sẽ không tính dân số tạm thời cư trú dưới 6 tháng. 1) Dân số (1) Tăng trưởng dân số và đô thị hóa 2.60 Dân số của Long An năm 2010 là khoảng 1,446 triệu người, chiếm 10,1% dân số Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam và 8,1% dân số Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tốc độ tăng trưởng dân số của tỉnh có vẻ đang trên đà giảm từ 1.4% năm 2000 xuống còn 0.69% năm 2010 còn tốc độ đô thị hóa vẫn tăng ổn định từ 16,2% năm 2000 lên 17,6% năm 2010, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức bình quân cả nước (28,1%) cũng như mức bình quân của vùng KTTĐ phía Nam (58,0%), và của vùng ĐBSCL (21,5%). 2.61 Mặc dù mức tăng trưởng dân số đã giảm, tỷ lệ sinh (ở mức 17,4‰) và tỷ lệ người sinh con thứ ba (8,3%) đều cao hơn so với chỉ tiêu dự kiến lần lượt là 0,62‰ và 1,3%. Cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, bảo vệ bà mẹ và trẻ em. (2) Phân bố dân số 2.62 Có khoảng 56,1% dân số sống tại vùng KTTĐ, đây cũng là vùng phát triển hơn so với các khu vực khác của tỉnh. Tuy nhiên, mức đô thị hóa ở vùng KTTĐ này (21,3%) cao hơn so với vùng Đồng Tháp Mười (13,9%) và vùng Hạ (7,8%). Ở hầu hết các huyện, chỉ có thị trấn ở trung tâm được coi là đô thị còn các xã còn lại đều thuộc vùng nông thôn. Duy nhất ở thành phố Tân An có 9 phường và 5 xã. Bảng 2.2.1

Tăng trưởng dân số của Long An giai đoạn 2000-2010

Tổng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dân số 1.327.935 1.347.731 1.364.355 1.381.305 1.382.184 1.393.391 1.405.176 1.417.924 1.428.213 1.436.263 1.446.235

Tăng trưởng (%) 1,37 1,49 1,23 1,24 0,96 0,81 0,85 0,91 0,73 0,56 0,69

Đô thị Dân số 215.613 222.375 224.928 227.475 230.123 233.843 235.499 244.390 248.007 251.272 255.197

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An, 2010

2-23

Tăng trưởng (%) 2,87 3,14 1,15 1,13 1,16 1,62 1,60 1,66 1,48 1,32 1,56

Nông thôn Dân số 1.112.322 1.125.356 1.139.427 1.153.830 1.170.380 1.156.787 1.164.784 1.173.534 1.180.206 1.184991 1.191.038

Tăng trưởng (%) 1,08 1,17 1,25 1,26 1,43 0,74 0,69 0,75 0,57 0,41 0,51

Đô thị hóa (%) 16,2 16,5 16,5 16,5 16,4 16,6 16,5 17,4 17,4 17,5 17,6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.2.1 Tăng trưởng dân số của tỉnh Long An, giai đoạn 2000-2008 (000 người)

Tổng dân số

Đô thị

Nông thôn

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An, 2008

2.63 Mật độ dân số ở Đồng Tháp Mười thường tập trung chủ yếu ở các khu vực sản xuất nông nghiệp do người dân sống rải rác trên diện rộng. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc bố trí cơ sở hạ tầng hiệu quả và tiết kiệm, ví dụ như đường, bệnh viện, trạm xá, trường học v.v. Tỉnh đã có kế hoạch tập trung người dân ở các khu vực nông thôn vào các cụm dân cư hay khu dân cư, để có thể tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa chuyển vào các khu vực này sinh sống với rất nhiều lý do khác nhau như họ thích sống chỗ cũ để gần láng giềng hơn, hay khu vực đề xuất xa đồng ruộng, không sử dụng được đường thủy, v.v. Để có thể thành lập được các cụm dân cư, cần tạo động lực lớn cho người dân cho dù gặp nhiều khó khăn do lũ lụt, cơ sở hạ tầng yếu kém, các dịch vụ công ích nghèo nàn v.v. nhưng người dân thường có tâm lý muốn gắn bó với mảnh đất quê hương nơi có thói quen và tập tục riêng. Bảng 2.2.2 Vùng I. Vùng KTTĐ

II. Vùng Đồng Tháp Mười

III. Vùng Hạ

Đô thị

Phân bố dân số ở Long An (năm 2010) Nông thôn

Tổng

Phân bố (%)

Đô thị hóa (%)

Diện tích (km2)

Mật độ (người/km²)

1. Tân An

100.186

33.323

133.509

9.2

75.0

81.9494

1.629

2. Bến Lức

22.939

126.734

149.673

10.3

15.3

288.3600

519

3. Đức Hòa

35.002

182.240

217.242

15.0

16.1

427.7565

508

4. Cần Đước

12.618

157.307

169.925

11.7

7.4

218.1034

779

5. Cần Giuộc

11.166

159.069

170.235

11.8

6.6

210.1980

810

1. Tân Hưng

5.098

42.985

48.083

3.3

10.6

496.7081

97

2. Vĩnh Hưng

9.602

40.119

49.721

3.4

19.3

384.7290

129

16.069

3. Mộc Hóa

53.584

69.653

4.8

23.1

501.9245

139

4. Tân Thạnh

5.526

70.560

76.086

5.3

7.3

425.9527

179

5. Thạnh Hóa

5.267

48.709

53.976

3.7

9.8

468.3728

115

6. Đức Huệ

5.263

54.189

59.452

4.1

8.9

431.7493

138

7. Thủ Thừa

14.636

75.231

89.867

6.2

16.3

298.7970

301

1. Châu Thành

6.010

92.098

98.108

6.8

6.1

150.81851

651

2. Tân Trụ

5.815

54.890 1.191.038

60.705

4.2

9.6

106.8659

568

1.446.235

100.000

17.6

4.492,2817

322

Tổng

255.197

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2010

2-24

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.2.2

Phân bố dân số của Long An theo huyện, thành phố năm 2008

CHÚ GIẢI Đô thị Nông thôn

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2008

Hình 2.2.3

Mật độ dân số trong tỉnh Long An

Chú giải Mật độ dân số (người/km²)

Nguồn: Điều tra xã/phường do Đoàn Nghiên cứu LAPIDES thực hiện, 2009

2-25

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.2.4

Tỷ lệ tăng dân số tỉnh Long An, giai đoạn 1999-2008

Chú giải Tăng trường dân số (%/năm)

Nguồn: Điều tra xã/phường do Đoàn Nghiên cứu LAPIDES thực hiện, 2009

2.64 Cơ cấu dân số theo giới tính được tổng hợp trong Bảng 2.2.3, còn Hình 2.2.5 thể hiện dân số phân chia theo độ tuổi. Dân số phân chia theo giới có tỷ lệ nữ/nam là 1,04. Tuy nhiên, tháp dân số theo nhóm tuổi giảm dần ở nhóm tuổi từ 9 trở xuống. Lực lượng lao động chủ yếu của tỉnh nằm trong độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi, chiếm 66% tổng dân số năm 2007. Bảng 2.2.3 Huyện

Cơ cấu dân số theo giới, 2010

Nữ

Nam

Tỷ lệ Nữ/Nam

Tăng trưởng BQ giai đoạn 2000-2010 (%)

Tp. Tân An

69.952

63.557

1.10

1.36

Tân Hưng

23.276

24.807

0.94

1.62

Vĩnh Hưng

24.208

25.513

0.95

1.11

Mộc Hóa

34.113

35.540

0.96

0.29

Tân Thạnh

37.111

38.975

0.95

0.27

Thạnh Hóa

25.274

28.102

0.90

1.85

Đức Huệ

29.118

30.334

0.96

1.61

Đức Hòa

110.825

106.417

1.04

0.54

Bến Lức

75.720

73.953

1.02

-0.02

Thủ Thừa

45.154

44.713

1.01

0.59

Tân Trụ

31.000

29.705

1.04

-0.66

Cần Đước

85.989

83.936

1.02

0.37

Cần Giuộc

86.224

84.011

1.03

-0.22

Châu Thành

50.053

48.055

1.04

-0.12

728.017

718.218

1.01

0.64

Tổng

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2010

2-26

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.2.5 Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới, năm 2007 70 trở lên

70 trở lên

Nữ

Nam

Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu Tổng cục Thống kê năm 2007, Dân số theo nhóm tuổi, giới, khu vực đô thị/nông thôn và theo tỉnh/thành.

(3) Dân số cơ học 2.65 Đối với Long An, 99% dân số là người được sinh ra ở đây. Tỷ lệ này cũng tương đương với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL nhưng cao hơn so với các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam. Lượng người chuyển đến sinh sống tại các tỉnh KTTĐ phía nam cao gấp đôi so với ở các tỉnh ĐBSCL. Điều đó có nghĩa rằng nhiều người muốn sống ở các tỉnh khác hơn so với ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, ví dụ vùng KTTĐ phía Nam có điều kiện sống tốt hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn và có điều kiện giáo dục tốt hơn v.v. Cụ thể, số người chuyển ra khỏi Long An nhiều thứ 5 so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam. 2.66 Hiện tại, phần lớn người dân Long An vẫn muốn sống tại tỉnh nhà trừ khi có cơ hội chuyển đến nơi khác. Tuy nhiên, nhiều người có kỹ năng và trình độ cao chuyển đến khu vực khác, ví dụ như Tp. HCM, với mong muốn có được mức lương cao hơn và điều kiện công việc tốt hơn. Tuy nhiên, trong tương lai, tình hình có thể thay đổi như kinh nghiệm tại nhiều quốc gia công nghiệp hóa. Song song với tiến trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành công nghiệp và lối sống của người dân cũng dần dần thay đổi, kèm theo đó là nhu cầu về các dịch vụ chất lượng cao hơn cũng như các cơ hội việc làm đa dạng hơn. Nếu Long An không thể phát triển đáp ứng được các nhu cầu này thì sẽ ngày càng có nhiều người rời khỏi tỉnh đến khu vực khác. Tuy nhiên, nếu Long An có thể xây dựng được môi trường hấp dẫn đối với các hoạt động kinh tế-xã hội như kỳ vọng trong nghiên cứu này thì sẽ có nhiều người muốn đến sinh sống và làm việc tại Long An.

2-27

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.4

ĐBSCL

Dịch cư tại vùng ĐBSCL và KTTĐPN giai đoạn 2006 – 2007

Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau

Dân số 2007 1.718.143 1.348.775 1.037.860 1.054.197 1.668.123 2.209.005 1.695.620 1.137.187 797.645 1.274.894 822.236 1.235.143

Long An

1.421.367

99,0

0,5

0,5

1,0

811.098 1.041.684 986.017 2.203.666

98,5 98,4 92,7 97,9

0,8 1,2 1,2 1,1

0,7 0,3 6,1 1,0

1,2 0,8 2,0 1,1

925.918

98,5

0,6

0,9

0,9

6.203.333 1.718.143

94,4 98,3

2,5 1,2

3,1 0,5

0,9 0,9

Bình Phước Tây Ninh Bình Dương KTTĐ Đồng Nai PN Bà Rịa – Vũng Tàu Tp.HCM Tiền Giang Nguồn: Tổng cục Thống kê

98,3 99,0 98,7 99,1 99,1 98,8 98,4 98,4 99,2 99,2 99,1 99,2

Dịch cư trong tỉnh (%) 1,2 0,6 0,9 0,6 0,7 1,0 1,1 0,9 0,4 0,6 0,7 0,7

Tới từ tỉnh khác (%) 0,5 0,3 0,4 0,3 0,2 0,2 0,5 0,6 0,3 0,2 0,2 0,1

Đi sang tỉnh khác (%) 0,9 1,0 0,8 0,8 0,9 0,5 0,6 0,7 1,3 0,8 0,7 0,7

Dân gốc (%)

(4) Đặc điểm các vùng kinh tế của tỉnh Long An 2.67 Đặc điểm các vùng kinh tế của tỉnh được tổng hợp chủ yếu từ cuộc Khảo sát xã/phường do Đoàn Nghiên cứu thực hiện. Kết quả khảo sát về khía cạnh dân số được tổng hợp trong Bảng 2.2.5. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng KTTĐ (57% tổng số), tiếp đến là ở vùng ĐTM (31%) và vùng Hạ (12%). Mức tăng trưởng dân số giai đoạn 2005 – 2008 cũng khá cao, cao nhất là ở vùng KTTĐ (2,4%/năm), sau đó là ĐTM (2,2%/năm) và Hạ (2,2%/năm). Tuy nhiên, phân bố dân số khá ổn định. 2.68 Trong giai đoạn 2005 – 2008, có khoảng 29.000 người chuyển đi khỏi Long An, và khoảng 25.000 người chuyển tới Long An sinh sống. Lượng người dịch cư nội tỉnh có tỷ trọng lớn nhất, sau đó là giữa Long An và các tỉnh vùng KTTĐPN, bao gồm cả Tp. HCM. Long An đã từng gặp hiện tượng giảm dân số trong giai đoạn 1999 – 2005. Tuy nhiên tới giai đoạn 2005 – 2008 thì đã tăng trở lại. 2.69 Nhìn chung, người dân ở Long An chuyển đến Tp. HCM và các tỉnh khác của vùng KTTĐPN để học tập và làm việc do môi trường làm việc tại những nơi này tốt hơn. Trước đây, một bộ phận lớn dân cư chuyển đến hai khu vực này. Tuy nhiên, theo Quy hoạch Phát triển Công nghiệp của Bộ Công nghiệp năm 2007, có nhiều KCN, cụm CN được thành lập, nhờ đó nhiều người đã có việc làm tốt hơn tại chính tỉnh nhà, đồng thời cũng thu hút lao động từ các nơi khác đến làm việc tại Long An.

2-28

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.5 Dân số đô thị và nông thôn của Long An theo quá trình công nghiệp hóa, giai đoạn 2008 – 2030 2020 Vùng

I. Vùng KTTĐ

II. Vùng ĐTM

III. Vùng Hạ

1. Tân An 2. Bến Lức 3. Đức Hòa 4. Cần Đước 5. Cần Giuộc 1. Tân Hưng 2. Vĩnh Hưng 3. Mộc Hóa 4. Tân Thạnh 5. Thạnh Hóa 6. Đức Huệ 7. Thủ Thừa 1. Châu Thành 2. Tân Trụ Tổng

Đô thị

Nông thôn

106.665 20.778 40.836 15.557 13.414 3.731 10.459 20.801 7.150 5.921 6.958 18.113 7.757 6.353 279.792

38.457 125.957 189.747 177.940 175.246 46.417 41.140 59.823 89.599 58.578 73.666 83.473 109.953 58.146 1.332.843

2030 Mật độ dân số Đô thị (người/km2) 1.771 116.895 507 22.770 539 44.753 887 17.049 898 14.700 101 4.089 134 11.462 161 22.796 227 7.835 138 6.489 187 7.625 340 19.850 782 8.501 603 6.962 359 306.625

Nông thôn 42.146 138.037 207.945 195.005 192.052 50.868 45.085 65.560 98.192 64.196 80.731 91.478 120.498 63.722 1.460.667

Mật độ dân số (người/km2) 1.941 555 591 973 985 111 147 176 249 151 205 373 857 660 393

Nguồn: Dự báo của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên số liệu từ năm 2000 đến năm 2008 trong Niên giám Thống kê năm 2008 của tỉnh Long An và “Số liệu thống kê kinh tế – xã hội của 671 huyện, thị trong cả nước của Việt Nam” năm 2006

(5) Đặc điểm hộ gia đình 2.70 Tính đến năm 2009, Long An có khoảng 352.000 hộ gia đình với quy mô trung bình 4,2 người/hộ; 55% trong số đó sống bằng nghề nông, 23% làm nghề phi nông nghiệp, 22% hộ kiêm. Thành phần hộ gia đình ở các tiểu vùng cũng có sự khác biệt. Ở vùng KTTĐ, tỷ trọng các hộ nông nghiệp khá thấp khoảng 41%, còn ở các vùng ĐTM và Hạ thì tỷ trọng lần lượt là 72% và 74%. 2.71 Mức thu nhập trung bình của hộ gia đình cũng thay đổi theo loại hộ. Mức thu nhập cao nhất là của các hộ phi nông nghiệp, sau đó là hộ kiêm, rồi tới các hộ nông nghiệp. Điều này cũng được phản ánh trong tỷ lệ cao về số hộ nghèo trong các hộ nông nghiệp (13,8%), sau đó là hộ kiêm (7,1%), và các hộ phi nông nghiệp (6,2%). 2.72 Tại vùng ĐTM, thu nhập trung bình hộ cao hơn so với các khu vực khác, nhưng lại có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn. Điều này có nghĩa là khu vực nông nghiệp đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tỉnh, tuy nhiên, khoảng cách về thu nhập tại vùng ĐTM đang tăng lên. Chỉ có một bộ phận nông dân có thu nhập đủ chi tiêu, trong khi một bộ phận khác không thể có mức thu nhập như vậy. Tại các vùng khác trong tỉnh, thu nhập từ nông nghiệp thấp hơn nhiều so với thu nhập từ các ngành khác. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn được coi là có tiềm năng đóng góp vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.

2-29

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.6

Khái quát dân số của tỉnh Long An theo vùng Vùng

Hạng mục Số dân

Dân số

Phân bố (%) Tốc độ tăng (%/năm)

1999 2005 2008 1999 2005 2008 ‘99–‘05 ‘05–‘08 ‘99–‘08 Vùng KTT ĐPN

Tới vùng từ

Dịch cư

Từ vùng tới

Tăng/giảm

Long An TPHC M Khác1)

Vùng KTTĐMT2) Vùng KTTĐPB3) Khác Tổng Long Vùng An KTT TPHC Đ PN M Khác Vùng KTTĐMT Vùng KTTĐPB Khác Tổng 05-'08 99-'05

Số hộ

Vùng KTTĐ 700.194 794.530 810.996 55,9 56,8 56,9 2,08 2,44 2,20

Vùng ĐTM

Vùng Hạ

Tổng

397.978 450.553 463.071 31,8 31,3 31,2 1,55 2,26 1,79

155.155 74.015 170.593 12,4 12,0 11,9 1,24 2,00 1,49

1.253.327 1.412.834 1.444.660 100 100 100 1,81 2,33 1,98

16.057

9.279

2.942

28.278

4.583

694

721

5.998

7.441

5.527

1.733

14.701

992

382

52

1.426

1.096

573

80

1.749

1.201 38.811

220 22.202

11 7.272

1.432 53.584

14.137

7.045

3.104

24.286

8.749

3.359

1.662

13.770

6.704

4.903

2.025

13.632

372

113

29

514

286 578 37.530 1.281 -3.565 197.304 40,9 29,2

169 240 20.732 1.470 1.480 112.123 71,5 14,4

9 7 8.861 -1.589 -1.598 42.711 73,6 13,2

464 825 53.491 93 -3683 352.138 54,6 22,6

Nông nghiệp4) Hỗn hợp5) Cơ cấu (%) Phi nông 29,9 14,1 13,2 22,9 nghiệp6) Nguồn: Khảo sát xã/phường của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES năm 2009, Niên giám thống kê năm 2009 của tỉnh Long An 1) Các tỉnh/thành khác bao gồm Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang. 2) Gồm các tỉnh Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Quàng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định 3) Gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. 4) Các hộ gia đình có nguồn thu nhập duy nhất là từ ngành nông-lâm-ngư nghiệp. 5) Các hộ gia đình có nguồn thu nhập từ cả nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp/dịch vụ 6) Các hộ gia đình chỉ có nguồn thu nhập từ lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đặc điểm của hộ gia đình

2-30

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(6) Phân tích về nhân khẩu 2.73 Bảng 2.2.7 tổng hợp các kết quả chính về phân tích nhân khẩu và các vấn đề cần phát triển của tỉnh. Bảng cũng đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện tình hình hiện nay. Bảng 2.2.7

Các kết quả phân tích nhân khẩu chính của tỉnh

Kết quả

Vấn đề đặt ra

 Số người dịch cư tới sinh sống ở tỉnh chỉ tăng 0,5% còn số người dịch cư từ tỉnh tới nơi ở khác chỉ chiếm 1%. Tổng dân số của tỉnh vẫn tăng trong giai đoạn 2005 - 2008  Tháp dân số giảm nhẹ ở các nhóm tuổi nhỏ dưới 9 tuổi.

 Nguồn nhân lực cung cấp cho tỉnh ổn định



Cải thiện dịch vụ xã hội và điều kiện sống của tỉnh nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực

 Điều này có nghĩa là dân số giảm và có thể ảnh hưởng tới lực lượng lao động trong 2 thập kỷ tới.



 Tăng dân số tự nhiên có thể ở mức cao để đảo ngược tình trạng giảm nhóm dân số trẻ.



Rà soát chương trình kế hoạch hóa gia đình để giám sát sự biến động. Cải thiện dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tăng cường hỗ trợ xã hội và kinh tế cho phụ nữ Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cho tất cả các thành phần kinh tế. Xây dựng các chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

 Tỷ lệ nữ/nam là 1,04 và quy mô bình quân của hộ gia đình là 4,2 người/hộ

Giải pháp đề xuất



  Lực lượng lao động chiếm 66% dân số

 Nguồn lực lao động dồi dào.  Áp lực việc làm và phúc lợi xã hội, gồm cả y tế và giáo dục.

 

Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Y tế 2.74 Có 4 vấn đề cần quan tâm trong lĩnh vực y tế của tỉnh gồm (i) sức khỏe trẻ em, (ii) vệ sinh an toàn thực phẩm, (iii) bệnh truyền nhiễm và (iv) y tế dự phòng. (1) Sức khỏe trẻ em 2.75 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 16,9%. Tỷ lệ được tiêm vắc-xin là 100%. Đã giải quyết triệt để được bệnh uốn ván. Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi được tổng hợp trong Bảng 2.2.8. Huyện Vĩnh Hưng có tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi cao nhất trong vùng KTTĐ và Bến Lức là huyện có tỷ lệ cao nhất ở ĐTM. Cụ thể, Vĩnh Hưng có tỷ lệ cao trên 2 lần so với các huyện khác. Tuy nhiên, nguyên nhân lại không rõ ràng. Tỷ lệ số bệnh viện/cơ sở y tế so với dân số không có sự khác biệt lớn. Tỷ lệ hộ nghèo ở Vĩnh Hưng và Bến Lức cũng không cao hơn các huyện khác.

2-31

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.8

Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi/1.000 ca sinh

Vùng KTTĐ

Vùng Đồng Tháp Mười

Tân Bến Đức Cần Cần Tân Vĩnh Mộc Tân Thạnh An Lức Hòa Đước Giuộc Hưng Hưng Hóa Thạnh Hóa 0,1 1,5 0,9 0,1 0,0 0,6 2,4 0,2 1,3 1,7 Nguồn: Điều tra quận/huyện của Đoàn nghiên cứu LAPIDES năm 2009

Vùng Hạ Đức Huệ 0,2

Thủ Châu Thừa Thành 0,9 0,9

Tân Trụ 0,7

2.76 Chỉ có khoảng 7% trường học có cán bộ y tế. Trường có tổ chức khám sức khỏe nhưng nội dung khám chưa đủ. Số ca mắc bệnh tâm thần tăng như là một hệ quả từ các áp lực của phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chưa có biện pháp cụ thể nào được thực hiện về chăm sóc sức khỏe tâm thần tại trường học. (2) Y tế dự phòng 2.77 Về y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe đã phát hành nhiều tài liệu để truyền thông về cải thiện sức khỏe cộng đồng và các chính sách về phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm. Trung tâm đã phối hợp với Báo Long An, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh để cung cấp thông tin về y tế. 2.78 Việc triển khai y tế dự phòng bao gồm các lớp hướng dẫn tại trường học, các khóa tập huấn cho giáo viên v.v. Tại các lớp hướng dẫn, học sinh được học về ý nghĩa của việc rửa tay, đánh răng, giáo dục giới tính v.v. Ngân sách dành cho y tế dự phòng, theo quy định, là khoảng 30% tổng ngân sách y tế. Nhưng do tổng ngân sách còn hạn hẹp nên các hoạt động y tế dự phòng còn thiếu. (3) Vấn đề bệnh truyền nhiễm 2.79 Tình hình khám, chữa các bệnh truyền nhiễm ở Long An được thể hiện trong Bảng 2.2.9. Mặc dù ở cấp trung ương đã có các chương trình về phòng chống lao, bệnh phong, HIV/AIDS và tâm thần, nhưng số ca bệnh vẫn tăng. Về HIV/AIDS, 83,4% số bệnh nhân là nam, chủ yếu là thuộc nhóm từ 20 – 30 tuổi. Phần lớn các bệnh nhân này có sử dụng ma túy. Nhưng nguyên nhân chính gây truyền nhiễm vẫn chưa xác định. 2.80 Hiện nay đã có các hoạt động/chương trình phòng bệnh. Tuy nhiên, chỉ một phần trong các hoạt động/chương trình có hiệu quả. Chưa có đánh giá về từng hoạt động hay chương trình, và vì thế rất khó xây dựng mô hình mẫu hiệu quả dựa trên các hoạt động đã thực hiện của các năm trước đó (ví dụ trước năm 2007).

2-32

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.9

Hiện trạng các bệnh truyền nhiễm

Bệnh

2007

2008

Hoạt động năm 2008

Cúm A – H5N1 Bệnh chân-taymiệng

-

0 150 ca (không có tử vong)

Tổ chức tuyên truyền về bệnh chân-tay-miệng để nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân Không còn thuộc Chương trình Chăm sóc sức khỏe quốc gia 2008 nên tỉnh tự tổ chức chương trình để giảm thiểu ca mắc bệnh. Tỷ lệ khỏi bệnh : 95,5% (91,4% năm 2007) Tỷ lệ tử vong: 4% (5,2% năm 2007) Bệnh nhân được chữa trị: 26/27 ca Bệnh nhân phục hồi chức năng nhờ lý trị: 8 ca (3 ca năm 2007) Tuyên truyền giáo dục dưới hình thức “Ngày thế giới phòng chống HIV”, các buổi gặp mặt, thông qua phương tiện báo chí, xét nghiệm HIV tự nguyện, v.v. Sức khỏe tâm thần được cải thiện nhờ một loạt các chiến dịch tuyên truyền thông qua báo, đài, khám chữa tại địa phương, các khóa tập huấn cho cán bộ cấp huyện/xã. Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần đã bao quát 41 xã, phường. Tỉnh đang theo dõi 551 ca bệnh (đã chữa khỏi 413 ca)

5.755 ca (6 tử vong)

3.284 ca (2 tử vong)

17 ca

7 ca

1.042 ca

1.186 ca

-

11 ca

HIV: 202 ca AIDS: 104 ca Tử vong: 49 ca

HIV: 258 ca AIDS: 131 ca Tử vong: 38 ca

-

118 ca

Sốt xuất huyết Sốt rét Lao phổi (ca mới) Phong

HIV/ AIDS (ca mới)

Bệnh tâm thần (ca mới)

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Long An

(4) Đánh giá về lĩnh vực y tế 2.81 Nhiều bệnh viện và cơ sở y tế không có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế. Theo chủ trương chung của quốc gia thì tới năm 2010 khoảng 80% số xã sẽ có bác sĩ, 80% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh, tất cả các trạm y tế có dược sĩ, 100% làng/xóm có cán bộ y tế được đào tạo cơ bản và nâng cao. Nhưng nếu bố trí mỗi xã một cán bộ y tế thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nhân viên y tế ở các bệnh viện cấp huyện. Ngoài ra, cán bộ y tế không thể làm việc hiệu quả nếu thiếu trang thiết bị cần thiết. Vì thế cần phải nâng tổng số cán bộ y tế. 2.82 Về trang thiết bị, mỗi phường/xã cần có ít nhất một bệnh viện/trạm xá. Tuy nhiên các trạm xá phường/xã không có đủ cơ sở vật chất cho bệnh nhân và trang thiết bị để điều trị y tế. Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế không được cao như đánh giá về năng lực cán bộ y tế. 2.83 Số cán bộ y tế nhìn chung còn ít, ngoại trừ ở Tân An. Ngoài ra, tổng số cán bộ y tế có xu hướng giảm dần từ năm 2007, nhiều cán bộ y tế có chuyên môn cao đã chuyển đi. (Số bác sĩ và thạc sĩ giảm 6,3%, số dược sĩ có bằng cao đẳng trở lên giảm 27,5%). Do thiếu người, trung bình mỗi ngày một bác sĩ phải khám cho trên 100 bệnh nhân. Hiện nay tỉnh đang có dự án luân chuyển cán bộ giữa bệnh viện tỉnh và huyện và giữa bệnh viện huyện và trạm y tế xã. Dự án này nhằm nâng cao chất lượng điều trị và để bù đắp tình trạng thiếu nguồn nhân lực. 2.84 Về kết quả đánh giá cấp huyện, trình độ và chuyên môn của các cán bộ y tế không được cao. Không có huyện nào đánh giá trình độ, chuyên môn ở mức kém. Tuy nhiên, năng lực của cán bộ y tế cần được tăng cường.

2-33

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.10

Điều kiện y tế tại tỉnh Long An, 2008 Số cơ sở/10.000 dân

Vùng I.

KTTĐ

II.

ĐTM

III. Hạ

Huyện/Thị

Bệnh viện

Trạm y tế liên xã

1. Tân An

0,24

2. Bến Lức

0,08

3. Đức Hòa

0,05

4. Cần Đước

0,06

5. Cần Giuộc

0,06

1. Tân Hưng

0,22

2. Vĩnh Hưng

0,22

3. Mộc Hóa

0,14

4. Tân Thạnh

0,12

5. Thạnh Hóa

0,18

-

6. Đức Huệ

0,14

7. Thủ Thừa

Trạm y tế xã

-

Trạm y tế liên xã

Trạm y tế xã

Đánh giá về cơ sở vật chất, thiết bị y tế)

-

-

3

Số giường bệnh / 10.000 dân Bệnh viện

1,0

68,9

0,08

1,1

9,0

0,4

-

4

0,05

0,9

5,8

1,4

-

3

0,06

1,0

4,5

1,7

-

3

-

1,0

10,0

-

-

3

-

2,7

13,3

-

-

4

-

1,9

15,1

-

-

3

0,14

1,7

22,7

0,7

-

3

0,12

1,5

8,3

3,0

-

3

1,8

9,0

-

-

3

-

1,4

10,1

-

-

4

0,11

-

1,4

5,4

-

-

3

1. Châu Thành

0,09

-

1,1

4,7

-

-

3

2. Tân Trụ Tổng

0,15 0,11

-

1,5 1,3

9,3 13,7

-

-

4 3,8

0,03

0,7

0

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2008, Điều tra quận/huyện của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES năm 2009 1) Tốt = 4, Trung bình = 3

Bảng 2.2.11

Số cán bộ y tế ở Long An, 2009

Số cán bộ y tế / 10.000 dân Vùng

I. KTTĐ

II. ĐT M

III. Hạ

Thị xã/Huyện 1. Tân An 2. Bến Lức 3. Đức Hòa 4. Cần Đước 5. Cần Giuộc 1. Tân Hưng 2. Vĩnh Hưng 3. Mộc Hóa 4. Tân Thạnh 5. Thạnh Hóa 6. Đức Huệ 7. Thủ Thừa 1. Châu Thành 2. Tân Trụ Tổng

Bác sĩ

Y sĩ1)

Dược sĩ

Y tá và nữ hộ sinh

Khác

Đánh giá về trình độ, chuyên môn của cán bộ y tế2)

18,9 2,8 1,6 2,2 2,6 4,9 5,0 1,7 3,3 3,5 4,1 2,9

17,9 3,4 2,5 3,5 3,4 8,6 11,3 6,2 7,4 8,8 7,7 5,8

7,1 0,7 1,2 0,7 1,5 5,1 1,8 3,6 2,6 2,1 1,9 1,3

36,3 5,3 2,3 4,3 6,3 10,0 9,2 5,2 6,0 6,0 6,5 4,3

19,0 1,7 0,7 1,4 1,4 4,3 5,0 2,2 4,1 4,3 2,6 2,0

4 3 3 3 3 4 3 4 3 3 4 3

2,8

5,3

1,0

5,9

1,5

3

3,5 4,2

7,8 6,3

2,5 2,1

5,6 8,1

2,8 3,6

4 3,9

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2009, Điều tra quận/ huyện của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES năm 2009 1) Số y sĩ qua đào tạo hoặc thực tập sinh 2) Tốt = 4, Bình thường = 3

2.85 Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh và cần lỗ lực không ngừng để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe ban đầu cần được thực hiện tại trường học, tại xã, đưa vào các lễ hội v.v. Thành công của y tế cơ sở có thể góp phần làm giảm nguy cơ ốm đau hoặc phải tới bệnh viện hoặc trạm xá.

2-34

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(6) Kết quả phân tích ngành y tế 2.86 Bảng 2.2.12 tổng hợp các kết quả phân tích chính về ngành y tế cũng như những vấn đề cần phát triển của tỉnh. Bảng cũng đưa ra các đề xuất để cải thiện tình hình hiện nay. Bảng 2.2.12

Đánh giá về ngành y tế của tỉnh

Đánh giá

Vấn đề đặt ra

Giải pháp đề xuất

 Số lượng cán bộ nhân viên y tế còn thấp so với quy mô dân số của tỉnh và thiếu trang thiết bị y tế ở các xã.

 Do thiếu cán bộ y tế nên dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém

 Tăng số ca nhiễm HIV/AIDS và tâm thần

 Số ca bệnh này tiếp tục tăng



 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cao.

 Ảnh hưởng tới thể trạng và trí tuệ của trẻ







  Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn yếu

 Số ca ngộ độc thực phẩm tăng



Tăng cường năng lực của cán bộ nhân viên y tế và cung cấp trang thiết bị tốt, đặc biệt là ở các huyện. Thu hút khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị y tế. Tăng cường các chiến dịch, chương trình thông tin, truyền thông để nâng cao ý thức của người dân về phòng chống HIV/AIDS. Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Nâng cao kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất/chế biến thực phẩm với mức phạt vi phạm đủ sức răn đe.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

3) Giáo dục và đào tạo 2.87 Hệ thống giáo dục và đào tạo tại tỉnh Long An cũng giống như các tỉnh/thành khác tại Việt Nam1 bao gồm mầm non, tiểu học, trung học, và đại học. Dưới đây trình bày kỹ hơn về hệ thống giáo dục. (a) Giáo dục mầm non: Cấp học này bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo cho trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi. (b) Giáo dục tiểu học: Cấp học này bao gồm các bậc học từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Tại Việt Nam, cấp tiểu học và mầm non cung cấp giáo dục cơ bản cho trẻ em. (c) Giáo dục trung học: Cấp học này được chia ra thành: (i) trung học cơ sở với các bậc học từ lớp 6 đến lớp 9 cho học sinh từ 11 đến 14 tuổi, và (ii) trung học phổ thông với các bậc học từ lớp 10 đến lớp 12 cho học sinh từ 15 đến 17 tuổi. (d) Đại học/cao đẳng/trung học chuyên nghiệp/dạy nghề: Cấp học này chia thành: (i) Trung học chuyên nghiệp: Đối với những học sinh mới tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ được đào tạo 3 năm; còn với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ đào tạo thêm 2 năm. (ii) Cao đẳng: Dành cho học sinh tốt nghiệp THPT hoặc trung học chuyên nghiệp; sẽ đào tạo 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc 1,5 – 2 năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc trung học nghề. 1

Nguồn: http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/congdan/thong-tin-can-biet/NGTK2008/thuatngu/giaoduc.htm

2-35

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(iii) Đại học: Quá trình đào tạo từ 4 đến 6 năm tùy vào chuyên ngành, dành cho đối tượng tốt nghiệp THPT hoặc trung học chuyên nghiệp; thời gian đào tạo rút ngắn còn 1-2 năm đối với đối tượng tốt nghiệp đúng chuyên ngành hệ cao đẳng. (iv) Dạy nghề/kỹ thuật: Kéo dài từ vài tháng đến 2 năm và học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. 2.88 Theo tổng điều tra dân số năm 2009, trình độ học vấn của người dân tỉnh Long An như sau: 4,9% dân số mù chữ, 44,9% trình độ tiểu học, 39,5% trình độ trung học cơ sở, và 15,7% hoàn thành THPT. So với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; mặc dù số người tốt nghiệp THCS và THPT tại Long An cao hơn các tỉnh khác cùng khu vực, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn quốc. Nguyên nhân chính là do mức thu nhập thấp của người dân và tình trạng giao thông khó khăn do ảnh hưởng của lũ lụt2. Long An đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn quốc gia vào tháng12/1998; đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào tháng 12/2007 và hiện đang nỗ lực hoàn thành phổ cập bậc trung học. Dưới đây sẽ trình bày chi tiết hiện trạng giáo dục tại Long An. (1) Giáo dục mầm non 2.89 Long An có tổng số 173 trường mầm non, trong đó có 166 trường công và 7 trường tư thục (xem Bảng 2.2.13). Trung bình mỗi xã hay khu vực liên xã có 1 trường. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi học mầm non là 98,7%, cao hơn năm trước 4,8%. 2.90 Các trường mầm non đã đảm bảo điều kiện y tế, nuôi dưỡng và vệ sinh cho trẻ nhỏ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 7,6%, giảm 4,6% so với đầu năm học. Không có trường hợp tai nạn hay ngộ độc thực phẩm ở trẻ em. 2.91 Trẻ em khuyết tật được quan tâm đặc biệt về y tế và giáo dục nhằm giúp các em hòa nhập tốt với cộng đồng. Có tất cả 201 trẻ khuyết tật được đi học. Bảng 2.2.13 Vùng

Huyện Tân An Bến Lức

KTTĐ

Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa

ĐTM

Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa

Hạ

Châu Thành Tân Trụ

Tổng

Cơ sở vật chất và giáo viên mẫu giáo theo huyện/thị (năm 2009) Số lượng xã 14 15 20 17 17 12 10 13 13 11 11 13 13 11 190

Số trường 16 15 22 19 17 2 9 10 7 10 8 13 14 11 173

Số lớp 199 132 182 189 158 62 63 93 82 75 77 97 113 66 1.588

Nguồn: Niên giámThống kê Long An 2009

2

Quy hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội Long An đến năm 2020

2-36

Số giáo viên 280 152 225 213 176 57 90 122 113 87 97 110 157 112 1.991

Số học sinh 4.449 4.292 5.398 4.693 4.103 1.362 1.835 2.275 2.328 1.706 1.760 2.772 3.156 1.961 42.090

Tỷ lệ HS/Giáo viên 16 28 24 22 23 24 20 19 21 20 18 25 20 18 21

Tỷ lệ HS/lớp 22 33 30 25 26 22 29 24 28 23 23 29 28 30 27

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Giáo dục tiểu học 2.92 Tỉnh có 257 trường tiểu học, trong đó có 11 trường cấp 1-2 (xem Bảng 2.2.14). Tất cả các xã đều có ít nhất 1 trường tiểu học, trừ hai xã mới. Có 49 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. 2.93 Tỷ lệ nhập học tiểu học đối với trẻ em 6 tuổi là 99,98% và trẻ em 6-10 tuổi là 99,93%. Tỷ lệ bỏ học trong năm học 2008 – 2009 là 0,34% (379 học sinh). Lý do bỏ học chính là hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn (36,1%). Tỷ lệ tốt nghiệp là 99,54%. 2.94 Số lượng giáo viên và phòng học khá đầy đủ so với số học sinh năm 2009. Tuy nhiên, số phòng học ở vùng KTTĐ đã sắp đạt công suất thiết kế với bình quân 42 học sinh/lớp. Vùng ĐTM và vùng Hạ hiện vẫn đạt tiêu chuẩn về số giáo viên và lớp học. 2.95 Chất lượng giáo viên nhìn chung ổn định. Giáo dục tiểu học tiếp tục đưa nội dung về môi trường, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn, bảo vệ răng miệng vào trong chương trình giảng dạy. 2.96 Sở GDĐT luôn quan tâm tới công tác đào tạo học sinh khuyết tật. Triển khai hoàn thiện hồ sơ học sinh khuyết tật ở tất cả các trường. Số lượng học sinh khuyết tật đến trường thường đã lên tới 1.373 em. Bảng 2.2.14

Cơ sở vật chất và giáo viên tiểu học theo huyện/thị (năm 2009) Tiểu học

Vùng

Huyện/thị

Số xã

Tân An Bến Lức KTTĐ Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa ĐTM Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Hạ Tân Trụ Tổng

14 15 20 17 17 12 10 13 13 11 11 13 13 11 190

Số trường 15 24 28 23 25 14 15 14 19 14 16 18 17 15 257

Số phòng học 263 289 482 294 288 124 179 235 250 211 190 183 205 162 3355

Nguồn: Niên giámThống kê Long An, 2009

2-37

Số lớp 288 379 553 479 444 194 191 334 295 219 238 249 267 171 4.167

Số giáo viên 460 442 744 539 496 204 240 370 337 268 336 257 394 301 5.061

Số học sinh 10.628 11.209 16.163 15.008 13.549 4.755 5.030 6.437 6.754 4.627 5.245 6.474 7.544 4.603 106.435

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.15 Tỷ lệ số học sinh so với số lớp học và số giáo viên theo huyện/thị ở bậc tiểu học (năm 2009) Vùng

KTTĐ

ĐTM

Hạ

Huyện/thị Tân An Bến Lức Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ Tổng

Số xã/phường 14 15 20 17 17 12 10 13 13 11 11 13 13 11 190

Số học sinh bình quân/ lớp học 40 39 34 51 47 38 28 27 27 22 28 35 37 28 32

Số học sinh bình quân/ giáo viên 23 25 22 28 27 23 21 17 20 17 16 25 19 15 21

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu tính toán dựa trên Niên giám Thống kê Long An năm 2009

(3) Giáo dục trung học cơ sở 2.97 Long An có tổng số 120 trường trung học cơ sở và 20 trường cấp 2-3 (xem Bảng 2.2.16). Có 50 xã không có trường trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh/giáo viên tại các trường THCS xấp xỉ trường tiểu học, nhưng tỷ lệ học sinh/lớp cấp trung học cơ sở cao hơn ở cấp tiểu học (trung bình 37 học sinh/lớp ở cấp THCS so với 32 học sinh/lớp ở cấp tiểu học). Công tác giảng dạy ở cấp THCS đơn giản hơn. Tuy nhiên một số trường có sĩ số trên 40 học sinh/lớp. Để có thể có môi trường giáo dục tốt hơn, cần phải giảm sĩ số học sinh xuống thấp hơn. 2.98 Tỷ lệ nhập học lớp 6 là 98,6%. Tỷ lệ bỏ học là 2,9%, giảm 1,1% so với năm trước. Lý do bỏ học chính là học lực yếu kém (55,1%), kế đó là “hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn” (25,1%). Tỷ lệ tốt nghiệp là 97,4%. Có 187 xã được công nhận đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2-38

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.16

Cơ sở vật chất và giáo viên trường THCS theo huyện/thị (năm 2009) THCS Số xã

Tân An Bến Lức KTT Đức Hòa Đ Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa ĐT Tân Thạnh M Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Hạ Thành Tân Trụ Tổng

14 15 20 17 17 12 10 13 13 11 11 13

9 12 12 11 12 12 10 10 11 11 9 9

Số phòng học 143 152 219 160 143 40 71 84 112 78 73 121

13

8

11 190

4 140

Số trường

189 207 334 267 242 82 88 119 121 95 103 137

Số giáo viên 444 456 696 557 456 158 202 266 247 195 230 238

89

155

356

5.327

62 1.547

92 2.231

311 4.812

3.536 82.456

Số lớp

Số học sinh 7.407 7.960 12.037 10.513 9.382 2.605 3.003 4.066 4.438 3.248 3.841 5.093

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2009

Bảng 2.2.17 Tỷ lệ số học sinh so với số lớp học và số giáo viên theo huyện/thị ở bậc THCS (năm 2009) Huyện/thị

Số xã/phường

Tân An Bến Lức KTTĐ Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa ĐTM Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Hạ Tân Trụ Tổng

14 15 20 17 17 12 10 13 13 11 11 13 13 11 190

Vùng

Số học sinh bình quân/ lớp học 39 38 36 39 39 32 34 34 37 34 37 37 34 38 37

Số học sinh bình quân/ giáo viên 17 17 17 19 21 16 15 15 18 17 17 21 15 11 17

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu tính toán dựa trên Niên giám Thống kê Long An 2009

(4) Giáo dục trung học phổ thông 2.99 Cả tỉnh có 33 trường THPT và 9 trường THCS và THPT. Mỗi lớp trung bình có trên 40 học sinh. Có nơi không có đủ phòng học nên phải chia ra làm hai lớp học ca sáng và ca chiều. 2.100 Tỷ lệ nhập học là 88,8%, thấp hơn tỷ lệ nhập học cấp trung học cơ sở 10%. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ học cao hơn ở cấp trung học cơ sở, ở mức 4,3% (1.854 học sinh). Do đó tỷ lệ tốt nghiệp chỉ đạt 86,1%. Tuy tỷ lệ tốt nghiệp này cao hơn năm trước nhưng vẫn còn

2-39

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

thấp. Lý do bỏ học chính cũng giống như ở trường hợp cấp trung học cơ sở, đứng đầu là học kém (65,7%), sau đó kinh tế gia đình khó khăn (21,6%). Bảng 2.2.18 Cơ sở vật chất và giáo viên trường THPT theo huyện/thị (năm 2009) Số xã

Số trường

Trường trung học phổ thông Số phòng Số giáo Số lớp học viên 122 118 312

Số học sinh 5.386

Tân An

14

6

Bến Lức

15

4

49

101

219

4.469

KTTĐ Đức Hòa

20

5

77

124

229

5.493

Cần Đước

17

6

101

130

267

5.594

Cần Giuộc

17

4

67

98

187

4.300

Tân Hưng

12

1

14

20

36

909

Vĩnh Hưng

10

1

20

26

49

1.116

Mộc Hóa

13

1

23

48

98

2.043

Tân Thạnh

13

1

19

46

87

1.963

Thạnh Hóa

11

1

21

33

65

1.379

Đức Huệ

11

1

24

47

86

1.958

Thủ Thừa Châu Thành

13

3

67

64

101

2.798

13

3

63

71

144

3.089

Tân Trụ Tổng

11

2

27

49

134

2.120

190

42

694

975

2.014

42.617

ĐT M

Hạ

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2009

Bảng 2.2.19 Tỷ lệ số học sinh so với số lớp học và số giáo viên theo huyện ở bậc THPT (2009) Vùng

Huyện/thị

Tân An Bến Lức KTTĐ Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh ĐTM Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Hạ Tân Trụ Tổng

Số xã/phường 14 15 20 17 17 12 10 13 13 11 11 13 13 11 190

Số học sinh bình quân/ lớp học 46 44 44 43 44 45 43 43 43 42 42 44 44 43 44

Nguồn: Niên giám Thống kê Long An 2009

2-40

Số học sinh bình quân/ giáo viên 17 20 24 21 23 25 23 21 23 21 23 28 21 16 21

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(5) Đào tạo nghề 2.101 Tỉnh Long An hiện có 9 cơ sở đào tạo nghề công lập và 9 cơ sở đào tạo nghề dân lập. Các cơ sở đào tạo nghề công lập gồm 4 cơ sở trực thuộc Bộ LĐ,TB-XH và 5 cơ sở trực thuộc quyền quản lý của các sở như Sở LĐ, TB-XH, Sở GDĐT, Sở Y tế và các trung tâm lao động và phúc lợi xã hội. 5 trong số 9 số các cơ sở đào tạo nghề tư thục đã có quyết định thành lập còn 3 cơ sở còn lại đang trong quá trình chuẩn bị thành lập. 2.102 Tỉnh có tổng số 234 cán bộ và giáo viên dạy nghề, gồm 18 cán bộ có trình độ trên đại học, 136 cán bộ có trình độ đại học, 42 cán bộ có trình độ cao đẳng, 38 cán bộ có trình độ trung cấp và 172 giáo viên đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. 2.103 Lĩnh vực đào tạo nghề gồm (i) nông-lâm-thủy sản, (ii) công nghiệp và xây dựng, và (iii) các ngành nghề khác. Số lượng học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo này tăng đều đặn trong những năm gần đây. (6) Các hoạt động hỗ trợ giáo dục 2.104 Ở các khu vực nông thôn, nhiều học sinh tiểu học gặp khó khăn khi đến trường do lũ lụt hoặc nằm ở vùng sâu vùng xa. Đối với những học sinh này, nhà trường thành lập các lớp học gần nơi ở của học sinh. Học sinh có thể tham gia các lớp học như vậy nhưng mô hình này chỉ được tổ chức cho cấp tiểu học và cũng không đủ trang thiết bị về cả mặt chất lượng và số lượng. (7) Trình độ học vấn của lực lượng lao động 2.105 Trình độ học vấn của lao động phổ thông đang được cải thiện. Tỷ lệ lao động mù chữ giảm từ 2,9% năm 1996 xuống còn 2,5% năm 2005. Trong khi số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 34% năm 1996 xuống còn 28% năm 2000 và 22% năm 2005. Số lao động tốt nghiệp trung học đang tăng dần từ 7,5% năm 1996 lên 9,1% năm 2000, 11% năm 2002 và 17% năm 2005. 2.106 Trình độ học vấn của lao động nông thôn cũng tương tự như trình độ học vấn của lao động toàn tỉnh nhưng có xuất phát điểm thấp hơn so với các khu vực thành thị. Số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học năm 2005 vẫn ở mức cao là 25% trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 6,1%. Số lao động có trình độ trung học phổ thông ở khu vực nông thôn và thành thị lần lượt là 13% và 37%. 2.107 Theo một cuộc điều tra về lao động trong tháng 7 năm 2000, trình độ trung bình của lao động phổ thông của tỉnh Long An là Lớp 6,4 tức là cao hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL (lớp 5,9) nhưng thấp hơn mức trung bình của cả nước (Lớp 7,4). 2.108 Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh, đào tạo lao động, đặc biệt là lao động nông thôn được xem là nhiệm vụ chiến lược của tỉnh để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù nguồn nhân lực địa phương còn hạn chế (lao động có tay nghề) nhưng tỉnh có 11 trung tâm và trường dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm đạt chuẩn quốc gia. Các cơ sở đào tạo đã đào tạo 7.800 học viên năm 2004; tuy nhiên, chỉ giúp tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 24%. Nói cách khác, tỉnh vẫn gặp khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực (lao động có chất lượng) trong quá trình hội nhập. 2.109 Trình độ tay nghề của lao động: Theo điều tra về lao động và việc làm tháng 7 năm 2005, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi chưa qua đào tạo chiếm tới 90% trong khi tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn chỉ chiếm 10%, trong đó 3,1% có trình độ công nhân kỹ thuật, 3,7% có trình độ trung học dạy nghề và 3,7% có trình độ cao đẳng/đại học.

2-41

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.110 Ở các vùng nông thôn, số lao động có bằng cấp chuyên môn còn thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh. Năm 2000, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo chỉ chiếm 7,2% và tăng không đáng kể lên 7,7% năm 2005. Tuy nhiên, lao động qua đào tạo có xu hướng tăng rất rõ nét từ 6,6%/năm vào năm 1996 lên 26% năm 2005 và 30% năm 2007. Lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao: 93% năm 1996 và 70% năm 2007. 2.111 Ở các khu vực đô thị, lao động có tay nghề tăng từ 18% năm 1999 lên 25% năm 2005. Số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ đáng kể và vẫn đang tăng do giảm tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo từ 76% năm 1996 xuống còn 57% năm 2005. 2.112 Trong những năm tới, tỉnh cần có các chính sách và biện pháp để tăng nhanh số lượng lao động qua đào tạo và có tay nghề. Cần thực hiện đào tạo nghề song song với giáo dục, đặc biệt là cho lao động nông thôn nhằm không chỉ nâng cao chất lượng lực lượng lao động mà còn đảm bảo cải thiện chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (8) Phân tích ngành giáo dục và đào tạo 2.113 Giáo dục và đào tạo là một trong các trụ cột phát triển nguồn nhân lực của tỉnh với ý nghĩa là tài sản thu hút thêm vốn đầu tư vào tỉnh. Bảng 2.2.20 tổng hợp các kết quả phân tích chính về ngành giáo dục và đào tạo cũng như các vấn đề cần phát triển. Ngoài ra, Bảng cũng tổng hợp các đề xuất nhằm cải thiện tình hình hiện nay. Bảng 2.2.20

Kết quả phân tích, đánh giá ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh

Đánh giá

Vấn đề đặt ra

 Số học sinh/lớp học cao, đặc biệt là ở bậc trung học (cả phổ thông cơ sở và phổ thông trung học)  Tỷ lệ bỏ học ở bậc phổ thông cao  Tỷ lệ công nhân qua đào tạo (ở cả khu vực đô thị và nông thôn) còn thấp.

 Lớp học đông ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng giáo dục.  Giảm chất lượng nguồn nhân lực hoặc lực lượng lao động.

 Xây dựng và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu dự báo phục vụ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh.

 Giảm tăng trưởng công nghiệp do nhà đầu tư sẽ cân nhắc khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng các cơ sở công nghiệp và thương mại ở tỉnh.

Giải pháp 

Cần thực hiện các dự án hạ tầng mở rộng trường học nhằm cung cấp thêm lớp học



Thực hiện đào tạo bổ trợ và các hình thức lớp học “bổ túc” phù hợp cho các học viên phải vừa học vừa làm. Xây dựng các chương trình giáo dục theo yêu cầu thực tế của từng khu vực. Cải thiện và mở rộng các chương trình đào tạo nghề dựa trên nhu cầu dự báo trong tương lai.





Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

(9)Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, phong trào thể dục thể thao 2.114 Một số hoạt động văn hoá truyền thống được khôi phục, phương tiện nghe nhìn, phương tiện sinh hoạt văn hóa công cộng và gia đình tăng nhanh, đời sống văn hóa cơ sở được chú trọng, các công trình văn hóa được quan tâm cải tạo và xây dựng mới như thư viện, bảo tàng, di tích, nhà văn hóa... Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa được tăng cường, nhất là ở cơ sở (trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh đã xây dựng được 14 trung tâm văn hóa xã). Mô hình xây dựng ấp văn hóa ngày càng phát triển, chất lượng có nâng lên; bước đầu triển khai xây dựng mô hình xã văn hóa, huyện điểm điển hình về văn hóa. Tỉnh cũng đã thực hiện cuộc vận động

2-42

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

xây dựng gia đình văn hóa cũng đạt được nhiều kết quả tốt, đến nay toàn tỉnh có 99,8% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. 2.115 Các công trình văn hóa lịch sử trọng điểm của tỉnh đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện như khu Công viên tượng đài Long An trung dũng kiên cường, khu Di tích lịch sử cách mạng tỉnh, khu Di tích Vàm Nhựt Tảo; công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống cách mạng được thực hiện khá tốt. 2.116 Công tác phát thanh truyền hình đã được quan tâm đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường năng lực về mọi mặt, mạng lưới đài truyền thanh cơ sở đã được xây dựng đều khắp trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan báo chí của Long An đã có nhiều tiến bộ trong những năm vừa qua, phát triển cả về số lượng, chất lượng, nội dung và hình thức. 2.117 Phong trào rèn luyện sức khỏe được duy trì thường xuyên; thể dục-thể thao quần chúng phát triển mạnh ở cơ sở, trường học, lực lượng vũ trang, góp phần nâng cao sức khỏe và thể chất người dân (Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên tăng từ 19% năm 2005 lên khoảng 25% năm 2010; số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao từ 13% tổng số hộ năm 2005 lên 17,5% tổng số hộ năm 2010. Công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp được duy trì và đảm bảo, việc giảng dạy TDTT đã đi vào nề nếp (100% số trường học đã đảm bảo tốt chương trình giáo dục thể chất, 99,6% số trường có cơ sở tập luyện TDTT và 99,6% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể thao); thể thao thành tích cao tiếp tục được giữ vững. Cơ sở vật chất được tăng cường, phát huy tốt xã hội hóa trong hoạt động thể dục-thể thao.

4 Điều kiện nhà ở 2.118 Do bị ngập lụt hàng năm, khu vực nông thôn trong tỉnh thường chịu thiệt hại nặng. Năm 2000, trên 40% nhà ở bị ngập lụt, 10% bị hư hại và 15% hộ gia đình phải di dời và tái định cư. 2.119 Nhà tạm ở các vùng nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, vào khoảng 80%. Tỷ lệ nhà kiên cố ở các khu đô thị có cao hơn nhưng không vượt quá 36% như trường hợp của thành phố Tân An. Diện tích sàn bình quân năm 2000 là 8,0 m²/người, tăng 1,5 m²/ người/năm kể từ năm 1991 (diện tích sàn bình quân năm 1991 là 6,5 m²/người). Bảng 2.2.21 Huyện/thị Tân An Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Đức Hòa Bến Lức Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ Cần Đước

Tình hình nhà ở tại các vùng nông thôn của tỉnh Long An

Diện tích đất ở bình quân (m2/người) 134,1 58,4 60,7 59,8 143,9 93,5 81,0 100,9 72,4 67,2 82,3 85,3 72,0

2-43

Nhà kiên cố/bán kiên cố (%) 35,5 14,3 17,5 28,3 22,8 16,4 21,5 22,7 28,6 24,5 25,1 27,2 19,8

Nhà tạm (%) 64,5 85,7 82,5 71,7 77,2 84,6 78,5 77,3 71,4 75,5 74,9 72,8 80,2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Huyện/thị Cần Giuộc Toàn tỉnh

Diện tích đất ở bình quân (m2/người) 88,2 86,4

Nhà kiên cố/bán kiên cố (%) 19,7 20,5

Nhà tạm (%) 80,3 79,5

Nguồn: QHTT phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Long An

2.120 Bảng 2.2.22 tổng hợp kết quả phân tích đánh giá điều kiện nhà ở của tỉnh và các giải pháp để cải thiện tình hình hiện nay. Bảng 2.2.22 Kết quả phân tích đánh giá điều kiện nhà ở của tỉnh Long An Đánh giá

Vấn đề

Giải pháp

 Tỷ lệ nhà tạm còn cao (80%).

 Thể hiện điều kiện kinh tế của các hộ gia đình.  Tỷ lệ hộ gia đình dễ bị tác động bởi thiên tai cao



 Số nhà ở bị ảnh hưởng bởi lũ lụt cao.  Đã thực hiện di dời và tái định cư các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt

 Nhiều hộ gia đình nằm ở khu vực đất trũng dễ bị ngập lụt.  Tỉnh có đủ năng lực để giảm thiểu tác động do lũ lụt gây ra.



Chính phủ cần xúc tiến xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển nhà ở phù hợp với mức thu nhập của người dân ở các khu vực an toàn nhằm cải thiện điền kiện nhà ở cho người dân, kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân. Cần xem xét kỹ khi cấp phép xây dựng ở các khu vực này. Cần lập bản đồ các khu vực dễ bị ngập lụt để phát triển có chọn lọc.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5

Xóa đói, giảm nghèo

2.121 Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Long An thấp thứ 2 trong vùng ĐBSCL nhưng lại ở mức cao thứ 2 trong vùng KTTĐ phía Nam. Thu nhập bình quân của tỉnh Long An không cao so với mức bình quân của vùng ĐBSCL cũng như vùng KTTĐ phía Nam.

2-44

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.122 QH Phát triển Kinh tế-Xã hội vùng KTTĐ phía Nam đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% vào năm 2010. Tuy nhiên nếu theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ, tính đến đầu năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chỉ còn 1,87%3. 2.123 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 của hầu hết các huyện/thị đều giảm so với năm 2006. Nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại tăng năm 20094 do suy thoái kinh tế giới. So với năm 2008, chuẩn nghèo đã được nâng lên gần gấp đôi năm 2009: 540.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn. Nếu chỉ tính riêng khu vực đô thị, tỷ lệ hộ nghèo cũng vẫn ở mức 3,7%, đạt mục tiêu đặt ra năm 2010 của toàn vùng KTTĐ phía Nam. Bảng 2.2.23

Tình hình hộ nghèo ở vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam Tỷ lệ hộ nghèo (%) 2006

Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Vùng ĐBSCL Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Tổng Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Vùng Bà Rịa-Vũng Tàu KTTĐ TPHCM phía Tiền Giang Nam Long An Tổng (không tính Long An và Tiền Giang)

2008

Tỷ lệ giảm (%)

Thu nhập hàng tháng năm 2006 (000 đồng) Nhóm Bình Nhóm 1 Nhóm 5 5/ quân Nhóm 1

8,7 13,2 16,2 21,8 11,0 12,1 9,7 10,8 7,5 15,0 19,5 15,7 14,0 13,0 10,5 7,0 0,5 5,0 7,0 0,5 13,2 8,7

7,7 10,6 14,2 19,0 9,8 10,6 8,5 9,3 7,0 13,3 17,9 13,9 12,7 11,4 9,1 6,0 0,4 4,3 6,3 0,3 10,6 7,7

1,0 2,6 2,0 2,8 1,2 1,5 1,2 1,5 0,5 1,7 1,6 1,8 1,3 1,6 1,4 1,0 0,1 0,7 0,7 0,2 2,6 1,0

938 956 872 772 899 890 1.064 1.018 1.131 886 728 925 970 940 1.095 1.098 1.929 1.318 1.226 2.192 956 938

331 323 288 247 335 279 351 327 381 294 243 299 277 301 343 406 687 450 358 827 323 331

2.077 2.158 1.897 1.853 1.964 2.169 2.449 2.600 2.426 2.022 1.770 2.136 2.173 2.183 2.270 2.520 4.327 2.931 2.982 5.252 2.158 2.077

6,3 6,7 6,6 7,5 5,9 7,8 7,0 8,0 6,4 6,9 7,3 7,1 7,8 7,3 6,6 6,2 6,3 6,5 8,3 6,4 6,7 6,3

3,1

2,5

0,6

1.773

550

4.286

7,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

3 4

Theo Sở Tài chính Theo kết quả khảo huyện/thị do Đoàn Nghiên cứu thực hiện năm 2009 với phạm vi khảo sát 100% số xã/phường trong tỉnh.

2-45

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.24

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Long An Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Huyện,thị Tân An Bến Lức Vùng Đức Hòa KTTĐ Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Vùng Tân Thạnh ĐTM Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Vùng Hạ Tân Trụ Tổng

Tổng số hộ GĐ

2007

2008

KV đô thị năm 2009

2009

KV nông thôn năm 2009

31.430

5,3

4,1

7,8

7,8

-

31.083

-

3,4

6,6

4,7

6,9

48.022

4,4

1,8

7,5

6,0

7,9

39.121

-

3,8

8,2

10,5

8,0

42.457

11,7

9,4

11,3

4,4

11,8

11.690

15,4

25,4

24,1

7,6

25,8

11.317

8,0

5,9

10,3

4,0

12,0

17.032

9,4

8,9

15,0

11,3

16,1

19.211

10,0

7,7

15,1

11,5

15,5

12.638

8,6

6,8

16,2

19,0

16,0

16.293

19,0

17,1

24,0

11,5

25,4

20.955

4,5

3,7

7,3

7,9

7,1

26.442

5,0

3,6

7,6

6,1

7,8

16.533

4,5

4,0

7,7

4,9

344.244 8,3 10,6 7,7 Nguồn: dữ liệu Sở LĐTBXH năm 2007 & 2008, Khảo sát huyện/thị của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES năm 2009

8,0 11,3

2.124 Thu nhập của khu vực phi nông nghiệp cao hơn thu nhập của khu vực nông nghiệp từ 1,5 đến 2 lần nên tỷ lệ hộ nghèo của khu vực nông nghiệp cũng cao hơn khu vực phi nông nghiệp. Ở khu vực nông thôn, trên một nửa số hộ gia đình có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Ngay cả tại khu vực đô thị, trên 40% số hộ gia đình là hộ sản xuất nông nghiệp ở một số huyện (xem Hình 2.2.6 và Hình 2.2.7). 2.125 Ngoài ra, có rất nhiều người vô gia cư và trẻ em đường phố ở Tân An. Không có số liệu thống kê chính thức nhưng hầu hết các đối tượng này đều đến từ các tỉnh khác hoặc từ Cam-pu-chia giáp ranh với Long An. Nếu là người địa phương tại Long An và không có họ hàng thân thích, chính quyền sẽ gửi họ tới các cơ sở phúc lợi xã hội ở Tân An. Nếu từ các tỉnh khác hoặc từ Cam-pu-chia, chính quyền sẽ gửi trả về quê gốc. Hiện có trên 200 người tại cơ sở phúc lợi xã hội TP Tân An dẫn tới tình trạng quá tải. Bên cạnh đó, số người mắc bệnh tâm thần cũng khá nhiều. 2.126 Chương trình giảm nghèo: Tỉnh đã áp dụng nhiều mô hình cho hộ nghèo vay vốn. Năm 2008, 8.992 người được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm với tổng mức dư nợ là 53.594 tỷ đồng; 7.354 hộ gia đình được vay vốn mua nhà với tổng mức dư nợ là 64.589 tỷ đồng và 9.373 hộ gia đình được vay vốn mua đất ở với tổng mức dư nợ là 92.135 tỷ đồng. Đã xây 2 ngôi nhà tình nghĩa với kinh phí 25 triệu đồng, huy động đóng góp của các nhà hảo tâm 194,5 triệu đồng để hỗ trợ 223 hộ gia đình ở các vùng ngập lũ. Ngoài ra, tỉnh đã cấp 555 tấn gạo hỗ trợ các hộ gia đình ở các vùng sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. 2.127 Về y tế, đã cấp 112.638 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ phẫu thuật đục thủy tinh thể cho 100 người nghèo và khám chữa bệnh miễn phí cho 206 người cao tuổi.

2-46

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.2.25 Thu nhập của hộ gia đình và tỷ lệ hộ nghèo theo huyện/thị

Số hộ gia đình

Vùng KTTĐ

TX Tân An

Đô thị

Bến Lức Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Vùng ĐTM

Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa

Vùng Hạ

Châu Thành Tân Trụ

Thu nhập bình quân của hộ GĐ (000 đồng/tháng) Hộ làm NôngHộ phi Hộ lâmnông Tổng kiêm ngư nghiệp nghiệp

Tỷ lệ hộ nghèo (%) Nông-lâmngư nghiệp

Hộ kiêm

Phi nông nghiệp

Tổng

23.228

2.652

3.988

3.857

3.652

9,4

3,8

4,7

5,4

Nông thôn

8.399

2.791

3.587

3.264

3.043

15,2

13,5

9,7

13,7

Đô thị Nông thôn Đô thị

4.355 26.728 9.065

2.400 2.264 2.020

3.600 2.919 3.082

4.800 2.813 4.586

4.582 2.496 3.871

0,8 6,6 9,2

3,9 5,4 10,9

4,7 6,8 3,3

4,8 6,9 5,5

Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị

44.769 3.174 37.631 2.873 37.252 1.359 11.126 2.507 10.071 4.249 12.510 1.477

1.958 2.900 2.538 2.000 3.618 4.200 3.658 4.860 4.871 4.895 5.247 3.000

3.078 3.800 3.081 4.000 5.184 5.000 3.894 5.310 4.968 4.720 6.144 3.200

3.627 5.500 3.818 6.000 4.221 4.500 3.681 5.520 5.588 5.890 5.466 3.700

2.717 4.885 2.960 5.600 4.134 4.615 3.691 5.361 4.926 5.530 5.581 3.533

13,0 1,7 10,2 25,4 11,5 18,2 27,9 15,8 11,7 15,2 14,8 75,5

2,6 15,9 4,5 4,6 11,4 2,5 29,6 4,4 9,2 18,0 23,0

2,6 7,1 6,5 3,2 13,8 19,2 0,8 0,0 10,9 33,1 20,0

7,0 9,8 7,7 4,8 12,0 7,6 27,8 3,8 10,6 10,7 16,6 13,1

Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị Nông thôn

17.734 1.502 11.362 1.584 15.254 3.897 15.862 26.176 1.659 14.874

4.910 2.000 1.709 6.000 5.031 2.000 2.123 3.102 2.800 2.580

5.397 2.500 1.789 5.000 4.997 3.000 3.298 3.405 3.400 2.998

5.545 2.700 1.872 13.000 7.258 4.500 3.695 6.734 4.000 4.083

4.984 2.192 1.736 7.117 5.226 3.686 2.511 3.786 3.183 2.797

16,9 20,0 17,1 21,9 34,5 27,4 8,1 9,8 6,8 8,8

21,1 16,0 16,4 4,7 16,3 0,0 2,6 5,9 8,9 7,0

2,5 12,0 11,5 4,9 10,9 0,0 3,9 0,2 0,6 3,3

16,1 18,0 16,4 11,2 25,7 7,9 6,6 7,9 5,0 8,0

Nguồn: Khảo sát xã/phường của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Hình 2.2.6 Nguồn thu nhập của KVĐT

Hình 2.2.7 Nguồn thu nhập của KV nông thôn 0%

20%

40%

60%

80%

Tân An n c Đưc a n Đư c n c Tân ưng nh ưng c a Tân nh nh a Đ c Huê a Châu nh Tân Tru

Nông-lâm-ngư ng

2-47

p

n

p

Phi NN

100%

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nguồn: Khảo sát xã/phường của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Tân An n c Đ c a n Đư c n c Tân ưng nh ưng c a Tân nh nh a Đ c Huê a Châu nh Tân Tru Nông-lâm-ngư ng

p

n

p

2.128 Đối với người tàn tật, hiện chưa có hỗ trợ cụ thể về giáo dục, đào tạo, trừ giáo dục tiểu học. Hiện cũng chưa có chương trình khuyến khích sử dụng lao động là người tàn tật. Tuy nhiên, người tàn tật có thể vay vốn ưu đãi để tự kinh doanh. Những doanh nghiệp có trên 51% lực lượng LĐ là người tàn tật cũng được phép vay vốn ưu đãi.

Phi NN

2.129 Một số kết quả phân tích đánh giá công tác giảm nghèo được tổng hợp trong Bảng 2.2.26. Bảng 2.2.26 Kết quả phân tích đánh giá tình hình Nhận định

Vấn đề đặt ra

Giải pháp

 Nguồn thu nhập của phần lớn hộ dân của tỉnh là từ lĩnh vực nông nghiệp (đặc biệt là ở khu vực nông thôn)

 Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống của các hộ gia đình và nền kinh tế

 Tỷ lệ nghèo của tỉnh còn cao ở khu vực nông thôn

 Do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp nên sẽ khó cải thiện tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh



 Tỉnh có chương trình giảm nghèo toàn diện

 Chương trình đem lại lợi ích cho nhiều đối tượng. Trợ cấp cho nhiều người gặp khó khăn và đối tượng chính sách.







 

Cần triển khai các chương trình tăng năng suất nông nghiệp nhằm cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình. Công nghiệp hóa nông nghiệp được xem là một phần mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh. Cùng với các giải pháp nêu trên, cần xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa. Cần mở rộng và thể chế hóa chương trình cho vay vốn với các điều khoản cho vay dễ dàng. Cần đảm bảo các chương trình y tế cho người ngèo và người cao tuổi. Đào tạo nâng cao tay nghề cho người vô gia cư để họ tự tìm kế sinh nhai

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

6 An ninh và quốc phòng 2.130 Long An có chung 133 km đường biên giới với Campuchia, Các huyện biên giới của tỉnh là Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa và Đức Huệ (với khoảng 20 xã/thị trấn). Dân số của các xã/thị trấn biên giới này vào khoảng 80.000 người đến 90.000 người. Hạ tầng kinh tế-xã hội và dịch vụ công cộng của các xã/thị trấn này vẫn còn kém và chưa đạt mức trung bình của tỉnh. 2.131 2 tỉnh của nước bạn Camphuchia nằm dọc biên giới với Long An là tỉnh Svay Riêng (các huyện Chanh-Tria, Kông-Pông-Rồ và Svây-Riêng) và tỉnh Praveng (huyện Congpontàpéc). Tổng dân số của các khu vực này là 30.000 người. Nền kinh tế của các tỉnh này vẫn đang phát triển và còn nghèo. 2.132 Tỉnh có 5 cửa khẩu biên giới là Tho Mo – Đức Huệ, Bình Hiệp – Mộc Hóa, Vàm Đơn – Vĩnh Hưng, Long Khốt – Vĩnh Hưng và Kênh 28 – Vĩnh Hưng. Ngoài ra, còn có 5

2-48

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

địa điểm trao đổi hàng hóa gồm Voi Đình, Gốc Rinh (huyện Đức Huệ), Tà Lốt (huyện Mộc Hóa), Rạch Chanh, Tàu Nú và Cây Trâm Đổ (huyện Vĩnh Hưng). 2.133 Mặc dù thủ tục xuất nhập cảnh ở cả 2 phía không quá phức tạp đối với người dân, tuy nhiên các khu vực cửa khẩu chưa có đầy đủ trang thiết bị và công trình cần thiết. Do đó, du lịch qua biên giới chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, Long An đã đầu tư nâng cấp cửa khẩu Bình Hiệp thành cửa khẩu quốc tế. Cần khai thác và tăng cường lợi thế kết nối này. 2.134 Buôn lậu qua biên giới đã và đang là một vấn đề phức tạp cần được giải quyết. Buôn lậu không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế (ngành sản xuất) của cả 2 nước mà còn ảnh hưởng tới an ninh, đặc biệt là các huyện ở khu vực biên giới. An ninh và quốc phòng đã được tăng cường theo Nghị định 40/CP và Nghị định 19/CP. Tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng bên phía Campuchia để giải quyết các vấn đề biên giới, giữ gìn an ninh và trật tự công cộng. 2.135 Mặt khác, các nhiệm vụ quốc phòng đã được thực hiện tốt, đặc biệt là việc tuyển quân và các chương trình huấn luyện chiến sỹ. Số thanh niên nhập ngũ đạt 100% mục tiêu đặt ra, gồm 2,8% đảng viên và 96,2% đoàn viên (gồm 10,13% tình nguyện viên). Hệ thống quốc phòng được củng cố và tăng cường năng lực quốc phòng ở cấp cơ sở. 2.136 Nghị định 13 và 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, tổ chức lại các sở, ngành và ban ngành chuyên môn cấp huyện đã được thực hiện với cán bộ công chức theo kế hoạch phân công năm 2008. Hơn nữa, việc thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính được thực hiện liên tục ở tất cả các cấp. “Chính sách một cửa” đã được cán bộ hành chính triển khai thực hiện trong xử lý đăng ký kinh doanh/đầu tư, đăng ký, kê khai thuế, đăng ký con dấu, cấp phép xây dựng và quản lý đất đai. Chương trình “làm việc vào ngày thứ 7” cũng đã được thực hiện. Ngoài ra, công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng cũng được thực hiện tốt ở tất cả các sở, ngành của tỉnh, huyện và thị trấn. 2.137 Ủy ban phòng chống tham nhũng cấp tỉnh và các cơ quan hỗ trợ đã được tăng cường để chuẩn bị kế hoạch hành động và thành lập các đoàn thanh tra theo Nghị quyết của Trung ương Đảng lần thứ 3. Năm 2008, 92 lượt thanh tra KT-XH phát hiện 4 trường hợp tham nhũng với tổng giá trị 263.310.000 đồng và 31.633 m2 đất nông nghiệp, thu hồi 263.810.000 đồng và 31.633 m2 đất. Các trường hợp vi phạm đã bị xử lý hành chính, cảnh cáo nghiêm khắc hoặc chuyển cho cơ quan điều tra xử lý. Các vụ tham nhũng mới phát hiện đang trong quá trình điều tra, tổng giá trị thu hồi đạt khoảng 1 tỷ đồng. Bảng 2.2.27

Kết quả phân tích đánh giá tình hình quốc phòng và an ninh

Đánh giá

Vấn đề đặt ra/hệ quả

Giải pháp

 Hạ tầng ở cả 2 phía biên giới còn nhiều yếu kém

 Sự kết nối giữa các tỉnh vùng biên của hai nước kém

 Buôn lậu qua biên giới

 Đe dọa an ninh chung và ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực sản xuất của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung

 Phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao (thông qua con đường ngoại giao) để tăng cường quan hệ qua biên giới với Camphuchia phục vụ phát triển kinh tế và hạ tầng.  Phối hợp với Bộ Công an và tăng cường tuần tra biên giới.  Thiết lập hệ thống thủ tục hải quan – nhập cư – kiểm dịch – an ninh của tỉnh trên cơ sở phối hợp với Campuchia.

 Nỗ lực phòng chống tham nhũng  Công chức nhà nước thực hiện kê khai tài sản và thu nhập.

 Cải thiện công tác quản lý

 Hệ thống “một cửa” được áp dụng

 Cải thiện hình ảnh tích cực và tăng lòng tin vào nhà nước  Thúc đẩy và hoàn thiện các

2-49

 Tỉnh cần tiếp tục các nỗ lực phòng chống tham nhũng và tăng cường các đoàn kiểm tra.  Thường xuyên cập nhật báo cáo thu nhập và tài sản của cán bộ công chức của tỉnh, huyện/thị và xã phường.  Nâng cao ý thức của hệ thống đối với khu

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ trong đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng và quản lý sử dụng đất

thủ tục của các hoạt động kinh tế

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-50

vực tư nhân  Nâng cao hiệu quả của hệ thống và củng cố các ban ngành chức năng.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Sử dụng đất

2.3

1) Phân loạiHiện trạng sử dụng đất 2.134 Đất đai của Việt Nam nhìn chung được phân thành đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng; các loại đất này được phân loại chi tiết hơn như sau: Bảng 2.3.1 Phân loại sử dụng đất theo mục đích sử dụng của Bộ TNMT Loại đất

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp Đất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất làm muối

Đất nông nghiệp khác

Đất ở

Đất chuyên dùng

Đất phi nông nghiệp

Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Đất phi nông nghiệp khác

Đất bằng chưa sử dụng Đất chưa sử dụng

Đất đồi núi chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây Đất có mặt nước ven biển

Đất mặt nước ven biển

Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

Mô tả Bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi ; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. Đất rừng phòng hộ bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.Đất rừng đặc dụng bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng. Đất nuôi trồng thuỷ sản bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuât nông nghiệp. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là đất xây dựng trụ sở của cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức kinh tế và đất xây dựng các công trình sự nghiệp. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm đất khu công nghiệp; đất cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ. Đất có mục đích công cộng bao gồm đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông`, đất cơ sở văn hoá, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục - đào tạo, đất cơ sở thể dục - thể thao, đất cơ sở nghiên cứu khoa học, đất cơ sở dịch vụ xã hội, đất chợ, đất di tích lịch sử văn hoá, đất danh lam thắng cảnh, đất bãi thải, xử lý chất thải. Đất tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm đất tôn giáo và đất tín ngưỡng. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là đất để làm nơi mai táng tập trung Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng bao gồm: đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và đất có mặt nước chuyên dùng. Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại, nhà tạm (không phải là nhà ở) để người lao động sử dụng tại các trang trại ở nông thôn; đất để xây dựng cơ sở sản xuất dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp tại đô thị như xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt (kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất), xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên. Là đất chưa sử dụng trên vùng đồi, núi. là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây. Là đất mặt biển ngoài đường mép nước, không thuộc địa giới hành chính của tỉnh, đang được sử dụng; bao gồm đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản, đất mặt nước ven biển có rừng, đất mặt nước ven biển có mục đích khác. Là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính đang có rừng ngập mặn. Là đất có mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính đang sử dụng làm nơi tắm biển, du lịch biển, nơi neo đậu tầu thuyền, nơi thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản biển.

2-50

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

2.194 Nguồn : Thông tư 08/2007/TT-BTNMT

2-51

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

2.195 Hiện trạng sử dụng đất 2.1962.134 Tính đến năm 200710, Đđất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn năm 2007 (82,780,5%), trong đó 6668,9% đất sản xuất nông nghiệp, 14,29,8% đất lâm nghiệp và 1,69% đất nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 16,619,5%, trong đó 45,3% là đất ở. Bảng 2.3.1 so sánh các loại đất vào năm 20057, và năm 20057 và 2010. Số liệu cho thấy thấy xu hướng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa đang được chuyển đổi thành đất đô thị, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. 2.1972.135 Đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa. Trong tổng số 300.563 297 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm 2508.640847 ha (chiếmu 55,857,6% tổng diện tích đất). 2.1982.136 Mặt khác, đất phi nông nghiệp lại giảm dầncó xu hướng tăng liên tục, chủ yếu dành cho các mục đích phát triển các khu dân cư, các công trình công cộng và đất phi nông nghiệp khác. Xu hướng này là do đô thị hóa và công nghiệp hóa, dự kiến các tác động sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong tương lai.

2-52

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Bảng 2.3.1 Tình hình sử dụng đất của tỉnh Long An, năm 2005, 2007 và 2010 2005 Type of Land-usPhân loại theo mục đích sử dụng đấte

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất trồng lúa

Đất trồng cây hàng năm

Đất chuyên canh cây lúa Đất còn lại Tổng phụ

Đất trồng cây ngắn ngày khác Đất trồng cây lâu năm

Đất lâm nghiệp

Diện tích (ha)

230.961

53,4

228.535

2010– 2005 Diện tích Tỷ trọng Diện tích (ha) (%) (ha)

Tỷ trọng (%) 53,0

231.538

51,5

577

23.323

5,4

22.105

5,1

27.336

6,1

4.013

289.617

66,9

250.640

58,1

258.874

57,6

-30.743

35.333

8,2

35.021

8,1

33.285

7,4

-2.048

14.561

3,4

14.902

3,5

17.138

3,8

2.577

70,3

300.563

69,7

309.297

68,9

5.119

Đất rừng sản xuất

65.182

15,1

61.915

14,3

40.382

9,0

-24.800

Đất rừng phòng hộ

1.536

0,4

1.536

0,4

1.616

0,4

80

Đất rừng chuyên dụng Tổng phụ

Đất nuôi trồng thủy sản

0

0

0

0,0

2.000

0,4

2.000

66.718

15,4

63.451

14,7

43.999

9,8

-22.719

6.893

1,6

7.366

1,7

8.417

1,9

1.524

Đất nông nghiệp khác

219

0,1

219

0,1

12.436

2,8

12.217

Tổng đất nông nghiệp

378.008

87,4

371.600

86,1

361.837

80,5

-16.171

14.475

3,3

15.492

3,6

20.891

4,7

6.416

Đất ở nông thôn Đất ở

Đất ở đô thị

2.030

0,5

2.268

0,5

3.000

0,7

970

16.505

3,8

17.760

4,1

23.891

5,3

7.386

343 389

0,1 0,1

462 358

0,1 0,1

382 806

0,1 0,2

39 417

Khu công nghiệp

2.445

0,6

5.178

1,2

8.235

1,8

5.790

Đất cơ sơ SX-KD

1.244

0,3

1.691

0,4

1.969

0,4

725

99

0,02

101

0,02

353

0,1

254

Tổng phụ

3.788

0,9

6.970

1,6

10.557

2,3

6.769

Đất GTVT

10.198

2,4

10.750

2,5

12.117

2,7

1.919

Đất thủy lợi

Tổng phụ Đất công trình sự nghiệp Đất quốc phòng an ninh

Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

2010

304.178

Tổng phụ

Đất nông nghiệp

2007

Đất chuyên dùng

Đất cho mục đích công cộng

Đất phi nông nghiệp khác

20.163

4,7

19.946

4,6

14.822

3,3

-5.341

Đất thông tin năng lượng

3

0

5

0

49

0,01

46

Đất cơ sở VH

66

0,02

163

0,04

1.109

0,2

1.043

Đất cơ sở y tế

76

0,02

86

0,02

72

0,02

-4

519

0,1

544

0,1

806

0,2

287

83

0,02

105

0,02

294

0,1

211

43

0,01

49

0,01

54

0,01

11

207

0,05

114

0,03

118

0,03

-89

Đất cơ sở giáo dục Đất cơ sở thể dục thể thao Đất chợ Đất di tích. thắng cảnh Đất bãi thải Tổng phụ

Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang Đất sông suối, mặt nước chuyên dụng

60

0,01

1.560

0,4

1.822

0,4

1.762

31.418

7,3

33.322

7,7

31.264

7,0

-154

193

0,04

195

0,05

233

0,1

40

1.055

0,2

1.092

0,3

1.081

0,2

26

14.119

3,3

14.145

3,3

19.126

4,3

5.007

Đất phi nông nghiệp khác

112

0,03

112

0,03

50

0,01

-62

Tổng đất phi nông nghiệp

51.417

11,9

56.656

13,1

87.391

19,5

35.974

3.309

0,8

3.223

0,7

0

0,0

-3.309

432.734

100

431.479

100

449.228

100.0

16.494

Đất chưa sử dụng Tổng diện tích đất tự nhiên

2-53

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng Nguồn: QH Sử dụng đất, Sử dụng tài nguyên đất 2010

2005 Loại đất

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất trồng cây hàng năm

Đất trồng lúa

2007– 2005

2007 Tỷ trọng (%)

Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

Diện tích (ha)

Đất chuyên canh lúa

230.961

53,4

228.535

53,0

-2.426

Đất trồng lúa còn lại

23.323

5,4

22.105

5,1

-1.218

289.617

66,9

250.640

58,1

-38.977

35.333 14.561 304.178 51.368 13.994 65.182 0 1.536 0 1.536 66.718 6.893 219 378.008 14.475 2.030 16.505 343 389 2.445 1.244 99 3.788 10.198 20.163 3 66 76 519 83 43 207 60 31.418 193 1.055 14.119 112 51.417 3.309 432.734

8,2 3,4 70,3 11,9 3,2 15,1 0,4 0,4 15,4 1,6 0,1 87,4 3,3 0,5 3,8 0,1 0,1 0,6 0,3 0,02 0,9 2,4 4,7 0,00 0,02 0,02 0,1 0,02 0,01 0,05 0,01 7,3 0,04 0,2 3,3 0,03 11,9 0,8 100

35.021 14.902 300.563 56.171 5.744 61.915 0 1.521 15 1.536 63.451 7.366 219 371.600 15.492 2.268 17.760 462 358 5.178 1.691 101 6.970 10.750 19.946 5 163 86 544 105 49 114 1.560 33.322 195 1.092 14.145 112 56.656 3.223 431.479

8,1 3,5 69,7 13,0 1,3 14,3 0,4 0,00 0,4 14,7 1,7 0,1 86,1 3,6 0,5 4,1 0,1 0,1 1,2 0,4 0,02 1,6 2,5 4,6 0,00 0,04 0,02 0,1 0,02 0,01 0,03 0,4 7,7 0,05 0,3 3,3 0,03 13,1 0,7 100,0

-312 341 -3.615 4.803 -8.250 -3.267 0 -15 15 0 -3.267 473 0 -6.408 1.017 238 1.255 119 -31 2.733 447 2 3.182 552 -217 2 97 10 25 22 6 -93 1.500 1.904 2 37 26 0 5.239 -86 -1.255

Tổng phụ

Đất trồng cây ngắn ngày khác Đất trồng cây lâu năm Tổng phụ Đất có rừng sản xuất tự nhiên Đất rừng Đất rừng sản xuất khác Đất nông sản xuất Tổng phụ nghiệp Đất có rừng phòng hộ tự nhiên Đất lâm nghiệp Đất trồng rừng phòng hộ Đất rừng phòng hộ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ Tổng phụ Tổng phụ Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Tổng đất nông nghiệp Đất ở nông thôn Đất ở Đất ở đô thị Tổng phụ Đất công trình sự nghiệp Đất quốc phòng và an ninh Đất khu công nghiệp Đất phi nông Đất cơ sở SX-KD nghiệp Đất phi NN khác Tổng phụ Đất GTVT Đất thủy lợi Đất chuyên dùng Đất thông tin, năng lượng Đất phi nông Đất cơ sở VH nghiệp Đất phục vụ Đất cơ sở y tế mục đích Đất cơ sở giáo dục công cộng Đất cơ sở thể dục thể thao Đất chợ Đất di tích, thắng cảnh Đất bãi thải Tổng phụ Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác Tổng đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Tổng diện tích đất tự nhiên

2-54

Diện tích (ha)

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Nguồn: QH Ssử dụng đất của Sở TNMT Long An Hình 2.3.1 Tình hình sử dụng đất của tỉnh Long An năm 2002

Nguồn: Sở TNMT Long An

Hình 2.3.2 Tình hình sử dụng đất của tỉnh Long An năm 2007

2-55

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Nguồn: Sở TNMT Long An

2-56

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

(1) Đất nông nghiệp 2.1992.137 Hình 2.3.3 cho biết sự thay đổibiến động diện tích đất trồng lúa của tỉnh. Diện tích sản xuất2 vùng canh tác lúa chính của tỉnh Long An được chia thành 2 vùng là vùng Đồng Tháp Mười và vùng Hạ. Vùng Hạ có địa thế khá cao và ít khi bị ngập lụt, có thể khai thác phục vụ sản xuất 2-3 vụ lúa/năm trong khi vùng Đồng Tháp Mười thường bị ngập lụt 4-5 tháng/năm nên sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn hơn. (a) Vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và vùng Hạ: Diện tích đất trồng lúa giảm còn 9.580 ha. Diện tích đất trồng lúa của vùng này là 9.580 ha gồm5 huyện là Tân An, Châu Thành, Bến Lức, Cần Giuộc, và Cần Đước, Tân Trụ giảm trong khi diện tích đất trồng lúa của 3 huyện Tân Trụ, Thủ Thừa và Đức Hòa lại tăng. (b) Vùng Đồng Tháp Mười: Diện tích đất trồng lúa đã tăng lên 13.353 ha trong giai đoạn 1996 – 2005 do xây dựng các tuyến đê bao ngăn lũ. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm 5.546 ha ở huyện Thạnh Hóa và Vĩnh Hưng trong khi lại tăng 18.899 ha ở các huyện Đức Huệ, Tân Thành, Mộc Hóa và Tân Hưng. (2) Đất nuôi trồng thủy sản 2.2002.138 Hình 2.3.4 cho thấy diện tích đất nuôi trồng thủy sản khá hạn chế. Đất nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở ven các con sông lớn gần cửa sông. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 7.366 ha, tăng so với diện tích trước đây là 6.893 ha. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,6% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Hình 2.3.3 Phân bố đất nông nghiệp của tỉnh Long An năm 2007

Chú giải Diện tích nông nghiệp

Dtích trồng lúa Dtích trồng cỏ Cây hàng năm Cây lâu năm NN phục vụ đô thị

Nguồn: Sở TNMT Long An

2-57

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Hình 2.3.4 Phân bố đất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Long An năm 2007

Chú giải Đất nuôi trồng TS

Nguồn: Sở TNMT Long An

(3) Đất lâm nghiệp 2.2012.139 Chỉ có Tp. Tân An và các huyện Tân Trụ, Châu Thành là không có đất rừng. Đất rừng của tỉnh chủ yếu tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, chiếm 8590,3,53% tổng diện tích đất rừng của toàn tỉnh. Vùng Đồng Tháp Mười là khu vực ngập lụt, phù hợp cho phát triển các rừng ngập nướcđước. Diện tích đất rừng sản xuất của vùng chiếm 88,8490,7% tổng diện tích đất rừng sản xuất của toàn tỉnh. Ngược lại, diện tích đất rừng phòng hộ của vùng Hạ vào khoảng 85 ha, chiếm 70,985,54,4% tổng diện tích đất rừng phòng hộ của toàn tỉnh, chủ yếu ở hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc.. Tại vùng Đồng Tháp Mười, Rrừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở các huyện Cần Giuộc và Cần Đước. Trong vùng Đồng Tháp Mười, chỉ có huyện Đức HuệThạnh Hóa, Tân Thạnh và Mộc Hóa có rừng phòng hộ (xem Hình 2.3.5). (a) Vùng HạKTTĐ: Diện tích đất rừng sản xuất tăng 14,1%/năm trong giai đoạn 19962006, chủ yếu ở các huyện Bến Lức và Thủ Thừa. Năm 2007, huyện Cần Đước chỉ có 42,6 ha rừng phòng hộ, huyện Đức Hòa có 582,2 ha rừng sản xuất và 7,2 ha rừng phòng hộ. (b) Vùng Đồng Tháp Mười: Diện tích rừng sản xuất đã tăng nhanh từ 30.809 ha năm 1996 lên 59.827 ha năm 2005 (tăng 6,9%/năm) do hiệu quả kinh tế cao từ trồng rừng tràm trong giai đoạn 2000 – 2005, đặc biệt là ở các huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng và Mộc Hóa. Rừng phòng hộ Chỉ chỉ có ở huyện Đức Huệ có rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu dọc biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia.

2-58

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Hình 2.3.5 Phân bố đất lâm nghiệp của tỉnh Long An năm 2007

Chú giải Đất rừng Rừng sản xuất Rừng phòng hộ

Nguồn: Sở TNMT Long An

(4) Đất phi nông nghiệp 2.2022.140 Quỹ đất ở đang tăng do tăng trưởng dân số. Diện tích đất ở chỉ chiếm 2,4% tổng diện tích tự nhiên năm 2000 nhưng đã tăng lên 3,7% năm 2005 và 4,15,3% năm 2007. Đất ở đô thị chỉ tăng 0,4% trong giai đoạn 2000 – 2005 trong khi đất ở nông thôn đã tăng nhanh, từ 2,1% năm 2000 lên 3,2% năm 2005. Xu hướng tương tự cũng diễn ra trong giai đoạn 2005- 2007. Điều này cho thấy đô thị hóa đang diễn ra mạnh hơn ở các vùng nông thôn chứ không phải ở các vùng đã đô thị hóa (xem Hình 2.3.6). Sự gia tăng đất ở tại nông thôn còn do phát triển các khu tái định cư để di dời các hộ gia đình trong vùng ngập lũ. 2.2032.141 Theo QHTT phát triển đô thị của tỉnh Long An đến năm 2020, tiêu chuẩn đất ở của tỉnh như sau: (i) Đất ở đô thị

: 55 m2/người.

(ii) Đất xây dựng đô thị : 85 m2/người. (iii) Đất ở nông thôn

: 400 m2/người.

2.2042.142 Tổng diện tích đất ở của tỉnh là 17.760 ha, dân số 1,4 triệu người, diện tích đất ở bình quân sẽ là 127 m2/người. Diện tích đất ở bình quân đầu người tăng do phát triển các khu tái định cư để di dời các hộ gia đình khỏi khu vực ngập lụt và do thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là ở vùng Hạ. Diện tích đất ở của các huyện Mộc Hóa, Thủ Thừa và Cần Giuộc cũng tăng.

2-59

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

2-60

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Hình 2.3.6 Phân bố đất ở đô thị và nông thôn của tỉnh Long An

Chú giải Đất ở đô thị Đất ở nông thôn Đất ở khác

Nguồn: Sở TNMT Lon g An

(5) Đất chuyên dùng 2.2052.143 Tổng diện tích đất chuyên dùng của tỉnh Long An là 41.112 ha, chiếm 9,2% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất chuyên dùng gồm: (a) Đất quốc phòng và an ninh: Diện tích đất quốc phòng và an ninh khá ổn định. (b) Đất sản xuất phi nông nghiệp: Bao gồm đất các khu công nghiệp, đất các cơ sở kinh doanh và đất sản xuất phi nông nghiệp khác. Đất sản xuất phi nông nghiệp đã và đang tăng nhanh do đô thị hóa và công nghiệp hóa. (c) Đất công cộng: Bao gồm đất xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình cung cấp dịch vụ công cộng. Diện tích đất công cộng đang tăng do nhu cầu phát triển của tỉnh. (d) Các loại đất phi nông nghiệp khác: Bao gồm đất công trình tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang, sông hồ và mặt nước chuyên dùng. Diện tích đất này cũng đang tăng. (6) Các khu công nghiệp 2.144 Các khu công nghiệp được phát triển nhanh ở nhiều khu vực trong tỉnh theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2010, tỉnh có 23 khu công nghiệp với tổng diện tích là 9.744,51 ha. Tuy nhiên, trong số này có 3 khu công nghiệp hiện chưa được xây dựng (xem hình 2.3.7). 2.2062.145 Mặc dù các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Đức Hòa nhưng có một số khu phân bố ở các vùng khác. Khi phát triển xong tất cả các khu công nghiệp, các khu công nghiệp có thể gây ra nhiều vấn đề môi trường và giao thông ở khu vực xung quanh nếu không có các biện pháp đối phó phù hợp như đường tiếp cận tốt, các biện pháp phòng chống ô nhiễm, v.v. Tuy nhiên, nếu các khu/cụm công nghiệp phân bố

2-61

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

rải rác, sẽ gây khó khăn cho phát triển hạ tầng và công trình tiện ích một cách hiệu quả.

2-62

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Hình 2.3.7 Vị trí các khu công nghiệp của tỉnh Long An năm 200910

2-63

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

Chú giải Nhà máy, xí nghiệp Khu công nghiệp Cụm công nghiệp Ranh giới tỉnh Ranh giới huyện/thị Ranh giới phường/xã

Nguồn: Sở Công thương

Nguồn: Sở Công thương và Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Long An

2) Vấn đề chính 2-64

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạng

2.146 Kiểm soát và quản lý hiệu quả sử dụng đất để tỉnh phát triển bền vững là vấn đề then chốt. Phát triển đất hiện nay diễn ra chưa theo quy hoạch. Các khu, cụm công nghiệp phát triển ở nhiều khu vực khác nhau mà thiếu sự kết nối và phối hợp; phát triển nhà ở và công trình thương mại thường bám theo các tuyến đường, thiếu quy hoạch hợp lý trong khi phát triển dọc sông lại thiếu các biện pháp kiểm soát phù hợp và chưa có biện pháp đáp ứng tình trạng phát triển mở rộng của TPHCM, v.v. Dự kiến áp lực phát triển trong tương lai sẽ tăng mạnh nên cần thiết lập chính sách sử dụng đất hiệu quả để bảo vệ đất nông nghiệp cơ bản, tăng cường chủ động phòng chống thiên tai, cải thiện môi trường, nâng cao giá trị kinh tế của đất và thúc đẩy sử dụng nguồn tài nguyên đất hạn chế một cách hiệu quả trong tỉnh.

2-65

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.4

Lĩnh vực kinh tế

2.4.1 Tổng quan 2.147 Nội dung rà soát lĩnh vực kinh tế tỉnh Long An bao gồm các ngành nông nghiệp, thương mại, công nghiệp và du lịch. Sự phát triển kinh tế của Long An, xét về tổng sản phẩm nội vùng (GDP) hàng năm, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2002 – 2010 (xem Bảng 2.4.1). Tuy nhiên tốc độ này giảm mạnh vào năm 2009 do suy thoái kinh tế toàn cầu. Bảng 2.4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Long An 2001-2010 (%) 2001

2002

6,6

2003

10,1

9,4

2004

2005

2006

ơ

[

9,6

10,7

2007

11,1

2008

2010 (ước)

2009

ơ

ơ

ơ

13,5

14,0

7,6

12,6

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An, năm 2010

2.148 Mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996-2000 là 7,6%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 12 – 13% tại Đại hội Đảng bộ lần VI của tỉnh Long An (xem Bảng 2.4.2). Kết quả này là do Long An bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế châu Á cuối năm 1997, đầu năm 1998. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã bị ngưng lại. Trong giai đoạn 2001-2005, mặc dù tốc độ tăng GDP của Long An đạt 9,4% nhưng vẫn còn thấp và có nhiều dấu hiệu thiếu ổn định, ví dụ như chi phí sản xuất cao dẫn đến tính cạnh tranh hàng hóa thấp và năng suất thấp. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 – 2010 theo ước tính đạt 11,7% do Việt Nam lúc này cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. 2.149 Sự thay đổi đáng kể nhất trong cơ cấu kinh tế tỉnh Long An là tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm và công nghiệp gia tăng (xem Bảng 2.4.3). Sự thay đổi này cho thấy tỉnh Long An vẫn đang trong giai đoạn CNH-HĐH vì chỉ khi ngành công nghiệp phát triển mạnh thì ngành dịch vụ mới có thể phát triển tốt hơn. 2.150 Trong khi tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh giảm thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ mới xuất hiện từ năm 1995 ở mức 1,1%) đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh vào năm 2010 (xem Bảng 2.4.2 và Bảng 2.4.3). Bảng 2.4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP1) theo khu vực kinh tế & đầu tư (%/năm)

Ngành kinh tế

Ngành đầu tư

Nông Nghiệp Công Nghiệp Dịch Vụ Tổng Quốc doanh Ngoài quốc doanh 2)

Nước ngoài Tổng

1996– 2000 5,6 14,1 7,3 7,6 5,9

2001– 2005 6,0 17,0 8,6 9,4 7,3

06–'10 (ước) 4,1 21 11,24 11,7 9,0

01–'10 (ước) 5,1 18,9 9,9 10,5 7,8

6,0

7,7

9,2

8,3

60,6 7,6

22,5 9,4

21,3 11,7

22,5 10,5

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An, 2010 1) giá cố định 1994 2) gồm cả KV tư nhân, tập thể/HTX & hộ gia đình.

2-59

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.3 Tỷ trọng GDP1) của Long An theo ngành đầu tư (%) ơ

1995

2000

ơ

ơ

Công Nghiệp [

Dịch Vụ ơ

2008

Quốc doanh

Ngành

56,3

48,1

42,6

34,3

30,9

[

ơ

ơ

[

ơ

15,6

22,5

27,9

39,1

41,7

ơ

[

ơ

ơ

28,1

29,4

26,6

27,4

29,5

ơ

100

100

100

100

ơ

ơ

ơ

ơ

20,7

18,7

17,6

23,1

ơ

Ngoài quốc doanh

2010 (ước)

ơ

ơ

Tổng

đầu tư

2005



Nông Nghiệp

Ngành kinh tế

ơ

100

13,1

ơ

78,2

71,6

Ơ

ơ

69,3

53,2

59,9 ơ

Nước ngoài

1,1

9,7

Tổng

100

100

13,1

23,7

27,0

100

100

100

Ơ

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An, 2010 1) giá cố định 1994 2) gồm cả KV tư nhân, tập thể/HTX & hộ gia đình

2.151 Nông nghiệp là ngành chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An, ngoại trừ ở vùng kinh tế trọng điểm. Có vẻ như GDP bình quân không mấy liên quan tới ngành kinh tế chính. Cụ thể như GDP bình quân ở huyện Bến Lức đạt mức cao nhất nhờ vào việc phát triển kinh tế công nghiệp thay vì nông nghiệp. Trong khi đó, tại Cần Giuộc ngành kinh tế chủ yếu là công nghiệp nhưng bình quân GDP lại thấp nhất. Và GDP bình quân ở Mộc Hóa đứng thứ hai với ngành chính là nông nghiệp, đây là ngành kinh tế đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của huyện. Bảng 2.4.4 Tổng giá trị GDP và ngành kinh tế chính theo huyện, 2009

Tân An Vùng KTTĐ Bến Lức Đức Hòa

GDP (Triệu đồng)

Mức GDP bình quân (Nghìn đồng)

4.205.000

34.062,1

Công nghiệp

31.907,4 18.067,7

Công nghiệp Công nghiệp

3.939.000 2.396.125

Ngành chính

2-60

Sản phẩm chính Nước khoáng, hạt điều, gạo xuất khẩu Cây mía, nuôi gia súc Ngô giống, sữa tươi,

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,9 4,5 1,5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Vùng Đồng Tháp Mười

Vùng Hạ

Cần Đước

1.725.900

8.298,1

Nông nghiệp

Cần Giuộc

609.308

3.440,2

Công nghiệp

Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh

739.206 880.065 956.720 1.006.773

4.352,7 19.580,5 20.669,7 14.260,2

Thạnh Hóa

-

-

Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ

654.752 1.297.000 1.317.877 605.490

11.743,8 18.659,2 14.319,0 5.717,4

Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương Mại và Dịch Vụ Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp Nông nghiệp

thịt bò Thủy sản, lúa gạo, rau xanh, gia cầm Lúa gạo, gia súc, thủy sản, may mặc, giày da Lúa gạo Lúa gạo Lúa gạo, lợn, gia cầm

19,1

Lúa gạo

5,5

Thịt trâu Lúa gạo Thanh long Lúa gạo, tôm

6,7 5,1

3,0 2,5

Nguồn: Khảo sát Quận/huyện của Đoàn Nghiên cứu thực hiện năm 2009

2.4.2 Nông – Lâm – Ngư nghiệp (khu vực 1) 2.152 Tỷ trọng GDP của khu vực I được thể hiện trong Bảng 2.4.5. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất kể từ năm 2000. Xét về tỷ trọng tăng trưởng trong khu vực 1 thì lâm nghiệp và ngư nghiệp đều giảm trong khi ngành nông nghiệp tăng. Bảng 2.4.5 Tỷ trọng GDP của khu vực I tỉnh Long An theo từng chuyên ngành % Chuyên ngành

2000

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nông nghiệp

85,3

79,9

78,3

76,2

77,0

83,7

84,1

86,0

Lâm nghiệp

6,5

6,7

6,5

6,5

6,1

5,6

4,0

3,8

8,2

13,4

15,2

17,3

16,9

10,7

11,9

10,2

Ngư nghiệp

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2010

Bảng 2.4.6 Tốc độ tăng trưởng GDP của Khu vực I tỉnh Long An (%/năm) Chuyên ngành

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nông nghiệp

5,8

2,9

-1,1

5,5

10,2

4,52

8,68

Lâm nghiệp

4,7

1,5

1,4

-1,0

-1,9

1,1

-0,2

Ngư nghiệp

5,1

19,9

15,1

2,4

-11,7

4,3

-0,09

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2010

1) Giá trị tổng sản lượng và cơ cấu sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp 2.153 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông-lâm-ngư nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 cho thấy sự phát triển không ổn định của ngành từ mức tăng trưởng 6,5% năm 2005 xuống còn 1,2 – 4,6% giai đoạn 2006 – 2007 và tiếp tục giảm xuống 4,4% năm 2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành giai đoạn 2006 – 2010 đạt 4,6%/năm. 2.154 Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi (chuyên ngành nông nghiệp) cũng có xu hướng tăng trưởng tương tự trong giai đoạn này và đạt 10,4%/năm trong năm 2008 nhưng lại giảm xuống 4,5% năm 2009. Mặc dù giá trị sản xuất của ngành ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 28,8%/năm năm 2005 (do tăng diện tích nuôi

2-61

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

trồng thủy sản ở vùng Hạ) nhưng lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006 – 2010 do các vấn đề nêu trên. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2005 – 2010 của ngành lâm nghiệp đã giảm 0,1%/năm. 2.155 Cũng cần chú ý rằng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp chưa được đẩy mạnh. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn cao, chiếm tới 85,3% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành trong khi tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp lần lượt là 5,4% và 9,3% trong giai đoạn 2005-2010. Số liệu giá trị sản xuất của ngành nông-lâm-ngư nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 được tổng hợp trong Bảng 2.4.7. 2.156 Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, đạt 79,9% năm 2005 và 79,2% năm 2010 (theo giá hiện hành), trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi lần lượt là 15,0% và 15,9%. Số liệu thống kê về giá trị sản xuất của ngành trồng trọt giai đoạn 2005 – 2010 theo giá cố định năm 1994 cho thấy xu hướng phát triển không ổn định của ngành do điều kiện sản xuất không thuận lợi trong năm 2006 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân -5,88%/năm nhưng tăng trưởng của ngành tăng đáng kể đạt 8,85% năm 2007 và 10,49% năm 2010. Tương tự, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của ngành chăn nuôi trong phạm vi ngành nông nghiệp cũng tăng đáng kể, đạt mức 14,1%/năm giai đoạn 2005 – 2010. 2.157 Trong ngành trồng trọt, lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện vẫn còn thấp ở Long An, một số loại cây trồng chủ đạo luôn chiếm tỷ trọng cao. Bảng 2.4.7 Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp (2000-2009)

Giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 (tỷ đồng)

2010

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/ năm (06-10))

2005

2006

2007

2008

2009

4.324

4.283

4.509

4.979

5.204

5.655

251

246

249

247

-0,3

ơ

ơ

797

703

733

669

-0,6

6.186

6.571

4,6

[

Nông nghiệp ơ

Lâm nghiệp Ngư nghiệp

4,7

ơ

250 675

253 778

ơ

Tổng Cơ cầu ngành (%)

5.249

5.314

5.557

ơ

Nông nghiệp

5.928 ơ

84,5

83,6

84,0

87,1

84,1

86,0

Lâm nghiệp

6,9

6,8

5,4

4,0

3,7

3,8

Ngư nghiệp

8,6

9,6

10,6

8,9

9,0

10,2

100

100

100

100

ơ

Ơ3,8

ơ

Tổng

[

100

100

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2.158 Từ hiệu quả hoạt động của ngành này có thể rút ra một số kết luận sau: (i)

Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất: 80,5% trong tổng diện tích đất tự nhiên tính đến cuối năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007 – 2010 diện tích đất nông nghiệp đã giảm 10.465 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp tăng 5.975 ha, đất trồng lúa tăng 4.318 ha, đất lâm nghiệp giảm 17.235 ha; trong khi đó, đất nuôi trồng thủy sản tăng 899 ha, chủ yếu là do tăng diện tích nuôi thủy sản nước lợ và mặn.

(ii) Trong 4 năm (giai đoạn 2007- 2010): đất trồng cây hàng năm tăng 3.592 ha (riêng

2-62

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

đất trồng lúa tăng 4.318 ha) và đất trồng cây lâu năm (chủ yếu đất trồng cây ăn quả và các cây lâu năm khác) đã tăng thêm 2.383 ha. (iii) Đối với đất lâm nghiệp: đất rừng sản xuất giảm 19.316 ha trong khi đất rừng phòng hộ tăng 80ha và đất rừng đặc dụng tăng 2.000 ha. Chuyển dịch cơ cấu đất lâm nghiệp có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao bảo tồn môi trường sinh thái của rừng. Tuy số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và PTNT cho đến ngày 31/12/2008 có sự khác biệt nhưng cũng theo xu hướng tích cực trên (diện tích đất rừng đặc dụng đã được chuyển đổi lên tới 2.003 ha). Tuy nhiên, sự sụt giảm diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh Long An những năm qua và có thể trong thời gian tới là đáng lo ngại và cần được xem xét, đánh giá hiệu quả một cách tổng hợp, toàn diện, đảm bảo lợi ích cả về kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, để có được định hướng phát triển phù hợp và bền vững trong thời gian tới. Ở vùng Đồng Tháp Mười: hiện nay 01 ha tràm trồng 6 - 7 năm chỉ thu được dưới 25,0 triệu đồng (mức lãi 1 năm trồng tràm vào khoảng 1,0 triệu đồng) trong khi trồng lúa có mức lãi và thu nhập cao hơn trồng tràm. (iv) Mặc dù diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ có tăng dần trong giai đoạn 20072010 (tăng 899 ha), nhưng chưa phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (giá cố định 1994) của ngành thủy sản trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần, từ 15,3% xuống 4,3% (Bảng 2.4.8). Hiệu quả kinh tế mang lại từ ngành nuôi trồng thủy sản như vậy còn thiếu tính bền vững. Bảng 2.4.8 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Long An Diện tích (ha)

Hạng mục

07 - '10

2007

2008

2009

2010

254.736 83 33.748 288.567

254.736 83 33.748 288.567

254.736 83 33.748 288.567

258.874 350 32.935 292.159

4.318 267 -813 3.592

14.755

14.755

14.755

17.138

2.383

303.322 59.698

303.322 59.698

303.322 59.698

309.297 40.382

5.975 -19.316

Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng phụ

1.536 0 61.234

1.536 0 61.234

1.536 0 61.234

1.616 2.000 43.999

80 2.000 -17.235

Diện tích nuôi trồng thủy sản Khác Tổng diện tích đất nông nghiệp

7.518 229 372.303

7.518 229 372.303

7.518 229 372.303

8.417 125 361.838

899 -104 -10.465

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất canh tác ngắn ngày

Trồng lúa Trồng cỏ Khác Tổng phụ

Đất trồng cây lâu năm (Cây công nghiệp & cây ăn quả) Tổng phụ Rừng sản xuất

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010.

2.159 Nhìn chung, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp – xây dựng và hiện đại hoá hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của tỉnh, ngành nông-lâm-ngư nghiệp cùng với các hoạt động của ngành vẫn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. 2.160 Giá trị GDP của ngành (theo giá hiện hành) năm 2009 đạt 10.608 tỷ đồng, chiếm 33,1%, đứng thứ hai trong tổng giá trị GDP của tỉnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng chính của ngành (không kể các mặt hàng thủ công) đạt 232,26 triệu USD năm 2008, chiếm 25,12% và đứng thứ hai trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tỉnh Long

2-63

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

An hiện là tỉnh có diện tích lúa lớn thứ ba của vùng ĐBSCL và sản lượng lúa toàn tỉnh năm 2008 đã đạt 2,178 triệu tấn, góp phần vào an ninh lương thực của cả nước. Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, việc sản xuất cây đặc sản, truyền thống của tỉnh đã bắt đầu được chú ý đẩy mạnh như tăng diện tích trồng lúa thơm, lúa nếp, gạo huyết rồng, dưa hấu, tạo ra vùng sản xuất chanh ở các huyện Đức Huệ và Bến Lức lớn nhất cả nước. Bắt đầu hình thành vùng chăn nuôi bò thịt và bò sữa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao và tương đối ổn định (ở huyện Đức Hoà, Đức Huệ). 2) Cơ giới hóa nông nghiệp 2.161 Việc sử dụng máy móc thay thế sức lao động thủ công là quá trình tất yếu trong sản xuất nông nghiệp và là một biện pháp quan trọng đưa sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn phát triển theo hướng hiện đại hoá. Đối tượng cơ giới hoá trong nông nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực, từ sản xuất trên đồng ruộng, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến các loại nông sản (lúa, rau, quả, tôm, cá, gia súc, gia cầm, v.v...). Mức độ ứng dụng và phát triển cơ giới hoá phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố (điều kiện kinh tế, xã hội, lao động, tự nhiên và trình độ công nghiệp...). 2.162 Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất tương đối bằng phẳng, lúa là cây trồng chủ lực với 2,4 triệu ha và là vựa lúa của cả nước cũng như thế giới. Năm 2008, sản lượng lúa đạt khoảng 20,5 triệu tấn, trung bình 6-8 tấn/ha. Canh tác lúa vùng ĐBSCL đã đạt trình độ thâm canh cao: từ 2-3 vụ/năm. Đó là điều kiện thuận lợi để nông dân trong vùng sử dụng máy móc trong sản xuất. Trong thập kỷ 80-90, tốc độ cơ giới hoá và số lượng máy móc trong nông nghiệp của vùng ĐBSCL cao nhất cả nước. Năm 2007, mức độ cơ giới hoá khâu làm đất của vùng đã đạt 85%. Gần như 99%-100% các loại máy động lực dưới 30 mã lực, động cơ xăng, diesel, điện, xay xát, trừ sâu, tuốt đập lúa, sấy, thu hoạch, vận chuyển, bơm nước, tàu thuyền/xuồng vận tải hàng hoá và đánh bắt thuỷ sản... đều do các hộ gia đình nông dân tự mua sắm để dùng và hoạt động dịch vụ. 2.163 Cho đến nay, năng lực công nghiệp cơ khí trong nước nói chung và của ĐBSCL nói riêng còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất hàng hoá trong quá trình hội nhập, nhiều loại máy móc phải nhập từ nước ngoài, chưa phù hợp với điều kiện sử dụng của các tỉnh trong vùng và khả năng kinh tế của hộ nông dân. Bộ NN&PTNT đã tổ chức nhiều cuộc thi nhằm chọn ra những mẫu máy thu hoạch gặt đập liên hợp (GĐLH) sản xuất trong nước phù hợp nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu. Trong thời gian gần đây, một số máy gặt đập liên hợp lúa được cải tiến nhiều và được đánh giá cao trong các cuộc thi tuyển. Tuy vậy, do chất lượng chế tạo kém nên các mẫu máy trên vẫn chưa được ứng dụng rộng vào sản xuất. Hiện nay, máy GĐLH của Trung Quốc được nhập và sử dụng ở các tỉnh ĐBSCL do đáp ứng được yêu cầu công việc và giá thành vừa phải, nhưng độ tin cậy của máy chưa cao so với máy Kubota của Nhật Bản. Máy GĐLH của Trung Quốc có công suất trung bình 40-60 mã lực/máy, bề rộng làm việc: 1,6-1,8m, và đạt năng suất 0,2-0,4 ha/h. Hiện nay đã có một liên doanh chế tạo máy giữa công ty Kubota Nhật Bản và Việt Nam, chế tạo máy gặt đập tại Bình Dương. Mặc dù giá cao hơn máy Trung Quốc nhưng đã có nhiều nông dân mua và sử dụng (theo Viện Chính sách và Phát triển NN-NT, Bộ NNPTNT). 2.164 Tỉnh có nền công nghiệp cơ khí phát triển tương đối khá hơn so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và lại là một tỉnh thuộc vùng KTTĐPN nên có điều kiện tiếp cận với nền công nghiệp tương đối phát triển của vùng. 2.165 Do nhu cầu sử dụng máy ngày càng cao, cùng với một số tiến bộ kỹ thuật đã đạt được trong ngành cơ khí trong nước và ở nước ngoài, những khâu có yêu cầu sử

2-64

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

dụng máy để giải quyết vấn đề thiếu sức lao động như gặt đập lúa liên hợp (thay thế cho gặt thủ công), làm kịp thời vụ như gieo hạt bằng máy (thay cho gieo bằng tay), nâng cao chất lượng lúa thu hoạch vụ hè thu (máy sấy lúa) đã được thực hiện. Tỉnh Long An và Sở NN & PTNT đã có nhiều cố gắng hỗ trợ để tạo điều kiện cho nông dân trong tỉnh mua và ứng dụng các máy liên hợp gặt đập, sấy thóc… (hỗ trợ 30% kinh phí mua máy). Được sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách cuả tỉnh và các nguồn khác như Trung tâm khuyến nông quốc gia, Hội nông dân tỉnh, Liên Minh HTX tỉnh, vốn vay tín dụng v.v... và chủ yếu từ nguồn vốn của các hộ gia đình, việc sử dụng máy thu hoạch lúa đã tăng lên nhanh chóng. Theo Viện Chính sách và Phát triển NN-NT, Bộ NNPTNT (2009) đến tháng 10/2009, tỉnh Long An đã đầu tư được 890 máy gặt đập liên hợp, 2033 máy gặt rải hàng, chiếm lần lượt là 22% và 55% trong tổng số máy thu hoạch lúa của các tỉnh ĐBSCL. Long An hiện là tỉnh có tỷ lệ co giới hóa thu hoạch lúa cao trung bình vùng ĐBSCL tính đến tháng 8/2009. 2.166 Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH TW Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Long An đã có Quyết định 1442/QĐ-UBND ngày 10/06/2009 trong đó có đề ra Đề án Phát triển Cơ giới hóa nông nghiệp đến năm 2015. Trên cơ sở đó, Sở NN & PTNT đã triển khai xây dựng Chương trình Cơ giới hóa trong nông nghiệp giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020.

2.167 Về hiệu quả kinh tế, theo kết quả khảo sát của Viện Chính sách NN-NT, chi phí sản xuất trên 1.000m2 lúa của các hộ gia đình sử dụng công để thu hoạch lúa sẽ cao hơn từ 2-3 triệu đồng/ha so với các hộ sử thu hoạch lúa bằng máy hoặc mua máy gặt đập liên hợp (chưa kể các lợi rút ngắn thời gian thu hoạch khi dùng mày thu hoạch).

và Phát triển lao động thủ dụng dịch vụ ích khác như

2.168 Long An có một số doanh nghiệp chế tạo cơ khí có cơ sở hạ tầng và hoạt động chế tạo nhiều năm qua như: Công ty Cơ khí chế tạo Long An, một số Doanh nghiệp thành viên của Công ty Lương thực Long An, và một số doanh nghiệp khác. Nếu thu hút được đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào liên doanh, liên kết và nâng cấp chất lượng chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ NLNN thì ngành nông nghiệp có cơ hội phát triển cơ giới hoá một cách hiệu quả và bền vững, ngành công nghiệp chế tạo sẽ trở thành một cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế chung của tỉnh. 3) Xuất khẩu nông sản của tỉnh Long An 2.169 Theo số liệu của Sở Công-Thương tỉnh Long An, mặt hàng nông sản của tỉnh Long An chủ yếu là gạo, hạt điều, thanh long, dưa hấu và đậu phộng (lạc), trong đó gạo và hạt điều là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh, còn mặt hàng thanh long được xuất khẩu gián tiếp qua các thương nhân của tỉnh bạn trong vùng KTTĐMN. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản có xu hướng giảm dần, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Long An từ 52,1% năm 2000 giảm xuống còn 15,8% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, cơ khí, chế biến thủy sản có xu hướng tăng dần. Năm 2010, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp trên chiếm 76,8% do có sự tăng trưởng đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp. 2.170 Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng nông sản trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh hơn, đạt 84 triệu USD năm 2000, 144,4 triệu USD năm 2005, và đến năm 2010, đạt 231,4 triệu USD. Tăng trưởng của kim ngạch xuất

2-65

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

khẩu nông sản giai đoạn 2001-2005 là 13,0%, đến giai đoạn 2006-2010, tăng bình quân 31,8%. Tính chung, trong cả giai đoạn 2001-2010, tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chỉ đạt 57,3%. Do giá cả của nhóm hàng nông sản diễn biến không ổn định, chất lượng của các mặt hàng nông sản tuy đã được cải thiện nhưng chưa có tính cạnh tranh cao, chưa được cải thiện một cách toàn diện, đột phá để nâng cao giá trị kim ngạch tiêu thụ nội địa và đặc biệt là cho xuất khẩu hàng nông sản. 2.171 Theo Công ty Lương thực Long An (LAFC), đơn vị chủ lực trong kinh doanh và xuất khẩu gạo của Long An trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (SFC), kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty năm 2008 đạt 41,43 triệu USD (so với 2007 tăng 181,9%) và dự kiến sẽ đạt 43,65 triệu USD năm 2009 (chưa kể lượng kim ngạch ngoại tệ thu về từ việc cung ứng cho SFC để xuất khẩu). Dự kiến đến năm 2015, lượng gạo xuất khẩu của LAFC là 120.000 tấn (35%), kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 60,8 triệu USD; cho tiêu thụ nội địa là 230.000 tấn (65%), chủ yếu cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (SFC) để cung ứng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Long An trong những năm qua chủ yếu sang các nước thuộc Đông Nam Á như Philippin, Malaysia, Indonesia; bình quân giai đoạn 2000-2008 chiếm tỷ lệ khoảng 32% - 40% và sau đó là thị trường Đông Bắc Á, từ 15,8% - 17,0%.

2-66

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.9

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Long An

Hạng mục Tổng KNXK cả tỉnh (triệu USD) Triệu KNXK Nông sản chủ yếu(1) gồm gạo, USD điều % Sản lượng các mặt hàng nông sản XK Gạo (tấn) Hạt điều

2000

2006

2007

2008

2009

2010

150

477

655,6

924,5

1.062,30

1.466,38

84

145

127,5

232,3

188,8

56

30,4

19,4

25,1

17,8

231,4 15,8

292,34 194,1 131,1 236,9 371,2 18,13 4,8 20,6 19,9 17,3 15,79 Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Long An và Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010 1) Kim ngạch xuất khẩu nông sản gồm cả nguồn thu ngoại tệ từ cung ứng gạo cho Tổng Công ty Lương thực phía Nam để xuất khẩu 319,9

2.172 Gạo của Long An cũng được thương nhân các tỉnh lân cận thu gom về tiêu thụ, xuất khẩu và ngược lại, các cơ sở sản xuất của Long An cũng gom một lượng gạo nhất định ở thị trường lân cận. Gạo xuất khẩu của Long An chủ yếu là gạo thông thường, loại đặc sản và loại gạo chất lượng cao. Tuy vậy, đến năm 2008, tỷ lệ lượng gạo đặc sản (gạo thơm, nếp) bán ra của LAFC mới chiếm tỷ trọng 8,76% tổng sản lượng tiêu thụ. (1) Xuất khẩu gạo 2.173 LAFC là đơn vị xuất khẩu gạo trực tiếp ra thị trường thế giới, đã có hệ thống dây chuyền khá đồng bộ phục vụ chế biến, xay xát, đánh bóng, sấy lúa, gạo và một hệ thống kho có sức chứa khoảng trên 100 nghìn tấn, dự kiến sẽ mở rộng thêm 27.320m² diện tích kho với sức chứa 54.640 tấn đến năm 2010. Tính tới năm 2009, LAFC có 6 cơ sở sản xuất và chợ đầu mối bố trí thành mạng lưới thu gom tại các vùng sản xuất lúa tại các huyện trong tỉnh. Hầu hết các cơ sở sản xuất chế biến đã được trang bị máy tách màu để loại bỏ các hạt có màu, đảm bảo chất lượng hạt gạo sau khi chế biến. 2.174 Theo báo cáo của LAFC, tuy chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng đáp ứng được yêu cầu thị trường, nhưng chất lượng gạo của LAFC nói riêng và cả nước nói chung vẫn chưa thể cạnh tranh được với gạo của Thái Lan, nên giá bán gạo của Long An vẫn thường thấp hơn, do những mặt hạn chế sau: (i) (ii) (iii) (iv)

Gạo xuất khẩu còn lẫn thóc, Lẫn nhiều hạt hư và tạp chất Hạt không đồng nhất, màu sắc không đều Chất lượng gạo không đồng đều giữa các mùa vụ.

2.175 Vụ hè thu, do thu hoạch vào mùa mưa nên thóc thường bị hư hại trong điều kiện nóng ẩm. Tỷ lệ gạo gẫy khi chế biến cao và hạt hay bị biến đổi màu. Sản phẩm gạo xuất khẩu của LAFC được chia làm hai nhóm: loại chất lượng thông thường chiếm tỷ trọng trên 70% nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp và gặp rủi ro trong kinh doanh; loại chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp nhưng lãi suất rất cao. Đây là hướng cần hết sức quan tâm trong việc quy hoạch sản xuất lúa của tỉnh. 2.176 Còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của tỉnh còn hạn chế, trong toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, phân phối...cũng như các cơ chế chính sách có liên quan của nhà nước và của tỉnh. Cần phân tích các nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục một cách tổng hợp để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu của LAFC và của tỉnh. 2.177 So với Thái Lan, lúa gạo Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An nói riêng có ưu

2-67

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

thế về năng suất, sản lượng, giá thành nhưng chất lượng gạo thì còn kém hơn. Nếu các vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo của tỉnh được xem xét giải quyết một cách hệ thống, có sự chỉ đạo thống nhất của tỉnh để đạt mục tiêu chung thì Long An có cơ hội tạo được giá trị gia tăng nhiều hơn cho nông sản hàng hoá xuất khẩu nói chung, và tạo được bước đột phá ở thị trường lúa gạo chất lượng cao trong khu vực và trên thế giới. (2) Xuất khẩu hạt điều 2.178 Hạt điều nguyên liệu của tỉnh Long An được mua về từ một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ trong nước (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu) hoặc nhập khẩu từ nước ngoài để có thể có đủ nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Biến động của thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến hạt điều trong tỉnh. Trong giai đoạn 2006-2008, do mất mùa trên phần lớn diện tích điều của cả nước nên sản lượng điều trong cả nước đã giảm mạnh, cộng với sâu bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt, cũng như hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp của tỉnh vì không bảo đảm được hợp đồng. Theo Sở Công Thương, lượng hạt điều thô do các doanh nghiệp chế biến mua về từ các tỉnh trong nước giảm từ 84,76% năm 2006 xuống 75,94% năm 2007 và còn 59,62% năm 2008, nhưng cũng trong giai đoạn đó, tỷ lệ nhập khẩu hạt điều thô từ nước ngoài đã tăng từ 15,23% lên 24,06% năm 2007 và chiếm 40,38% năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu điều chiếm tỷ trọng khoảng 11,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện tại ngành chế biến điều có 63 cơ sở hoạt động, cơ sở quy mô trung bình có 1.000 lao động, cơ sở lớn có tới 2.000 lao động. 2.179 Một số vấn đề tồn tại chính trong chế biến xuất khẩu điều của tỉnh: (i) Việc chế biến hạt điều chủ yếu dựa vào lao động thủ công, nhất là lao động nữ. Ngành đã thực sự hỗ trợ việc làm cho người lao động nhưng nguồn nhân công hiện nay đang bị thiếu hụt nhiều, nhất là trong khâu bóc, tách, phơi sấy, dẫn tới chi phí sản xuất cao, năng suất chế biến thấp. (ii) Việc chế biến hạt điều dựa vào nguyên liệu ngoài tỉnh nên ngành chế biến điều chưa thật sự ổn định, giá xuất khẩu hạt điều có nhiều biến động. (iii) Trình độ công nghệ trong nhiều cơ sở chế biến điều còn thấp, sử dụng công nghệ ngâm nước, chao dầu, sấy nhân hạt điều bằng củi, v.v…Do vậy chất lượng hạt sau khi chế biến còn thấp. (iv) Việc chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ hạt điều chưa được phát triển mạnh. 2.180 Theo báo cáo, Việt Nam đã là một trong những nước xuất khẩu điều hàng đầu thế giới. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu điều đều gia tăng và Việt Nam đã xuất khẩu sang trên 40 nước, trong đó có thị trường Hoa Kỳ (đứng đầu, với 40%), Trung Quốc, 20%; các nước Châu Âu: 20%; số còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. 2.181 Hiện nay, cả nước đã hình thành các vùng điều tập trung như: Đông Nam bộ (khoảng 60%); Duyên hải Nam Trung bộ (khoảng 21%), Tây Nguyên (trên 10%). 2.182 Trong giai đoạn tới, ngành chế biến điều của tỉnh cần có cơ chế đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các vùng sản xuất hạt điều nguyên liệu, xúc tiến đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến trong các cơ sở chế biến hạt điều để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Theo Sở Công Thương, dự kiến sản lượng điều xuất khẩu năm 2010 khoảng 22.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 140 triệu USD; năm 2015, sản lượng 30.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 311 triệu USD.

2-68

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

4) Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ) 2.183 Tới năm 2010, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 18.335 tỷ đồng (giá hiện hành); trong đó: trồng trọt 14.529 tỷ đồng; chăn nuôi 2.922 tỷ đồng còn dịch vụ nông nghiệp chỉ đạt 884,2 tỷ đồng. Tỷ trọng trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao; bình quân giá trị sản xuất của khu vực trồng trọt trong giai đoạn 2006-2010 đạt 78,4%, chăn nuôi: 15,9% và dịch vụ: 5,7% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Từ số liệu thống kê, trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ phát triển của ngành trồng trọt là 4,0%/năm; thấp hơn so với giai đoạn 2000-2005 (5,2%/năm). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức khá trong giai đoạn 2006-2010: 9,8% trong khi ở thời kỳ 2000-2005 chỉ đạt 2%/năm. 2.184 Số liệu thống kê của Sở NNPTNT Long An cho thấy Long An là tỉnh có những cây trồng và vật nuôi nổi bật hoặc đứng đầu trong vùng ĐBSCL như sau: (a) Gạo đặc sản: Nàng thơm chợ Đào ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, gạo Tài Nguyên, Nàng thơm và Nam thơm ở Long Phụng, Đông Thành và Tân Tập, huyện Cần Giuộc và Nhị Thành của huyện Thủ Thừa, gạo huyết rồng ở Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng. (b) Nếp: Với sản lượng lớn đạt 250.000 tấn/năm (năm 2008, đứng hàng đầu cả nước) trong đó có Láng Cỏ (OM85) – một loại gạo nếp chất lượng cao ở Mỹ Phú và Mỹ An, huyện Thủ Thừa và ở huyện Châu Thành là những loại nổi tiếng trên thị trường. (c) Các vùng trồng rau đặc sản, đặc biệt là ở Long Khê và Phước Vân, huyện Cần Đước, Phước Hậu và Phước Lâm, huyện Cần Giuộc và các xã khác trong tỉnh. Khoảng 48% sản lượng rau của của Long An được tiêu thụ tại thị trường TPHCM. (d) Cây tràm: Với diện tích khoảng 52.800 ha năm 2008, các vùng trồng tràm là vùng sinh thái và vùng bảo tồn của tỉnh Long An, nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy chế biến và sản xuất đồ gỗ. Đặc biệt là các loại dầu chiết xuất từ tràm đã được xuất khẩu sang nhiều nước trong vùng và Châu Âu. (e) Quả Thanh long: Các vùng trồng thanh long tập trung ở An Lạc Long và Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành, đây là loại trái cây có tiềm năng phát triển và xuất khẩu lớn. (f) Các vùng trồng cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trong vùng: Đậu phộng (lạc) ở huyện Đức Hòa với diện tích 8.225 ha (năm 2008), đứng hàng đầu và chiếm 61% diện tích trồng lạc của vùng ĐBSCL, sản lượng gần 220.000 tấn (51% sản lượng của vùng ĐBSCL). Vùng trồng mía với diện tích trên 15.440 ha năm 2008, tập trung chủ yếu ở các huyện Bến Lức, Đức Hòa và Thủ Thừa nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đường trong tỉnh, v.v. (g) Khoai mỡ: 2.421 ha ở Thạnh Hóa (năm 2008). (h) Chanh không hạt: Diện tích khoảng 100ha trong tổng diện tích trên 2.000 ha chanh. Chanh không hạt đã đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KHCN) và diện tích trồng đang được mở rộng. Bước đầu đã tiếp cận các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước như Châu Á, Mỹ v.v... (i) Bò sữa: 5.160 con bò sữa đã được nuôi tại huyện Đức Hòa năm 2008. Đây là nguồn cung cấp sữa nguyên liệu lớn cho tỉnh và cho TPHCM hiện nay cũng như trong tương lai. 2.185 Ngoài ra, Long An còn có một số vùng chuyên canh rau hoặc trồng xen canh rau và lúa đặc sản ở các huyện Cần Đước và Cần Giuộc, vùng Hạ. Với đặc điểm thổ nhưỡng đặc biệt của tỉnh, các loại rau màu và gạo đặc sản đã được đánh giá cao trên thị trường

2-69

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

tỉnh Long An và đặc biệt là ở TPHCM. Quy hoạch đăng ký thương hiệu rau đặc sản của các huyện này đã bắt đầu được thực hiện (gồm cải ngọt, xà lách xoăn, rau thơm, v.v.). 2.186 Các huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng thuộc Đồng Tháp Mười đạt sản lượng lúa gạo bình quân trên đầu người cao, 6.254 kg/người và 7.326 kg/người năm 2008. 2.187 Đó là những đặc điểm của nông nghiệp tỉnh, cần chú ý phân tích và có kế hoạch sử dụng, khai thác và phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các loại sản phẩm đặc trưng này. 2.188 Các loại cây trồng có tầm quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp và kinh tế của tỉnh được tổng hợp trong Bảng dưới đây. Bảng 2.4.10 Sản lượng và năng suất của một số cây trồng chính Cây trồng

Sản lượng (Nghìn tấn) 2008 2010 Tăng trưởng (%) 1.093 1.297 1.437 2,36

2000 1. Lúa gạo

Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa

Tổng 1. Rau và dưa hấu 2. Bắp (ngô) 3. Mía đường 4. Thanh long 5. Đậu phộng 6. Chanh

Năng suất (tấn/ha) 2008 2010

4,3

5,4

5,7

Tăng trưởng (%) 2,9

2000

443 37

835 47

829 39

6,66 -3,02

2,6 1,4

4,1 3,1

4,0 3,2

3,6 4,3

1.573 46 2 869 11 14 0

2.178 218 28 1.061 19 22 37

2.305 245 29 896 25 16 69

3,6 9,6 12,4 9,9 8,55 3,8 79,4

3,5 12,5 4,2 46,2 10,0 2,3 3,5

4,8 17,8 5,4 68,7 18,9 2,7 20,2

4,9 17,3 5,5 69,8 27,6 3,2 18,2

3,1 3,3 1,8 12.7 10,7 23,5 19,5

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

(1) Sản xuất lúa gạo 2.189 Với quỹ đất sản xuất nông nghiệp 309.296 ha (diện tích trồng lúa chiếm 258.874 ha) đến thời điểm 2010, tỉnh Long An đã đạt được tổng sản lượng cả năm là 2,305 triệu tấn lúa, với năng suất 4,9 tấn/ha/vụ. 2.190 Theo số liệu thống kê, các huyện có sản lượng lúa và năng suất lúa cao tập trung trong tỉnh là: Tân Hưng, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, một phần đất của huyện Thạnh Hoá, thuộc vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh (chiếm sản lượng 1.467.288 tấn, tương đương 67,4% tổng sản lượng lúa cả năm của Long An), có năng suất trung bình trên 5,1 tấn/ha/vụ. Bình quân mỗi hec-ta của 4 huyện nêu trên sản xuất được một lượng lúa trên 10 tấn/ha. Trừ một phần đất của huyện Đức Huệ (thuộc vùng ĐTM) có diện tích và sản lượng tương đối khá, sản xuất lúa tại các huyện còn lại của tỉnh phân tán và sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, các khu vực trồng lúa đặc sản có chất lượng cao và vị thơm với giá trị cao hơn so với các loại gạo thông thường như gạo Nàng thơm chợ Đào nổi tiếng trong và ngoài nước được trồng ở ấp Chợ Đào, xã Mỹ Lệ, gạo Nàng Hương ở xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây-huyện Cần Đước, gạo Tài nguyên, Nàng thơm, Nam thơm ở các xã Long Phụng và Đông Thành, huyện Cần Giuộc và gạo nếp chất lượng cao ở Châu Thành và Thủ Thừa. Cần khuyến khích thực hiện các quy hoạch bảo tồn và phát triển các vùng trồng lúa đặc sản ở Long An, nơi cây lúa đặc sản thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng nhiễm mặn ở vùng Hạ.

2-70

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Rau củ quả 2.191 Long An có lợi thế là một phần của vùng KTTĐ phía Nam và liền kề TPHCM – thị trường tiêu thụ rau củ quả rất lớn, đặc biệt là rau an toàn. Điều kiện thuận lợi này đã thúc đẩy phát triển trồng rau mạnh mẽ ở tỉnh trong những năm qua. Trong giai đoạn 2006 – 2010, diện tích trồng rau cũng như năng suất và sản lượng rau đã tăng nhanh. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Tính đến năm 2010, tỉnh có 14.155 ha trồng rau với năng suất 17,3 tấn/ha, sản lượng đạt 244.939 tấn. Năm 2008, diện tích trồng rau của tỉnh hầu hết tập trung ở các huyện Cần Giuộc (2.435 ha), tiếp đến là Cần Đước (1.985 ha) và Đức Hòa (1.540 ha). Huyện Cần Giuộc có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho trồng các loại cây gia vị như cải ngọt, xà lách xoăn, húng quế, v.v. Các vùng trồng rau tập trung của huyện Cần Giuộc là Phước Hậu (200 ha), Phước Lâm (250 ha), Mỹ Lộc (100 ha). Ở Cần Đước, các khu vực trồng rau tập trung chiếm hơn một nửa diện tích trồng rau trong khi khu vực còn lại trồng xen canh rau với lúa. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình trồng rau khá cao. Trong một số trường hợp, doanh thu trên 1ha trồng rau lên tới 50 triệu đồng/ha, góp phần cải thiện đáng kể điều kiện sống của người dân chuyên canh rau ở các huyện Cần Đước, Đức Hòa và Cần Giuộc. 2.192 Các loại rau đặc sản chưa được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để tiếp thị và phát triển thị trường, do đó, công suất tiêu thụ còn hạn chế. Người trồng rau ở tỉnh Long An đang phải đối mặt với những vấn đề sau: (i) Rau an toàn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng rau của tỉnh. Các doanh nghiệp thu mua rau gặp khó khăn trong việc đánh giá, phân loại và định giá mua rau an toàn trên thị trường. (ii) Rau chủ yếu được trồng bởi các hộ gia đình, có quy mô nhỏ và phân tán, áp dụng kỹ thuật trồng đơn giản và thủ công do thiếu đầu tư và vốn để áp dụng công nghệ mới cũng như mở rộng diện tích trồng rau. (iii) Quá trình công nghiệp hóa ở các huyện chuyên canh rau cũng là yếu tố làm giảm diện tích trồng rau và thậm chí có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước, đặc biệt là các vùng trồng rau gần các tuyến đường vành đai của TPHCM. 2.193 Để khai thác tối đa lợi thế của tỉnh như đề cập ở trên, tỉnh cần áp dụng các mô hình trồng rau áp dụng công nghệ hiện đại, cho năng suất và chất lượng cao, cung cấp ổn định cho thị trường như nhà kính sử dụng công nghệ thủy canh hoặc các công nghệ khác. Đây là hướng đi quan trọng góp phần thực hiện chương trình phát triển rau an toàn mà tỉnh đang xây dựng. (3) Quả Thanh long 2.194 Thanh long là loại quả được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, đặc biệt tại một số nước ở Châu Á. Diện tích trồng thanh long tại Long An chiếm khoảng gần 1.000 ha (2010); có năm cao tới 1.470 ha (2004). Phần lớn thanh long được trồng ở huyện Châu Thành và Tân Trụ, nơi có tỷ lệ đất phù sa cao so với các huyện trong tỉnh và chiếm trên 50% diện tích toàn huyện. Năng suất trung bình đạt 12-14tấn/ha và có thể đạt tới 20 tấn/ha khi ứng dụng công nghệ xử lý xông đèn. Hiện tại, diện tích trồng thanh long tại huyện Châu Thành chưa đáng kể và việc xuất khẩu còn bị hạn chế do chưa có thị trường ổn định, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực hành sản xuất theo quy chuẩn (GAP) để xúc tiến xuất khẩu. Các cơ quan phụ trách nông nghiệp tỉnh đang có chương trình đẩy mạnh nâng cao chất lượng thanh long theo tiêu chuẩn mới trong những năm tới. Sự phát triển các vùng trồng thanh long tập trung trong huyện là vấn đề cần thiết để quả thanh long có thể trở thành loại quả hàng hóa trên thị trường quốc tế.

2-71

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(4) Mía đường 2.195 Long An có diện tích trồng mía dao động trong khoảng 15.000 – 15.500 ha từ năm 2003 đến 2008, tập trung chủ yếu ở hai huyện Bến Lức và Đức Hoà và một số huyện như Đức Huệ, Thủ Thừa. Theo thống kê, sản lượng mía của tỉnh đều tăng trong giai đoạn 2005-2010, từ 933.770 tấn lên 895.942 tấn/năm; năng suất mía với các loại giống hiện có đạt trung bình 66,9tấn/ha qua 4 năm trên, cao nhất cũng chỉ đạt 69,9 tấn/ha (năm 2007) và đạt 8-9 chữ đường (CCS). Như vậy cả về sản lượng, năng suất và chữ đường của mía của Long An trong kỳ kế hoạch vừa qua cho đến nay còn thấp. Nguyên nhân là do: đất trũng nên năng suất trồng mía không cao; nông dân cần trồng mía ở những khu đất cao, không phù hợp cho cơ giới hóa thu hoạch; chi phí sản xuất cao nếu thuê lao động thủ công thu hoạch mía; đặc biệt là vấn đề giá mía đường chưa được xác định rõ ràng giữa các nhà máy chế biến và người trồng mía, chưa khuyến khích được người trồng mía áp dụng phương pháp thâm canh ở các khu vực trồng mía; công tác cải tạo giống mía hiện có cho năng suất cao hơn vẫn là một nhu cầu cấp thiết. Nhìn chung, hiện vẫn còn thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nên hạn chế rất nhiều đến sự ổn định của sản xuất mía và hiệu quả chung của nhà máy đường trong tỉnh. Nông dân vùng sản xuất mía thực sự còn rất nhiều bức xúc với cơ chế thu mua của hai nhà máy đường của tỉnh. Một số vùng đã chuyển diện tích trồng mía sang trồng các cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn (như trồng chanh), v.v. Ngoài ra, công nghệ chế biến các sản phẩm phụ sau đường chưa đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.196 Tiềm năng nâng cao năng suất mía đường vẫn còn rất cao. Trong phạm vi chương trình cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và thủy hải sản mới cho đến năm 2015 của Sở NNPTNT tỉnh Long An, ngoài các loại giống được chọn và trồng phổ biến ở các vùng trồng mía, một số thử nghiệm sản xuất giống mía mới của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An đã cho kết quả triển vọng bước đầu như giống mía mới K88-65, năng suất đạt 90 đến 100 tấn/ha, chữ đường cao, đã được thử nghiệm thành công tại xã Lương Bình huyện Bến Lức thuộc vùng đất xám, nhiễm phèn. 2.197 Để có sự chuyển biến trong công nghiệp mía đường của tỉnh Long An nói chung, và sản xuất mía của người nông dân nói riêng trong giai đoạn 2010-2020 cần có một cơ chế liên kết kinh tế-tổ chức hữu hiệu, trong đó đặc biệt xác định vai trò chủ thể trong mô hình liên kết trên. Đó là một trong những hướng quan trọng cho phát triển sản xuất mía đường của Long An so với mặt bằng sản xuất của một số nước tiên tiến trong khu vực. (5) Chăn nuôi 2.198 Trong số các sản phẩm chăn nuôi, lợn thịt đứng đầu bảng với sản lượng 43.544 tấn thịt năm 2008, chiếm 74% tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm của tỉnh. Thịt gia cầm đứng thứ hai và chỉ chiếm 17,4% tổng sản lượng. Tiếp đến là thịt bò với 8%. Do đó, nuôi lợn, gia cầm và cá nước ngọt là một thế mạnh của tỉnh Long An. Trong quy hoạch phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp sắp tới, cần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi cá nước ngọt cùng với việc cải thiện quy trình và công nghệ nuôi phù hợp. 2.199 Đàn trâu của tỉnh Long An đã giảm trong những năm gần đây từ 22.375 con năm 2000 xuống còn 12.817 con năm 2005 nhưng đã tăng nhẹ trở lại lên 15.513 con năm 2010. Công tác kiểm soát kiểm dịch động vật chưa được chặt chẽ khi vận chuyển, đặc biệt là ở các vùng biên giới là một rong những vẫn đề mà ngành chăn nuôi gia súc và trâu bò đang phải đối mặt. Ngoài ra, do điều kiện hạn chế của các bãi chăn thả trâu và do khu vực nuôi trâu ngày càng giảm, phát triển đàn trâu trong tỉnh trong thời gian tới dự kiến sẽ có mức tăng trưởng trung bình.

2-72

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.200 Số lượng đàn bò trong tỉnh Long An đã tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 20010 với mức tăng từ 22.500 con năm 2000 lên 81.716 con năm 2010 (tăng 4 lần). Đàn bò sữa đã tăng 5,8 lần. Số lượng bò lai Sind đã tăng gần 2 lần trong giai đoạn 2005 – 2010. Sản lượng sữa bò hàng năm cũng tăng liên tục từ 894 tấn năm 2000 lên 12.070 tấn năm 2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng sữa bò trong 5 năm (2001 – 2005) rất cao, lên tới 56,4%. Ngoài ra, TPHCM cũng là một thị trường tiêu thụ sữa bò tiềm năng và mối liên kết giữa các bên liên quan trong chăn nuôi bò sữa đã được thiết lập từ khâu sản xuất, thu gom, bảo quản, chế biến sữa và tiêu thị trên thị trường. Cần thúc đẩy phát triển đàn bò sữa và bò thịt với quy mô và quy trình chăn nuôi hợp lý chủ yếu ở các huyện Đức Hòa và Đức Huệ và ở một số địa phương được lựa chọn của các huyện khác nơi có môi trường sinh thái phù hợp với chăn nuôi gia súc. 2.201 Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên số lượng đàn gia cầm không ổn định và biến động rất lớn khi so sánh giữa các thời kỳ trước và sau khi có dịch cúm gia cầm vào năm 2003. Tuy đàn gia cầm đã được phục hồi vào năm 2008, nhưng để có được sự phát triển ổn định của đàn gia cầm, đòi hỏi phải có những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong quy trình kiểm soát dịch, về quy mô chăn nuôi cũng như quy trình chăn nuôi gia cầm. 2.202 Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong những năm gần đây tương đối ổn định, chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Nếu không xảy ra dịch cúm gia cầm, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có thể chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Khu vực chăn nuôi đã dần dần trở thành một ngành sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp. 2.203 Tốc độ phát triển ngành chăn nuôi tuy có tăng trưởng trong giai đoạn nêu trên nhưng thực sự chưa ổn định. Do chưa kiểm soát được tình hình dịch bệnh, số lượng đàn gia cầm đã giảm chỉ còn một nửa (2004) và đàn lợn cũng bị giảm đi 22% (2007) so với các năm trước; ảnh hưởng đến sản lượng đàn và tốc độ tăng trưởng các năm sau cho đến 2008. 2.204 Sự phát triển đàn bò và nhất là bò sữa trong cả giai đoạn 2000-2010 cho thấy có nhiều triển vọng phát triển trong những năm tới, nhất là dựa vào điều kiện chăn thả, vị trí gần thị trường tiêu thụ (TP HCM) có nhu cầu lớn và tương đối ổn định. Trong giai đoạn 2006-2008, có sự cải thiện chất lượng đàn bò (ví dụ: lai giống, bò lai Sind v.v..) cần được tiếp tục đẩy mạnh trong quy hoạch tới. Xác định rõ những nguyên nhân cơ bản và tìm giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp, ứng dụng công nghệ mới, quy trình chăn nuôi khoa học, khép kín, có thể là hướng đi phù hợp.

2-73

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.11 ĐVT

Hạng mục

Chăn nuôi và các sản phẩm chính 2000 2005 2010 Tăng/Giảm (2000-2010)

Số lượng gia súc, gia cầm

Sản phẩm chăn nuôi

Trâu Bò

Bò sữa Bò lai Sind Tổng Lợn Lợn thịt Tổng Gia Gà cầm Vịt Tổng Thịt các Thịt trâu loại Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm Tổng Sản lượng sữa Trứng gia cầm

Tốc độ tăng trưởng bình quân 20052010 (%/năm)

con con con

22.375 877 -

12.817 5.326 11.289

15.513 5.157 22.210

-6.862 4,28 22,21

5,3 -1,1 25,3

con con con con con con tấn

22.503 165.704 187.104 2.312.760 1.476.663 3.789.423 856

72.767 293.068 335.292 1.038.108 878.638 1.916.746 603

81.716 253.181 274.168 6.441.259 4.294.173 10.735.432 381

59.213 87.477 87.064 4.128.499 2.817.510 6.946.009 -475

-1,08 -4,8 -7,7 44,1 37,5 22,9 -14,2

tấn tấn tấn

565 30.451 10,48

2.363 39,72 4.639

4.687 43.544 10.268

4.122 13.093 -212

25,6 3,1 30,3

tấn tấn 1.000 quả

42.352 894 84.216

47.325 8.363 40,58

58.880 10.186 57.276

16.528 9.292 -26,94

7,6 6,8 12,2

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2008 & 2010 và Sở NNPTNT

2.205 Hệ thống tổ chức thú y đã được thành lập từ tỉnh đến huyện và xã. Hệ thống khuyến nông của tỉnh cũng đã được hình thành và có liên kết với các cơ quan nghiên cứu, Viện, Trường và sự tham gia rộng rãi của nhiều thành phần kinh tế, đoàn thể cung cấp các dịch vụ phục vụ chăn nuôi. 5) Tình hình sản xuất lâm nghiệp 2.206 Long An có diện tích rừng lớn thứ 3 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tính tới cuối năm 2009, diện tích rừng của tỉnh là 46.490ha, chiếm 10,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và Đức Huệ. Khu rừng sản xuất gồm 42.454 ha; khu rừng đặc dụng: 2.003ha bao gồm Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng) và Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười (huyện Mộc Hóa). Các loại cây lâm nghiệp chủ chốt là tràm và bạch đàn, v.v. Trong 10 năm (1999 – 2009), đã trồng được 38.238 ha rừng và 69,11 triệu cây các loại, trong đó bao gồm 1.026 ha rừng phòng hộ. Cho tới nay toàn bộ phần đất trống dự kiến dành cho trồng rừng (sản xuất và phòng hộ) đã được tận dụng (1.492ha). Theo Sở NN&PTNT, diện tích rừng bị khai thác sẽ được trồng lại theo hướng thâm canh. 2.207 Rừng ở Long An góp phần đáng kể vào bảo vệ môi trường và đa dạng sinh thái của vùng đất ngập nước tại Đồng Tháp Mười. Khu vực trồng tràm là những nơi không phù hợp để trồng các loại cây khác. Các phương pháp thâm canh đã được áp dụng để giảm thời gian giữa các đợt khai thác từ 10-12 năm xuống còn 7 năm. Lợi nhuận từ cây tràm từng lên tới 20 triệu đồng/ha trong giai đoạn 1998 – 2005 khi giá gỗ tràm còn cao

2-74

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

trên thị trường. Theo Sở NN&PTNT, 91,3% diện tích rừng tràm năm 2009 là rừng sản xuất, do hộ gia đình đầu tư quản lý. Do đó diện tích rừng tràm thường thay đổi quy mô theo giá thị trường. Từ cuối năm 2005, do sụt giảm nhu cầu gỗ tràm nên rừng tràm không còn được đầu tư, đồng thời có xu hướng giảm diện tích tràm, tăng diện tích trồng lúa. Diện tích rừng tràm giảm mạnh xuống còn 45.690ha vào cuối năm 2009, kém hơn năm 2005 tới 23.058ha. Bảng sau đây tổng hợp diện tích rừng theo loại cây và mục đích sử dụng. Bảng 2.4.12 Phân loại rừng (ha) Mục đích

Loại cây Năm

Tổng

Tràm cừ

2005

68.748

65.326

2.481

2006

61.718

58.488

2007

58.473

2008 2009

Bạch đàn Tràm bông vàng

Tràm gió

Khác

Sản suất

Đặc dụng Phòng hộ

58

800

82

65.253

2.120

1.374

2.306

800

34

89

57.840

2.003

1.874

55.217

2.340

800

34

81

54.610

2.003

1.860

52.826

49.772

2.132

800

41

81

48.792

2.003

2.030

45.690

43.424

2.149

800

36

81

42.454

2.003

2.034

Nguồn: Sở NN&PTNT

2.208 Thúc đẩy phát triển công nghệ chế biến gỗ để sản xuất gỗ ép, MDF hoặc đồ gỗ, nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây tràm và cây xà cừ. Một số doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng gỗ cao su kết hợp với gỗ tràm để sản xuất đồ gỗ nội thất. 2.209 Tỉnh Long An đã làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR), Công ty Sumitomo (Nhật Bản) trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến ván ép nhân tạo MDF từ nguồn nguyên liệu chính là cây tràm. 6) Nuôi trồng thủy sản 2.210 Long An là tỉnh có tiềm năng phát triển thủy sản đa dạng. Về mặt môi trường nước, tỉnh có vùng nước ngọt khoảng 30.000 ha, vùng nước lợ: 10.000 ha và vùng nước ngọt-lợ theo mùa: khoảng 20.000 ha. Ngoài diện tích mặt nước các sông, kênh, rạch, và ao, mương…diện tích mặt ruộng có thể nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 45.000 ha (vùng nước lợ: 8.000 ha; vùng nước ngọt: 22.000ha; vùng ngọt, lợ theo mùa khoảng 15.000 ha). 2.211 Vào mùa lũ, khu vực ĐTM có khoảng 100.000 bị ngập sâu trên 1m và kéo dài 3-4 tháng cũng là tiềm năng lớn có thể khai thác nuôi thủy sản như tôm sú, tôm càng xanh, lươn, cá lóc, cá rô, cua, v.v…Tuy nhiên, do việc khai hoang phát triển sản xuất, xây dựng, khai thác có tính triệt để mọi mùa vụ, nguồn thủy sản tự nhiên có xu thế cạn kiệt dần. 2.212 Đất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh được chia theo địa hình như sau: Vùng Hạ, gồm các huyện như Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ, trong đó, Cần Giuộc là huyện được định hướng sớm nhất (từ năm 1999) trong phát triển thuỷ sản của tỉnh. Vùng Đồng Tháp Mười gồm các huyện Tân Hưng, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng. 2.213 Về khai thác thuỷ sản của tỉnh bao gồm khai thác hải sản (thuộc các huyện vùng hạ như Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc) và khai thác thuỷ sản nội địa. Do tỉnh chưa có ngư trường nên chủ yếu các tàu thuyền của Long An khai thác hải sản tại các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau với phương thức đánh bắt ven bờ. Khai thác thuỷ sản nội địa tập trung tại các huyện vùng ĐTM như Tân Hưng, Vĩnh

2-75

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hưng, Mộc Hoá, vào mùa lũ khi nước lũ đổ về đồng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuỷ sản nước ngọt di trú về các huyện đầu nguồn sinh sản và phát triển. Tổng lượng thuỷ sản (hải sản và nội địa) đạt được năm 2005 là 10.700 tấn, trong đó khai thác nội địa chỉ đạt 4.800 tấn. 2.214 Năm 2000, tỉnh đã tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất nói chung và diện tích nuôi trồng thuỷ sản nói riêng đến năm 2010, trong đó đáng chú ý là việc quy hoạch nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cua lột tại các huyện vùng Hạ như Châu Thành, Tân Trụ, Cần Giuộc, Cần Đước; vùng ĐTM (các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá) tập trung nuôi cá lồng. Mô hình nuôi cá ao, cá ruộng lúa là mô hình truyền thống ở Tp. Tân An và trong cả 13 huyện. Ngoài ra còn mô hình nuôi cá ao (các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá rô phi, cá mè...) và nuôi cá ruộng. Như vậy, Long An có 5 mô hình trong nuôi trồng thuỷ sản. 2.215 Năm 2006, tỉnh đã có chủ trương đẩy mạnh việc nuôi trồng song song với việc bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn thủy sản tự nhiên thông qua việc ban hành Chương trình Phát triển thủy sản tỉnh Long An giai đoạn 2006-2010, với mục tiêu chung là đẩy mạnh phát triển thủy sản, nuôi tôm sú thâm canh, phát triển nuôi tôm càng xanh, cua lột, cá các loại…; quy hoạch các vùng phát triển thủy sản hàng hóa trên các địa bàn. Dự kiến tổng diện tích nuôi trồng sẽ đạt đến năm 2010 là 21.300 ha trên diện tích canh tác 16.620 ha, với tổng sản lượng đạt 65.154 tấn. Qua 2 năm thực hiện, chương trình sản xuất thủy sản đã đạt được nhiều kết quả. Các nhà khoa học đã đóng góp nhiều vào phương pháp phát triển tôm sú bền vững; nghiên cứu về bệnh của tôm, sản xuất giống tôm, tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở nuôi tôm. Ngoài việc nuôi tôm sú, việc nuôi các thủy sản khác như tôm càng xanh, cá rô v.v... cũng được đẩy mạnh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn tại như: công tác quy hoạch phát triển thủy sản còn gặp khó khăn đặc biệt trong việc xác định diện tích nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn phát triển công nghiệp để ngành thủy sản phát triển được bền vững; cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản còn nghèo nàn; ô nhiễm nguồn nước ở vùng nuôi tôm; việc kiểm dịch tôm giống chưa chặt chẽ; thiếu nguồn nhân lực v.v... 2.216 Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn ra nhanh chóng và lan rộng trên những vùng nuôi tôm tập trung, đặc biệt ở mô hình nuôi tôm sú vào những năm 2004 và 2005. Các ban, ngành chức năng của tỉnh đã không thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh và cung cấp giống tôm trong quá trình tăng diện tích nuôi thuỷ sản quá nhanh. Năm 2002, Chi Cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ Nông-Lâm-Thuỷ sản tỉnh đã kiểm tra và xử lý tiêu huỷ 7,9 triệu tôm sú bị bệnh đốm trắng đưa về từ nguồn thương lái ở tỉnh Khánh Hoà. Thêm vào đó, do hệ thống hạ tầng nuôi tôm còn nghèo nàn, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi tại các cơ sở nuôi tôm, việc nhập các giống tôm tràn lan vào tỉnh đã làm cho sản xuất tôm ở các huyện vùng Hạ ngày càng kém hiệu quả, gây thiệt hại nặng nề đến vốn sản xuất của người dân. 2.217 Mặc dù đã có sự cố gắng của các cơ quan chức năng của tỉnh trong công tác kiểm tra và phòng ngừa dịch bệnh, khu vực sản xuất tôm ở vùng Hạ của các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành cũng đang gặp khó khăn đối với vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Vùng nuôi tôm sú nằm cạnh các khu công nghiệp của TP HCM chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước của hai sông Soài Rạp và Vàm Cỏ và diện tích nuôi tôm đang bị thu hẹp lại để phát triển các khu/cụm công nghiệp tại các huyện phía Nam theo chủ trương quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Do đó, diện tích nuôi tôm và sản lượng thuỷ sản trong giai đoạn 2006-2008 có xu hướng giảm sút. Năm 2008, diện

2-76

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

tích nuôi tôm sú của tỉnh còn 4.152 ha. 2.218 Chi Cục Thuỷ sản tỉnh Long An đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường (Sở TNMT tỉnh Long An) tiến hành quan trắc môi trường nước vùng nuôi tôm sú tỉnh Long An trong năm 2008 (từ tháng 12/2007 – tháng 7/2008) nhằm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm sú như độ pH, độ mặn, độ kiềm, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm dầu khoáng, các loại virus gây bệnh, v.v... (i)

Chất lượng môi trường nước ở khu vực Châu Thành, Tân Trụ bị nhiễm phèn trên hầu hết các thuỷ vực khảo sát trong thời gian dài, độ mặn và độ kiềm thấp nhưng thường xuyên thay đổi; thời gian thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển rất ngắn, chỉ khoảng một tháng (từ 22/4-19/5/2008).

(ii)

Ô nhiễm chất hữu cơ cao, thể hiện ở hàm lượng Oxy hoà tan giảm tại đa số các Trạm quan trắc vào con nước ròng (do nguồn nước thải sinh hoạt từ dân cư, canh tác nông nghiệp...)

(iii) Nhu cầu Oxy hoá học (COD) và nhu cầu Oxy sinh học (BOD) trong nhiều trường hợp đều vượt quá giới hạn cho phép cho thấy vùng Hạ-Long An có mức độ ô nhiễm khá cao, đặc biệt khu vực Cần Đước, Cần Giuộc ô nhiễm trầm trọng nhất. Hàm lượng chất hữu cơ hầu hết cao hơn 10mg/l, không thích hợp cho việc nuôi tôm, cần có biện pháp xử lý nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, (iv) Cu, Zn là kim loại nặng, có nguồn gốc từ nước thải đô thị, khu công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, có xu hướng tăng cao, vượt quá hàm lượng cho phép đối với nuôi thuỷ sản (khu vực Cần Giuộc, Cần Đước. (v) Pb: có hàm lượng khá thấp so với mức quy định cho nuôi tôm và thuỷ sản khác. (vi) Hg, Cd: kim loại nặng rất độc đối với người và vật nuôi, nhưng không phát hiện thấy. (vii) Tổng Vibrio spp xuất hiện trên tất cả các khu vực khảo sát, có khả năng phát tán xa. Cần có biện pháp cải tạo ao nuôi tốt và đồng bộ trong vùng nuôi thì mới có khả năng ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh, v.v... (viii) Vibrio phát sáng và Virus đốm trắng có mật độ thấp, rải rác. Đây là nguồn lây nhiễm bệnh nguy hiểm đối với tôm sú, nhất là giai đoạn khi tôm 1-2 tháng tuổi. Cần có biện pháp xử lý tốt nguồn nước trước khi cấp cho ao nuôi. 2.219 Như vậy, cần tiến hành xử lý nước sử dụng để nuôi tôm, ngoài ra, cần thiết có ao lắng để xử lý triệt để nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, nhằm khắc phục những điều kiện bất lợi của môi trường có mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. 2.220 Trong giai đoạn 2006-2008, diện tích và sản lượng thuỷ sản có xu hướng giảm. Năm 2006, diện tích và sản lượng thuỷ sản đạt 16.736 ha và 28.555 tấn (nuôi tôm: 10.374 ha và 8.746 tấn), năm 2007 diện tích thuỷ sản đạt 13.667 ha và sản lượng đạt 27.747 tấn (tôm: 10.269 ha và 6.608 tấn); năm 2008, diện tích thuỷ sản đạt 12.034 ha và sản lượng thuỷ sản đạt 31.998 tấn (trong đó, tôm: 7.222 ha và 5.381 tấn). 7) Thủy lợi 2.221 Nguồn nước và chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Long An không ổn định và rất phức tạp. Mùa khô, mực nước hạ thấp và nhiều khu vực bị nhiễm mặn. Có năm xâm nhập mặn theo sông Vàm Cỏ Tây lên tới Vĩnh Hưng, cách cửa biển gần 200km. Mùa mưa, nước sông Mê Kông đổ về gây ngập lụt kéo dài vùng ĐTM. Mặt khác, cuối mùa khô, đầu mùa mưa, phèn hoạt động trong đất bắt đầu bị rửa trôi làm tăng độ chua phèn

2-77

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

trong nguồn nước mặt tại các kênh rạch, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Nhà nước đã đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi cho Vùng và cho tỉnh Long An qua nhiều năm, cùng với sự cố gắng của người dân địa phương, do đó, đã giải quyết một phần khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. 2.222 Theo số liệu điều tra của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Long An (Sở NNPTNT), hệ thống thuỷ lợi tỉnh Long An đã được đầu tư khá nhiều; gồm: (i) Kênh: 

Kênh trục tạo nguồn

: 17 kênh, dài 494,5 km



Kênh chính cấp I, II

: 439 kênh, dài 2.968 km



Kênh nội đồng

: 4.175 kênh, dài 4.677 km

(ii) Long An đã xây dựng 443 đê bao các loại với tổng chiều dài gần 2.000 km và gần 2.000 km đê lửng để bảo vệ 51.000 ha lúa hè thu. (iii) Cống: có 802 cống các loại để ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết nước, trong đó: 

Cống lớn và vừa: 57 cống;



Cống nội đồng: 745 cống;

(iv) Trạm bơm: Đã xây dựng và đưa vào hoạt động 6 trạm bơm điện lớn (Đức Hòa: 5 và Đức Huệ: 1). Ngoài ra, còn có trên 30 trạm bơm điện nhỏ lưu động phục vụ thủy lợi vùng ĐTM. 2.223 Các công trình chiến lược khai thác nước từ sông Tiền để cấp nước cho Long An chủ yếu tập trung ở các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Chiều dài hệ thống kênh dẫn nước ở tỉnh Long An như sau: kênh Tân Thành – Lò Gạch, kênh Sở Hạ – Cái Cỏ: 26 km, kênh Hồng Ngự 17 km, kênh Đồng Tiến – Dương Văn Dương – La Grange: 45 km, kênh An Phong – Mỹ Hòa – Bắc Đồng: 50 km, kênh Nguyễn Văn Tiếp: 3km. Ngoài ra, còn có một số kênh khác ở khu vực phía nam như kênh Bảo Định dài 7km. Các kênh nói trên có quy mô khá lớn, kiểm soát hầu hết lượng nước từ sông Tiền đổ vào khu vực Long An và cung cấp nước tưới cho các khu vực trồng hoa màu và lương thực của tỉnh. 2.224 Nguồn nước từ sông Tiền tới Long An là dạng kênh hở. Mặc dù có nhiều cửa sông thu nước nhưng công trình điều tiết lại thiếu, do đó dòng chảy chủ yếu là tự nhiên nên kém hiệu quả. Nước trong mùa lũ chảy nhanh, gây ngập lụt ở nhiều nơi, và ngược lại ở mùa hạn Long An lại rất cần nước, hiện chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nước vào mùa khô. 2.225 Ngoài các kênh nối với sông Tiền, Long An còn tiếp nhận thêm nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) chảy vào sông Vàm Cỏ Đông, tạo ra nguồn bổ sung nước tưới cho 21.000 ha ở Đức Huệ, bắc Bến Lức và bắc Đức Hòa, tăng nguồn nước ngọt và giảm xâm nhập mặn trong mùa mưa. Tuy nhiên, nguồn nước thô từ hồ Dầu Tiếng đưa về Đức Hoà, Long An hiện nay được quy hoạch chủ yếu để cung cấp nước cho hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt, chỉ có 30% lượng nước đưa về từ hồ Dầu Tiếng được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Huyện Đức Hoà và Đức Huệ vẫn còn trong tình trạng thiếu nước, nhất là cho hoa màu và cây công nghiệp. Nông dân Đức Hoà phải đào giếng khoan sâu dưới lòng đất để lấy nước. 2.226 Tỉnh còn có một số trạm bơm điện quy mô lớn ở huyện Đức Hòa và Đức Huệ, và một số trạm bơm di động ở vùng Đồng Tháp Mười. So với diện tích canh tác rộng lớn của tỉnh, đặc biệt là ở vùng Đồng Tháp Mười, những hệ thống này chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Người dân phải sử dụng máy bơm chạy bằng xăng hoặc dầu diesel để bơm nước tưới, dẫn đến chi phí sản xuất cao và đôi khi hạn chế năng suất cây trồng. Với tình

2-78

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

hình đó, Chính phủ đã phê duyệt Dự án phát triển các trạm bơm điện ở vùng Đồng Tháp Mười, trong đó có Long An. 2.227 Số liệu của Sở NNPTNT cho thấy, cho đến nay, năng lực của các công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho 448.400 ha gieo cấy, tiêu thoát cho 449.600 ha và ngăn mặn 106.500 ha đất gieo trồng. Tỷ lệ diện tích tưới tiêu của hệ thống thủy lợi hiện nay được tổng hợp trong bảng dưới đây. Bảng 2.4.13 Diện tích tưới tiêu của các công trình thủy lợi của tỉnh (2008) Huyện/thị

Diện tích canh tác cây ngắn ngày (ha)

Tân An Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Đức Hòa Cần Giuộc Cần Đước Bến Lức Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ Tổng

Công suất tưới Diện tích sản xuất vụ Tỷ lệ (%) Đông-xuân (ha)

3.746 30.330 26.873 33.445 24.877 32.299 23.032 18.432 6.005 12.322 17.896 22.610 12.534 8.887 273.288

3.323 26.576 24.896 27.350 23.823 29.985 21.692 11.000 5.712 9.495 17.154 21.140 12.145 7.500 241.971

88,71 88,22 92,64 81,78 95,76 92,84 94,18 59,68 95,12 77,06 95,85 93,50 96,90 84,39 88,54

Nguồn: Sở NN-PTNT

2.228 Có thể thấy tỷ lệ diện tích được tưới ở một số huyện như Đức Hòa, Cần Đước v.v. hiện vẫn còn thấp (như tổng hợp ở bảng trên). 2.229 Theo nghiên cứu tính toán của Công ty Nước và Môi trường Việt Nam, ngoài hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) cấp một lượng nước nhỏ cho Long An thì trong tương lai, khi hệ thống thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Phước – một tỉnh trong Vùng KTTĐPN) hoàn thành thì sẽ vận chuyển cung cấp khoảng 50m3/s nước chiến lược sang hồ Dầu Tiếng, góp phần nâng cao năng lực của hệ thống thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng. Trong hệ thống đó có vai trò của kênh dẫn Cầu Máng, một trong các kênh nhánh của Dự án Hồ thuỷ lợi Phước Hoà. Theo thiết kế, một trong các nhiệm vụ của kênh là cấp nước phục vụ sinh hoạt của người dân Long An và các hoạt động sản xuất tại huyện Đức Hoà. Theo Ban Đầu tư Xây dựng Công trình Thủy lợi 10 (Bộ NN&PTNT), kênh đã hoàn thành thiết kế chi tiết. Đây là nguồn nước khả thi có thể cung cấp nước thô cho khu vực kinh tế chính của tỉnh và một phần cho nông nghiệp. 8) Hiện trạng và yêu cầu về các công trình chiến lược tạo nguồn (1) Nguồn lực và Tiềm năng 2.230 Với lợi thế của tỉnh Long An về địa lý (giáp với Thành phố HCM, và nằm trong vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam), tỉnh Long An cần phát triển công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp thông qua liên doanh với nước ngoài để cung cấp những máy móc có chất

2-79

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

lượng trong tỉnh và dần dần mở rộng sang các tỉnh ĐBSCL cũng như xuất khẩu sang các nước lân cận. 2.231 Long An đã hội đủ điều kiện để theo hướng sản xuất, chế tạo máy móc nông nghiệp nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp địa phương. Do đó hướng cơ giới hoá và chế tạo máy móc nông nghiệp của tỉnh Long An sẽ là triển khai ứng dụng và phát triển máy móc nông nghiệp của tỉnh trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các yếu tố cần xem xét để đảm bảo việc phát triển cơ giới hoá trong nông nghiệp được hiệu quả và bền vững gồm: (i) Các loại máy móc có tính năng, kích cỡ làm việc phù hợp với điều kiện canh tác, đất đai, giao thông đi lại, đặc điểm cây trồng, đảm bảo chất lượng công việc trong quá trình sản xuất và không ảnh hưởng đến môi trường sản xuất giai đoạn sau. (ii) Có độ tin cậy nhất định trong quá trình sử dụng. (iii) Có kết cấu, cấu tạo không quá phức tạp, phù hợp với trình độ của người sử dụng (iv) Có hệ thống dịch vụ hậu mãi thuận lợi, dễ dàng, có thể cung cấp phụ tùng thay thế ổn định, có chất lượng (v) Có mạng lưới hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cao trình độ sử dụng và tuổi thọ của máy. (vi) Có sự tham gia của một số doanh nghiệp chế tạo máy (hoặc liên doanh - trong nước, nước ngoài) có năng lực để chế tạo máy nông nghiệp, chế biến (hoặc theo kế hoạch chế tạo thống nhất trong vùng KTTĐPN). (vii) Có cơ chế chính sách hỗ trợ cần thiết của nhà nước và của tỉnh trong quá trình triển khai. 2.232 Vùng lúa tập trung ở Đồng Tháp Mười có thể được coi là vùng sản xuất lúa hàng hoá tập trung của tỉnh. Đây là một vùng nghèo, nếu được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, sẽ là một vùng cung cấp lúa hàng hoá ổn định. Cần đa dạng hoá sản phẩm lương thực, ứng dụng công nghệ sinh học để tạo sản phẩm phụ từ lúa, nâng cao đời sống của người dân nghèo vùng Đồng Tháp Mười, đảm bảo góp phần an ninh lương thực cho tỉnh và cả nước nói chung. 2.233 Về lĩnh vực chăn nuôi, phương thức nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi thủ công quảng canh, quy mô nhỏ. Mặc dù hình thức chăn nuôi trang trại đã gia tăng trong quá trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Để có thể phát triển chăn nuôi hàng hóa, cần thiết có sự đầu tư mở rộng dần quy mô chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp, khép kín, theo hướng hiện đại hoá. Ngoài ra, trong công tác giống vật nuôi, cần đẩy mạnh nâng cao tỷ lệ bò lai Sind của tỉnh, củng cố chất lượng đàn bò sữa và tiếp tục triển khai chương trình nạc hoá đàn heo, v.v.. 2.234 Phần dưới đây tổng hợp một số vấn đề của ngành chăn nuôi của tỉnh trong những năm qua: (i) Số lượng đàn gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi qua các năm diễn biến không đều, thiếu tính ổn định, bền vững dẫn đến tăng trưởng của ngành chăn nuôi còn thấp, hầu như chưa có bước đột phá trong khu vực nông nghiệp. (ii) Quy mô chăn nuôi còn nhỏ, theo kiểu truyền thống, tuy khá thuận tiện và chủ động trong việc sử dụng lao động và thời gian song khó kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh

2-80

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

gia súc, gia cầm, đặc biệt khi dân cư sống phân tán và mạng lưới công tác thú y chưa đáp ứng được yêu cầu; khó đảm bảo vệ sinh môi trường khi nguồn chất thải không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường và càng khó kiểm soát và dập dịch bệnh. (iii) Thị trường tiêu thụ thịt tươi gia súc gia cầm chưa ổn định, giá cả nguồn thức ăn gia súc gia cầm dao động lớn đã ảnh hưởng lớn đến giá thành phẩm chăn nuôi, và không khuyến khích được người tham gia hoặc đầu tư chăn nuôi gia súc gia cầm. (iv) Thiếu các điều kiện và phương tiện giết mổ để chủ động cung cấp sản phẩm chăn nuôi cho thị trường; chưa đa dạng hoá sản phẩm để có hiệu quả kinh tế cao hơn. (v) Các hộ chăn nuôi chưa có đủ điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến chăn nuôi. 2.235 Hướng chính của ngành lâm nghiệp là cần hết sức đảm bảo giữ ổn định diện tích rừng phòng hộ (đảm bảo an ninh, quốc phòng tuyến biên giới; và giữ gìn hệ thống cây xanh bảo vệ môi trường); bảo vệ rừng đặc dụng (Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen huyện Tân Hưng và Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu ở Đồng Tháp Mười, huyện Mộc Hóa). Về diện tích rừng, tỉnh đang cố giữ diện tích rừng ổn định khoảng 45.000 ha rừng trồng tập trung. Tuy nhiên, mục tiêu này khó thực hiện. Để có thu nhập cao hơn, người dân trồng tràm đang có khuynh hướng chuyển sang trồng lúa, hoặc không đầu tư vốn để thâm canh rừng (do bị lỗ). Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến với các doanh nghiệp chế biến gỗ để có giải pháp cho tình trạng này. 2.236 Việc phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh Long An nằm trong Chương trình 661 chung của quốc gia. Để đảm bảo thực hiện kế hoạch chung của nhà nước, cần có sự chỉ đạo thống nhất và sự hỗ trợ thiết thực về tài chính để khuyến khích các hộ nông dân trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ và sản xuất. 2.237 Diện tích rừng tràm lớn của Long An đã góp phầm giảm nồng độ khí thải CO2 trong khí quyển, cải thiện tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Cơ chế sản xuất sạch (CDM) là một trong 3 cơ chế mềm/linh hoạt (Điều 12) được đề cập trong Nghị định thư Kyoto và được xem là phương thức quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, gồm cả trường hợp của tỉnh Long An. Khi xem xét các lĩnh vực liên quan như quy định trong Nghị định thư, lĩnh vực trồng rừng tập trung và tái trồng rừng tràm ở khu vực rộng lớn có thể là một trong những lĩnh vực đáp ứng các tiêu chí của cơ chế sản xuất sạch hơn CDM. Cần sớm triển khai Nghiên cứu khả thi cho dự án CDM về “giảm lượng khí thải CO2 thông qua việc trồng rừng và tái trồng tràm ở vùng Đồng Tháp Mười, góp phần hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu”. Tính đến tháng 7/2009, Cơ quan có thẩm quyền về CDM Việt Nam (DNA) đã ban hành công văn phê duyệt 98 Tài liệu Thiết kế Dự án CDM và xác nhận cho 23 Tài liệu ý tưởng Dự án, trong đó có 8 Dự án đã được đăng ký với Ban chỉ đạo quốc tế về CDM là Dự án CDM – Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Bộ NN&PTNT 2.238 Trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội sắp tới đến năm 2020 của tỉnh, chủ trương của tỉnh sẽ phân định lại việc bố trí không gian và lãnh thổ theo hai tiểu vùng kinh tế, bao gồm tiểu vùng chuyên về sản xuất nông nghiệp, và tiểu vùng cho việc phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Do đó, việc quy hoạch phát triển khu sản xuất thuỷ sản tại các huyện phía Nam của 4 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ, về lâu dài cũng sẽ bị hạn chế. Trong điều kiện như vậy, nếu duy trì sản xuất thuỷ sản nhỏ lẻ, hạ tầng kém, chỉ dựa vào yếu tố tự nhiên của nguồn nước để phát triển thuỷ sản sẽ gặp nhiều rủi ro.

2-81

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.239 Do đó, triển vọng phát triển thuỷ sản trong 10 năm tới, nên xác định cụ thể việc phân vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để đảm bảo sự hoạt động ổn định, bền vững, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống của nông dân. 2.240 Những dự án, mô hình ưu tiên xây dựng phát triển hoặc đầu tư phát triển thuỷ sản là: (i) Dự án phát triển vùng cá nước ngọt cho vùng ĐTM, với các mô hình nuôi thuỷ sản khác nhau (cá, cá tôm, luân canh cá-cây trồng...) (ii) Quy hoạch và Phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ tập trung ở một số huyện Vùng Hạ nơi có điều kiện và nuôi trồng được đảm bảo, trên cơ sở công nghệ và quy trình chọn lọc (mô hình luân canh lúa-tôm; mô hình nuôi quảng canh cải tiến v.v...) (iii) Tăng cường năng lực cho (các) cơ sở chính tham gia sản xuất giống thủy sản nước ngọt ở khu vực Đồng Tháp Mười và nuôi tôm nước lợ ở vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ. 2.241 Có thể thấy rằng nguồn nước thủy lợi của tỉnh hiện vẫn chưa ổn định. Do đó, để đảm bảo mở rộng nâng cấp công suất hệ thống cấp nước cho giai đoạn đến năm 2020, tỉnh Long An cần có kế hoạch phối hợp thống nhất với Bộ NN&PTNT để mở rộng, tăng lưu lượng khai thác cấp nước bổ sung từ nguồn nước hồ Phước Hòa - Dầu Tiếng qua hệ kênh dẫn cho tỉnh Long An phục vụ nền kinh tế, đời sống, và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. 2.242 Quy hoạch Thủy lợi của tỉnh Long An sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi của tỉnh mà còn liên quan chặt chẽ tới quy hoạch thủy lợi của vùng Đồng Tháp Mười, vùng ĐBSCL cũng như vùng KTTĐ phía Nam. Hiện nay, cơ quan chức năng của Long An đang phối hợp với Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam xây dựng quy hoạch thủy lợi chi tiết cho tỉnh. Khi xem xét nhu cầu thủy lợi trung và dài hạn, cần chú ý tới một số vấn đề chính sau đây: (i) Sử dụng các nguồn nước từ các kênh chính hiện có hiệu quả hơn nhằm đảm bảo cấp nước cho các huyện nơi nguồn nước tưới tiêu cho mùa màng còn thiếu nhằm tăng hệ số canh tác đất, năng suất cây trồng ở các khu vực này. (ii) Tiếp tục nâng cấp, nạo vét và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, các kênh cấp nước, góp phần hỗ trợ việc cải thiện tình hình cấp nước, hiệu quả thoát nước để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và điều kiện sống bền vững cho người dân địa phương. (iii) Nâng cấp và hoàn thành hệ thống đê lửng (chủ yếu để kiểm soát lũ trong tháng 8). (2) Bảng phân tích 2.243 Long An có diện tích đất nông nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, ngành nông – lâm – ngư nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn cần được tháo gỡ để có thể phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Những nhận định chính về ngành nông – lâm – ngư nghiệp được tổng hợp trong Bảng 2.4.14 cùng với những vấn đề tương ứng. Bảng này cũng đề cập tới một số biện pháp can thiệp có thể nghiên cứu áp dụng.

2-82

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.14 Bảng phân tích nhận định và vấn đề ngành Nông – Lâm – Ngư Nghiệp Nhận định

Vấn đề

Biện pháp đề xuất

Một số quy trình sản xuất còn ở mức cơ bản, quy mô nhỏ và quản lý kém. Điều này thấy rõ trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi và thủy sản

 Thực tế đó sẽ cản trợ tăng trưởng sản xuất và sẽ không thể giúp đẩy nhanh phát triển kinh tế của tỉnh, tạo sức cạnh tranh trong và ngoài nước.  Phát triển công nghiệp trong tỉnh cũng tạo nên áp lực đối với sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, sử dụng đất.

Nhu cầu sử dụng máy móc nông nghiệp trong sản xuất, thu hoạch ngày càng tăng. Ngành cơ khí chế tạo thiết bị máy móc chế biến lương lực của tỉnh được đẩy mạnh, phát triển có hiệu quả. Đó là cơ sở cho việc chế tạo máy móc nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của ngành NLN nghiệp. Gạo là mặt hàng chủ lực của tỉnh. Gạo hiện đang có vị trí quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu chính.

 Chi phí nông dân phải gánh cho sản xuất nông nghiệp sẽ giảm còn sản lượng sẽ tăng nhờ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Có thể triển khai tốt cho dù đất nông nghiệp có thể bị thu hẹp lại để chuyển sang mục đích công nghiệp.

 Do Long An hướng tới tăng trưởng công nghiệp nên có thể gắn chặt với phát triển nông nghiệp. Đây là sự phát triển logic của ngành nông nghiệp để hoạt động chế biến được chuyển thành các sản phẩm có giá trị cao hơn. Ví dụ, có thể mở rộng và hiện đại hóa chăn nuôi bò bao gồm cả việc chế biến thành sản phẩm thịt và sữa .  Cần xác định các vùng sản xuất để tỉnh bố trí hạ tầng cần thiết cho các vùng sản xuất đó vận hành.  Mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện tổ chức sản xuất.  Cần có nghiên cứu xác định các loại máy móc nông nghiệp thích hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường rộng lớn của tỉnh. Tuy theo điều kiện thực tế sản xuất của địa phương, nền đất, khả năng mua sắm máy móc của hộ gia đình để lựa chọn và phát triển kiểu cỡ máy phù hợp.

Hạt điều là một sản phẩm xuất khẩu chính khác của tỉnh, nhưng nguồn cung lại ở nơi khác. Những doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này đã tạo hàng vạn việc làm cho người lao động địa phương.

Sản phẩm này không ổn định; những biến động trên thị trường có thể ảnh hưởng tới các doanh nghiệp chế biến chính trong tỉnh.

 Khu vực trồng lúa chính ở Đồng Tháp Mười gặp nhiều hạn chế, chất lượng gạo chưa cạnh tranh được với gạo của Thái Lan nên không có giá cao. Một số khu vực cho chất lượng gạo tốt, nhưng diện tích lại bị hạn chế.  Việc phụ thuộc vào một hay hai vụ mùa/mặt hàng để xuất khẩu là không bền vững vì có nhiều yếu tố biến động trên thị trường/thương mại.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-83

 Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ cho mặt hàng này bằng chính sách và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong các biện pháp cụ thể là cải tạo hệ thống thủy lợi, hoàn thiện hệ thống giống lúa xác nhận, quy trình chế biến gạo và đổi mới hệ thống tổ chức quản lý nông nghiệp/nông trại.  Tăng cường chỉ đạo hỗ trợ Sở NNPTNT tỉnh để hỗ trợ công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và tăng sản lượng, không chỉ đối với gạo mà cả các loại cây trồng khác. Tương tự, cần chia sẻ kiến thức với cộng đồng nông dân thông qua các đề án theo dõi tổng thể.  Các loại cây trồng tiềm năng khác như cây ăn trái và rau màu cũng cần được đẩy mạnh.  Cần đảm bảo phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các tỉnh cũng sản xuất mặt hàng này  Cần đảm bảo nguồn đầu vào của sản phẩm đồng thời hiện đại hóa quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.4.3 Công nghiệp (Khu vực 2) 2.244 Các ngành kinh tế trong khu vực 2 của Long An bao gồm khai thác mỏ, chế tạo, cấp điện/khí đốt/nước và xây dựng, trong đó ngành chế tạo có đóng góp nhiều nhất cho cả khu vực 2 (xem Bảng 2.4.15), cụ thể tỷ trọng giá trị GDP của ngành kinh tế này dao động trong khoảng 78% tới 89% từ năm 2000. Tiếp theo là ngành kinh tế xây dựng với tỷ trọng GDP ở mức thấp, từ 9,7% tới 17,5%. Xét về tốc độ tăng trưởng, tất cả các ngành kinh tế đều giảm sút trong năm 2009, trong khoảng 16,2% tới 2,9%, Bảng 2.4.15 Tỷ trọng cơ cấu GDP của khu vực II tỉnh Long An theo chuyên ngành ơ

2010 (ước)

2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 ơ

[

Khai khoáng

0,0

0,4

[

0,2

[

Công nghiệp chế biến

81,7

ơ

Điện,khí gas và cấp nước

1,1

ơ

17,5

0,1

[

ơ

0,1

0,1

0,1

89,1

89,2

1,0

1,0

83,5

84,2

85,2

86,1

87,0

ơ

[

ơ

ơ

ơ

1,4

1,5

1,6

1,4

1,5

ơ

[

13,2

12,5

[

Xây dựng

0,1

14,8

14,1

ơ

11,5

9,8

9,7

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2010

Bảng 2.4.16 Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực II tỉnh Long An theo chuyên ngành (%/năm) ơ

2004

2005

2006

ơ

[

-22,3

-3,8

-43,9

[

[



Công nghiệp chế biến

18,8

ơ

Điện,khí gas và cấp nước

2009

-15,6

11,8

-0,2

ơ

ơ

[

[

23

28,2

27,8

[

[



[

-78,0

32,4

30,3

12,5

32,6

ơ



ơ

ơ

15,6

18,9

19,5

17,5

Giai đoạn 06-10

2010 (ước) ơ

ơ

Xây dựng

2008

[

[

Khai khoáng

2007

26,3 10,14

ơ

12,5

-14,7

21,0

23,4

ơ

22,4

21,6

25

19.0

17,4

[

15,2 12,3

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2010

1) Cơ cấu và giá trị sản lượng 2.245 Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chính trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (89,4%) và giá trị sản xuất của ngành đã và đang tăng nhanh (xem Bảng

2-84

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.4.17). Cụ thể trong công nghiệp chế biến, “ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống” chiếm 42,.8% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Tỷ trọng của ngành không thay đổi nhiều trong 5 năm qua. Các đặc điểm khác được tổng hợp trong phần dưới đây; (i)

Nhóm ngành thứ hai chiếm ưu thế trong giá trị sản xuất của ngành gồm xây dựng (9,7%), điện/điện tử (9,8% tổng giá trị sản xuất) các sản phẩm da và giả da (5,1%), hóa chất (6,%), dệt may (4,4%), cao su và nhựa (4%) và các sản phẩm phi kim (2,3%)

(ii) Các ngành tăng trưởng nhanh gồm chế biến thực phẩm và đồ uống, da và giả da, giấy và sản phẩm giấy, cao su và nhựa, các phương tiện vận tải và xây dựng. Điều này cho thấy công nghiệp hóa góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung. Bảng 2.4.17

Tổng giá trị sản xuất của ngành CN theo ngành sản xuất, giá cố định 1994 Giá trị SX Lao động Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tăng 2005 2010 Tăng trưởng (ước) trưởng 2005 2010 2005 2010 (05-10) (05-10) (ước) (ước) % ( %) Khai khoáng (than tổ ong) 7 3 0,1 0,013 -5,6 149 38 -24,41 Chế tạo Thực phẩm và đồ uống 2.728 9.173 34,0 42,8 20,.8 22.090 34.337 9 Thuốc lá 244 255 3,0 1,2 3 308 321 2,41 Dệt may 668 937 8,3 4,4 1,3 2.009 5.224 20,26 May mặc 154 448 1,9 2,1 25,8 8.412 16.948 9,15 Da và giả da 327 1.090 4,1 5,1 4,9 20.944 43.366 6,23 Gỗ và sản phẩm gỗ 100 239 1,2 1,1 34,6 7.445 5.555 -4,3 Giấy và sản phẩm giấy 85 594 1,1 2,79 26 724 2.854 24,04 In ấn, xuất bản 7 15 0,1 0,07 38 192 425 14,5 Dầu nhớt 72 158 0,9 0,73 22,2 104 637 39 Hóa chất 710 1.294 8,9 6 11,9 1.068 3.144 16,1 Cao su và nhựa 200 873 2,5 4 25,1 1.833 6.271 Các sản phẩm phi kim 262 496 3,3 2,3 17,3 1.212 4.261 27,15 khí Kim khí 159 200 2,0 0,9 -1 640 1.486 11,85 Các sản phẩm kim khí 300 807 3,7 3,76 17,2 3.296 6.848 12,9 Máy móc, thiết bị 109 85 1,4 0,4 26,7 777 949 16,9 Sản phẩm điện và điện 531 2.105 6,6 9,8 24,4 1.240 3.176 14,1 tử Thiết bị y tế 5 3 0,1 0,014 -9,45 66 82 6,5 Lắp ráp xe máy 0 20 0,0 0,09 299 Các phương tiện vận 6 287 0,1 1,3 116,74 618 1.547 24 tải khác Đồ gia dụng và các SP 32 79 0,4 0,37 24 1.736 4.531 23 khác Các sản phẩm tái chế 10 14 0,1 0,07 -13,6 225 162 16 Tổng phụ 6.709 19.173 83,7 89,4 17,1 74.939 142.463 9,58 Cấp điện, Cấp điện và khí đốt 40 150 0,51 0,7 20,5 khí đốt Cấp nước 27 56 0,35 0,3 14,9 779 1.184 8,7 và nước Tổng phụ 67 206 0,86 1 18,8 779 1.184 8,7 Xây dựng 929 2.075 12 9,7 13,4 Tổng 7.712 21.457 100 100 16,7 75.867 143.685 9,5 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010 và Cục thống kê Long An

2.246 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng rất lớn (71,7% năm 2010), còn các doanh nghiệp trong nước đóng góp phần còn lại, nhưng đang có xu hướng giảm (xem

2-85

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.18). Bảng 2.4.18

Giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực kinh tế (giá cố định 1994) Giá trị SX (tỷ đông) Tỷ trọng Tốc độ tăn trưởng 2003 2005 2010 2003 2005 2010 03-05 05-10 Quốc TW 638 431 892 13,7 6,4 4,6 -0,2 0,2 doanh Trong Địa 193 75 64 4,2 1,1 0,33 -0.4 -0,1 nước phương Tổng 830 506 956 17,9 7,5 5,0 -0,2 0,2 Tập thể 4 0 0 0,1 0,0 0,0 -0,8 0,0 Tư nhân 764 1.378 3.992 16,5 20,3 21,0 0,3 0,2 Hộ gia đình 195 230 461 4,2 3,4 2,3 0,1 0,2 Tổng 1.792 2.114 5.410 38,6 31,2 28,3 0,1 0,2 KV có vốn đầu tư nước ngoái 2.846 4.669 13.972 61,4 68,8 71,7 0,3 0,3 Tổng 4.639 6.783 19.382 100 100 100 0,2 0,2

2.247 Đối với công nghiệp chế biến và chế tạo, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân lần lượt là 59,5% và 36,7%. Trong ngành cung cấp điện, khí đốt và nước, tỷ trọng của khu vực quốc doanh chiếm 86,7% (xem Bảng 2.4.19). Bảng 2.4.19 Giá trị sản xuất công nghiệp chế tạo và dịch vụ công cộng theo khu vực kinh tế

Chế tạo

Cấp điện, khí đốt và nước

Giá trị SX ( tỷ đồng)

Tỷ trọng(%)

2003

2005

2010

2003

2005

2010

03-05

05-10

Tw

430

432

1.693

6,8

3,9

3,7

0,2

31,4

Địa phương

258

102

78

4,1

0,9

0,03

-37,1

-5,2

Tổng phụ

688

525

1.771

10,9

4,8

3,8

-11,8

27,5

Ngoài quốc doanh

2.633

5.057

16.995

41,6

45,4

36,7

38,6

27,4

KV có vốn ĐTNN

3015

5.535

27.544

47,6

49,7

59,5

35,5

37,8

Tổng

6.366

11.127

46.310

100

100

100

32,5

32,1

Tw

271

92

363

90

63

73,2

-41,7

31,6

Địa phương

26

37

67

9

26

13,5

19,3

12,6

Tổng phụ

297

129

430

99

89

86,7

-34,1

27,2

Tư nhân

3

15

66

1

10

13,3

123,6

34,5

Tổng

300

145

496

100

100

100

-30,5

27,9

Quốc doanh

Quốc doanh

Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010 và Cục thống kê Long An

2) Lao động việc làm 2.248 Lao động trong ngành chế biến và chế tạo chiếm 99% tổng số lao động của ngành công nghiệp. Các ngành sử dụng lao động nhiều là ngành da và giả da (30,2%), chế biến thực phẩm và đồ uống (24%) và may mặc (11,1%). Lao động của riêng 3 ngành này đã chiếm gần 65,3% tổng lao động của ngành công nghiệp (xem Bảng 2.4.20).

2-86

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.20

Số lao động theo ngành công nghiệp Số lao động

Khai mỏ

Chế tạo

Cấp điện, khí đốt và nước

2003

2005

Than tổ ong Khai thác cát Tổng phụ Chế biến thực phẩm, đồ uống Thuốc lá

191 210 401 24.008

Sợi May mặc Sản phẩm da và giả da Gỗ và sản phẩm gỗ Giấy và sản phẩm giấy In ấn, xuất bản Dầu nhớt Hóa chất Cao su và nhựa Các sản phẩm phi kim khí Kim khí Các sản phẩm kim khí Máy móc, thiết bị Sản phẩm điện và điện tử Thiết bị y tế Lắp ráp xe máy Các phương tiện vận tải khác Các sản phẩm tái chế Sản xuất giường tủ,bàn ghế Tổng phụ Tổng phụ Cấp nước

Tổng

Tỷ trọng (%) 2005

Tốc độ tăng trưởng (%) ‘03 ‘03 '05 '10 -11,7 -16,6 -39,0 -16,6 -4,1 6,79

2003

149 149 22.090

2010 (ước) 38 38 34.337

0,82 35,1

0,5 29,1

2010 (ước) 0.18 0.18 24

259

308

321

0,4

0,4

0.2

9,0

2,18

2.967 6.206 13.367 9.050 601 214 124 547 1.058 1.078 616 2.772 629 1.464 75 147 451

2.009 8.412 20.944 7.445 724 192 104 1.068 1.833 1.212 640 3.296 777 1.240 66 618

5.224 16.948 43.366 5.555 2.854 425 637 3.144 6.271 4.261 1.486 6.848 949 3.176 82 299 1.547

4,3 9,1 19,5 13,2 0,9 0,3 0,2 0,8 1,5 1,6 0,9 4,1 0,9 2,1 0,1 0,2 0,7

2,6 11,1 27,6 9,8 1 0,3 0,1 1,4 2,4 1,6 0,8 4,3 1 1,6 0,1 0,8

3,6 12 30,2 3,9 2 0,3 0,44 2,2 4,4 3 1 4,8 0,66 2,2 0,1 0,2 1

-17,7 16,4 25,2 -9,3 9,8 -5,3 -8,4 39,7 31,6 6,0 1,9 9,0 11,1 -8,0 -6,2 17,1

7,25 13,53 2,63 -1,52 27,57 13,05 26,6 25 24 23,5 23,6 12,5 4,2 12,16 1,47 17,78

50 1.526 67.209 809 809

225 1.736 74.939 779 779

162 4.531 142.463 1.184 1.184

0,07 2,23 98 1,18 1,18

0.3 2 98 1,5 1,5

0,1 3 99 0.82 0.82

112,1 3,7 33,9 -1,9 -1,9

20,1 15,5 11,76 7,97 7,97

68.419

75.867

143.685

100

100

100

5,3

11,69

0,82

0,5 -

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2.249 Theo nguồn đầu tư, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất (48%), tiếp đến là khu vực tư nhân (34,4%) và hộ gia đình (17%) (xem Bảng 2.4.21). Bảng 2.4.21

Số lao động theo sở hữu của ngành công nghiệp

1.112 2.202

957 800

656 336

1,6 3,2

1,3 1,1

0,46 0,23

Tốc độ tăng ‘03 ‘05 '05 '10 -7,2 -6,44 -39,7 -1,37

3.314

1.757

992

4,8

2,3

0,69

-27,2

-4,9

43 23.992 22.724 50.073 18.346

11 27.353 18.065 47.186 28.681

5 49.376 24.294 74.667 69.018

0,1 35,1 33,2 73,2 26,8

0 36,1 23,8 62,2 37,8

0,003 34,4 17 52 48

-49,4 6,8 -10,8 -2,9 25,0

-12,9 12,05 6 9,5 9,58

68.419

75.867

143.685

100

100

100

5,3

9,54

2003 Trong nước

Quốc doanh

TW Địa phương Tổng phụ Tập thể Tư nhân Hộ gia đình Tổng KV có vốn đầu tư nước ngoài Tổng

Số lao động 2005 2010(ước)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2-87

2003

Tỷ trọng (%) 2005 2010(ước)

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3) Quy mô và hiệu suất đầu tư 2.250 Quy mô đầu tư theo số lao động/cơ sở sản xuất, kinh doanh thay đổi theo khu vực kinh tế. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có số lao động bình quân lớn nhất là 478 lao động/doanh nghiệp, tiếp đến là DNQD TW đóng trên địa bàn với 355 lao động/DN năm 2010. Khu vực tư nhân và DNQD địa phương có số lao động bình quân lần lượt là 50 lao động và 69 lao động. Ngoài ra, khu vực kinh tế hộ gia đình chỉ có bình quân 2 lao động/hộ (xem Bảng 2.4.22). Bảng 2.4.192

Số lao động/ cơ sở sản xuất, kinh doanh Số lao động/cơ sở 2003

TW Quốc doanh Địa phương Tổng phụ Trong Tập thể nước KV tư nhân Hộ gia đình Tổng KV có vốn đầu tư nước ngoài Tổng

2005 556 200 255 22 106 3 5 496 7

479 100 176 11 89 2 6 683 9

2010(ước tính) 355 69 126 18 50 2 5 478 10

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2.251 Giá trị sản xuất/trên một cơ sở sản xuất kinh doanh có sự chênh lệch rất lớn theo thành phần kinh tế. Doanh nghiệp quốc doanh trung ương đóng trên địa bàn có giá trị sản xuất bình quân rất cao (2.055 tỷ đồng/doanh nghiệp), tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (156 tỷ đồng). Giá trị sản xuất/doanh nghiệp của các đơn vị quốc doanh địa phương và đầu tư tư nhân lần lượt là 16 tỷ đồng và 17 tỷ đồng. Kinh tế hộ gia đình có giá trị sản xuất bình quân/hộ chỉ vào khoảng 100 triệu đồng (xem Bảng 2.4.23). Bảng 2.4.23

Giá trị sản xuất/cơ sở công nghiệp theo loại hình sở hữu 2003

TW Địa phương Tổng phụ Trong nước Tập thể KV tư nhân Hộ gia đình Tổng KV có vốn đầu tư nước ngoài Tổng Quốc doanh

Giá trị sản xuất/DN (tỷ đồng) 2005 2010(ước tính) 318,8 215,7 2.055,83 17,5

9,4

16,06

63,9 1,8 3,4 0,02 0,2 76,9 0,5

50,6 0,1 4,5 0,03 0,3 111,2 0,8

220 0.19 17.7 0.1 1.36 155.6 3.655

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010 * giá cố định năm 1994

2.252 Giá trị sản xuất/lao động cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. DNNN TW đóng trên địa bàn có năng suất lao động rất cao là 3.134 triệu đồng/lao động năm 2010 dù con số này năm 2005 chỉ là 451 triệu đồng. Tiếp đến là DNQD địa phương (430 triệu đồng) , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (399 triệu đồng) và doanh nghiệp tư nhân (321triệu

2-88

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

đồng). Giá trị sản xuất/cơ sở sản xuất và kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể và hộ gia đình lần lượt là 38triệu đồng và 50 triệu đồng (xem Bảng 2.4.24). Bảng 2.4.24

Giá trị sản xuất/lao động của ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế

Quốc doanh

Giá trị sản xuất/nhân công (Triệu đồng) 2003 2005 2010 (ước tính) 573 451 3134 88 94 430 251 288 2218 82 11 38 32 50 321 9 13 49.7 36 45 232 155 163 399 68 89 237

TW Địa phương Tổng phụ

Trong nước

Tập thể KV tư nhân Hộ gia đình Tổng KV có vốn đầu tư nước ngoài Tổng Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010 * giá cố định năm 1994

4) Phát triển các cụm/khu công nghiệp 2.253 Tính đến tháng 09/2011, trên địa bàn tỉnh Long An có tổng cộng 30 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch phát triển các KCN của cả nước đến năm 2015 và định hướng 2020 với tổng diện tích 10.940 ha. Hiện nay có 16 KCN đã được thành lập với tổng diện tích 4.910 ha, và 40 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 4.428 ha. Bảng 2.4.20 Mã

Tên

Danh sách các khu công nghiệp ở tỉnh Long An Địa điểm Đức Hòa

1 2 3 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14

Đức Hoà I Xuyên Á Tân Đức Đức Hòa III : ĐH3-Anh Hồng ĐH3-Việt Hóa ĐH3-Slico ĐH3-Hồng Đạt ĐH3-Resco ĐH3-Thái Hòa ĐH3-Minh Ngân ĐH3-Song Tân ĐH3-Đức lợi ĐH3-Đông Phương ĐH3-Long Việt ĐH3-Long Đức ĐH3-Liên Thành ĐH3-Mười Đây ĐH3-

5

Thế Kỷ

6

DNN-Tân Phú

7

Đại Lộc

xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Đức Lập Hạ xã Mỹ Hạnh Bắc xã Mỹ Hạnh Bắc xã Mỹ Hạnh Bắc xã Mỹ Hạnh Bắc

Diện tích đầu tư (ha) 5.445.5577 274.2300 483.4457 543.3536 2.300.0000 55.2416 83.2151 195.7906 100.0293 295.6584 100.2722 146.9460 301.2522 110.5800 178.8000 86.4969 175.2700 92.5625 114.3506 263.5346

xã Hựu Thạnh

120.0000

xã Tân Phú

262.0000

xã Đức Hòa Đông

338.0000

2-89

Giấy chứng nhận ĐT

Quyết định thành lập

Tình hình hoạt động

đã cấp đã cấp đã cấp

đã cấp đã cấp đã cấp

đang hoạt động đang hoạt động đang hoạt động

đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp

đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp

đã cấp đã cấp đã cấp

đã cấp đã cấp đã cấp

đang hoạt động đang hoạt động đang GPMB đang hoạt động đang GPMB đang hoạt động đang GPMB đang GPMB đang GPMB đang GPMB đang GPMB đang GPMB đang GPMB đang GPMB

đã cấp

chưa hoàn thành thủ tục đầu tư đang GPMB vừa mới được bổ sung vào quy hoạch vào 26/4/2010

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8

Hựu Thạnh

xã Hựu Thạnh

550.0000

9

Tân Đô

xã Đức Hòa Hạ

208.0400

vừa mới được bổ sung vào quy hoạch vào 26/4/2010 đang hoạt động

10

Hải Sơn

xã Đức Hòa Hạ

366.4884

đang hoạt động

Bến Lức

1582.3168

11 12 13 14 15 16

Vĩnh Lộc 2 Nhựt Chánh Tân Bửu-Long Hiệp Phú An Thạnh Thịnh Phát Thuận Đạo

xã Long Hiệp xã Nhựt Chánh

đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp

đã cấp đã cấp

đã cấp

đã cấp

17 18

Thuận Đạo mở rộng Cầu Tràm Phước Đông

225.9850 125.2700 351.4146 692.2300 73.4700 113.9472 396.6327 189.8400 77.8227 128.9700 2633.0700 141.8500 108.4800 104.1000 50.8900 274.7400

đã cấp đã cấp

đã cấp

đã cấp đã cấp đã cấp đã cấp

đã cấp đã cấp đã cấp

đang hoạt động đang hoạt động đang hoạt động đang GPMB đang GPMB

396.0000

đã cấp

đã cấp

đang GPMB

19 20 21

Long Hậu Long Hậu mở rộng Tân Kim Tân Kim mở rộng Nam Tân Tập

22

Đông Nam Á (Bắc Tân Tập)

23

Phú Long

24

xã Lương Bình Thị trấn Bến Lức Cần Đước xã Long Định xã Long Trạch xã Phước Đông Cần Giuộc xã Long Hậu xã Long Hậu xã Tân Kim xã Tân Kim xã Tân Tập xã Phước Vĩnh Đông và xã Tân Tập

đã cấp

đang hoạt động đang hoạt động đang GPMB đang hoạt động đang hoạt động đang hoạt động đang GPMB đang hoạt động đang XDCB

vừa mới được bổ sung vào quy hoạch vào 26/4/2010 vừa mới được bổ sung vào quy hoạch vào 26/4/2010 vừa mới được bổ sung vào quy hoạch vào 24/6/2011

xã Long An

292.0000

Long Hậu 3

xã Phước Lại, xã Phước Vĩnh Tây

1165.0000

25

Long Phụng

xã Long Phụng

100.0100

26 27

An Nhựt Tân An Nhựt Tân 2

28

Tân Thành Long Hậu 4 (Nhị Thành)

Tân Trụ xã An Nhựt Tân xã An Nhựt Tân Thủ Thừa xã Tân Lập

281.2025 119.2025 162.0000 601.9268 296.2568

xã Nhị Thành

117.6700

đang XDCB

thị trấn Thủ Thừa

188.0000

vừa mới được bổ sung vào quy hoạch vào 24/6/2011

29

30

Thị trấn Thủ Thừa

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Long An

2-90

đã cấp

đã cấp

đã cấp

đang hoạt động đang GPMB chậm triển khai

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.4.1 Vị trí các khu/cụm công nghiệp tại tỉnh Long An

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Long An

5) So sánh cơ cấu công nghiệp của tỉnh Long An với TPHCM 2.254 Do Long An nằm giáp TPHCM nên tăng trưởng công nghiệp của TPHCM có thể ảnh hưởng tới các loại hình công nghiệp của Long An bởi các cơ sở công nghiệp ở TPHCM muốn tìm kiếm địa điểm để mở rộng hoặc xây dựng cơ sở sản xuất mới ở Long An. Dù có sự khác nhau về tỷ trọng của từng ngành nhưng cơ cấu sản xuất công nghiệp cơ bản của tỉnh Long An cũng tương tự như cơ cấu của TPHCM (xem Bảng 2.4.26). Điều này cho thấy nếu tỉnh Long An có môi trường đầu tư tốt hơn môi trường đầu tư của TPHCM – nơi chi phí sản xuất đang ngày càng tăng, Long An có thể thu hút các cơ sở công nghiệp của TPHCM chuyển địa điểm sản xuất sang tỉnh Long An. Bảng 2.4.21

Cơ cấu sản xuất công nghiệp của TPHCM (%) 2000

Chế biến thực phẩm và đồ uống Dệt may May mặc Thuộc da và sản xuất va li, túi xách Chế biến gỗ, các sản phẩm gỗ và mây tre đan Giấy và các sản phẩm giấy In ấn, xuất bản Cao su và nhựa Sản phẩm phi kim Sản phẩm kim khí Giường, tủ, ghế Khác

2005

2006

2007

2008

13,2 13,3 13,7 3,2

13,5 8,4 19,7 3,8

13,5 8,5 21,1 3,8

13,5 8,3 20,7 3,7

13,4 7,4 20,6 3,8

3,6

4,8

2,9

3,0

3,1

2,4 2,0 9,6 2,3 17,4 5,1 14,2

2,6 3,6 7,7 1,7 18,4 6,4 9,4

2,5 4,1 8,0 2,4 17,4 6,2 9,6

2,5 4,0 8,0 2,4 17,1 6,3 10,4

2,8 4,4 8,4 2,8 17,0 6,1 10,2

Nguồn: Cục Thống kê TPHCM

2-91

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6) Đánh giá ngành công nghiệp (1) Nguồn lực và Tiềm năng 2.255 Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh, vừa tạo thêm nhiều sản phẩm công nghiệp vừa tạo thêm việc làm cho địa phương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là sử dụng nhiều lao động với sản lượng giá trị bình quân lao động thấp. 2.256 Tỉnh có kế hoạch xây dựng 23 khu công nghiệp. Nhưng tới năm 2010 mới có 10 khu trong số đó hoạt động. Khi cả 23 khu đi vào hoạt động thì kinh tế tại khu vực này sẽ có thay đổi lớn. Điều đó được kỳ vọng sẽ mang lại tác động tích cực tới GDP của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề cản trở việc thành lập các khu công nghiệp này và cần được giải quyết sớm. 2.257 Ngoài các khu công nghiệp còn có 42 cụm công nghiệp đang được phát triển ở Long An. Các cụm này cũng sẽ góp phần thu hút thêm đầu tư và tạo thêm việc làm cho lao động trong tỉnh. (2) Bảng phân tích ma trận 2.258 Việc phát triển rầm rộ các khu và cụm công nghiệp là nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng mong muốn của tỉnh. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự cân bằng giữa khuynh hướng thiên về nông nghiệp và phát triển công nghiệp ồ ạt. Vì vậy, cần đẩy mạnh các biện pháp nâng cao vị thế công nghiệp của tỉnh. Bảng 2.4.27 tổng hợp những nhận định chính, những vấn đề và những biện pháp đề xuất. Bảng 2.4.22 Bảng phân tích nhận định và vấn đề ngành Công nghiệp Nhận định

Vấn đề

Biện pháp đề xuất

Đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế trong phát triển công nghiệp, có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị sản phẩm thấp

 Nguồn nhân lực địa phương sẽ được hưởng lợi từ những cơ hội do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài mang lại nhưng điều đó lại có thể là yếu tố hút cạn nguồn lực của ngành nông nghiệp.

 Cần tăng cường mời gọi đầu tư vào kinh lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp để người lao động nông thôn cũng được hưởng lợi, cụ thể là thu nhập tốt hơn mà vẫn duy trì được công việc đồng áng.

Có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Căn cứ vào quy hoạch phát triển công nghiệp đã phê duyệt, các cơ sở công nghiệp được tách thành nhóm theo vị trí đã xác định sẵn.

 Mặc dù tốc độ phát triển các khu, cụm công nghiệp này còn thấp nhưng tác động tương lai của các khu, cụm này lên hoạt động kinh tế là rất lớn, nhưng chỉ tập trung vào một số khu vực cụ thể.

 Tỉnh sẽ phải rà soát lại quá trình phát triển hạ tầng cũng như tăng cường cơ chế, chính sách, biện pháp bảo vệ môi trường khi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp này đi vào hoạt động.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-92

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.4.4 Thương mại 1) Giá trị, GDP và cơ cấu ngành thương mại 2.259 Trong ngành kinh tế khu vực III, hình thức kinh doanh bán sỉ và bán lẻ chiếm khoảng 27%. Theo đó, ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc, trung gian tài chính và bất động sản cũng chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể như tốc độ tăng trưởng lĩnh vực bất động sản khá cao so với các ngành khác. Có rất nhiều khu công nghiệp mới và các cụm công nghiệp đang được xây dựng. Chính điều này đã góp phần phát triển lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Bảng 2.4.23

Ngành Bán sỉ và bán lẻ Khách sạn và nhà hàng Giao thông, thông tin liên lạc Tài chính Nghiên cứu khoa học và công nghệ Bất động sản Quản lý công và An ninh xã hội Giáo dục và Đào tạo Y tế và Lao động xã hội Khác

Tỷ trọng GDP của khu vực III tỉnh Long An (%)

2000

2003

2004

2006

2007

2008

2009

2010

27,7 4,0 16,7 11,2 0,1 15,8 8,9 7,1 3,8 4,7

26,1 3,8 17,9 12,1 0,0 13,1 10,1 8,5 4,1 4,2

25,9 3,6 17,3 12,1 0,0 12,7 9,7 10,0 4,3 4,3

25,8 3,5 17,6 12,5 0,0 12,2 9,5 10,1 4,3 4,5

25,7 3,1 15,1 13,2 0,2 13,1 10,0 9,9 5,0 4,7

25,7 5,0 14,6 11,7 0,0 14,7 9,7 9,9 3,7 4,9

27,9 6,5 12,3 12,1 0,0 15,9 8,0 9,8 2,9 4,6

28,1 6,5 12,1 12,5 0,0 15,3 8,1 9,7 3,0 4,6

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2010, Cục Thống kê tỉnh Long An

Bảng 2.4.24

Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực III tỉnh Long An (%/năm)

Ngành Bán sỉ và bán lẻ

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

8

9,3

10,1

11,2

10,0

11,1

12.61

5,3

5,6

-1,7

79,2

12,1

10,8

11.81

5,3

11,3

-5,3

8,3

28,4

15,1

9.99

8,7

14

16,6

-1,4

-5,4

13,9

15.51

5,9

9,5

380,4

-82,6

-52,2

10,7

5,6

5,2

19,3

24,4

36,5

8,4

7.59

4,5

7,3

16,1

8,8

-8,6

11,5

14.61

27

11,6

7,5

12,4

-7,5

8,6

10.67

14,9

8,6

30,4

-19

-4,0

12,3

15.67

10,4 14,7 16,5 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2010, Cục Thống kê tỉnh Long An

15,2

13,3

9,1

11.81

Khách sạn và nhà hàng Giao thông, thông tin liên lạc Tài chính Nghiên cứu khoa học và công nghệ Bất động sản Quản lý công và An ninh xã hội Giáo dục và Đào tạo Y tế và Lao động xã hội Khác

2.260 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của tỉnh Long An năm 2010 là khoảng 15.261 tỉ đồng, tăng từ con số 3.762 tỉ đồng trong năm 2003 hay đạt tốc độ tăng trưởng 21% hàng năm trong giai đoạn này. Trong đó, thương mại chiếm tỷ trọng 86%, tiếp theo là khách sạn và nhà hàng chiếm 12%. Đáng kể nhất là tốc độ tăng trưởng của nhóm khách sạn/nhà hàng, tăng 27% hàng năm giai đoạn 2003-2010. Các dịch vụ khác tăng nhẹ. Trong ngành này, thành phần kinh tế hộ gia đình đóng góp 70% tỷ trọng sản lượng, tiếp theo là thành phần kinh tế tư nhân với 11%. Cả 2 khu vực kinh tế nhà nước và nước ngoài đều chỉ đóng góp một phần khá khiêm tốn (xem Bảng 2.4.30).

2-93

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.30

Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội xét theo ngành và thành phần kinh tế Giá trị (tỷ đồng) 2003 2005 2010 (ước)

Ngành

Thành phần kinh tế

Thương mại (bán lẻ)

Khách sạn, nhà hàng Du lịch Dịch vụ Trong nước

Nhà nước

Trung ương Địa phương Tổng phụ Nước ngoài Tổng Địa phương

Tỷ trọng (%) 2003 2005 2010 (ước)

Tốc độ tăng ‘03 - '05 ‘05 - '10

138

265

905

3,2

4,4

5,1

38,6

20,15

3.623

4.835

14.192

83,5

79,9

79,8

15,5

20,96

3.762

5.100

15.097

84

84,9

84,9

16,4

20,9

202 5.302 543

164 15.261 2.128

4,6 91,2 5,7

3,3 87,6 9

1,1 85,8 12

0,8 15,7 47,7

- 1,84 20,45 26,7

2 206

1 384

0,03 3

0,04 3,4

0,0 2,2

41,4 25,9

-25,7 -3,4

265

905

3,2

4,4

4,6

38,6

20,2

121

816

5,2

2

4,2

-26,5

37,7

386

1.721

8,3

6,4

8,8

3,3

27,3

4 1.357 4.104 5.851

1 2.104 13.783 19.330 164 19.494

0,3 15,5 71,3 95,4 4,6 100 100

0,1 22,4 67,8 96,7 3,3 100 100

0,0 10,8 70,7 99,2 0,8 100 100

-42,3 42,2 15,1 18,9 0,8 18,1 18,1

-30,1 6,9 22,6 20,8 -1,8 20,4 20,4

Địa phương Địa phương Nhà nước

Trung 138 ương Địa 224 phương Tổng 362 phụ Tập thể Tư nhân Hộ gia đình Tổng Nước ngoài Tổng Tổng Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2) Doanh nghiệp và Việc làm 2.261 Trong năm 2010, có tất cả 50.930 cơ sở kinh doanh thương mại (bán buôn và bán lẻ), khách sạn và nhà hàng. Hầu hết các cơ sở đó đều thuộc sở hữu kinh tế hộ gia đình (xem Bảng 2.4.31). Bảng 2.4.25

Số đơn vị kinh doanh thương mại, khách sạn và nhà hàng phân theo thành phần kinh tế Số đơn vị 2003

Hình thức sở hữu (Trong nước)

Nhà nước

2005

Trung 2 2 ương Địa 6 5 phương Tổng phụ 8 7 Tư nhân 461 Hộ gia đình 35.234 Tổng 35.702 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

Tỷ trọng (%) 2010 (ước)

2003

2005

Tăng

Tăng

2

0,01

0,01

2010 (ước) 0,0

2005/2003

2005/2010

1

1

1

0,02

0,01

0,0

0,8

0,2

3 1.273 49.654 50.930

0,03 1,2 98.7 100

0,02 1,3 98,7 100

0,0 2,5 97,5 100

0,9 1,2 1,2 1,2

0,4 2,7 1,4 1,4

2.262 Năm 2010, có tổng cộng 101.823 người tham gia kinh doanh thương mại, ngành khách sạn và nhà hàng, trong đó thành phần kinh tế hộ gia đình chiếm 93% (xem Bảng 2.4.32).

2-94

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.26

Số lượng nhân công/cơ sở kinh doanh ngành thương mại, khách sạn và nhà hàng theo hình thức sở hữu Số đơn vị 2005

2003 Hình thức sở hữu (Trong nước

Nhà nước

Trung ương 849 393 Địa phương 376 368 Tổng phụ 1.225 761 Tư nhân 21,04 3.295 Hộ gia đình 46.747 56.170 Tổng 50.076 60.226 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2010 (ước) 472 256 728 13.685 87.410 101.823

2003

Tỷ trọng (%) 2005 2010 (ước)

1,7 0,8 2,5 4,2 93,4 100

0,7 0,6 1,3 5,5 93,3 100

Tăng 2005/2003 2005/2010

0,45 0,25 0.7 13,4 85,9 100

0,5 1 0,6 1,6 1,2 1,2

1.2 0.7 0,95 4,2 1,56 1,69

2.263 Quy mô đầu tư theo số lao động mỗi đơn vị kinh doanh cũng rất khác nhau tùy hình thức sử hữu. Đơn vị quốc doanh trung bình là 240, còn khối tư nhân là 10. Thành phần kinh tế hộ gia đình chỉ là 1,7 (xem Bảng 2.4.33). Bảng 2.4.33

Hình thức sở hữu (Trong nước)

Số lao động/đơn vị trong ngành thương mại, khách sạn và nhà hàng theo hình thức sở hữu

Trung ương Địa phương Tổng phụ Tư nhân Hộ gia đình Tổng

Nhà nước

Số nhân công/cơ sở kinh doanh 2003 2005 2010(ước) 425 197 63 74 153 109 7,1 1,59 1,69

236 256 492 10,8 1,8 2,0

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2.264 Năng suất tính theo giá trị sản xuất của cơ sở kinh doanh cũng khác nhau đáng kể xét theo từng hình thức sở hữu. Các cơ sở nhà nước đạt được năng suất khá cao với 591triệu đồng/nhân công. Trong khi các cơ sở tư nhân và hộ gia đình lần lượt chỉ đạt được 115 triệu đồng và 44 triệu đồng (xem Bảng 2.4.34). Bảng 2.4.27

Hình thức sở hữu (Trong nước)

Giá trị sản xuất/nhân công của ngành thương mại, khách sạn và nhà hàng theo thành phần kinh tế

Nhà nước

Giá trị sản xuất/nhân công (triệu đồng) 2003 2005 2010(ước) 163 674 487 596 329 781 296 507 591 412 115 73 43,9 97 57,5

Trung ương Địa phương Tổng phụ

Tư nhân Hộ gia đình Tổng phụ

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

3) Xuất nhập khẩu 2.265 Kim ngạch xuất khẩu của tất cả các thị trường trong giai đoạn 2001 – 2005 cao hơn so với giai đoạn 1997 – 2000. Cụ thể như kim ngạch xuất khẩu cho thị trường châu Á trong giai đoạn 2001-2005 đạt mức bình quân 0,9%, tăng trưởng nhanh hơn so với giai đoạn 1997-2000. Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng đạt tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 cao hơn 1,5 lần so với giai đoạn 1997-2000. Trong giai đoạn 19972004, kim ngạch xuất khẩu bình quân tại thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh nhất, tiếp theo đó

2-95

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

là thị trường châu Á. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2001-2007 là 23,45%, vượt chỉ tiêu đặt ra (xem Bảng 2.4.35). Bảng 2.4.28

2000 Doanh thu (triệu USD) Tỷ lệ tăng (%)

150,1 -

2001 161,0 7,3

Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Long An, 2000 – 2010

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

195,5

244,5

326,3

363,0

477,2

655,6

924,5

1062,6

1446,4

21,4

25,1

33,5

11,2

31,5

37,4

41,0

13,7

36,1

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2.266 Các doanh nghiệp của tỉnh đã mở rộng thị trường sang châu Âu từ đầu những năm 2000. Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm 15,9% và tăng lên 18% vào năm 2005. Một năm trước đó tức là năm 2004 các doanh nghiệp bắt đầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Úc. Trong khi đó, mặc dù xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 21,7% vào năm 2000 nhưng đã giảm xuống 17% năm 2005. 2.267 Các sản phẩm chủ đạo cho thị trường nội địa và cho xuất khẩu gồm: (i) gạo: 250.000 – 300.000 tấn/năm, (ii) hạt điều: 11.000 – 18.500 tấn/năm, (iii) may mặc: 12-30 triệu sản phẩm/năm, (iv) giày dép: 4-21 triệu đôi/năm, và (v) vải: 20-34 triệu mét/năm. 2.268 Lượng hàng hóa xuất khẩu của tỉnh tăng mạnh từ 244 triệu đô la Mỹ năm 2003 lên 1.446 đô la Mỹ năm 2010. Tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 25%/năm. Nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm “hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiểu thủ công nghiệp” chiếm 77% tổng giá trị xuất khẩu, “nông sản” với 16% và “thủy sản” với 7%. Hàng công nghiệp nhẹ bao gồm hàng may mặc, túi xách, lều, giầy dép và vải, còn nông sản bao gồm lúa gạo và hạt điều, thủy sản bao gồm tôm đông lạnh. Trong khi mặt hàng gạo xuất khẩu khá ổn định (khoảng 250.000 tấn/năm), các mặt hàng may mặc và giầy dép tăng mạnh (xem Bảng 2.4.36). Bảng 2.4.29

140

171

2010 (ước) 1.111

84 16 4,25 244 265.880 10.910 74 209 12.068

148 40 4,15 363 223.285 18.594 613 41 12.672

231 104 1.446 371.190 15.785 45.687

6.111 251 4.196 34.255 1.080 27

4.318 140 8.605 20.082 0 31

21.497 25.241 34.509 45

112 138

209 240

1.143 1.188

6.711 549

7.681 957

17.100 1.180

2003 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Số lượng xuất khẩu

Giá trị nhập khẩu (triệu USD) Số lượng

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Nông sản Thủy sản Khác Tổng Lúa gạo (tấn) Hạt điều (tấn) Đồ da (tấn) Tôm đông lạnh (tấn) Hàng may mặc (nghìn chiếc) Túi (nghìn chiếc) Lều (nghìn chiếc) Giầy (nghìn đôi) Vải (nghìn mét) Nước khoáng (chai) Máy móc, thiết bị, dụng cụ Nguyên, nhiên vật liệu Tổng

Sợi dệt (Tấn) Hóa chất (tấn)

Giá trị và sản lượng xuất-nhập khẩu 2005

2-96

2003

Tỉ trọng (%) 2005 2010 (ước)

57,4

47,1

76,8

10,5

31,3

34,3 6,6 1,7 100

40,9 10,9 1,1 100

16 7,2

32,7 58,1 -1,2 22,0 -8,4 30,5 187,8 -55,7 2,5

9,8 18,2

100

-

-

-

-

-

-

-

Tăng trưởng ‘03 - '05 ‘05 - '10

24,8 13,8 - 5,3 18,1

19,2

12,9

3,8

-15,9 -25,3 43,2 -23,4 -100,0 7,2

80,8 100

87,1 100

96,2 100

36,6 31,9

30,2 29,5

7,0 32,0

16,3 - 0,2

-

-

47,6 24,4 8 16,4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ nhập khẩu

Hạt nhựa (tấn)

0

2.970

14.540

-

-

-

-

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2.269 Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 138 triệu đô-la Mỹ lên 910 triệu đô-la Mỹ trong khoảng năm 2003 đến 2009. Nhiên liệu và nguyên liệu thô bao gồm sợi dệt, hóa chất và hạt nhựa chiếm tỷ trọng hơn 98% tổng giá trị nhập khẩu của tỉnh. 2.270 Do tiếp giáp với Tp. HCM, một trung tâm phát triển có tính cạnh tranh cao của cả nước, các doanh nghiệp của tỉnh vẫn không đủ khả năng nhập khẩu hàng tiêu dùng so với Tp. HCM. Trong suốt những năm vừa qua, các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, linh phụ kiện, nguyên liệu cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhờ tăng trưởng xuất khẩu cao, tình hình nhập khẩu cũng tương đối ổn định: 78,2 triệu đô-la năm 2000; 116 triệu đô-la năm 2001; 115 triệu đô-la năm 2002; 141 triệu đô-la năm 2003; 170 triệu đô-la năm 2004; 241 triệu đô-la năm 2005; 325 triệu đô-la năm 2006 và 373 triệu đô-la năm 2007. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 16%. 2.271 Tốc độ tăng trưởng thương mại và dịch vụ đạt 8,6%/năm trong giai đoạn 20012005; và tăng lên 11%/năm trong giai đoạn 2006-2008. Ngành thương mại với tổng doanh thu bán lẻ bình quân tăng 12,8%/năm, trong giai đoạn 2006-2008 tăng lên 24,1%, hệ thống chợ tại vùng nông thôn và trung tâm thương mại đã được quy hoạch xây dựng, nâng cấp và phát triển. Các hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những chuyển biến tích cực: kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng lên 19,3%, nhập khẩu tăng 25,3% (2001-2005); trong giai đoạn 2006-2008 xuất nhập khẩu lần lượt là 34,6% và 32,6%: Cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng kinh tế của vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. 2.272 Lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác điều tra và kiểm soát thị trường; việc chống buôn lậu hàng hóa, gian lận thương mại, kết hợp với điều tra những biến đổi của thị trường, giá cả mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xi-măng, sắt, thép, xăng, phân bón, vv... đã góp phần kiềm chế gia tăng lạm phát, bảo vệ sản xuất trong nước. 4) Hoạt động tại các cửa khẩu (1) Công tác quản lý Nhà nước 2.273 Đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh. Ban Chỉ đạo đã tham dự Hội nghị phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia lần II trong 2 ngày 16 và 17 tháng 3 năm 2009. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương – Vũ Huy Hoàng trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh thì Long An có một vị trí khá thuận lợi cũng như có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng rất ủng hộ tỉnh và sẽ tham gia ý kiến trình Chính phủ các đề xuất, kiến nghị của tỉnh như: thành lập khu kinh tế cửa khẩu Long An; nâng cấp cửa khẩu Bình Hiệp thành của khẩu quốc tế; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho việc giao thương buôn bán tại khu vực biên giới; hệ thống đường sá tại cửa khẩu; đề nghị Chính phủ cấp vốn ODA hỗ trợ xây dựng tuyến đường giao thông từ cửa khẩu Bình Hiệp đến giáp đường xuyên Á nhằm khai thác hoạt động của cửa khẩu Bình Hiệp. 2.274 Triển khai Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 3 tháng 3 năm 2009 quy định hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu KT cửa khẩu.

2-97

53,4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp 2.275 Theo Quyết định số 1853/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2009, cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp giữa tỉnh Long An của Việt Nam và Prey Vo, tỉnh Svay Riêng của Campuchia được công nhận là cửa khẩu quốc tế.

2.276 Theo Quyết định số 07/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Cửa khẩu tại Long An (BGEZ). Khu kinh tế cửa khẩu gồm 7 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Mộc Hóa với tổng diện tích 13.080 ha. Việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Long An là một phần trong “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu cho đến năm 2020” đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg. (3) Cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây 2.277 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết cho cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây với diện tích 150,94 ha. Đã giới thiệu, mời gọi các nhà đầu tư đầu tư phát triển tại khu vực cửa khẩu. Đồng thời, tỉnh đang triển khai xây dựng Kế hoạch đầu tư, khai thác Khu cửa khẩu Bình Hiệp và khu cửa khẩu Mỹ Quý Tây, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế biên mậu. (4) Cửa khẩu phụ 2.278 Tính đến tháng 10/2010, Long An có 3 cửa khẩu phụ bao gồm: (i) Hưng Điền A (huyện Vĩnh Hưng) – Srebarang (huyện Svay Ch’rum), (ii) Long Khốt (huyện Vĩnh Hưng) – Som Dong (huyện Com Phuong Ro), và (iii) Tân Hưng (huyện Tân Hưng) – Svay A Ngong (huyện Compung T’roBek). Hưng Điền A là cửa khẩu phụ biên giới đường sông. 5) Tình hình hoạt động biên mậu 2.279 Tỉnh đã ban hành Quy định về trách nhiệm và quan hệ hợp tác trong việc phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Các ngành chức năng đã ký kết các văn bản quy chế phối hợp giữa Ban chỉ huy BĐBP với chi cục QLTT và giữa BĐBP với Chi cục hải quan Long An. 2.280 Công tác giữ gìn, bảo vệ an ninh biên giới được tăng cường. Công an tỉnh và Ban chỉ huy bộ đội biên phòng đã ký vào biên bản hợp tác với tỉnh Svây Riêng về phối hợp phòng chống tội phạm tuyến biên giới. Hàng loạt kế hoạch cho công tác bảo vệ chống buôn bán phụ nữ trẻ em, phân giới cắm mốc đã được tiến hành. 6) Các hoạt động xúc tiến thương mại 2.281 Phối hợp với Vụ thị trường châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công Thương) trong tổ chức hội thảo “Giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi”; Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động xúc tiến thương mại năm 2008 và đề xuất xây dựng chương trình hợp tác năm 2009 báo cáo UBND tỉnh và Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL; Giới thiệu Tập đoàn bán lẻ Wall Mart – chi nhánh Đài Loan đến tìm hiểu về năng lực cung ứng hàng hóa nông, thủy sản và công nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh để chuẩn bị cho việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh thương mại với các doanh nghiệp trong tỉnh. Tổ chức khảo sát tình hình tiêu thụ hàng nông sản, đặc sản của tỉnh để hỗ trợ xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại tập thể. 2.282 Phối hợp với các ngành liên quan cung cấp thông tin cho Tạp chí Thương mại (Bộ Công Thương) thực hiện chuyên đề “Long An – Đẩy mạnh xúc tiến thương mại – Thu hút

2-98

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

đầu tư – Hội nhập WTO” theo chỉ đạo của UBND tỉnh; Biên tập phát hành Bản tin Công nghiệp – Thương mại và cung cấp thông tin hoạt động của ngành lên trang Web của Sở trên Cổng thông tin điện tử tỉnh; hỗ trợ nhiều DN tham gia các kỳ Hội chợ Triển lãm (HCTL) thương mại như: HCLT thương mại Kiên Giang – Expo 2009, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và xuất khẩu tại Campuchia, Hội chợ thương mại – du lịch – đầu tư tại An Giang, và phát hành tờ bướm giới thiệu hàng nông sản của tỉnh tại hội chợ; Phối hợp tổ chức cho 2 DN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại phòng trưng bày của Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư TP. HCM. Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ là: 400 triệu đồng. 7) Dịch vụ Ngân hàng và cho vay 2.283 Điều kiện vay vốn đã thay đổi theo tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. Xét về tình trạng sở hữu, các hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 60% trong tổng số (năm 2010). Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2005–2010. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp cổ phần khác đạt 13,5%. Theo phân loại ngành kinh tế, khu vực kinh tế Nông-Lâm-Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (23,5%), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng sẽ giảm. Mặt khác, lĩnh vực kinh doanh bán buôn và bán lẻ và lĩnh vực sản xuất, chế tạo lần lượt chiếm tỷ trọng lần lượt 18,6% và 16,8% tổng số các khoản vay, và gia tăng ổn định. 2.284 Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản vay của hộ gia đình và ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp vẫn còn cao. Để có thể phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ tại Long An, cần phải có các khoản vay mở và hiệu quả hơn nữa nhằm khuyến khích các hoạt động này. Bảng 2.4.30 Vốn vay theo tình trạng sở hữu 2005 2008 Tỷ đồng Tỷ Tỷ đồng Tỷ trọng trọng (%) (%) DNNN TW 26 0,4 0 DNNN địa phương 151 2,4 135 1,2 Công ty cổ phần (chủ yếu thuộc Nhà 92 1,5 105 0,9 nước) Công ty cổ phần khác 56 0,9 715 6,1 Công ty TNHH thuộc sở hữu Nhà 0 1 0 nước Công ty TNHH không thuộc sở hữu 628 10,2 1.420 12,1 Nhà nước Công ty tư nhân 797 12,9 607 5,2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 0 206 1,8 ngoài Tập thể 5 0,1 12 0,1 Hộ gia đình 4.425 71,6 8.488 72,6 Tổng 6.181 100 11.691 100

2010 Tỷ Tỷ đồng trọng (%) 250 1,2 264 1,2 153 0,7

Tăng trưởng (09/05) 9,6 1,7 1,7

2.881 148

13,5 0,7

54,4 -

3.255

15,2

5,2

1.089 561

5,1 2,6

1,4 -

61 12.672 21.333

0,3 59,5 100

12,2 2,9 3,5

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

Nông-Lâm-Ngư nghiệp Khai mỏ Sản xuất, chế tạo Xây dựng Bán buôn-bán lẻ

Bảng 2.4.38 Vốn vay theo ngành kinh tế 2005 2008 Tỷ đồng Tỷ Tỷ đồng Tỷ trọng trọng (%) (%) 3.581 58,4 4.423 39,5 2 0,0 2 0,0 627 10,2 1.354 12,1 555 9,0 1.419 12,7 956 15,6 2.005 17,9

2-99

2010 Tỷ Tỷ đồng trọng (%) 5.003 23,5 53 0,0 3.589 16,8 1.857 8,7 3.972 18,6

Tăng trưởng (10/05) 1,4 26,5 5,7 3,2 3,3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Liên quan đến GTVT Giáo dục Dịch vụ cộng đồng Việc nhà theo lao động Khác Tổng

30 34 330 15 51 6.181

0,5 0,5 5,4 0,3 0,8 100

421 274 896 392 505 11.691

3,8 2,5 8,0 3,5 4,5 100

837 663 2.872 1.408 1.079 21.333

3,9 3,1 13,5 6,6 5,3 100

27,9 19,5 8,7 93,9 21,2 3,5

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

8) Đánh giá về ngành thương mại (1) Tiềm năng 2.285 Đầu tư vào thương mại chủ yếu là từ các hộ gia đình, năm sau tăng hơn năm trước. Quy mô hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp gia đình thường nhỏ, giá trị sản lượng bình quân lao động thấp, nhưng do số lượng doanh nghiệp lớn nên số lao động làm việc trong thành phần kinh tế này rất đông. Các doanh nghiệp quốc doanh rất ít (cả tỉnh chỉ có 7 doanh nghiệp) nhưng giá trị sản lượng bình quân lao động cao. 2.286 Hoạt động xuất, nhập khẩu lại chủ yếu là do đầu tư nước ngoài. Đặc điểm của các cơ sở này đã được trình bày trong phần về ngành công nghiệp. Kim ngạch xuất, nhập khẩu cao và vẫn tiếp tục gia tăng. Xét về khối lượng, sản phẩm nông nghiệp có tỷ trọng cao nhất, nhưng xét về giá trị thì sản phẩm công nghiệp nhẹ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ lại có tỷ trọng lớn. (2) Bảng phân tích 2.287 Các nhận định về ngành thương mại cùng với các vấn đề được tóm tắt trong Bảng 2.4.39 dưới đây. Các biện pháp can thiệp đề xuất cũng được xem xét nhằm cải thiện tình hình hoặc có thể tận dụng các cơ hội. Bảng 2.4.31 Bảng phân tích nhận định và vấn đề ngành thương mại Nhận định

Vấn đề đặt ra

Biện pháp đề xuất

Các doanh nghiệp hộ gia đình đi đầu trong các hoạt động thương mại, mậu dịch trong tỉnh

 Thu ngân sách nhà nước dưới hình thức thuế doanh nghiệp, thu từ nhóm doanh nghiệp này không phải là nguồn thu đáng kể.  Kinh tế địa phương khi có sự hoạt động năng nổ của đầu tư hộ gia đình sẽ trở nên mạnh mẽ, đồng thời nhóm đối tượng này có thể cung cấp dịch vụ và hàng hóa hỗ trợ cho các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị.  Khối lượng lớn là do các sản phẩm tự nhiên được xuất khẩu thường có giá trị thấp.  Các sản phẩm này rất dễ hư hại nên cần có hệ thống kho vận tốt để tránh thất thoát, hư hỏng khi vận chuyển.

 Do nhóm kinh tế này hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế hướng về công nghiệp nên tỉnh phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia đình chính thức hội nhập với nền kinh tế của tỉnh và xây dựng môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp này hoạt động nhưng phải có hướng dẫn rõ ràng về các vấn đề vệ sinh môi trường, quản lý dịch vụ v.v.

 Với việc chính thức hóa các cửa khẩu này thì kinh tế cửa khẩu sẽ phát triển mạnh, đồng

 Tỉnh có thể phối hợp với Chính phủ để đẩy mạnh các dự án xúc tiến vùng kinh tế cửa khẩu và để

Xuất nhập nhẩu liên tục tăng, xét về khối lượng và giá trị hàng hóa. Nông sản có tỷ trọng lớn nhất về khối lượng nhưng không chiếm tỷ trọng lớn về giá trị. Đó chủ yếu là các sản phẩm tự nhiên ở dạng nguyên liệu thô mới qua sơ chế. Hiện đã có những dự án nâng cấp cửa khẩu giữa Long An và Campuchia.

2-100

 Tỉnh cần tăng năng lực của ngành nông nghiệp để tăng giá trị cho chuỗi cung cấp các mặt hàng chính.  Tỉnh cần hợp tác với khu vực tư nhân để tìm kiếm thêm các cơ hội chế tạo ra các sản phẩm tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Nhận định

Vấn đề đặt ra thời có thể giảm được hoạt động buôn lậu, tiến tới ngăn chặn triệt để khi an ninh biên giới được tăng cường.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-101

Biện pháp đề xuất mời gọi đầu tư vào các vùng kinh tế này. Ngoài ra, tỉnh cũng có thể xây dựng các dự án xúc tiến thương mại qua biên giới và ký kết các thỏa ước kinh tế mang lại lợi ích cho cả hai bên biên giới.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.4.5 Du lịch 1) Lượng khách du lịch 2.288 Mặc dù số lượng khách du lịch đến tỉnh Long An không lớn nhưng đã và đang tăng nhanh. Trong giai đoạn 2003-2010, lượng khách du lịch tăng từ 45.000 khách lên 287.870 khách, tương đương với 6,3 lần (xem Bảng 2.4.40). Đặc điểm khách du lịch tới tỉnh Long An như sau: (i) Hầu hết du khách đến Long An là khách du lịch trong nước, chiếm 99% tổng số khách du lịch tới tỉnh. (ii) Mục đích đến Long An chính là kinh doanh chứ không phải thăm quan dù hiện không có số liệu thống kê chính thức. (iii) Thời gian lưu trú trung bình ngắn khoảng 1,3 ngày đối với khách du lịch trong nước và 1,5 ngày với khách nước ngoài ). Bảng 2.4.40 2003 Số lượng khách DL

2005

Số khách đến

Người VN 40.048 84.646 Người NN 4.566 1.120 Tổng 44.650 85.766 Số khách Người VN 37.782 74.899 lưu trú Người NN 4.566 1.120 Tổng 42.348 76.019 Số ngày Người VN 98.146 khách lưu trú Người NN 1.814 Tổng 99.960 Thời gian lưu trú Người VN 1,3 trung bình (ngày) Người NN 1,6 Số khách Người 1,3 đến VN Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

Lượng khách du lịch 2010 (ước) 283.278 4.592 287.870 254.640 4.592 259.232 354.002 6.644 360.646 1,3 1,5 1,3

Tỷ trọng (%) 2003

2005

89,7 10,2 100 89,2 10,8 100 98,2 1,8 100 -

2010(ước)

98,7 1,3 100 98,5 1,5 100 98,2 1,8 100 -

98,4 1,6 100 98,2 1,8 100 98,2 1,8 100 -

Tốc độ tăng 03 05 '05 '10 45,4 -50,5 38,6 40,8 -50,5 34,0 30,3 29,1 30,2 -6,9 182,8 -3,6

17,6 24,1 17,7 21,7 21,6 24,1 16,9 19,6 16,9 0,0 -1,6 0,0

2) Doanh thu du lịch 2.289 Doanh thu du lịch ước đạt 84,6 tỷ đồng năm 2010, tăng 10,7 lần so với doanh thu năm 2003 (8 tỷ đồng). Đặc điểm chính của doanh thu du lịch như sau: (i) Doanh thu của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu từ du lịch. (ii) Trong tổng doanh thu năm 2010, doanh thu thuê phòng KS chiếm 57%, hàng ăn uống (12%), vận tải (112). Doanh thu bán hàng tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng. (iii) Mức chi tiêu bình quân của 1 khách du lịch là 326.000 đồng năm 2009, tăng 1,6 lần so với mức chi tiêu năm 2005 (203.000 đồng). Đây là mức chi tiêu khá thấp. Bảng 2.4.41

Doanh thu du lịch

Doanh thu (triệu đồng) 2003 2005 2010 (ước) Theo loại doanh thu

TP kinh tế

Thuê phòng KS Vận chuyển Bán hàng hóa Ăn uống Khác Tổng Quốc doanh Tư nhân Tổng

2.042 250 2.030 2.253 1.307 7.882 2.771 8.997 11.768

3.578 2.210 2.936 4.882 3.834 17.440 0 24.042 24.042

48.111 10.310 2.398 10.447 11.596 84.585 0 82.862 82.862

2-102

Tỷ trọng (%) 2003 2005 2010 (ước) 25,9 3,2 25,8 28,6 16,6 100 23,5 76,5 100

20,5 12,7 16,8 28 22 100 0 100 100

56,9 12,2 2,8 12,4 15,7 100 0 100 100

Tốc độ tăng 03 - '05 05 - '10 32,4 197,3 20,3 47,2 71,3 48,7 -100,0 63,5 42,9

46,6 8.6 -9,3 8,4 13,7 22,3 21,8 21,8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Doanh 176 203 thu/khách (000 đồng) Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

238

326

-

-

-

-

-

3) Điểm du lịch và các sản phẩm du lịch 2.290 Các điểm du lịch chính của tỉnh Long An gồm các di tích lịch sử, văn hóa, các danh thắng và các lễ hội văn hóa. Chi tiết về các danh thắng cũng như các sản phẩm du lịch được đề cập đến trong Phụ lục 2.4.1. 2.291 Long An nằm trong vùng ĐBSCL, giáp ranh với TPHCM và các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp. Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai con sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông mang phù sa bồi đắp cho những vườn cây trái trĩu quả quanh năm, Long An còn có những cánh đồng lúa tốt tươi, bạt ngàn, hệ sinh thái động thực vật đa dạng, tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê Long An yên bình, mát dịu và trù phú. Tỉnh có đường biên giới dài 133 km với Cam-pu-chia với 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 1 cửa khẩu phụ. Trong QHTT phát triển du lịch của Việt Nam, Long An được xác định là một trong những địa điểm du lịch sinh thái quan trọng của vùng du lịch phía Nam. 2.292 Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, nền văn hóa Óc Eo đã hình thành và phát triển tại đồng bằng sông Cửu Long, mà Long An là một trong những tỉnh tiêu biểu. Hiện ở đây có 3 di tích cấp quốc gia và 1 di tích cấp tỉnh thuộc thời tiền sử Óc eo. Ngoài ra, còn 7 di tích kiến trúc nghệ thuật, trong đó 5 thuộc cấp quốc gia, 2 thuộc cấp tỉnh và 74 di tích lịch sử, trong đó có 8 thuộc cấp quốc gia và 66 là cấp tỉnh. Trong số 16 di tích cấp quốc gia và 69 di tích cấp tỉnh kể trên, có các di tích quy mô lớn, nội hàm lịch sử phong phú như khu di tích khảo cổ học Bình Tả, An Sơn (Đức Hòa), Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa (Vĩnh Hưng) và các di tích kiến trúc nghệ thuật như chùa Tôn Thạnh, đình Vĩnh Phong, lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, nhà Trăm Cột hoặc các di tích lịch sử như Khu di tích Bình Thành, Vàm Nhựt Tảo. 2.293 Long An còn có các nguồn tài nguyên khác đang được nghiên cứu, bảo tồn và khai thác. Tỉnh hiện có Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu ở vùng Đồng Tháp Mười, khu bảo tồn ngập nước Láng Sen, khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập để nghiên cứu, bảo tồn và khai thác hệ sinh thái, động, thực vật phong phú ở đây, phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân và tham quan du lịch. 2.294 Tỉnh đang kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn, xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí như khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu, v.v. Bên cạnh đó còn phát triển làng nghề gắn với du lịch, kết hợp các tour du lịch để giới thiệu tinh hoa văn hóa Long An với du khách và bạn bè quốc tế. 4) Các làng nghề và nghề truyền thống 2.295 Các làng nghề truyền thống là những điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách ở khắp Việt Nam. Long An cũng có một số làng nghề truyền thống như làng dệt chiếu, làng nấu rượu Gò Đen và làng làm trống (xem Khung 2.4.1). 5) Đặc sản Long An 2.296 Ẩm thực là một trong những đề tài hấp dẫn cho các du khách trong chuyến tham quan du lịch. Mong muốn được khám phá các món ăn ngon mới lạ là nhu cầu không thể thiếu của bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến các vùng đất mới. Mỗi loại đều có phong vị riêng, mang dấu ấn riêng của vùng đất đã sản sinh ra nó. Chẳng thế mà, khi nhắc đến mảnh đất Long An, người ta không thể không nhắc đến nhưng món ăn đặc sản như:

2-103

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui, lẩu mắm, gạo Nàng Thơm chợ Đào, rượu đế Gò Đen, thơm Bến Lức, dưa hấu Long Trì, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long, v.v. Mỗi món ăn đều mang đậm phong cách của vùng đất và con người nơi đây.

Khung 2.4.1 Làng nghề truyền thống của tỉnh Long An (1)

Làng nghề dệt chiếu: Trên địa bàn tỉnh Long An có 2.301 cơ sở dệt chiếu, thu hút khoảng 4.875 lao động, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Nhựt Ninh, An Nhựt Tân huyện Tân Trụ và xã Long Cang, Long Định, Phước Vân, Long Sơn huyện Cần Đước. Sản phẩm chiếu rất đa dạng gồm nhiều loại như chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu trắng, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa… được tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

(2)

Làng nấu rượu Gò Đen: Làng rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ có cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

(3)

Nghề làm trống Bình An: Nghề làm trống tại xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ đã hình thành từ rất lâu. Sản phẩm trống Bình Lãng nổi danh khắp nơi. Tháng 03 năm 2009 vừa qua Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp kết hợp với các phòng ban của huyện, xã đã tổ chức hội thảo: Khôi phục và phát triển nghề “Làm trống Bình Lãng”.

(4)

Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Cần Đước, Long An: Giống như các làng nghề chạm khắc gỗ khác của các tỉnh khác ở Việt Nam, nghề mộc ở Cần Đước tạo ra các sản phẩm mộc mang bản sắc và vẻ đẹp riêng. Sử dụng nghệ thuật và công nghệ trang trí mới trong chạm khắc đã tạo ra những sản phẩm gỗ nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng của người dân. Các dụng cụ đặc trưng của nghề chạm khắc gỗ gồm thước, cưa, bào, đục, giũa, v.v.

(5)

Nghề đóng thuyền: Giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong môi trường sông nước và phương tiện vận tải chính là ghe, thuyền. Ghe, thuyền đi lại tấp nập trên các con sông từ sáng tới tối. Do đó, ghe thuyền và đường thủy không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nên bản sắc văn hóa riêng có của vùng. Nghề đóng ghe thuyền ở Gia Định và Long An đã góp phần tạo nên bản sắc riêng và hấp dẫn này. Ghe thuyền Cần Đước từ lâu đã trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương.

(6)

Nghề kim hoàn: Đây là nghề chạm, khắc vàng bạc và đồ kim hoàn, có truyền thống phát triển lâu đời ở miền Bắc và miền Trung, sau đó du nhập vào miền Nam. Cần bảo tồn nghề này ở chợ Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

6) Các tuyến du lịch 2.297 Mặc dù các điểm du lịch nằm ở nhiều nơi trong tỉnh nhưng cần thiết lập một hành trình hiệu quả và hấp dẫn cho khách du lịch. Hiện có 3 tuyến du lịch chính trong tỉnh như tổng hợp trong Khung 2.4.2.

2-104

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung 2.4.2

Các tuyến du lịch chính của tỉnh Long An

(1)

Các chương trình du lịch sinh thái: Làng nổi Tân Lập – Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười – chợ huyện Mộc Hóa (1 ngày): Bao gồm: (i) tham quan hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên và nhân tạo dọc theo Quốc lộ 62 thuộc các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh và Mộc Hóa; (ii) đi tàu du lịch thăm quan Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (400ha) - Rừng tràm nguyên sinh - Vườn dược liệu tập trung – Phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất dược liệu; (iv) đi bằng xuồng hoặc theo các đường dẫn bộ tham quan Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với hệ rừng tràm đặc dụng, những đồng sen tự nhiên, những dải lam trời xanh biếc và nhiều loại động, thực vật phong phú tạo nên hệ sinh thái rất riêng biệt cho cảnh quan Tháp Mười. Tham quan chợ huyện Mộc Hóa và cửa khẩu Bình Hiệp quý khách sẽ được tiếp cận, tìm hiểu về đời sống dân cư vùng biên giới giáp với Vương Quốc Cămpuchia. Đặc biệt ở nơi đây quý khách sẽ được thưởng thức các loại món ăn đặc trưng như: đá chanh mật ong tự nhiên, sirô bụp giấm, cá lóc nướng trui cuốn lá sen rau rừng, canh chua bông điên điển, mua sắm các loại thảo dược, mật ong thiên nhiên.

(2)

Chương trình thăm quan di tích văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái: Bảo tàng tỉnh – Lăng mộ cụ Nguyễn Huỳnh Đức – Làng nổi Tân Lập – Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (1 ngày): (i) thăm quan Bảo tàng tỉnh Long An – nơi trưng bày các hiện vật – di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa Óc Eo; (ii) viếng và tham quan khu lăng mộ cổ của Nguyễn Huỳnh Đức – người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn Huỳnh - tại đây quý khách đựợc chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và những cổ vật quý của thế kỷ cuối XVIII đầu TK XIX; (iii) tham quan Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (400ha) - Rừng tràm nguyên sinh - Vườn dược liệu tập trung – Phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất dược liệu; (iv) Đi bằng xuồng hoặc theo các đường dẫn bộ tham quan Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với hệ rừng tràm đặc dụng, những đồng sen tự nhiên, những dải lam trời xanh biếc và các loại thực vật, động vật phong phú khác tạo nên hệ sinh thái rất riêng biệt cho cảnh quan Tháp Mười. Du khách sẽ có dịp thưởng thức các món đặc sản của địa phương, mua các loại thảo dược và mật ong tự nhiên.

(3)

Chương trình du lịch: Chùa Tôn Thạnh – Nhà Trăm cột – Bảo tàng tỉnh – Lăng mộ cụ Nguyễn Huỳnh Đức (1 ngày): các hoạt động bao gồm (i) tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia Chùa Tôn Thạnh - một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, nơi nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã từng sống và dạy học, nơi nhà văn sáng tác bài văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng đã đi vào sử ca của nước ta; (ii) tham quan di tích kiến trúc cấp quốc gia Nhà Trăm Cột - ngôi nhà có kiến trúc cổ rất độc đáo với hơn 100 cột bằng gổ quý như: gõ, cẩm lai, v.v.; (iii) dùng cơm trưa với các món ăn đặc sản của vùng biển Cần Đước và nghỉ ngơi, (iv) tiếp tục chương trình tham Bảo tàng tỉnh Long An – nơi trưng bày các hiện vật – di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa Óc Eo, đến viếng và tham quan Khu Lăng mộ cổ Cụ Nguyễn Huỳnh Đức – người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn Huỳnh

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

7) Các dự án du lịch 2.298 Hiện có 5 dự án du lịch chính hiện đang trong các giai đoạn triển khai khác nhau như được thể hiện trong Bảng 2.4.42.

2-105

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.42

Các dự án du lịch chính của tỉnh Long An

Dự án 1. Dự án khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập

2. Dự án điểm du lịch Đồn Rạch Cát

3. Dự án khu dịch vụ giải trí hồ Khánh Hậu

4. Dự án Lâm viên Thanh niên

5. Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo

6. Dự án Phát triển Khu phức hợp giải trí Khang Thông 7. Dự án Khu đô thị mới & trường đua ngựa

Khái quát  Mục tiêu dự án: Bảo tồn sinh thái rừng tràm tự nhiên, gắn với các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, cắm trại, câu cá, vui chơi giải trí, thể thao, phục vụ các tour du lịch trong tỉnh và Vương quốc Campuchia  Địa điểm: Xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An  Hình thức đầu tư: Ngân sách Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, mời gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các khu dịch vụ chức năng phục vụ tham quan du lịch.  Diện tích: 135 ha  Kết cấu hạ tầng: đang hoàn thiện kết cấu hạ tầng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2009  Mục tiêu dự án: Bảo tồn di tích lịch sử gắn với khai thác các dịch vụ du lịch phục vụ các tour du lịch trong và ngoài tỉnh  Địa điểm: Xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An  Hình thức đầu tư: Ngân sách Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng. Mời gọi các tổ chức cá nhân đầu tư kinh doanh các khu dịch vụ chức năng phục vụ bảo tồn, nghiên cứu và du lịch.  Diện tích 100 ha  Kết cấu hạ tầng: Đang tiến hành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000  Mục tiêu dự án: Xây dựng điểm vui chơi giải trí liên hợp  Địa điểm: 748 QL 1, phường 4, thị xã Long An  Hình thức đầu tư: Ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, mời gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các khu dịch vụ chức năng tạo điểm dừng chân, vui chơi giải trí.  Diện tích: 4,7 ha  Đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng  Mục tiêu dự án: Bảo tồn và phát triển hệ động thực vật Đồng Tháp Mười gắn với các dịch vụ du lịch tạo thành điểm du lịch  Địa điểm: xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An  Hình thức đầu tư: Ngân sách Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, mời gọi các tổ chức cá nhân đầu tư kinh doanh các khu dịch vụ chức năng, phục vụ nghiên cứu, bảo tồn và du lịch.  Diện tích: 104 ha  Kết cấu hạ tầng: Đã đầu tư hạ tầng 20 tỷ đồng  Mục đích dự án: Bảo tồn di tích lịch sử, phục vụ tham quan du lịch, nghiên cứu  Địa điểm: Xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An  Hình thức đầu tư: Ngân sách Nhà nước đầu tư trùng tu di tích, mời gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh các khu dịch vụ chức năng phục vụ nghiên cứu và tham quan du lịch.  Diện tích: 6 ha  Kết cấu hạ tầng: Đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng  Mục đích dự án:  Địa điểm: xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.  Hình thức đầu tư: do Công ty Cổ phần Phát triển & Xây dựng Hạ tầng Phú An đầu tư  Diện tích: 262,47ha  Kết cấu hạ tầng: QH chi tiết (tỷ lệ 1/2.000) được phê duyệt vào tháng 06/2010  Mục đích dự án:  Địa điểm: Xã Đức Hoà Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.  Hình thức đầu tư: do công ty Bất động sản Hồng Phát đầu tư  Diện tích: 311,0 ha  Kết cấu hạ tầng: QH chi tiết (tỷ lệ 1/2.000) được phê duyệt vào 04/2008

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở XD tỉnh Long An

2-106

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8) Đánh giá về ngành du lịch (1) Nguồn lực và Tiềm năng 2.299 Tỉnh có nhiều sản phẩm du lịch, cả sản phẩm tự nhiên và cả các khu nhân tạo, cải tạo. Ngoài ra, đã có các khoản đầu tư lớn và phát triển sản phẩm du lịch dưới dạng các dự án du lịch ấn tượng. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm xây dựng các gói dự án hay quảng bá vẫn còn phải được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc hơn nữa và có sự tham gia của khu vực tư nhân. 2.300 Làng nghề thủ công ở Long An cũng giống như làng nghề ở các nơi khác. Do đó sản phẩm tạo ra cũng tương đồng và tỉnh sẽ phải nỗ lực biến các sản phẩm đó trở nên nổi bật, hấp dẫn và khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. 2.301 Tỉnh cũng có các khu di tích lịch sử, văn hóa, các khu sinh thái, công nghệ. Các khu ngập nước đều đã được thế giới công nhận nhưng việc tận dụng và phát triển các khu này còn hạn chế. (2) Bảng đánh giá 2.302 Du lịch rõ ràng là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh, với số lượng lớn điểm đến và sản phẩm du lịch thiên nhiên. Hệ sinh thái của tỉnh đã trở thành một lĩnh vực nhạy cảm và cần được bảo vệ. Bảng 2.4.323 Bảng phân tích nhận định và vấn đề ngành du lịch Nhận định

Vấn đề đặt ra

Biện pháp đề xuất

Các điểm đến và sản phẩm du lịch có nhiều và đa dạng. Tỉnh đã có nhiều dự án đầu tư lớn vào ngành du lịch

 Có thể lập nhiều gói dự án du lịch hướng tới thị trường du lịch rộng lớn nhưng cần cân nhắc xúc tiến, quảng bá các dự án này

Long An có làng nghề thủ công nhưng cũng tương tự như các làng nghề khác trên cả nước.

 Cần phải cạnh tranh với những khu vực khác do sản phẩm của các làng nghề này cũng giống như các sản phẩm của các làng nghề khác.

 Cần xác định và đánh giá thứ tự ưu tiên các phân khúc thị trường du lịch cần hướng tới.  Công tác quảng bá phải có cơ sở vững chắc hơn thông qua các biện pháp phối hợp với các tổ chức, hiệp hội du lịch, các hãng hàng không, các tổ chức giáo dục v.v.  Có thể theo đuổi việc hình thành các thương hiệu và hình ảnh riêng cho du lịch của tỉnh  Cần nghiên cứu, phát huy các làng nghề này để vừa mang nét chung cả nước vừa có những nét riêng của mình

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Tình hình Đầu tư trên địa bàn Long An 1) Tổng đầu tư 2.303 Tính đến cuối năm 2010 trên địa bàn tỉnh Long An có tất cả 5.899 doanh nghiệp đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới 11.836 triệu USD. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm đại đa số với 5.469 doanh nghiệp (93%) và vốn đăng ký là 7.812 triệu USD (74%). Bình quân vốn đăng ký của một doanh nghiệp 100% vốn trong nước là 1,4 triệu USD. Ngoài ra, có khoảng 71 doanh nghiệp liên doanh nhưng chỉ chiếm 1,2% về số lượng doanh nghiệp mặc dù vốn đăng ký lên tới 711 triệu USD (6% vốn đăng ký). Bình quân vốn đăng ký của một doanh nghiệp liên doanh là 10 triệu USD. Số doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là 359 doanh nghiệp; chiếm 6% về vốn đầu tư và tổng vốn

2-107

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

đăng ký là 3.313 triệu USD (chiếm 28% tổng số vốn đăng ký). Bình quân vốn đăng ký của một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là 9,2 triệu USD. Các doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước thường là các công ty quy mô nhỏ và trung bình trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh lại là những công ty có quy mô lớn hơn. Bảng 2.4.33 Loại hình doanh nghiệp

Đầu tư trên địa bàn Long An (1992 – Tháng 05/2009) Doanh nghiệp Số lượng

100% vốn trong nước

5.469

100% vốn nước ngoài

359

Liên doanh

71

Tổng

5.899

(%)

Vốn bình quân / Doanh nghiệp (Triệu USD)

66.0

1.4

28.0

9.2

6.0

10.0

Doanh nghiệp (%) 92.7 6.1

Triệu USD 7.812,3 3.313

1.2

711

100,0

11.836

100,0

2.0

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2010

2) Đầu tư trong nước 2.304 Có khoảng 5.469 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 7,8 tỉ USD tính từ giai đoạn 1992 – 2010. Đầu tư tăng mạnh trong năm 2001 và tiếp tục tăng đến năm 2007. Vốn đầu tư bình quân/doanh nghiệp cũng tăng đáng kể từ năm 2007 (xem Bảng 2.4.45 và Hình 2.4.2). Bảng 2.4.34 Năm thành lập 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Xu thế đầu tư trong nước, 1992-2009

Doanh nghiệp Tỷ trọng Số lượng (%) 15 56 55 14 31 30 23 32 145 553 337 318 548 622 692 373 927 417 281 5.469

0.27 1.02 1.01 0.26 0.57 0.55 0.42 0.59 2.65 10.11 6.16 5.81 10.02 11.37 12.65 6.82 16.95 7.62 5.14 100,0

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2010

2-108

Vốn 000 USD 160 530 1.342 971 314 2.381 249 1.203 1.661 40.685 45.338 33.982 50.159 97.788 132.365 1.548.337 5.433.935 420.576 362.433 7.812.338

Tỷ trọng (%) 0.00 0.01 0.02 0.01 0.00 0.03 0.00 0.02 0.02 0.52 0.58 0.43 0.64 1.25 1.69 19.82 69.56 5.38 0.00 100,0

Vốn bình quân Doanh nghiệp (000 USD) 10.7 9.5 24.4 69.4 10.1 79.4 10.8 37.6 11.5 73.6 134.5 106.9 91.5 157.2 191.3 4151.0 5861.9 1008.6 1.3 1428.5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.4.2 Xu thế đầu tư trong nước của các doanh nghiệp, 1992 - 2009 927

No. of Establishment Số doanh nghiệp

Share in (%) total(%) Tỉ trọng

692

622 553

548 417

373 337 318 145 15

56

55

14

31

30

23

32

Vốn (000 USD) Capital (US$ 000) Tỉ trọng % Share in total(%)

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009 (Dữ liệu tính đến tháng 05/2009)

2.305 Các doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm đa số (90%) nhưng vốn đăng ký chỉ khoảng 39%. Các doanh nghiệp đặc biệt (với vốn đăng ký trên 50 tỉ USD) chiếm số lượng ít (1,5%) mặc dù có lượng vốn khá lớn (38%) (xem Bảng 2.4.46 và Hình 2.4.3). Bảng 2.4.35 Quy mô Nhỏ Trung bình Lớn Đặc biệt Tổng

Quy mô đầu tư trong nước tại tỉnh Long An

Doanh nghiệp Số lượng Tỷ trọng (%) 4.867 89.5 275 5.1 215 4.0 82 1.5 5.439 100,0

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2010

2-109

Vốn Triệu USD 3.055 790 1.021 2.946 7.812

Tỷ trọng (%) 39.1 10.1 13.1 37.7 100,0

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.4.3

Quy mô vốn trong nước tại tỉnh Long An

4.649 4,649 SốEstablishment DN No.

3.055 3,055

Tỷ trọng% Share (%)

Tỷ trọng Share (%) %

Nhỏ Small

1,021

790

90% 251

2.946 2,946

Vốn (Triệu USD) Capital (US$ million)

40%

4.9%

Trung bình Medium

209

4.0%

Lớn Large

Đặc biệt Special

38% 10%

79 1.5%

Nhỏ Small

Trung bình Medium

13%

Lớn Large

Đặc biệt Special

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009

2.306 Xét đến địa bàn tiếp nhận đầu tư, đầu tư bằng nguồn trong nước chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Đức Hòa (21% số doanh nghiệp và chiếm 79% tổng vốn đầu tư), thành phố Tân An (25% số doanh nghiệp và chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư) và huyện Bến Lức (18% số doanh nghiệp và chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư). Các doanh nghiệp còn lại đóng tại các huyện khác như Đức Huệ, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, chỉ chiếm khoảng 0,1% số doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư. Nguyên nhân là do vị trí và vai trò của từng địa phương trong phát triển kinh tế. Huyện Bến Lức và Đức Hòa tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh do đó các địa phương này có cơ sở để phát triển các khu công nghiệp và các hoạt động kinh doanh. Thành phố Tân An, mặc dù ở xa thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại là trung tâm hành chính chính trị của cả tỉnh nên có ưu thế hơn và khả năng thu hút đầu tư cao hơn (xem Bảng 2.4.47 và Hình 2.4.4). Bảng 2.4.36 Huyện Bến Lức Cần Đước Cần Giuộc Châu Thành Đức Hòa Đức Huệ Mộc Hóa Tân Hưng Thạnh Hóa Thủ Thừa Tân Trụ Tân Thạnh Tân An Vĩnh Hưng Tổng

Phân bố đầu tư trong nước ở tỉnh Long An

Doanh nghiệp Số Tỷ trọng lượng (%) 1005 18.5 331 6.1 401 7.4 164 3.0 1165 21.4 80 1.5 143 2.6 78 1.4 117 2.2 215 4.0 108 2.0 134 2.5 1353 24.9 145 2.7 5.439

100,0

Vốn đầu tư Vốn Tỷ trọng (000 USD) (%) 414.386 5.3 120.621 1.5 80.442 1.0 3.917 0.1 6.221.328 79.6 8.060 0.0 55.552 0.7 20.521 0.3 286.836 3.7 13.921 0.2 134.768 1.7 6.949 0.1 440.126 5.6 4.553 0.1 7.811.978

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2010

2-110

100,0

Quy mô đầu tư bình quân (000 USD) 412,3 364,4 200,6 23,9 5340,2 10,1 388,5 263,1 2451,6 64,7 1247,9 51,9 325,3 31,4 1436,3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.4.4

Phân bố đầu tư trong nước ở tỉnh Long An

Số No. DN of Establishment

Capital (US$ USD) million) Vốn (Triệu

Share in total Tỉ trọng % (%)

Tỉ trọng % (%) Share in total

56% 25% 25%

21%

18% 6% 8%

3%

1% 3% 2% 2%

4%

2% 3%

2%

0.6%

11%

3%

5%

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009

3) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.307 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An chủ yếu tập trung ở huyện Đức Hòa (chiếm 58% tổng số doanh nghiệp và 48% về vốn), tiếp theo là huyện Bến Lức (chiếm 22% tổng số doanh nghiệp và 23% về vốn). Còn lại tập trung ở một số huyện khác như Cần Giuộc, Cần Đước, thành phố Tân An. Các huyện như Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng không có doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nào đóng trên địa bàn. Tương tự các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có xu thế chọn các huyện có vị trí thuận lợi như gần thành phố Hồ Chí Minh hoặc giao thông thuận lợi (xem Bảng 2.4.48 và Hình 2.4.5). Bảng 2.4.37

Phân bố đầu tư nước ngoài ở tỉnh Long An Vốn đầu tư

Doanh nghiệp Huyện Bến Lức Cần Đước Cần Giuộc Châu Thành Đức Hòa Đức Huệ Mộc Hóa Tân Hưng Thạnh Hóa Thủ Thừa Tân Trụ Tân Thạnh Tân An Vĩnh Hưng Tổng

Số lượng

Tỷ trọng (%)

80 24 56 1 212 2 0 0 2 2 1 3 24 0 359

Vốn (Triệu USD)

22,3 6,7 15,6 0,2 58,5 0,2 0,0 0 0,4 0,4 0,2 0,7 6,7 0,0 100,0

745 220 485 0.8 1.598,2 2 0 0 16 1,5 2 56 186 0 3.313

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2011

2-111

Tỷ trọng (%) 22.5 6,6 14,6 0,0 48,2 0,1 0,0 0,0 0,5 0,1 0,1 1,7 5,6 0,0 100,0

Quy mô đầu tư bình quân (Triệu USD) 9,4 9 8,7 0,8 7,4 1 0,0 8 0,75 2 18,6 7,75 8,6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.4.5

Phân bổ đầu tư nước ngoài ở tỉnh Long An SốofDN No. Establishment

Capital (US$ USD) million) Vốn (Triệu

Tỉ trọng % (%) Share in total

Tỉ trọng % (%) Share in total

56% 58%

25%

22%

4%

9%

0.4%

0.9% 4.8%

0.9%

11%

0.6%

3%

5%

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009

2.308 Long An được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng và môi trường đầu tư hấp dẫn hơn các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 2006, Long An đứng thứ tư về hoạt động kinh doanh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ nhất về lao động, thứ hai về vốn đầu tư trung bình của các doanh nghiệp. Sự tăng trưởng về các chỉ tiêu này khá ấn tượng cho thấy vai trò của tỉnh trong khu vực. Số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tỉnh đã được cấp phép trong giai đoạn 20052009 chiếm 66% tổng vốn đầu tư vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bảng 2.4.38

So sánh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở ĐBSCL và Vùng KTTĐPN Số Dự án

ĐBSCL

Cả nước Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Sóc Trăng Hậu Giang Bạc Liêu Cà Mau Tổng Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa VT Long An Tổng

2000 Vốn

391 2 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 3 1 11 114 32 6 2 280

Triệu USD) 2.839 2 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 5 5 20 333 111 36 2 701

Số Dự án

970 15 0 1 2 1 1 1 0 0 3 0 1 0 0 24 7 30 181 108 14 15 651

2005 Vốn Triệu USD) 5.840 127 0 1 6 11 0 0 0 0 4 0 0 0 0 149 18 79 833 1.153 740 127 3.850

Số Dự án

2008 Vốn

1.171 65 2 2 2 0 0 0 1 2 4 1 0 0 1 80 1 16 127 45 4 65 678

Số Dự án

Triệu USD) 64.011 929 14 8 17 0 0 0 2 2.304 540 5 0 0 0.1 3.819 1 113 1.026 1.929 9.376 929 22.460

2005 - 2008 Vốn Triệu USD)

4.672 163 9 7 9 5 6 6 3 2 17 3 4 0 4 232 52 83 773 351 59 163 2.755

103.243 2.147 151 98 43 31 27 27 2 2.304 575 24 630 0 6 6.038 170 375 5.460 6.504 13.124 2.147 42.206

% 35,6 2,5 1,6 0,7 0,5 0,4 0,4 0,0 38,2 9,5 0,4 10,4 0,0 0,1 100,0 0,4 0,9 12,9 15,4 31,1 5,1 100,0

Vốn/Dự án (Triệu USD 22,1 13,2 16,8 14,0 4,8 6,2 4,5 4,5 0,7 1152,0 33,8 8,0 157,5 1,5 26,0 3,3 4,5 7,1 18,5 222,4 13,2 15,3

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2008, Số liệu thống kê KTXH của 63 tỉnh và thành phố trong cả nước.

2.309 Hình 2.4.6 minh họa các dự án FDI trong năm 2006 và năm 2009 phân theo từng nước, có thể nhận thấy Đài Loan, Thái Lan, và Ai-Len là các nước đầu tư nhiều vào tỉnh

2-112

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Long An. Trong đó, vốn dự án FDI của Đài Loan chiếm 40%, Thái Lan 20% và Hàn Quốc 10% (xem Hình 2.4.6). Cả ba nước này chiếm gần 80% tổng nguồn vốn từ các dự án FDI ở Long An, điều này cho thấy tầm ảnh hưởng lớn của các quốc gia này đối với tỉnh. Hình 2.4.6 Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Long An, 2006 & 2009 45,000

Người

Tr. USD

450

200

15,000

150

10,000

100

5,000

50

Turnover (mill USD) Doanh thu 2006 (triệu USD)2006

Turnover (mill USD) Doanh thu 2009 (triệu USD)2009

Singapore

Nhật bản

Anh Quốc

0

Labor LĐ 2006(Person) (người) 2006

Mỹ

20,000

Trung Quốc

250

Thai Lan

25,000

Pháp

300

Đài Loan

350

30,000

Ai len

35,000

Hàn Quốc

400

Ấn độ

40,000

0

Labor (Person) 2009 LĐ 200 (người)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2007 & 2009

Hình 2.4.7

Cơ cấu dự án FDI tại tỉnh Long An theo nước đầu tư, 2009

0.1% 0.0% 1.5% 0.0%

9.0%

4.1% 6.0% 10.3%

0.8% 0.0%

19.5%

3.6%

0.9%

40.1%

3.8% 0.3%

Ấn độ Anh Hàn Quốc Hong Kong Ai-len Mauritius Đài loan Nhật Bản Pháp Singapore Thái Lan Trung Quốc Australia Mỹ Indonesia Hà Lan

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2009

4) Doanh nghiệp và việc làm 2.310 Năm 2007, có khoảng 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, thu hút 105.000 lao động (xem Bảng 2.4.50). Tỷ lệ tăng việc làm là 1,6%/năm trong khi tỷ lệ tăng dân số là 0,7%/năm. Điều này cho thấy tình hình việc làm chung của tỉnh đang được cải thiện và đang chuyển dần từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp hoặc thúc đẩy đô thị hóa.

2-113

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.50

Điều kiện của doanh nghiệp tại tỉnh Long An, 2000 – 2008

612

1260

1.618

1.988

2.461

Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 19,0

35.670

75.360

93.693

104.580

119.999

16,4

4.768

12.646

16.643

23.192

27.915

24,7

2000 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động Số lượng công nhân của doanh nghiệp Nguồn vốn bình quân hàng năm của DN

2005

2006

2007

2008

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2009, Cục Thống kê tỉnh Long An

2.311 Bảng 2.4.51 thể hiện đầu tư của các doanh nghiệp 100% có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia vào tỉnh Long An. Đài Loan là nước có số vốn đăng ký lớn nhất (chiếm 37% số doanh nghiệp và 23% về vốn) và theo sau đó là Hàn Quốc (chiếm 15% số doanh nghiệp và 19% về vốn). Bảng 2.4.39 Nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An theo quốc tịch

Doanh nghiệp Số lượng Tỷ trọng (%)

Đài Loan 135 Trung Quốc 31 Hàn Quốc 54 Thái Lan 19 Anh 6 Ấn Độ 3 Brunei 3 Đức 1 Hong Kong 7 Ai- Len 12 Mauritius 5 Nhật 14 New Zealand 2 Pháp 9 Samoa 6 Xi-Cốt-Len 1 Singapore 9 Úc 6 Mỹ 15 Indonesia 1 Malaysia 6 Thụy Điển 2 Hà Lan 3 Bỉ 1 Áo 2 Canada 2 Tây Ban Nha 1 Thụy Sĩ 1 Philippin 2 Tổng 359 Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2011

37.6 8.635 15.04 5.292 1.671 0.836 0.836 0.279 1.95 3.343 1.393 3.9 0.557 2.507 1.671 0.279 2.507 1.671 4.178 0.279 1.671 0.557 0.836 0.279 0.557 0.557 0.279 0.279 0.557

Vốn Vốn (triệu USD) 774.6 74.7 642.5 230.4 48.0 47.0 3.0 1.0 25.4 814.3 30.8 119.5 3.3 51.4 94.8 75.0 59.4 25.4 124.9 28.0 14.0 10.7 4.5 3.0 0.4 2.9 0.4 3.0 0.4

100,0

23.38 2.26 19.39 6.95 1.45 1.42 0.09 0.03 0.77 24.58 0.93 3.61 0.10 1.55 2.86 2.26 1.79 0.77 3.77 0.85 0.42 0.32 0.14 0.09 0.01 0.09 0.01 0.09 0.01 1.980

2-114

Tỷ trọng (%)

Quy mô đầu tư bình quân (Triệu USD) 5.74 2.41 11.90 12.12 8.00 15.66 1.00 1.00 3.63 67.86 6.15 8.54 1.67 5.71 15.81 75.00 6.60 4.23 8.33 28.00 2.33 5.37 1.50 3.00 0.20 1.43 0.40 3.00 0.20

100,0

9,2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.4.8

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An theo quốc tịch No. Establishment SốofDN

Capital (US$ million) Vốn (Triệu USD)

Tỷ trọng %(%) Share in total

Share in total (%) Tỷ trọng%

26%

38%

10%

8% 1%

3%

2%

Taiwan China The UK India Bruney Germany Hongkong Korea Island Mauritius Japan New Zealand France Samoa Scotland Singapore Thailand Australia The USA Indonesia Malaysia Sweden The Netherlands England Belgium Austria Canada Spain

3%

8% 7% 4%4%

6%

Taiwan China The UK India Bruney Germany Hongkong Korea Island Mauritius Japan New Zealand France Samoa Scotland Singapore Thailand Australia The USA Indonesia Malaysia Sweden The Netherlands England Belgium Austria Canada Spain

17% 6%

24%

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009

2.312 Bảng 2.4.52 thể hiện đầu tư của các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo năm đăng ký hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2007 và 2008, Long An đã thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đến đầu tư. Riêng 2007, số doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 20% và số vốn đầu tư lên tới 28%. Năm 2008, số doanh nghiệp này là 20% với vốn đầu tư là 27% trong tổng số. Cũng có một vài năm, Long An không thu hút được doanh nghiệp nào đến đầu tư (hoặc do chưa thu thập được số liệu) như năm 1992, 1994 và 1996. Năm 1993, tỷ lệ thu hút đầu tư ở mức thấp nhất (chỉ với 01 doanh nghiệp và đạt 0,1%). Bảng 2.4.40

Đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm ở tỉnh Long An Doanh nghiệp

Năm 1993 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

Số lượng 2 4 2 4 7 3 4 10 20 12 19 30 71 70 42 53 358

Vốn

Tỷ trọng (%)

Vốn (Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

0.56 1.12 0.56 1.12 1.96 0.84 1.12 2.79 5.59 3.35 5.31 8.38 19.83 19.55 11.73 14.80 100.00

116,6 8,3 42,5 45,2 101,5 10,2 16 245,2 126 31,9 63,3 178,1 890,4 875,4 168,9 218 3193,7

3.65 0.26 1.33 1.42 3.18 0.32 0.50 7.68 3.95 1.00 1.98 5.58 27.88 27.41 5.29 6.83 100.00

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2-115

Quy mô đầu tư bình quân (Triệu USD) 58.30 2.08 21.25 11.30 14.50 3.40 4.00 24.52 6.30 2.66 3.33 5.94 12.54 12.51 4.02 4.11 8,92

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.4.9

Đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm ở tỉnh Long An

No. of Establishment Số DN

Capital (US$USD) million) Vốn (Triệu

Tỉ trọng % (%) Share in total

Tỉ trọng Share in total (%)

36% 33% 36%

24%

12% 0.4% 1% 1% 1% 2% 1% 0.4%

3%

6%

6%

2%

10%

8%

0.1%0.3% 2% 2% 1% 1% 0.2%

8% 3% 1%

2%

1%

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009

5) Đầu tư theo hình thức liên doanh 2.313 Bảng dưới đây cho biết tình hình đầu tư của các DN liên doanh theo từng huyện ở Long An. Đức Hòa là huyện có số doanh nghiệp liên doanh lớn nhất (chiếm 46% tổng số doanh nghiệp và 56% tổng vốn đầu tư). Tiếp đến hai huyện Bến Lức và Cần Đước. Một số huyện không có DN liên doanh nào đầu tư như Mộc Hóa, Thủ Thừa. Bảng 2.4.41

Phân bổ đầu tư theo hình thức liên doanh ở tỉnh Long An Doanh nghiệp

Huyện Bến Lức Cần Đước Cần Giuộc Châu Thành Đức Hòa Đức Huệ Mộc Hóa Tân Hưng Thạnh Hóa Thủ Thừa Tân Trụ Tân Thạnh Tân An Vĩnh Hưng Tổng

Số lượng

Vốn

Tỷ trọng (%) 14 7 5 1 33 1 0 1 1 0 0 2 6 0 71

19,7% 9,9% 7,0% 1,4% 46,5% 1,4% 1,4% 1,4% 0,0% 0,0% 2,8% 8,5% 100,0%

Vốn (Triệu USD) 198.542 72.010 0 23.488 401.201 3.480 0 351 400 0 0 863 5.847 0 706,184

Tỷ trọng (%)

Quy mô đầu tư bình quân (Triệu USD) 14.182 10.287 0 23.488 12.158 3.480

28,1% 10,2% 0,0% 3,3% 56,8% 0,5% 0,0% 0,1% 0,0% 0,0% 0,1% 0,8% 0,0% 100,0%

351 400 432 974 9.946

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2010

2.314 Bảng 2.4.54 thể hiện đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh theo quốc gia. Trong đó, Đài Loan có số doanh nghiệp và tỉ lệ đầu tư cao nhất (chiếm 24% tổng số doanh nghiệp và 21% tổng vốn đầu tư). Các quốc gia khác có từ 1 đến 10 doanh nghiệp với số vốn không đáng kể.

2-116

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.54

Đầu tư theo hình thức liên doanh ở tỉnh Long An theo quốc tịch Doanh nghiệp Tỷ trọng Số lượng (%) 17 23,9 5 7,0 4 5,6 2 2,8 7 9,9 7 9,9 2 2,8 3 4,2 2 2,8 2 2,8 3 4,2 7 9,9 3 4,2 4 5,6 1 1,4 1 1,4 1 1,4 71 100,0

Nước Đài Loan Trung Quốc Anh Đức Hàn Quốc Island New Zealand Pháp Scotland Thái Lan Úc Mỹ Indonesia Malaysia Thụy Điển Anh Canada Tổng

Vốn Vốn (000 USD) 154.022 52.413 42.122 21.512 65.723 68.547 29.326 40.547 24.533 24.159 41.214 70.515 35.462 39.846 235 365 654 711.194

Tỷ trọng (%) 21,7 7,4 5,9 3,0 9,2 9,6 4,1 5,7 3,4 3,4 5,8 9,9 5,0 5,6 0,0 0,1 0,1 100,0

Quy mô đầu tư bình quân (USD 000) 9.060 10483 10.530 10.756 9.389 9.792 14.663 13.516 12.266 12.079 13.738 10.074 11.821 9.962 235 365 654 10.017

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2010

Hình 2.4.10

Đầu tư theo hình thức liên doanh ở tỉnh Long An theo quốc tịch

24%

10% 10% 7%

Capital (US$ 000) Vốn (Tr. USD)

Tỉ trọng % (%) Share in total

Tỉ trọng % (%) Share in total

10%

6% 3%

No. Số of DNEstablishment

3%

4%

3% 3%

4%

4%

6%

1% 1% 1%

22% 7% 6% 3%

9% 10%

4% 6% 3% 3% 6%

10% 5% 6%

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009

2.315 Bảng 2.4.55 cho biết tỉ lệ đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh tính theo năm thành lập. Đầu tư theo hình thức liên doanh xuất hiện ở tỉnh Long An từ năm 1998 Đến năm 2010, hình thức này chiếm 20% tổng số doanh nghiệp và 22% tổng vốn đầu tư. Giai đoạn 1998 đến 2001 và năm 2003, liên doanh chỉ chiếm 1% cả về vốn và số lượng doanh nghiệp. Hình 2.4.11 minh họa rõ hơn hiện trạng này.

2-117

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.42

Đầu tư theo hình thức liên doanh hàng năm vào tỉnh Long An Doanh nghiệp

Năm

Số lượng

Tỉ trọng (%)

1998 3 1999 1 2000 1 2001 1 2003 1 2004 1 2006 2 2007 2 2008 16 2009 25 2010 18 Tổng 71 Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009

Hình 2.4.11

Vốn

4,2 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 2,8 2,8 22,5 35,2 25,4 100,0

Vốn (Triệu USD) 13 15 20 0,7 1,3 0,7 4,2 1,0 427 209 19 711

Quy mô đầu tư bình quân (Triệu USD)

Tỉ trọng (%) 1,8 2,1 2,8 0,1 0,2 0,1 0,6 0,1 60,0 29,4 2,7 100,0

4,3 15,0 20,0 0,7 1,3 0,7 2,1 0,5 26,7 8,4 1,1 10,0

Đầu tư theo hình thức liên doanh hàng năm vào tỉnh Long An1) 35%

Capital (US$ USD) million) Vốn (Triệu

No.Số of DN Establishment

Tỉ trọng % (%) Share in total

Tỉ trọng %(%) Share in total

25% 23%

60%

4% 1%

1%

1%

1%

1%

3%

29%

3%

2%

2%

3%

0.1%

0.2%

0.1%

0.6%

0.1%

3%

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2009 1) Số liệu năm 2009 chỉ tính đến tháng 5, 2009

6) Đánh giá môi trường đầu tư 2.316 Đánh giá về môi trường đầu tư được đưa ra trên cơ sở điều tra khảo sát do Đoàn Nghiên cứu thực hiện cho tổng số 181 công ty đã được chọn điều tra năm 2009 thông qua hình thức bảng câu hỏi về môi trường đầu tư. Các công ty này được chia thành 3 nhóm gồm các công ty ở Long An, các công ty ở TPHCM và các công ty ở tỉnh/thành khác để so sánh. Các yếu tố liên quan đến môi trường đầu tư được lựa chọn gồm: (i) đăng ký và cấp phép đầu tư, (ii) quy định về đất đai, (iii) kết cấu hạ tầng, (iv) khu công nghiệp, (v) xây dựng, (vi) mua sắm trang thiết bị, (vii) mua nguyên vật liệu, (viii) tuyển dụng lao động, (ix) quy định về môi trường, (x) cơ sở giáo dục đào tạo, (xi) nhà ở và môi trường sống, (xii) giao thông vận tải, (xiii) an toàn xã hội và (xiv) các vấn đề khác. Kết quả được tổng hợp như sau (xem Bảng 2.4.56): (i) Long An không có chỉ số nào vượt trội so với TPHCM và các tỉnh cạnh tranh khác trong vùng KTTĐ phía Nam, đặc biệt là Đồng Nai và Bình Dương. Ngoài ra, chỉ có một số chỉ số có mức độ hài lòng trên 50% là đăng ký và cấp phép đầu tư (59%) và an toàn xã hội (53%). Chỉ có 18 công ty hài lòng về GTVT và 23% công ty hài lòng về kết cấu hạ tầng. 39% công ty đánh giá GTVT của tỉnh Long An ở dưới mức trung bình. (ii) TPHCM có cả các chỉ số được đánh giá tốt và thấp. Các chỉ số được đánh giá tốt là tuyển dụng lao động (87%), mua nguyên vật liệu (78%), đăng ký và cấp phép đầu tư

2-118

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(75%) và mua sắm trang thiết bị (65%). Các chỉ số được đánh giá thấp gồm GTVT (10%), kết cấu hạ tầng (18%) và các quy định về môi trường (25%). 48% doanh nghiệp đánh giá GTVT của TPHCM ở dưới mức trung bình. (iii) Các tỉnh cạnh tranh có điểm đánh giá tương đối cao cho hầu hết các chỉ số như đăng ký và cấp phép đầu tư (77%), an toàn xã hội (70%), nhà ở và môi trường sống (67%), tuyển dụng lao động (60%), mua nguyên vật liệu (55%) và xây dựng (50%). Các chỉ số khác gồm cơ sở giáo dục đào tạo (45%), khu công nghiệp (45%), kết cấu hạ tầng (43%), quy định về môi trường (37%), GTVT (28%) có điểm đánh giá cao nhất trong số 3 nhóm khảo sát. Bảng 2.4.43 Chỉ số

Đánh giá so sánh các chỉ số môi trường đầu tư của Long An, TPHCM và các tỉnh cạnh tranh 1) Tỷ lệ tốt TPHCM

Tỷ lệ trung bình Long TPHCM Tỉnh An khác 34,4 23,3 18,3 49,2 60,0 41,7 60,7 75,0 38,3 57,4 60,0 48,3 60,7 68,3 48,3 45,9 33,3 45,0 44,3 21,7 40,0 37,7 13,3 36,7 42,6 68,3 51,7 50,8 70,0 53,3 45,9 53,3 30,0 43,5 41,7 51,7 39,3 51,7 28,3 50,8 66,7 41,7

Long Tỉnh An khác (1) Đăng ký và cấp phép đầu tư 59,0 75,0 76,7 (2) Quy định về đất dai 44,3 38,3 51,7 (3) Kết cấu hạ tầng 23,0 18,3 43,3 (4) Các khu công nghiệp 41,0 40,0 45,0 (5) Xây dựng 32,8 31,7 50,0 (6) Mua sắm trang thiết bị 45,9 65,0 40,0 (7) Mua nguyên vật liệu 42,6 76,7 55,0 (8) Tuyển dụng lao động 44,3 86,7 60,0 (9) Quy định môi trường 36,1 25,0 36,7 (10) Cơ sở giáo dục, đào tạo 39,3 28,3 45,0 (11) Nhà ở và môi trường sống 41,0 33,3 66,7 (12) GTVT 17,7 10,0 28,3 (13) An toàn xã hội 52,5 43,3 70,0 (14) Khác 36,1 21,7 40,0 Nguồn: Khảo sát môi trường đầu tư của LAPIDES năm 2009 1) Các tỉnh khác bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và một số tỉnh khác

Tỷ lệ dưới trung bình Long TPHCM Tỉnh An khác 6,6 1,7 5,0 6,6 1,7 6,7 16,4 6,7 18,3 1,6 0,0 6,7 6,6 0,0 1,7 8,2 1,7 15,0 13,1 1,7 5,0 18,0 0,0 3,3 21,3 6,7 11,7 9,8 1,7 1,7 13,1 13,3 3,3 38,7 48,3 20,0 8,2 5,0 1,7 13,1 11,7 18,3

2.317 Tổ chức USAID (Hoa Kỳ) cũng thường xuyên đánh giá môi trường đầu tư của các tỉnh/thành ở Việt Nam sử dụng Chỉ số cạnh tranh của tỉnh (PCI) (xem Bảng 2.5.57). Bảng 2.5.56 cho thấy 3 chỉ số có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp là chi phí thâm nhập thị trường (17,1 điểm trong tổng số 100 điểm); tính năng động và tiên phong (16,8 điểm) và sự minh bạch và trách nhiệm (16,1 điểm). Long An có thể cạnh tranh với các tỉnh khác ở 2 chỉ số đầu (chi phí thâm nhập thị trường và tính năng động, tiên phong) trong khi tính minh bạch và trách nhiệm lại thấp hơn các tỉnh khác do công tác xúc tiến đầu tư chưa được xem xét thỏa đáng. Thông tin chưa được công bố rộng rãi, đặc biệt là trên trang web của tỉnh. So với tỉnh Bến Tre hay đặc biệt là tỉnh Bình Dương – tỉnh có chỉ số PCI cao nhất, Long An cần cải thiện rất nhiều môi trường đầu tư nếu muốn cạnh tranh với các tỉnh bạn.

2-119

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.4.57

Đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh thông qua PCI

Tỉnh/thành Phát triển nguồn nhân lực TPHCM Bình Dương Bình Phước B.Rịa-V.Tàu Đồng Nai Long An Tây Ninh An Giang Bến Tre Tiền Giang

Chất lượng kết cấu hạ tầng

Chi phí thâm nhập thị trường

Tiếp cận đất đai

Sự minh bạch và trách nhiệm

10,00 5,62 3,78 5,75 5,30 3,38 5,23 4,00 2,67 3,64

6,23 7,65 4,05 5,33 6,52 7,24 5,21 6,36 7,02 6,40

8,32 7,88 6,08 7,06 6,42 6,37 7,22 7,07 6,73 6,71

5,57 6,05 2,78 4,69 5,19 3,51 3,25 4,10 4,92 3,23

6,13 5,96 2,50 6,34 5,53 4,25 4,09 3,52 4,82 5,35

Tính năng động và tiên phong 6,11 9,30 5,28 6,54 7,74 5,89 4,95 5,61 7,50 5,51

Nguồn USAID

2.318 Kết quả phỏng vấn các công ty ở tỉnh Long An cho thấy một số điểm sau: (1) Hình ảnh của tỉnh Long An (i) Đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa (ii) Hình ảnh mờ nhạt (iii) Viên ngọc thô (iv) Những cánh đồng rộng mênh mông với mặt nước và vườn cây ăn trái. (2) Quan hệ với các ban, ngành chức năng của tỉnh Long An (i) Nhóm không hài lòng với chính sách đầu tư hiện hành: chưa có nhiều ưu đãi, chi phí “ngầm” cao và chưa được hỗ trợ về mặt tài chính từ tỉnh. (ii) Nhóm hài lòng với chính sách đầu tư hiện hành: thân thiện, linh hoạt, tư duy mở và sẵn sàng giúp đỡ giải quyết khó khăn. (3) Thế mạnh của Long An (i) Thuộc vùng KTTĐ phía Nam và nằm cạnh TPHCM và giáp Cam-pu-chia. (ii) Gần các cảng biển, thuận lợi cho xuất khẩu. (iii) Chi phí lao động thấp. (iv) Diện tích đất rộng. (v) Thị trường mới. (4) Điểm yếu của tỉnh Long An (i) Chính sách đầu tư chưa thực sự hấp dẫn (so với các tỉnh bạn) và chất lượng lao động chưa cao. (ii) Chưa được các nhà đầu tư biết đến (iii) Chưa có chính sách đầu tư tốt hơn các tỉnh khác (iv) Kết cấu hạ tầng yếu kém và chi phí xây dựng cao (5) Các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư tới Long An (i) Thị trường tiềm năng trong tương lai. (ii) Dễ dàng lựa chọn vị trí đẹp và không gian cần thiết với chi phí thấp hơn so với các tỉnh/thành khác. (iii) Lao động cần cù và chi phí nhân công thấp 2-120

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.5. Các công trình công ích 1) Khái quát 2.319 Các cuộc điều tra khảo sát huyện/thị và xã/phường của tỉnh đã đưa ra bức tranh tổng thể về phạm vi cung cấp các dịch vụ công ích bao gồm dịch vụ cấp nước, cấp điện, viễn thông, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải sinh hoạt (xem Bảng 2.5.1). Những đặc điểm chính được tổng hợp dưới đây: (i)

Điện và viễn thông có phạm vi cung cấp dịch vụ tốt ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn, cho dù phạm vi dịch vụ viễn thông còn tương đối thấp tại khu vực nông thôn.

(ii) Phạm vi cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn vẫn còn thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn. Bảng 2.5.1 Vùng/huyện/thị

Phạm vi cung cấp các dịch vụ công ích ở tỉnh Long An Cấp nước 77,8 15,9 100 64,1 18,4 1,7 30 0,7 20 1,4 100 34,4 96 71,3 96 40,5 98 63,7 98 0,4 69 30,2 60 60,5 9,3 95 0,7 68,6 23,3

Cấp điện

Đô thị 99,6 Nông 99,2 thôn Đô thị 100 Bến Lức Nông 99,5 thôn Đô thị 99,9 Vùng Đức Hòa Nông KTTĐ 99,6 thôn Đô thị 99 Cần Đước Nông 99 thôn Đô thị 100 Cần Giuộc Nông 99,2 thôn Đô thị 100 Tân Hưng Nông 90,6 thôn Đô thị 100 Vĩnh Hưng Nông 93,8 thôn Đô thị 98 Mộc Hóa Nông 87,3 Đồng thôn Đô thị 100 Tân Tháp Thành Nông 95,1 Mười thôn Đô thị 99 Thạnh Hóa Nông 95,8 thôn Đô thị 99,7 Đức Huệ Nông 93,8 thôn Đô thị 100 Thủ Thừa Nông 96,8 thôn Đô thị Châu Thành Nông 99,3 Vùng thôn Hạ Đô thị 100 Tân Trụ Nông 98,2 Đôthôn thị 99,6 Tỉnh Nông 97,4 Nguồn: Khảo sát huyện/thị củathôn Đoàn Nghiên cứu LAPIDES năm 2009 Tân An

2-121

Phạm vi cung cấp (%) Thoát nước Điện thoại mưa 85,5 51,1 76,1 14,4 95 60 77,8 36,5 94,8 51 92,3 5,3 98 50 85,5 9,4 100 60 85,5 0 80 80 70,2 11,5 95 80 65,6 20,3 85 95 77,7 22,4 70 20 61,8 10 69 30 26 5,6 90 8,3 79,4 16,4 98 65 77,7 16,7 72,1 7,5 63,9 29,5 65,2 3,1 89,2 55,3 77,5 11,8

Thu gom chất thải rắn 63,9 11,8 72 16,4 46,5 7,9 80 15 10 16,6 90 0,9 50 13,4 80 2,5 60 4 30 3,5 9,5 4,8 80 8,5 6 39 0 59,8 9,6

Thoát nước thải 70,0 36,5 12,7 10,0 10,0 18,9 30,0 40,0 9,5 11,0 15,6 25,0 7,6 5,7 21,5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2) Cấp nước (a) Cấp nước sinh hoạt 2.320 Công tác cấp nước sạch có vẻ như đã không thể đáp ứng nhu cầu người dân trong tỉnh. Tổng công suất cấp nước hiện chỉ đạt 48.000m3/ngày. Với dân số 1,4 triệu người, mỗi người chỉ có khoảng 34 lít nước sử dụng mỗi ngày. Chỉ có 52% dân số được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch. Tỉ lệ này cũng rất khác nhau giữa các huyện và thị xã. Ở hầu hết các huyện, chỉ có khoảng 20% đến 60% dân số được sử dụng nước sạch. Việc cấp nước sạch chủ yếu được triển khai tại khu vực đô thị và khu đông dân cư. Ở những vùng nông thôn khác thì người dân vẫn thường phải sử dụng nước giếng, nước mưa và nước mặt trong sinh hoạt hàng ngày, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân. Đây là những vấn đề cấp bách cần được cải thiện trong lĩnh vực cấp nước sạch. 2.321 Nguồn nước chính là nước ngầm. Trữ lượng là 4.220.705 m3/ngày, cao hơn 89 lần so với năng lực cấp nước hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng nước ngầm có thể không an toàn và gây ra hiện tượng sạt lở đất trên diện rộng. Nguồn nước mặt hiện khá dồi dào nhưng chịu ảnh hưởng của cơ chế bán nhật triều trong ngày và nguồn nước cũng bị nhiễm mặn vào mùa khô và phèn chua vào mùa lũ. Vì vậy việc khai thác nguồn nước mặt cũng có những khó khăn nhất định. 2.322 Hệ thống cấp nước ở tỉnh Long An có thể chia thành 2 vùng chính như sau: (i) Vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh: 6 hệ thống cấp nước với công suất 37.000 m3/ngày. (ii) Khu vực nằm bên ngoài vùng phát triển kinh tế trọng điểm: 10 hệ thống cấp nước, có công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại những khu vực này. 2.323 Có thể thấy hệ thống cấp nước chưa phát triển và chưa được kết nối đến tất cả các huyện và khu vực dân cư. Hệ thống còn phụ thuộc vào nguồn nước ngầm. Việc phát triển những nhà máy xử lý nước quy mô lớn còn khó khăn do dân cư phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh. (b) Cấp nước cho sản xuất công nghiệp 2.324 Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp đang ngày một tăng do sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp. Quy mô hoạt động của các cơ sở ngày càng mở rộng khiến cho nhu cầu sử dụng nước cũng tăng theo. Nước cấp cho sản xuất công nghiệp cũng được khai thác từ nguồn nước ngầm. Về lâu dài, khai thác nguồn nước ngầm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. (c) Điều kiện cấp nước 2.325 Theo như kết quả khảo sát xã tiến hành trong Nghiên cứu này (xem Hình 2.5.1 và Hình 2.5.2), điều kiện cấp nước trên địa bàn tỉnh cũng khá khác nhau giữa khu vực đô thị và các vùng nông thôn và khác nhau giữa các huyện.

2-122

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 2.5.1 Nguồn nước ở khu vực đô thị 0%

20%

40%

60%

80%

Hình 2.5.2 Nguồn nước tại khu vực nông thôn 0%

100%

20%

40%

60%

80%

Tan An Ben Luc Duc Hoa Can Duoc Can Giouc Tan Hung Vinh Hung Moc Hoa Tan Thanh Thanh Hoa Duc Hue Thu Thua Chau Thanh Tan Tru

Tan An Ben Luc Duc Hoa Can Duoc Can Giouc Tan Hung Vinh Hung Moc Hoa Tan Thanh Thanh Hoa Duc Hue

Nước máy

Thu Thua

Nước giếng

Nước sông/hồ

Nước mưa

Chau Thanh

Nguồn: Khảo sát huyện/thị xã do Đoàn Nghiên cứu LAPIDES thực hiện Tan Tru

3) Cấp điện

Nước máy

Nước giếng

Nước sông/hồ

Nước mưa

2.326 Hiện nay Tỉnh không có nhà máy phát điện lớn và cũng không có những trạm điện công suất đủ lớn. Nguồn điện chủ yếu được cung cấp qua trạm 220kV của huyện Cai Lậy ở Tiền Giang, Nhà Bè tại Tp. HCM và Phú Lâm tại Long Xuyên từ lưới điện quốc gia (xem Hình 2.5.3). Đường dây 110kV và các trạm điện đều được quản lý bởi Xí nghiệp điện cao thế phía Nam trực thuộc Công ty Điện lực 2. Tỉnh có tất cả 4 trạm điện do tư nhân vận hành gồm: Chingluh, Formosa, Chungsing và trạm xi măng Long An. Có 4 trạm mới đang được xây dựng, bao gồm một trạm điện 220kV và 3 trạm 110kV. 2.327 Phần lớn mạng lưới điện hạ thế là do người dân địa phương đóng góp xây dựng. Nhưng chính vì thế mà tiêu chuẩn kỹ thuật không được đảm bảo như: dây cáp điện dài hơn tiêu chuẩn, chế độ bảo trì kém, chống đỡ đường dây điện bằng tre, điện áp không ổn định, dây điện quá mỏng và không được che phủ bao bọc bên ngoài, v.v... Tất cả những điều kiện trên đều dẫn đến tình trạng thiếu an toàn và công suất không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Hình 2.5..3

Mạng lưới điện của tỉnh Long An Trạm biến thế

Trạm Cai Lậy Trạm điện quốc gia

100%

220kV

Trạm Nhà Bè 220kV

Trạm Phú Lâm

-

Trạm Tân An

-

Trạm Long An

-

Trạm Mộc Hóa và Thạnh Hòa

-

Các trạm Bến Lức, Chingluh, Formosa, Chungsing

-

Trạm Đức Hòa

-

Trạm Cần Đước

Hộ sử dụng

220kV

110kV Nguồn: Quy hoạch Phát triển KT-XH tỉnh Long An 2020 và Sở Công Thương Long An

2-123

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.328 Trong năm 2009, có khoảng 96,9% hộ gia đình tại tỉnh Long An có thể tiếp cận sử dụng mạng lưới điện. Thậm chí ở khu vực nông thôn, số hộ gia đình tiếp cận được mạng lưới cấp điện là 97,1%. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng đồng hồ đo điện chỉ là 52,6%. Các hộ còn lại đều dùng chung đồng hồ đo điện theo nhóm từ 2 – 5 hộ. Chỉ có 2,5% số hộ gia đình chưa được tiếp cận nguồn điện lưới. 2.329 Các loại đồng hồ đo điện dùng cho nhóm hộ gia đình được bán tự do ngoài thị trường mà không có bất kỳ hình thức quản lý chất lượng nào. Một vài hộ gia đình còn tự làm lấy thiết bị của chính họ. Kết quả cho thấy nguồn điện thất thoát hàng tháng lên đến 20 – 50%, cao hơn so với mức bình quân (15%). Giá điện thực tế có thể cao hơn từ 2 đến 2,5 lần bình thường (600 VNĐ/kWh). Rất nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn phải chịu cảnh trả giá điện cao như vậy. Họ phải trả nhiều tiền hơn trong khi chất lượng điện sử dụng lại kém hơn. Bảng 2.5.2

Nguồn thắp sáng chủ yếu của các hộ gia đình (%)

Mục

2002

2004

2006

2009

1. Điện lưới

88,0

94,4

94,7

96,9

2. Đèn pin, máy phát điện

2,1

3,3

2,3

0,14

3. Dầu, đèn dầu

9,2

2,3

3,0

2,51

-

0,42

4. Loại khác 0,7 Nguồn: Sở Công thương, Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam, 2006

Hình 2.5.4

Mạng lưới cấp điện

Chú giải Trạm biến áp 110 KV hiện tại Trạm biến áp 220 KV hiện tại Trạm biến áp 500 KV hiện tại Trạm biến áp 110kv dự kiến Trạm biến áp 220 KV dự kiến Đường dây 110 KV hiện tại Đường dây 220 KV hiện tại Đường dây 500 KV hiện tại Đường dây 110 KV dự kiến Đường nhựa Mặt nước

Nguồn: Sở KH & ĐT Long An

2-124

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

4) Bưu chính, viễn thông (a) Viễn thông 2.330 Mạng lưới điện thoại cố định ở Long An do ba đơn vị cung cấp, đó là Bưu điện tỉnh Long An, Viettel và Tập đoàn ĐLVN. Mạng lưới điện thoại cố định của bưu điện tỉnh sử dụng hệ thống các kênh chuyển mạch. Hiện có 92 tổng đài, phục vụ 192.123 thuê bao trong tỉnh. Tính đến năm 2009, toàn bộ huyện và thị xã trong tỉnh đều được phủ sóng mạng lưới đường dây điện thoại nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc liên lạc của người dân, đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh của tỉnh. Năm 2009 mật độ điện thoại đạt 100 máy/100 dân trong đó số thuê bao cố định trên 100 dân đạt mức 15,1 máy/100 dân và di động đạt 85 máy/100 dân (xem Bảng 2.5.3). 2.331 Về dịch vụ điện thoại di động, tỉnh hiện có 6 mạng điện thoại di động, trong đó ba mạng sử dụng công nghệ GMS (Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile) và ba mạng còn lại sử dụng công nghệ CDMA (Sfone của Tổng công ty bưu chính viễn thông Sài Gòn - SPT, E-Mobile của EVNTelecom, HT-Mobile của Hanoi Telecom). Mạng di động đã phủ sóng tất cả các trung tâm huyện, thị và thành phố. 2.332 Số lượng điểm truy cập internet cũng đang tăng ngày càng nhanh. Hiện có 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập internet là Bưu điện tỉnh và Viettel. Tất cả các trung tâm huyện, thị và thành phố đều đã lắp đặt các thiết bị DSLAM để cung cấp dịch vụ truy cập internet băng thông rộng. 2.333 Các dịch vụ viễn thông tại các trung tâm huyện, thị và thành phố đã được mở cửa để nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển với chất lượng dịch vụ cao hơn trước, tạo điều kiện cho người dân lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa đầu tư thích đáng cho các khu vực nông thôn. Chỉ có bưu điện tỉnh cung cấp các dịch vụ cơ bản. Cụ thể là lắp đặt một vài máy điện thoại cố định, chất lượng kém và không ổn định. Những dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương hay kích thích phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Bảng 2.5.3

Chỉ số phát triển mạng lưới viễn thông trong giai đoạn 2001 – 2009 2001

Số thuê bao cố định/100 dân Số thuê bao di động /100 dân Số thuê bao Internet / 100 dân

2,7 0,4 0,04

2002 3,3 0,5 0,06

2003 4,2 1,9 0,14

2004 5,2 4,6 0,23

2005 6,6 5,1 0,37

2006 8,3 10,6 0,45

2008

2009

13,5 57,9 15,1

Nguồn: Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tại Long An * Hiện không còn sử dụng mạng quay số

(b) Dịch vụ bưu chính 2.334 Năm 2009, tỉnh có 176 bưu điện. Bán kính dịch vụ trung bình trong tỉnh là 1,8 km/bưu điện và trung bình mỗi bưu cục/bưu điện phục vụ 8,173 người. Mạng lưới bưu chính Long An đã được mở rộng và cải tạo về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ mạng lưới bưu chính hiện nay còn thấp so với trung bình cả nước (bán kính dịch vụ 2,45km, số người được phục vụ trung bình là 4.536 người/bưu điện). 2.335 Xét về mạng lưới vận chuyển bưu chính, Long An có một tuyến bưu chính cấp 1 nối với trung tâm 2 tại TPHCM, 5 tuyến bưu chính cấp 2 từ Tân An tới Tân Hưng, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Đức Huệ, và 87 tuyến bưu chính cấp 3. Các tuyến bưu chính cấp 2 sử dụng xe vận chuyển hai lần mỗi ngày, trừ tuyến Tân An – Tân Hưng. Bưu

2-125

15,1 85 1,5*

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

điện tỉnh cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính cho các bưu cục cấp 2 và các bưu điện xã để mở rộng thị trường và tăng doanh thu. 2.336 Các vấn đề chính đối với dịch vụ bưu chính là khó khăn trong vận chuyển tới các khu vực xa và thiếu nguồn nhân lực. Long An có diện tích lớn, mật độ dân cư thưa thớt, nhiều huyện bị ngập lụt nên thời gian vận chuyển lâu hơn và khó giao bưu phẩm đến nơi đúng thời hạn. Về vấn đề nhân lực, phần lớn các cán bộ bưu chính xã là người dân địa phương, nhân viên kỹ thuật tại các bưu điện vệ tinh chưa được đào tạo bài bản. Điều đó dẫn tới nhiều khó khăn khi áp dụng công nghệ mới, hiện đại. Bảng 2.5.4

Mạng lưới bưu điện văn hóa cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Chỉ tiêu Số lượng bưu điện Bán kính phục vụ (km)

2001

2003

2006

2009

84

109

148

176

2,78

2,20

1,85

1,8

Nguồn: QH Phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020 và QH phát triển bưu chính, viễn thông và CNTT tại Long An

5) Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt 2.337 Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt hiện nay có phạm vi dịch vụ rất hẹp so với hệ thống cấp điện và nước. Nhìn chung, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cũng tương tự như hệ thống thoát nước mưa. Nói cách khác thì nước mưa và nước thải sinh hoạt đều không qua xử lý và thải trực tiếp ra sông ngòi, kênh rạch, ngoại trừ một số hộ gia đình có hố ga tự hoại. Thậm chí đối với nước thải y tế tại bệnh viện, hiện nay vẫn chưa có một hệ thống xử lý đúng cách. 2.338 Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt kém không những gây ra ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước tại các sông ngòi kênh rạch mà còn làm hư hại các cơ sở hạ tầng khác.

6) Xử lý chất thải rắn 2.339 Phạm vi của hệ thống xử lý chất thải rắn hộ gia đình lần lượt là 15,4% (toàn tỉnh), 54,7% (khu vực đô thị) và 7,9% (khu vực nông thôn). Thậm chí ngay khi có cả một hệ thống xử lý chất thải rắn thì chất thải sinh hoạt vẫn không được gom và xử lý đúng cách. Hầu hết tất cả chỉ được gom lại rồi đem chôn. Người dân sống dọc bờ sông hay kênh rạch thường vứt xả rác bừa bãi, điều này gây ra hiện tượng ứ đọng rác thải và ô nhiễm môi trường.

7) Đánh giá các dịch vụ công ích theo huyện/thị 2.340 Các dịch vụ công ích được đánh giá theo phạm vi cung cấp dịch vụ từ rất kém cho đến rất tốt (xem Hình 2.5.5). Kết quả đánh giá dịch vụ cấp điện và viễn thông rất cao trong khi hệ thống xử lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt lại thấp. Kết quả đánh giá tại các phường ở khu vực đô thị thường cao hơn ở các xã. Tuy nhiên, đánh giá tại huyện Đức Hòa và Đức Huệ có thấp hơn. Hai huyện này bị đánh giá tương đối thấp nếu xét trên phạm vi dịch vụ cấp nước trên địa bàn vùng KTTĐ và vùng Đồng Tháp Mười.

2-126

Hình 2.5.5 Cấp nước

Cấp nước 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0

Chất thải rắn

4.0 3.0

Chất thải rắn

Đánh giá dịch vụ tiện ích theo từng huyện

Bến Lức

5.0

Tân An

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Điện

Đức Hòa Điện

Chất thải rắn

2.0 Nước thải

1.0

Cấp nước 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0

Viễn thông

0.0

Nước thải

Viễn

Thoát nước Đô thị Nước thải

Cần Đước Chất thải rắn

Cấp nước 5.0 4.0 3.0 2.0 Thoát nước 1.0 0.0 Đô thị

Viễn thông

Cần Giuộc

Điện

Chất thải rắn

thông Nông thôn

Cấp nước 5. 4. 0 3. 0 2. 0 1. 0 0. 0 0

Nông thôn Nước thải

Nước thải

Điện

Thoát nước

TânHưng Chất thải rắn Điện

Đô thị Cấp nước 5. 4. 0 3. 0 2. 0 1. 0 0. 0 0

Nước thải

Nông thôn Điện

Viễn thông

Viễn Đô thị

Viễn thông thông

Nông thôn

Cấp nước 5. 4. 0 3. 0 2. 0 1. 0 0. 0 0

Mộc Hóa

Cấp nước

Vĩnh Hưng

Nông thôn

Đô thị

Thoát nước Đô thị

Chất thải rắn

5.0 Nước thải

4.0

Thoát nước

Thoát nước

Điện

Chất thải rắn

Tân Thành Chất thải rắn

Viễn thông

3.0

Nông thôn

Cấp nước 5. 4. 0 3. 0 2. 0 1. 0 0. 0 0

Nước thải

Viễn

Đô thị

Điện

thông

Thoát nước

2.0

Thoát nước Đô thị

Nông thôn 1.0

Thạnh Hóa Chất thải rắn Nước thải

Cấp nước 0.0 5. 4. 0 3. 0 2. 0 0 1. 0. 0 0

Đức Huệ Điệ

Chất thải rắn

n Viễn thông Viễn

Nước thải

Cấp nước 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0

Nước thải

Nước thải

Viễn thông

Thủ Thừa Điện

Nước thải

thông Thoát nước

Tân Trụ Chất thải rắn

Đô thị Cấp nước 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0

Nước thải

Thoát nước Nông thôn

Chất thải rắn

Cấp nước 5. 4. 0 3. 0 2. 0 1. 0 0. 0 0

Nông thôn

Điện

Viễn thông Thoát nước Đô thị

Nguồn: Khảo sát huyện/thị và xã/phường của Đoàn Nghiên cứu LAPIDES Ghi chú: 5 = Rất tốt, 4 = Tốt, 3 = BT, 2 = Tồi, 1 = Rất tồi

2-127

Nông thôn

Nông thôn

Điện

Viễn thông

Viễn

thôn g Thoát nước Đô Thoát nước Nông Cấp nước thị 5 thôn Châu Thành 4 Đô thị 3 Nông thôn Chất thải rắn Điện 2 1 0

Điện

Đô Thoát thị nước

Nông thôn

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8) Phân tích lĩnh vực dịch vụ tiện ích 2.341 Các công trình dịch vụ công ích đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của tỉnh Long An do đáp ứng nhu cầu của người dân về một cuộc sống thoải mái cũng như yêu cầu phát triển các ngành sản xuất và công nghiệp. Bảng 2.5.5 liệt kê các kết quả đánh giá chính về lĩnh vực dịch vụ công ích của tỉnh cũng như những vấn đề cần giải quyết của tỉnh. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp để cải thiện tình trạng hiện nay. Bảng 2.5.5 Các kết quả đánh giá lĩnh vực dịch vụ tiện ích của tỉnh Nhận định

Vấn đề đặt ra

Giải pháp đề xuất

 Mặc dù tỉnh không có nhà máy điện lớn nhưng tỉnh có hệ thống cung cấp điện khá đồng bộ, kết nối với hầu hết các hộ gia đình ở khu vực đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát điện còn lớn do sử dụng hệ thống đường dây điện và đồng hồ chưa đạt tiêu chuẩn, v.v.

 Giá điện đắt, chất lượng thấp và thiếu an toàn.  Các nguồn điện quy mô nhỏ hiện nay có thể không phù hợp để đáp ứng nhu cầu cho số dân ngày càng tăng.  Hệ thống quản lý điện chưa hiệu quả dẫn đến kém hiệu quả về mặt chi phí và thất thoát doanh thu.

 Hệ thống cấp nước sạch hiện còn nhiều bất cập, chỉ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu của các hộ gia đình và một phần nhu cầu nước cấp cho sản xuất công nghiệp. Hệ thống cấp nước chưa được phát triển và kết nối tới tất cả các thị trấn và khu dân cư, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước ngầm – đây là hệ thống không thân thiện với môi trường. Việc phát triển các nhà máy cấp nước và xử lý nước quy mô lớn gặp khó khăn do sự phân bố dân cư rải rác trong tỉnh và thiếu các nguồn nước mặt đủ tiêu chuẩn khai thác.  Mặc dù các trung tâm huyện/thị trấn có hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc tốt nhưng dịch vụ này ở khu vực nông thôn còn nhiều bất cập  Dịch vụ bưu điện phát triển tốt ở khu vực đô thị nhưng vẫn còn thiếu ở khu vực nông thôn và vùng hẻo lánh. Các hạn chế chính là mật độ dân số thấp ở các khu vực này và năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên tại các bưu điện còn yếu  Hệ thống thoát nước thải và nước mưa còn kém, phạm vi thoát nước còn rất thấp. Tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải phù hợp

 Vấn đề cấp nước sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn do gia tăng dân số và phát triển sản xuất công nghiệp.  Hệ thống khai thác nước ngầm hiện nay sẽ có tác động xấu tới môi trường.

 Phát triển các nguồn cấp điện quy mô lớn.  Xây dựng hệ thống quản lý điện chặt chẽ và hiệu quả hơn nhằm giảm thất thoát điện.  Tuyên truyền cộng đồng sử dụng công tơ điện và dây điện đạt tiêu chuẩn, v.v.  Xem xét biện pháp giảm giá điện nếu hộ gia đình cam kết sử dụng điện hiệu quả hơn (2 bên cùng có lợi).  Khai thác thêm nguồn nước mặt và phát triển hệ thống cấp nước công suất lớn.  Phát triển hệ thống cấp nước chi phí thấp ở quy mô hộ gia đình (như bể thu gom nước mưa) và tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng hệ thống này.

 Hệ thống quản lý chất thải rắn còn kém và phạm vi nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu ở cả đô thị và nông thôn

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

 Do thiếu các công trình thông tin liên lạc nên sự phát triển của khu vực nông thôn sẽ chậm hơn.

 Khuyến khích các công ty viễn thông đầu tư và mở rộng dịch vụ ra các vùng nông thôn.

 Cản trở sự phát triển của các vùng nông thôn.  Chậm áp dụng công nghệ bưu chính hiện đại do năng lực của cán bộ nhân viên còn yếu.

 Xây dựng thêm các bưu điện.  Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ nhân viên của các bưu điện và bưu cục.

 Làm suy giảm chất lượng nước sông và kênh rạch, ảnh hưởng đến các công trình kết cấu hạ tầng.  Tác động tiêu cực tới nguồn nước khai thác cho hệ thống cấp nước.  Rủi ro về sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng địa phương.  Tác động xấu tới môi trường.  Tác động tiêu cực tới nguồn nước khai thác cấp cho hệ thống cấp nước.  Rủi ro về sức khỏe và sự an toàn của

 Cải tạo hệ thống quản lý thoát nước thải và nước mưa, mở rộng phạm vi dịch vụ.  Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng xử lý nước thải hợp vệ sinh.

2-128

 Cải tạo hệ thống quản lý chất thải rắn và mở rộng phạm vi thu gom, xử lý.  Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng xử lý rác thải hợp vệ sinh, phân loại và tái chế rác tại hộ gia đình/doanh

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Nhận định

Vấn đề đặt ra

Giải pháp đề xuất

cộng đồng địa phương.  Phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh.

nghiệp  Xác định các khu vực phù hợp để mở rộng bãi rác hợp vệ sinh.

2-129

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

InfrastructureTransportation SectorGiao thông vận tải

2.6

1) Regional TransportationGTVT vùng (1) Transportation Network of Long An Province in Connection with MRD and SFEZMạng lưới GTVT của tỉnh Long An trong mối liên hệ với vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam 2.342 Long An là cửa ngõ, là khu vực giao thoa giữa Vùng KTTĐ phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luồng vận tải bằng đường bộ và đường thủy nội địa giữa Vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL đều đi qua Long An. Trên địa bàn tỉnh có hai loại hình giao thông đường bộ và đường thủy nội địa. Các tuyến vận tải quốc gia (đường bộ, đường thủy nội địa) chạy qua Long An với mật độ giao thông cao, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc cung cấp dịch vụ, hạ tầng giao thông vận tải trong tỉnh (xem HìnhLong An is the gateway between SFEZ and MRD. As of 2009, inland roads and waterways between SFEZ and MRD run through Long An province. The national transport routes (road and inland waterway) run through Long An province with high traffic volumes, that impacts directly or indirectly on the supply of transport services and transport infrastructures in the province (Figure 2.86.1, FigureHình 2.86.2 andvà FigureHình 2.68.3).

2.6

Transportation

2.6.1

Regional Transportation

1) Transportation Network of Long An Province in Connection with MRD and SFEZ 23) Long An is the gateway between SFEZ and MRD. Currently, inland roads and waterways between SFEZ and MRD run through Long An province. Long An province has two transportation types (road and inland waterway). The national transport routes (road and inland waterway) run through Long An province with high traffic volume, that impacts directly or indirectly on supplying transport services and transport infrastructures in the province (Figure 2.8.1, Figure 2.8.2 and Figure 2.8.3) Figure Hình 2.6.1 Hình 2.6.1 Transport System in MRD andHệ thống GTVT trong vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN SFEZ

2-130

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Chú giải Quốc lộ Tỉnh lộ Sân bay Cảng cấp I Cảng cấp II Sông QL bên nước bạn TP chính theo dân số (người)

Source: LAPIDES Study TeamNguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

FigureHình 2.6.2 National Road Network by Carriage Way WidthMạng lưới đường quốc lộ theo chiều rộng Chú giải Quốc lộ theo chiều rộng (m)

Loại đường khác Tỉnh lộ QL nước láng giềng Sông TP chính theo dân số (người)

TP chính theo dân số (người)

2-131

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Figure Hình 2.6.3 Hình 2.6.3 National Road Network by Surface ConditionMạng lưới đường quốc lộ theo tình trạng mặt đường Chú giải QL theo tình trạng mặt đường Đường nhựa Đường không trải Đường bê tông Không rõ Tỉnh lộ QL trên nước bạn Sông TP chính theo dân số (người)

Source: LAPIDES Study TeamNguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

(a)

RoadsĐường bộ

2.343 Hệ thống đường bộ kết nối giữa Vùng KTTĐ phía Nam với ĐBSCL đi qua Long An gồm các tuyến QL1A và QL50. Gần đây đã đưa vào sử dụng tTuyến đường cao tốc TpHCM –Trung Lương gần đây đã đưa vào sử dụng, giúp giảm hẳn lưu lượng giao thông trên tuyến QL1A. Thời gian hành trình giữa Tân An, Bến Lức về TpHCM được rút ngắn đáng kể. Ngoài ra, các tuyến quốc lộ N.1, N.2 đang được xây dựng. Đoạn chạy qua

2-132

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

TPHCM của tuyến đường tỉnh số 10 (ĐT 825) cũng sẽ được cải tạo mở rộng. Dự án nâng cấp và mở rộng QL50 hiện đang thực hiện. Những dự án này mở ra triển vọng mới cho phát triển hạ tầng GTVT của tỉnh Long An. The road system connecting Long An province to SFEZ and MRD is the NH1A and the NH50. The HCM – Trung Luong expressway, which has recently opened, reduced the traffic volume on NH1A. The travel time from Tan An and Ben Luc to HCMC has been shortened significantly. Other road projects that are or will be benefitting Long An are the N1 and the N2 roads, which are under construction; PR10 (PR825), which will be improved and widened in HCMC; and the project of improvement and expansion of NH50, which has been carried out by MOT of Vietnam. Therefore, there are many new prospects for the development of transportation infrastructure in Long An province. 2.344 Tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên các tuyến QL1A, QL50 và các tuyến đường khác có mật độ giao thông cao. Nguyên nhân chính là sự lưu thông hỗn hợp của xe máy cùng với các loại xe ôtô. Ngoài ra, các hoạt động ven đường cũng là nguyên nhân gây tai nạn. Đây là những vấn đề mới cần được giải quyết trong tương lai.Road traffic accidents frequently occur along NH1A, NH50 and other roads which have high traffic density. This is attributed to the mixed transportation mode and varied roadside activities on the same roads. These are new issues that need to be studied in the future. 2.343 Tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia. Tuy nhiên, The road system connecting Long An province to SFEZ and MRD is NH1 and NH50. Recently HCM – Trung Luong expressway has operated, which would help reducing the traffic volume on NH1. The travel time from Tan An and Ben Luc to HCMC is shorten significantly. Besides, N1 and N2 roads are under construction. PR10 (PR825) will be improved and widened in HCMC. The project of improvement and expansion of NH50 has been carried out by MOT of Vietnam. Therefore, there are many new prospects for development of transportation infrastructure in Long An province. 2.344 Long An has low land, soft soil and many canals, and there is no available source of building materials. Therefore, the cost of construction for transportation infrastructure is much higher than other regions in the South-East. This should be considered one of the major obstacles to invest and develop the transport infrastructure system in Long An. 2.345 Road traffic accident is very complicated not only in Long An province but in the whole area. Traffic accidents have occurred frequently along NH1, NH50 and other roads which have high traffic density. The main reason is mixed transportation mode on the same roads. Besides, the roadside activities also one of the reason of traffic accidents. These are new issues to be solved in the future. 2.345 các tuyến đường bộ kết nối thông suốt giữa Việt Nam và Campuchia qua Long An chưa được đầu tư để tạo ra các hành lang kinh tế quốc tế giữa 2 nước. Cửa khẩu Bình Hiệp-Mộc Hóa theo QL62 là một phần của khu vực phát triển các hành lang kinh tế quốc tế này. 2.346 Về lưu lượng vận tải trên tuyến QL1 kết nối Long An với khu vực lân cận, lưu lượng phương tiện vận tải đã tăng 8,7% mỗi năm trong giai đoạn 1999 – 2005, và 6,5% giai đoạn 2005 – 2008, trong đó lưu lượng xe tải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng trưởng nhanh chóng này (xem HìnhLong An province shareshas a border gate with between Vietnam and Cambodia. The roads Its length is more than 100 kilometers,

2-133

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

but the roads connecting between Vietnam and Cambodia, however, through Long An have not been upgraded invested to a level of an create international economic corridor between the two countriesVietnam and Cambodia. Binh Hiep border gate crossing in Moc Hoa at NH62 is a part of the development area for international economic corridors. 2.3472.346 Regarding the traffic volumes increase along NH1A connecting Long An with neighboring areas, the number of traffic volume of vehicles increasesd 8.7% per year from 1999 to 2005, and 6.5% in the period 2005 to 2008. , in which traffic The volume of trucks is the primary index of this rapid growth. (see Figure 2.86.4). Figure Hình 2.6.4 Hình 2.6.4 Lưu lượng giao thông đường bộ tại một số điểm đếm xe

Nguồn: VITRANSS2, Road Traffic at Sspecific Ccounting Ppoints in Southern Vietnam

NH1 @ Long An - Tien Giang (pcu/day)

NH1 @ Vinh Long - Can Tho (pcu/day)

70,000

30,000

60,000

25,000

50,000

BC

BC

20,000

40,000

MC

30,000

Truck

20,000

Bus

10,000

Bus

Car

5,000

Car

10,000

-

MC

15,000

Truck

1999

2005

1999

2008

2005

2008

Giang(pcu/day) (pcu/day) NH91 @ Can Tho - An Au Giang

NH1 @ Can Tho - Hau Giang (pcu/day) 30,000

30,000

25,000

25,000 BC

20,000

MC

15,000

BC

20,000

MC

15,000

Truck

Truck

10,000

Bus

10,000

Bus

5,000

Car

5,000

Car

-

1999

2005

2008

1999

Source: VITRANSS2, 2008

2-134

2005

2008

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2.3482.347 Hoạt động Pphát triển các khu công nghiệp, đô thị và nuôi trồng thuỷ sản sẽ khiến lưu lượng vận tải container tăng. Khoảng 90% hàng hóa được vận tải chuyển bằng container trên đường bộ.With the dDevelopment of industrial zones, urban areas and aquaculture activities, the will increase in the container transportation is expected. It will be reached approximately 90% of cargo are transported by containers on roads. Containers transport should be met to demand by economic development and the development of industrial zones, urban areas, and aquaculture in Long An.

2-135

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

(b)

Inland Waterway Traffic (IWT)Đường thủy nội địa

2.348 Hàng hóa vận tảchuyểni bằng đường thủy nội địa giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL đều đi qua Long An theo tuyến sông Soài Rạp và sông Bến Lức – kênh Thủ Thừa – sông Vàm Cỏ Tây. Hướng vận chuyển chính cho cả hai loại luồng vận tải trong nước và quốc tế đều đến/xuất phát hoặc xoay quanh từ TP Hồ Chí Minh hoặc từ các cảng trong thành phố này. 2.349 Vận tải thủy nội địa thường được sử dụng để vận chuyển các loại hàng trong khu vực, ngoại trừ hàng thủy sản được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Trên 90% khối lượng hàng hóa khác gồm: gạo, đường, phân bón, ximăng, vật liệu xây dựng, than đá, sản phẩm lọc dầu, gỗ, thép được vận chuyển bằng đường thủy nội địa (vận chuyển hàng hóa cự lyđường dài), khai thác mạng lưới tuyến đường thủy cấp 1. Hình 2.6.5 Hình 2.6.5

Hệ thống sông, kênh ở miền Nam Việt Nam

80 kênh sông Chiều dài: 3.017km

Nguồn: Báo cáo của NHTG số 39432-VN, Dự án Phát triển CSHT GTVT vùng ĐBSCL, 23 tháng 4 năm 2007

2-136

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Hình 2.6.6 Hình 2.6.1 Giao thông thủy nội địa ở miền Nam

Lưu lượng tàu thuyền (24 giờ, 2 chiềều)

Nguồn: Khảo sát của VITRANSS 2 (2008)

Hình 2.6.7 Hình 2.6.2 Lưu lượng giao thông thủy nội địa ở miền Nam theo loại tàu Lưu lượng tàu thuyền năm 2008 (24 giờ, 2 chiều)

Tàu pha sông biển Xà lan tự hành Tàu chở dầu Tàu kéo Tàu đẩy Tàu khách Thuyền thô sơ Tàu lai dắt Tàu khác

Nguồn: Khảo sát của VITRANSS 2 (năm 2008)

2-137

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

(c)

Đường hàng không

2.349 The flow of cCargo is transported by inland waterway between HCMC and the provinces of MRD traversing run through Long An. Characteristics of the sector are tThe main transport directions for both the domestic and international of transport flows (domestic and international), that are either originating or bound/destination from/to HCMC or HCM's port. 2.350 Inasmuch as most goods transport use the iInland waterway, the transportation is the mainly used for transport goods in this region, except fishery products that are transported mainly by road. About Other goods are transported by IWT up to 90% of the volume of goods uses the IWT, which includesing;: rice, sugar, fertilizer, cement, construction materials, coal, refinery products, timber, steel etc. (long-distance transported goods). They are transported by first class on the waterway network. 2.351 Figure 2.6.5 River System in the Southern Vietnam

2.352

Source: World Bank Report No.39432-VN MEKONG DELTA TRANPORT

INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT PROJECT, April 23,2007

2.353 2.354 2.355 2.356 2.357

2-138

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2.358 Figure 2.6.6 IWT Traffic Volumenland waterway in the MekongLong River Delta

2.359 2.360

Source: VITRANSS 2 Survey, (2008)

2.361 Figure 2.6.7 IWT Traffic in the Southern VietnamMekong River Delta by Vessel Type

2.362 2.363

Source: VITRANSS 2 Survey , (22008)

2-139

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2.364

2.365 Air Transport 2.3662.350 Có tất cả 5 sân bay trong vùng ĐBSCL (chưa tính sân bay Phú Quốc và Cỏ Ông) và vùng KTTĐPN, trong đó có 1 sân bay quốc tế là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở TpHCM. Các sân bay này đều có các tuyến vận tải hàng hóa theo lịch trình nhưng năng lực vận tải còn hạn chế, ngoại trừ sân bay Tân Sơn Nhất (xem BảngThere are five airports in MRD (excluding Phu Quoc and Co Ong) and SFEZ including one international airport in HCMC, Tan Son Nhat. All of theose airports have scheduled freights but the capacities of these airports are limited except for Tan Son Nhat airport. (see Table 2.86.1). Bảng 2.6.1Bảng 2.6. 2.6.1 Khái quát về các sân bay ở Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐPN Table Bảng 2.6.2.8.1 Profile of Airports in MRDKhái quát về các sân bay ở Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐPN and SFEZ

LocationVị trí

ServiceDịch vụ

Passenger Terminal Building AreaDiện tích ga hành khách (m2) (sq.m) Runway Đường băng (m) Capaci

Pax Hành khách

Kien Kiên Giang (Rach Rạch GiaGiá)

Ca Cà Mau (Ca Mau)

Can Cần ThoThơ (Can Tho)

HCMCTPH CM (Tan Tân Son Sơn NhatNhất)

Vung Vũng TauTàu (Con Côn SonSơn)

DomesticN ội địa

Nội địaDome stic

Nội địaDomes tic

Nội địa/ quốc tếDomestic/ Int’l

DomesticN ội địa

756

2,.368

N/AKCS L

100,.000

N/AKCSL

1,.500

1,.500

2,.400

3,.800

1,.800

20

75

N/AKCS L

15,.000

N/AKCSL

2-140

Chú giải Sân bay hiện tại Sân bay quốc tế Sân by nội địa

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

(000/yearnă m) Cargo Hàng hóa (ton/yeartấn /năm) SourceNguồn: VITRANSS2, 2008 tyCông suất

-

-

150,.000-

-

2.3672.351 Mặc dù tình hình đã được cải thiện đáng kể sau khi đưa vào khai thác tuyến đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, tuy nhiên vẫn còn mất rất nhiều thời gian đi từ Long An đến sân bay Tân Sơn Nhất và ngược lạiAlthough the situation has improved after the opening of the HCMC-Trung Luong expressway were constructed, it still takes a longmuch time for passengers to travel from Long An to Tan Son Nhat airport and vice versa. (c)(d) Marine TransportationVận tải biển 2.352 Vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam có 4 cảng cấp I. TPHCM có một cảng có công suất lớn, đóng vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế (xem Bảng 2.6.2 và Bảng 2.6.3). Tại khu vực Thị Vải - Cái Mép, hiện đang có dự án phát triển hệ thống cảng biển nước sâu để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng và tăng cường vai trò chiến lược cho vận tải biển quốc tế. 2.353 Sự phát triển cảng biển và cảng sông ở vùng ĐBSCL là một bước quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc của khu vực này vào tam giác TP Hồ Chí Minh/ Biên Hoà/ Bà Rịa – Vũng Tàu hơn. Quá trình này cũng góp phần giảm sự phụ thuộc vùng vào các cảng TP Hồ Chí Minh, giảm áp lực trên hành lang vận tải đường thuỷ chính từ khu vực ĐBSCL đến TP Hồ Chí Minh và còn có thể chuyển hướng quá trình đô thị hoá đang ngày càng tăng của TP Hồ Chí Minh sang khu vực ĐBSCL. Bảng 2.6.2 Khái quát về các cảng biển tại Vùng ĐBSCL và Vùng KTTĐPN Bảng 2.6.2Bảng 2.6.2 Đặc điểm của cảng biển tại vùng ĐBSCL và KTTĐPN

Nội dung

Dịch vụ

Đặc điểm

Số bến Chiều dài (m) Độ sâu tối đa Nội địa Xuất nhập khẩu Quá cảnh Tổng Bến

Lượng hàng thông qua thực tế

Bà RịaVũng Tàu

Quốc tế/Nội địa 34 5348 -12 1.623 20.094 3.151 24.868

Đồng Nai (Đồng Nai)

TpHCM (TpHCM)

Cần Thơ (Cần Thơ)

Quốc tế/Nội địa 22 2791 -9,5 790 3.118 105 4.013

Quốc tế/Nội địa

Nội địa

82 9068 -13 12.422 48.571 8.570 69.563

10 1017 -8 2.920 0 9 2.929

Nguồn: VITRANSS 2, 2008

Bảng 2.6.32.6.3

Sơ lược về các bến chính tại các cảng cấp I Bến

Tên cảng Vũng Tàu Đồng Nai TpHCM

Tên bến Phú Mỹ (Bà Rịa-Serece) Đồng Nai (Long Bình Tân) Sài Gòn Bến Nghé

Dài (m)

Sâu (m)

614 172 2.669 816

3,0-12,0 3,0-8,3 8,5-11,0 9,5-13,0

2-141

(DWT) 60.000 5.000 36.000 36.000

Luồng vào Sâu tối Dài (m) thiểu (m) 31 12,0 100 4,0 85 8,5 84

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Cần Thơ

Cát Lái Tân Cảng VICT Dầu Nhà Bè Cần Thơ

973 706 486 545 302

10,5-12,0 9,5 10,0 6,8-11,8 11,0

15.000 36.000 20.000 32.000 10,000

85 90 85 70 120

3,0

(i) Nguồn: VITRANSS 2, 2008In tThe MRD and SFEZ has four class I ports. HCMC has a large capacity port, which and plays the role ais the international gateway ports (see Table 2.86.2 and Table 2.86.3). The In Thi Vai - Cai Mep currently has a deep water seaport system development project to meet the growing transport demand and to strengthen its the strategic role as an for international sea transport. (ii) The development of seaports and river ports in the MRD is an important step in making this area less dependent on the triangle HCMC/Bien Hoa/Ba Ria-Vung Tau. This process can also reduce dependence of the region on HCMC ports. It can reduce pressures on the main waterway corridor from MRD to HCMC and can redirect the increasing of urbanization in HCMC to the MRD.

2-142

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Characteristics

Actual cargo Throughput (tons)

Table 2.6.2.8.2 Profile of Seaports in MRD and SFEZ Ba Ria-Vung Tau Dong Nai Item (Vung Tau) (Dong Nai) International/ International/ Service Domestic Domestic Berth No 34 22 Length (m) 5,348 2791 Max.Depth (m) -12 -9.5 Domestic 1,623 790 Export and import 20,094 3,118 Transit 3,151 105 Total 24,868 4,013

HCMC (HCMC) International/ Domestic 82 9,068 -13 12,422 48,571 8,570 69,563

Can Thơ (Can Tho) Domestic 10 1,017 -8 2,920 0 9 2,929

Source: VITRANSS 2, 2008

Table 2.6.2.8.3 Profile of Major Terminals in Selected Class I port Name of Seaport Vung Tau Dong Nai

Berth Name of Terminal Phu My (Ba Ria-Serece) Đong Nai (Long Binh Tan) Sai Gon Ben Nghe Cat Lai Tan Cang VICT Nha Be OIL Can Tho

HCMC

Can Tho

Length (m) 614 172 2,669 816 973 706 486 545 302

Depth (m) 3.0 - 12.0 3.0 - 8.3 8.5 - 11.0 9.5 - 13.0 10.5 - 12.0 9.5 10.0 6.8 - 11.8 11.0

Max.Vessel Sizde (DWT) 60,000 5,000 36,000 36,000 15,000 36,000 20,000 32,000 10,000

Access Channel Minimum Length (m) Depth (m) 31 12.0 100 4.0 85 84 85 8.5 90 85 70 120 3.0

Source: VITRANSS 2, 2008

(e)

Kết nối GTVT của Long An

2.354 Mạng lưới đường bộ và đường thuỷ của khu vực có rất nhiều điểm hạn chế, cản trở việc khai thác hiệu quả mạng lưới. Quá trình đô thị hoá và lợi ích khác nhau giữa người tham gia giao thông đường bộ (trên 80% phương tiện cơ giới là xe máy) cũng như các hoạt động thương mại hai bên đường đã làm giảm đáng kể năng lực và hiệu quả của các tuyến đường bộ. (i) An toàn đường bộ cũng là một vấn đề lớn do số tai nạn dẫn đến tử vong cao (gần 1 người chết/1km đường/năm) trên một số đoạn tuyến. Do đó, việc mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến quốc lộ cũng như tăng cường năng lực quản lý giao thông theo phương thức an toàn và hiệu quả là một vấn đề hết sức cấp bách. (ii) Một vấn đề khác trên mạng lưới là trọng tải của các cầu trên tuyến. Cần gia cố hoặc thay thế nhiều cầu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường bộ có tải trọng lớn. (iii) Long An thiếu một hệ thống đường trục cấp chính chạy dọc hành lang kinh tế giữa Long An và TPHCM, thiếu mạng lưới đường giao thông thứ cấp, đường ra vào các khu công nghiệp và đường đô thị. (iv) Hiện chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý đường bộ và đường thủy cũng như giữa các tỉnh trong công tác lập quy hoạch phát triển GTVT. Tỉnh cần biết cách khai thác tổng hợp các lợi ích từ vận tải đường bộ và đường thủy. 2.368 Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế sẽ không chỉ khiến gia tăng nhu cầu giao thông mà còn tạo cơ hội phát triển dịch vụ logistics và tác động tới các phương thức vận tải. Quá trình công nghiệp hoá và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ khiến nhu cầu vận tải hàng hóa bằng container ngày càng tăng. Hệ thống logistics hiệu quả hơn sẽ góp phần giảm thiểu chi phí vận tải hàng nông

2-143

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

sản, đem lại lợi ích cho người nông dân và người nghèo ở các vùng nông thôn, những đối tượng có thu nhập phụ thuộc vào việc cung cấp nông sản cho thị trường.Transportation Connectivity of Long An The road and waterway network of the area has many limitations that interrupt the promotionng of the network’s potential. The urbanization process, differences in interests among road users (over 80% of motor vehicles are motorcycles) and the commercial activities on both sides decreasesd the road capacity and efficiency seriously. The issues y are briefly as follows; The rRoad safety is also a big problem as indicated by including the number of fatal accidents with very high ratio of (aapproximately 1 fatal accident/km/year) on some sections. Thus, the expansion, upgradinge and building of new highways as well as strengthening transport management capacity safely and effectively is an urgent requestconcern. Another issue of the road network is the loading capacity of the bridges on the route. Many bridges need to be reinforced or replaced to accommodate for heavy trucks. Long An lacks the primary road network that runs along the economic corridor between the Long An and HCMC, the secondary road network , roads entering industrial zones, and the and urban residential roads. There is no cooperation and coordination between the authorities for and no smoothly coordination between the management of the roads and the waterway. Likewise, as well as there is no cooperation between the provinces for development together in the planning for development. The provinces needs to know how to combine the between benefits of roads and waterways. It is foreseen that According to the forecast of tthe area development and, economic growth will not only increase traffic demand but also create opportunities for the development of logistical services which will have an impact on the mode of transportation. The process of industrialization and development of food processing industriesy will increase the demand of goods transportation by container. A more efficient logistical system will reduce travel costs for toward agricultural products. This will bring the benefit the for farmers and poor people in the agricultural sector who earn by bringing their products to the market. 2) 3) 4) 5)2) The Ttransport Hệ thống GTVT của tỉnh Long AnSsystem in Long An Pprovince (1) RoadsĐường bộ (a) Mạng lưới tổng thể 2.355 Tổng chiều dài các tuyến đường bộ và đường mòn trên địa bàn tỉnh Long An là 5.545 km, bao gồm: 28,3 km đường cao tốc (chiếm 0,5% tổng chiều dài), 188 km quốc lộ (chiếm 3,4% tổng chiều dài); 753 km đường tỉnh (13,5%), 317,4 km đường đô thị do địa phương quản lý (5,7%), 314 km đường giao thông nông thôn tới các trung tâm xã do địa phương quản lý (5,6%), 3.739 km đường giao thông nông thôn do địa phương quản lý

2-144

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

(66,9%), 2,2 km đường chuyên dùng do địa phương quản lý (0,04%) và 248 km đường liên thôn, xóm (4,4%). Theo kết cấu mặt đường, tỉnh có 298,5 km đường bê tông nhựa (chiếm 5,3% tổng chiều dài đường); 4.633,7 km đường thấm nhập nhựa (11,3%), 365,8 km đường bê-tông xi-măng (11,5%), 2,892.2 km đường rảicấp phối sỏi đỏ (51,76%), , 2,2 km đường cấp phối đá dămkhác và 1.397.,2 km đường đất (25%) như tổng hợp trong Bảng 2.6.4. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% tổng chiều dài đường là đường ô tô. 2.356 Mật độ đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay còn thấp, mới chỉ đạt khoảng 0,36 km/km2 và 1,1 km/1.000 dân tính nếu tính theo tổng chiều dài các loại đường (quốc lộ+đường tỉnh+đường huyện+ đường tới trung tâm xã); mật độ đường mới chỉ đạt 0,2 km/km2 và 0,7 km/1.000 dân nếu chỉ tính theo tổng chiều dài các loại đường (quốc lộ + đường tỉnh). Tình trạng đường củatrên địa bàn tỉnh nói chung là còn kém đối với tất cả các loại đường, ngoại trừ dường quốc lộ và đường cao tốc. Bảng 2.6.4 Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Long An

Loại đường

Chiều dài (km)

Tỷ lệ (%)

Chiều dài đường theo kết cấu mặt đường (km) Thâm Cấp Cấp Bê tông Bê tông nhập phối Sỏi phối đá nhựa xi măng nhựa đỏ dăm

Cao tốc

28,3

0,5%

28,3

Quốc lộ

188

3,4%

63

124,7

Đường tỉnh

753

13,5%

98,5

177,7

0,8

476

317,4

5,7%

100

68

4

138,2

314

5,6%

3739

66,9%

2,2

0,04%

248

4,4%

5.590

100%

Đường đô thị Đường tới trung tâm xã do địa phương quản lý Đường nông thôn do địa phương quản lý Đường chuyên dùng do địa phương quản lý Đường liên thôn, xóm Tổng Tỷ lệ mặt đường xấu

Bảng 2.6.

Đất

7,2

314 8,7

263,3

361

1142

1964

2,2 248 298,5

633,7

365,8

2892,2

2,.2

1.397.,2

5,3%

11,3%

6,5%

51,7%

0,04%

25,0%

Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Long An

Nguồn: Sở GTVT Long An (tháng 12/2009)9

(b) Mạng lưới quốc lộ và cao tốc 2.357 Gần đây giao thông tới/từra vào Long An được mở rộng thông qua việc đưa vào khai thác tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương cùng với 4 tuyến quốc lộ hiện có là QL1, QL50, QL62 và N2QLN2. Tuyến đường cao tốc đã góp phần giảm tải giao thông trên tuyến QL1A. Chất lượng Ccác tuyến quốc lộ khác vẫn còn kémcó chất lượng kém. Đường QL N2 đang được xây dựngtrong giai đoạn thi công (xem Bảng 2.6.5) (c) Đường tỉnh

2-145

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2.358 Đường tỉnh có tổng chiều dài 753km đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các khu vực phát triển trong tỉnh với nhau. Tuy nhiên, chỉ có 1/3 số này được rải bê tông nhựa, thấm nhập nhựa hoặc bê tông xi măng (xem Hình 2.6.8, Bảng 2.6.6 và Phụ lục 2.6.1).

Bảng 2.6.5 Bảng 2.6.2 Chức năng và hiện trạng các tuyến đường chính Tên đường

Chiều dài (km)

Địa điểm (Long An)

Đường CT TPHCMTrung Lương

28,00

Bến Lức-Thủ Thừa-Tân An

QL1A

30,00

Bến Lức-Tân Trụ-Thủ Thừa-Tân An

QL50

26,00

Cần GiuộcCần Đước

QL62

77,00

N2

55,00

Tân An-Thủ Thừa-Thạnh Hóa-Tân Thạnh-Mộc Hóa Đức HòaBến Lức-Thủ Thừa-Thạnh Hóa-Tân Thạnh

Cấp đường hiện hữu Cao tốc

III

Chức năng hiện hữu

Hiện trạng (năm 2009)

Nối TPHCM với ĐBSCL với Long An, nhánh rẽ qua Bến Lức,Thủ Thừa, Tân An;. dành cho xe ôtô lưu thông Đối ngoại liên khu vực, đường quốc gia qua tỉnh, giao thông hỗn hợp

Mới hoàn thành đưa vào sử dụng, có thể chạy xe tốc độ cao trên 100 km/h, không có đường xe máy

Đường quốc gia nối TPHCM với Long An và Tiền Giang, giao thông hỗn hợp IVIII-II

Đường kết nối QL1A, đường Cao tốc chạy xuyên tỉnh Long An và kết nối tới Campuchia

IV

Đường quốc giaQuốc lộ nối vùng Đông Nam bộ với ĐBSCL qua Long An, phục vụ dân sinh khu vực

Nguồn: Sở GTVT tỉnh Long An, 2009

2-146

Tình trạng buôn bán lấn chiếm lề đường, hành lang bảo vệ an toàn đường bộ diễn ra phổ biến, tai nạn giao thông nhiều, lưu lượng xe giảm hẳn sau khi có đường cao tốc, tốc độ xe chạy bình quân thấp. 2 làn xe, mặt đường xấu, hay xảy ra tai nạn, việc buôn bảán, vi phạm hành lang an toàn đường bộ diễn ra thường xuyên, tốc độ xe chạy thấp. Đường có 2 làn xe (cấp IV) là chủ yếu, chất lượng mặt đường chưa tốt, bề rộng còn hạn chế. Đang trong quá trình hoàn thiện, đi lại khá thuận lợi, mật độ phương tiện chưa cao.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2-147

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Hình 2.6.8 Hình 2.6.3 Mạng lưới quốc lộ và đường tỉnh lộ

Chú giải Phân cấp đường Quốc lộ Tỉnh lộ Đường khác Đường bao huyện Mặt nước

Nguồn: Sở GTVT năm 2009

Bảng 2.6.6 Bảng 2.6.3 Hiện trạng đường tỉnh lộ Tên đường

Chiều dài (km)

Địa điểm (Long An)

Cấp đường hiện hữu

ĐT825 (ĐT10)

33,6

Đức Hòa

IV-IIIII

ĐT823

16,1

Đức Hòa

IV-III

ĐT821

4,4

Đức Hòa

IV

ĐT824

15,2

Đức Hòa

IV-III

ĐT830

20,1

Đức Hòa-

IV

Chức năng hiện hữu

Tình trạng hiện nay

Tuyến trục đối ngoại quan trọng liên kết với thành phố Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế TPHCMLong An, thúc đẩy phát triển dịch vụ công nghiệp, dân cư đô thị huyện Đức Hòa, giao thông hỗn hợp. Nằm trên đường vành đai quy hoạch số 4 vùng KTTĐ phía Nam, nối kết khu vực với QL22, thúc đẩy phát triển công nghiệp, phục vụ khu vực đô thị đô thị Đức Hòa

Chiều rộng lòng đường không đồng đều, có các nút cỗổ chai, hoạt động hai bên đường phức tạp, chất lượng mặt đường không đồng đều, tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ vận tải khu vực này. Bề rộng hạn chế, chất lượng mặt đường không đồng đều, cầu hạn chế tải trọng, phù hợp phục vụ dân sinh, không bao gồm phát triển dịch vụ công nghiệp đúng chức năng của tuyến. Đường nông thôn, phục vụ dân sinh khu vực là chủ yếu.

Kết nối kếtvới tỉnh Tây Ninh tại QL22, hành lang kinh tế quốc tế Việt Nam-Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh, giao thông hỗn hợp Một trong những tuyến liên kết giữa Long An và TPHCM qua huyện Đức Hòa, nối kết trực tiếp với hệ thống hạ tầng dịch vụ công nghiệp Kết nối Bến Lức-Đức Hòa và nối

2-148

Tuyến chưa được thông suốt để có thể giảm tối đa thời gian hành trình từ các khu công nghiệp về TPHCM. Mật độ phương tiện còn thấp năm 2009 Đường hẹp, chất lượng mặt đường

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Tên đường

Chiều dài (km)

Địa điểm (Long An)

Cấp đường hiện hữu

Bến Lức

ĐT826

15,2

Cần Đước

IV

ĐH16

17,8

Bến Lức, Cần Đước

IV-III

ĐT835

16,4

Cần Giuộc

IV

ĐT835B

11,8

Cần Giuộc

IV

ĐT833

16,7

Thủ ThừaTân Trụ

IV-III

ĐT832

10,2

Tân Trụ

IV-III

ĐT827A

24,0

Tân AnChâu Thành

IV

ĐT827B

12,3

IV

ĐT831

42,7

ĐT829

10,5

Tân AnChâu Thành Mộc Hóa, Tân Hưng Tân Thạnh

ĐT838

21,9

Đức Huệ

IV

Đường ven sông Vàm Cỏ Đông Đường ven sông Vàm Cỏ Tây

31,6

Bến LứcĐức Huệ

VI

66,3

Đường K.79

42,0

Thủ ThừaThạnh Hóa-Mộc Hóa M.HóaT.Thạnh-

Chức năng hiện hữu

Tình trạng hiện nay

với đường Cao tốc, QL1, nằm trong tuyến vành đai quy hoạch số 4 vùng KTTĐ phía Nam, huyết mạch quan trọng thúc đẩy phát triển dịch vụ công nghiệp và đô thị Bến Lức và Đức Hòa Kết nối với TPHCM, nối QL1 và QL50, trục đường quan trọng phục vụ hành lang chính qua Cần Đước, thúc đẩy phát triển dịch vụ công nghiệp và đô thị , giao thông hỗn hợp Là một đoạn có chức năng tương tự ĐT830 chạy qua Bến Lức và Cần Đước bắt đầu tưừ QL1A, phục vụ công nghiệp, dân cư đô thị, giao thông hỗn hợp

đang xuống cấp, mật độ xe tải các loại lớn nhất so với các đường tỉnh, tuyến đi qua vùng dân cư khu vực Đức Hòa và qua thị trấn Bến Lức. Dễ xảy ra tai nạn, các nút giao chưa được thiết kế tốt. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, xây dựng nhà cửa hai bên đường phức tạp, chưa thể hiện chức năng kết nối với TPHCM nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ, công nghiệpnghiêp và đô thị của tỉnh. Ngoài 1 km đầu tiên phục vụ dịch vụ vận tải khu vực công nghiệp cận kề QL1 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, còn lại đường hẹp, mặt đường cấp phối sỏi đỏ, ô nhiễm, chỉ cho phép xe nhỏ lưu thông. Đây là tuyến đường có mật độ xe ôtô khá cao (chỉ thấp hơn so với ĐT830), hoạt động hai bên đường phức tạp. Bề rộng đường cho 2 làn xe chạy, đường bê tông nhựa, cho xe tải nặng lưu thông. Đường hẹp, chỉ cho xe nhỏ lưu thông, mật độ dân cư khá cao, mặt đườngg cấp phối sỏi đỏ, đường nông thôn Đường hẹp, kết cấu mặt đường không đồng đều, lưu lượng xe thấp.

Đường kết nối Bến Lức-Cần Đước-Cần Giuộc, bắt đầu từ QL1 kết thúc ở QL50, vành đai thúc đẩy phát triển đô thị và dịch vụ công nghiệp, vận tải khu tiếp giáp TPHCM. Phục vụ dân sinh, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ đô thị, giao thông hỗn hợp. Phục vụ dân sinh, kết nối huyện với trung tâm tỉnh, hành lang kinh tế theo QL1 Phục vụ dân sinh, kết nối huyện hành lang kinh tế theo QL1, giao thông hỗn hợp Phục vụ vận tải huyện, kết nối huyện với trung tâm tỉnh, hành lang kinh tế theo QL1

Bề rộng không đồng đều suốt tuyến, mặt đường đang nâng cấp, còn 7,5 Km đường sỏi đỏcấp phối sỏi đỏ. Đường hẹp, đang nhựa hóa toàn tuyến, phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách nội tỉnh là chủ yếu

Phục vụ vận tải huyện, kết nối huyện với trung tâm tỉnh, hành lang kinh tế theo QL1 Phục vụ dân sinhNối Vĩnh Hưng, Tân Hưng và Mộc Hóa. Bắt đầu từ trung tâm huyện Tân Thạnh, nối kết với Tiền Giang, là tuyến đối ngoại, phục vụ dân sinh vùng kinh tế Đồng Tháp Mười. Phục vụ kinh tế, dân sinh huyện Đức Huệ Phục vụ kinh tế, dân sinh dân cư bờ bắc dọc sông Vàm Cỏ Tây.

Đường hẹp, đang nhựa hóa, phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách nội tỉnh là chủ yếu, lượng xe thấp Bề rộng, kết cấu mặt đường không đồng đều, còn 6,5km chưa láng nhựa Đường 2 làn xe chạy, mới đạt đường cấp IV, phục vụ vận tải nội tỉnh là chủ yếu.

VI

Phục vụ kinh tế, dân sinh dân cư bờ tây dọc sông Vàm Cỏ Đông.

Đường sỏi đỏcấp phối sỏi đỏ, hẹp, nhiều cầu tải trọng nhỏ

V

Phục vụ dân sinh khu vực Đồng Tháp Mười

Đường sỏi đỏcấp phối sỏi đỏ, hẹp, nhiều cầu tải trọng nhỏ

IV-III IV

2-149

Đường hẹp, chủ yếu là sỏi đỏcấp phối sỏi đỏđường cấp phối. Đường sỏi đỏcấp phối sỏi đỏ, hẹp, nhiều cầu tải trọng nhỏ, yếu.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Tên đường

Chiều dài (km)

Địa điểm (Long An)

Cấp đường hiện hữu

Chức năng hiện hữu

Tình trạng hiện nay

Tân Hưng Nguồn: Sở GTVT Long An

(d) Đường do địa phương quản lý 2.260 Tổng chiều dài đường do địa phương quản lý là 4.056 km, gồm 941 km đường huyện, 317 km đường đô thị và 2.798 km đường xã. Đường huyện và đường đô thị là đường tiếp cận trực tiếp các địa điểm và kết nối với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh, phục vụ các hoạt động kinh tế-xã hội. Điều kiện và chất lượng của đường huyện và đường đô thị ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân. Trong tổng số 317 km đường đô thị, khoảng 54% đường đã được rải mặt trong khi chỉ có 38% tổng số 941 km đường huyện đã được rải mặt. Hầu hết các tuyến đường xã là đường sỏi đỏ cấp phối sỏi đỏ và đường đất (xem Bảng 2.6.7). 2.261 Mật độ đường huyện và đường đô thị thay đổi tkhá khác nhau theo từng huyện (xem Bảng 2.6.7). Nếu tính mật độ mạng lưới đường trên 1.000 dân, các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Huệ và TP Tân An là nhóm có mật độ đường cao nhất, nếu tính theo km/km2 diện tích, TP Tân An có mật độ cao nhất (xem Bảng 2.6.8). Bảng 2.6.7 2.6.7

Các tuyến đường do địa phương quản lý

Chiều dài theo loại mặt đường (km)

Đường huyện

Huyện

Bê tông xi Cấp phối Cấp phối Tổng Sỏi đỏ đá dăm măng

Bê tông nhựa

Tổng

Bến Lức

-

-

4,4

41,1

-

45,6

0

0

9,7

90,3

0

100

Đức Hòa

-

2

67

64,5

1,8

134,8

0

1,5

49,7

47,8

1,3

100

Cần Đước

-

-

-

29,2

-

29,2

0

0

0

100,0

0

100

Cần Giuộc

-

3,4

7,9

10,5

65,2

19,9

100

-

-

75,0 93,1

4,5

-

14,9 50,3

0

Tân Hưng

48,9 42,8

0

0

0

46,0

54,0

100

Vĩnh Hưng

-

-

5,0

48,9

83,7

137,6

0

0

3,6

35,5

60,8

100

Mộc Hóa

-

-

12,6

32,1

-

44,7

0

0

28,2

71,9

0,0

100

Tân Thạnh

-

-

0,5

50,5

21,4

72,4

0

0

0,7

69,7

29,5

100

Thạnh Hóa

-

-

-

41,4

15,2

56,6

0

0

0

73,1

26,9

100

Đức Huệ

-

-

-

109,4

14,2

123,6

0

0

0

88,5

11,5

100

Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ

-

-

8,6

53,5

-

62,1

0

0

13,9

86,1

0

100

-

-

22,6

-

-

22,6

0

0

100

0

0

100

-

3,9

21,8

18,1

-

43,8

0

8,8

49,8

41,4

0

100

0,7

8,7 67,0

150,4 10,0

580,3 100,8

201,5

0,9

16,0

61,7

21,4

100

-

941,0 178,3

0

Tân An

0,4

37,6

5,6

56,5

0

100

Bến Lức

0,5

6,5

7,4

3,8

-

18,2

2,7

35,8

40,8

20,7

0

100

Đức Hòa

-

1,5

27,7

-

1,8

31,0

0

4,9

89,3

0

5,8

100

Cần Đước

-

-

6,2

-

-

6,2

0

0

100,0

0

0

100

Cần Giuộc

-

2,9

2,3

1,4

6,5

0

44,0

35,0

21,0

0

100

Tân Hưng

-

-

5,0

12,3

1,2

18,5

0

0

26,9

66,7

6,4

100

Vĩnh Hưng

-

-

5,0

10,3

0,6

15,9

0

0

31,4

64,8

3,8

100

2,6

6,6

-

2,4

1,4

12,9

19,9

50,8

0

18,4

10,9

100

-

-

0,5

-

-

0,5

0

0

100,0

0

0

100

Tổng

Đường đô thị

Bê tông TNN nhựa

Tỷ lệ loại mặt đường (%) Cấp Bê Cấp phối TNN tông xi phối đá măng Sỏi đỏ dăm

Mộc Hóa Tân Thạnh

2-150

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Chiều dài theo loại mặt đường (km) Huyện Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ

Bê Cấp phối Cấp phối tông xi Tổng măng Sỏi đỏ đá dăm

Bê tông nhựa

Tổng

-

-

3,5

1

2,2

6,7

0

0

52,2

14,9

32,8

100

0,7

0,8

-

1,6

-

3,1

22,6

25,8

0

51,6

0,0

100

-

7,5

-

-

-

7,5

0

100,0

0

0

0

100

-

3,5

-

-

-

3,5

0

100,0

0

0

0

100

-

3,7

0,2

4,7

-

8,6

0

43,3

1,8

55,0

0

100

4,4

99,8

67,8

138,2

7,2

317,4

1,4

31,4

21,4

43,5

2,3

100

Tân An

-

-

61,8

13,0

-

74,8

0

0

82,7

17,3

0

100

Bến Lức

-

-

20,0

200,0

250,0

470,0

0

0

4,3

42,6

53,2

100

Đức Hòa

-

100,0

-

300,0

60,0

460,0

0

21,7

0

65,2

13,0

100

Cần Đước

-

-

-

76,1

-

76,1

0

0

0

100,0

0

100

Cần Giuộc

-

-

20,0

25,0

31,0

76,0

0

0

26,3

32,9

40,8

100

Tân Hưng

-

-

6,6

-

76,2

82,8

0

0

8,0

0

92,0

100

Vĩnh Hưng

-

-

-

37,8

51,3

89,1

0

0

0

42,4

57,6

100

Mộc Hóa

-

-

15,0

23,4

178,0

216,4

0

0

6,9

10,8

82,3

100

Tân Thạnh

-

-

82,4

57,7

112,0

252,1

0

0

32,7

22,9

44,4

100

Thạnh Hóa

-

-

-

116,0

6,5

122,5

0

0

0

94,7

5,3

100

Đức Huệ

-

-

-

81,8

-

81,8

0

0

0

100,0

0

100

Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ

-

-

43,2

109,7

175,4

328,3

0

0

13,2

33,4

53,4

100

-

13,0

59,0

296,0

-

368,0

0

3,5

16,0

80,4

0

100

-

-

53,0

46,9

-

99,9

0

0

53,1

46,9

0

100

Tổng

0

113,0

361,1

1.383,4

940,4

2.797,8

0

4,0

12,9

49,4

33,6

100

Tổng

Đường xã

Bê tông TNN nhựa

Tỷ lệ loại mặt đường (%) Cấp Bê Cấp phối TNN tông xi phối đá măng Sỏi đỏ dăm

Source: DOTNguồn: Sở GTVT năm, 2009

2-151

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Bảng 2.6.8 2.6.8

Mật độ đường huyện và đường đô thị theo huyện/thị Đường huyện+đô thị

Huyện/thị

Tổng (km)

Rải mặt (km)1/

Mật độ mạng lưới đường km/ 000 km/km2 dân

% rải mặt

Tân An

178,3

77,7

1,3

2,2

43,6

Bến Lức

63,8

18,9

0,4

0,2

29,6

Đức Hòa

165,8

98,2

0,8

0,4

59,2

Cần Đước

35,4

6,2

0,2

0,2

17,5

Cần Giuộc

81,6

16,4

0,5

0,4

20,1

Tân Hưng

111,6

5,0

2,3

0,2

4,5

Vĩnh Hưng

153,5

10,0

3,1

0,4

6,5

Mộc Hóa

57,6

21,7

0,8

0,1

37,7

Tân Thạnh

73,0

1,1

1,0

0,2

1,5

Thạnh Hóa

63,3

3,5

1,2

0,1

5,5

Đức Huệ

126,7

1,5

2,2

0,3

1,2

Thủ Thừa

69,6

16,1

0,8

0,2

23,1

Châu Thành

26,1

26,1

0,3

0,2

100,0

Tân Trụ

52,3

29,5

0,9

0,5

56,4

1258,4

331,1

0,9

0,3

26,3

Tổng

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Sở GTVT năm 2009 1/ gồm đường bê tông nhựa, thấm nhập nhựa và đường bê tông xi măng.

(e) Cầu 2.262 Tỉnh có 711 cầu với tổng chiều dài 30.809 m trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường nông thôn của tỉnh trong đó: (i)

Có 280 cầu (13.502 m) trên các tuyến đường tỉnh và quốc lộ gồm: 203 cầu bê tông cốt thép (10.284m); 71 cầu sắt (2.569m) và 6 cầu treo (648 m).

(ii) Có 431 cầu (17.308 m) trên các tuyến đường nông thôn gồm: 315 cầu bê tông cốt thép s (14,.083m); 86 cầu sắt (2,.524m); 1 cầu treo (100m) và 29 cầu gỗ (601m). 2.263 Có 28 cầu trên các tuyến quốc lộ (QL1A, QL50 và QL62) có tải trọng thiết kế H30-XB80; 256 cầu với tổng chiều dài 12.511 mét (do tỉnh quản lý) trên các tuyến đường tỉnh và một số tuyến đường địa phương, trong đó 36 cầu có tải trọng 25-30T (chiếm 17,2% tổng số cầu), 18 cầu tải trọng 10-13T (11,2%), 187 cầu tải trọng 8T và 15T (64,4%), và 15 cầu tải trọng dưới 5T (7,1%) (xem Bảng 2.6.9). Tỉnh có 276 cầu với tổng chiều dài 8.380 km trên các tuyến đường huyện và đường đô thị, hầu hết các cầu đều có tải trọng dưới 5 tấn (xem Bảng 2.6.10), còn lại là cầu nông thôn. Có nhiều cầu có tải trọng thấp. Đây là vấn đề lớn và hạn chế chính để tỉnh cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ, đặc biệt là quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ cho các khu vực gần TPHCM và các huyện phía nam tỉnh. 2.264 Trong tổng số trên 700 cầu trên địa bàn tỉnh, chỉ có một số cầu có tải trọng thiết kế 25-30T, còn lại hầu hết là cầu có tải trọng thấp 8 tấn và dưới 5 tấn, nhiều cầu đã

2-152

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

xuống cấp. Nhìn chung, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường bộ khối lượng vừa và lớn (ngoại trừ hành lang dọc theo QL1A). Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh. Điều kiện đi lại của công nhân tới các huyện khác còn rất kém so với các tỉnh khác gần thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai. Dịch vụ giao thông vận tải cho người dân nghèo các huyện nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười nhìn chung còn thấp. Cần có quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng nhằm phục vụ tốt hơn cho người nghèo tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Bảng 2.6.9 2.6.9

Cầu do tỉnh quản lý

Số cầu

Tải trọng

no.Số lượng

<=5 tấn

Tổng chiều dài %

metersm

Chiều dài bình quân/ cầu (m)

%

15

5,9

892,5

7,1

60

187

73,0

8.063,2

64,4

43

10-13 tấn

18

7,0

1.406,7

11,2

78

25-30 tấn

36

14,1

2.148,5

17,2

60

256

100

12.511

100

49

8 tấn

Tổng Nguồn: Sở GTVT năm 2009

Bảng 2.6.10 2.6.10 Số cầu do các huyện quản lý Huyện/thị Tân An Bến Lức Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ Tổng

Số cầu 10 17 5 3 21 16 17 14 30 11 46 29 31 26 276

Tổng chiều dài (m) 635,1 675,0 78 123,0 1.090,6 320,0 708,0 434,6 694,0 237,0 862,1 793,6 862,0 858,0 8.370,88

Số cầu theo tải trọng 30 tấn

10-13 tấn 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2 0 4

8 tấn 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 4 8

5 12 2 2 3 0 11 9 13 5 3 11 3 0 79

<5 tấn

Chiều dài bình quân (m)

1 5 3 1 18 16 6 5 17 6 43 17 26 22 186

64 40 16 41 52 20 42 31 23 22 19 27 28 33 30

Nguồn: Sở GTVT Sự phân bố các tuyến lộgiữakhông giống nhau 2.6.TổngTổng2.6.ơngcô2.6. Long An2.6. Long An

(2) Các tuyến đường thủy nội địa và cảng sông 2.265 Long An có tổng số 2.578km đường thủy nội địa, trong đó Trung ương quản lý 470 km (10 tuyến), tỉnh quản lý 336km (23 tuyến), huyện quản lý 1.172 km (270 tuyến). Mật độ các tuyến đường thủy nội địa là 0,57km/km² và 1,79 km/1.000 dân. Có thể khai thác tàu tải trọng 50DWT-300 DWT và xsà lan công suất 400-750 DWT trên các tuyến sông chính trong tỉnh (xem Bảng 2.6.11, Bảng 2.6.12, Bảng 2.6.13 và Phụ lục 2.6.2).

2-153

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2.266 Về hệ thống cảng và bến thủy nội địa, toàn tỉnh có 101 bến thủy nội địa, trong đó có 39 bến đò ngang. Một số cảng có bến liền bờ, ví dụ như cảng khách Long An (thành phố Tân An), bến phà Tân Thanh (huyện Cần Giuộc), Kinh Nước Mặn (huyện Cần Đước) và cảng Bình Tinh (huyện Tân Trụ). Số bến còn lại chủ yếu là lợi dụng địa thế tự nhiên cho để làm điểm lên và xuống cho hàng hóa, hành khách. 2.367 Nhìn chung Long An có một hệ thống giao thông đường thủy phân bố đều và thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường sông, tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề cản trở phát triển thương mại và giao thương trong vùng: (i) Các cảng đóng vai trò là các điểm trung chuyển giữa vận tải đường bộ và đường thuỷ. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ các cảng bốc xếp hàng hóa ở cấp xã hoặc huyện/thị. Do đó, không khuyến khích chưa đẩy mạnh được các động thái nhằm phát thiết lập hệ thống logistic phù hợp. (ii) Độ sâu và độ tĩnh không của các cầu trên tuyến không phù hợp khiến năng lực của vận tải đường thuỷ bị hạn chế. Công tác nạo vét, duy tu chưa được thực hiện thường xuyên để duy trì mực mớn nước thông thuyền. (iii) Chưa có sự kết nối tốt giữa các tuyến đường chính, kho bãi và đường thủy. Ngoài ra, các tuyến đường nối các nông trạiang tới các kho dự trữ, bảo quản hàng nông sản cũng chưa tốt. (iv) Năng lực và độ an toàn của vận tải hàng hóa bằng đường thủy vào ban đêm bị hạn chế do thiếu hệ thống phao tiêu, biển báo. (v) Hệ thống văn bản pháp lý về GTVT và logistics cũng chưa khuyến khích phát triển logistics. Các tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý

Bảng 2.6.11 2.6.8 Tuyến đường thủy Sông Vàm cỏ Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm cCỏ Tây Kênh Thủ Thừa Sông Cần Giuộc Kênh Nước Mặn Sông Soài Rạp Sông Chợ Đệm Bến Lức 9. Sông Rạch Lá 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.

10. K.Tháp Mười (D.V.Dương) Tổng cộng

Địa Danh Điểm đầu S. Vàm Cỏ Đông + Vàm cCỏ CảngTây Bến Kéo Tây Ninh Cầu Mộc Hoá Sông Vàm Cỏ Đông kênh Cây Khô Sông Cần Giuộc Sông Lòng Tàu Kênh Đôi Sông Vàm Cỏ

Điểm cuối Sông Soài Rạp Sông Vàm cCỏ Tây Sông Vàm cCỏ Đông + Tây Sông Vàm Cỏ Tây Sông Soài Rạp Sông Vàm Cỏ Sông Vàm Cỏ Sông Vàm Cỏ Đông Kênh Chợ Gạo

Sông Vàm Cỏ Tây

Sông Tiền

Chiều dài ( km ) 35,5 131,0 128,8 10,5 35,0 2,0 31,0 20,0 10,0 42,0 469,5

Nguồn: Sở Giao thông Vận tải, 2009

2-154

Cấp sông 1 2 2 2 2 2 1 2 2 2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Các tuyến đường thủy nội địa do huyện/thị quản lý

Bảng 2.6.12 2.6.9

Huyện, thị Tân An Bến Lức Đức Hòa Cần Đước Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ Tổng

Số tuyến 1 36 30 26 43 11 13 12 9 16 12 17 20 24 270

Chiều dài ( km ) 1,1 252,3 152,7 282,3 130,6 50,1 30,0 37,8 50,7 110,2 45,5 108,9 191,5 213,3 1.772,1

Nguồn: Sở Giao thông Vận tải, 2009

Hình 2.6.9 Hình 2.6. Hình 2.6.9 Mạng lưới GTVT thủy nội địa của tỉnh Long An

Nguồn: Sở TNMT, 2007

(3) Vận tải công cộng (a) Khái quát 2.368 Vận tải công cộng tạitrên địa bàn tỉnh Long An gồm dịch vụ vận tải hành kháchVTHKCC theo tuyến cố định, VTHKCC bằng taxi, VTHKCC bằng xe buýt, VTHKCC tuyến tần suất nhanh và VTHKCC bằng xe máy.và các phương tiện khác. Trong địa bàn thành phố và tỉnh, phương tiện giao thông cá nhân chính gồm xe máy và

2-155

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

các phương tiện khác. Phương tiện giao thông cá nhân gồm xe máy và các loại xe khác là phương tiện giao thông chính của thành phố và tỉnh. Tính đến năm 2008, tỉnh có 383.461 xe cơ giới, trong đó 98,7% là xe máy.Năm 2008, Long An có tổng số 383,461 phương tiện xe cơ giới, trong đó xe máy chiếm 98,7%. 2.369 Có 17 đơn vị vận tải, gồm Công ty CP vận tải Long An, 3 đơn vị tư nhân và 13 HTX. Công ty CP vận tải Long An là đơn vị chủ lực, khai thác các tuyến nối trung tâm tỉnh với các huyện và các tỉnh lân cận. Hầu hết các HTX có quy mô nhỏ, có từ 15 đến 40 xe chất lượng thấp, và có năng lực quản lý thấp. (b) Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýtDịch vụ vận tải nội tỉnh (i) Mạng lưới vận tảiTuyếnMạng lưới xe buýt: Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã được đưa vào khai thác từ năm 2006. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bắt đầu được khai thác từ năm 2006, gồm 6 tuyến xuất phát từ TPHCM: (i) Bến Lức–Chợ Lớn, (ii) Hậu Nghĩa–Chợ Lớn, (iii) Rạch Kiền–Chợ Lớn, (iv) Hậu Nghĩa–Củ Chi, (v) Hậu Nghĩa–An Sương và, (vi) Đức Hòa–Hóc Môn. Các tuyến này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là công nhân làm việc trong các khu công nghiệp. Năm 2005, TPHCM đã phối hợp với tỉnh Long An đưa vào khai thác 2 tuyến buýt mới là tuyến Cầu Nổi – Quận 8 và tuyến Tân An – Chợ Lớn. Long An đã chuyển đổi 9 tuyến thành tuyến cố định thành tuyến buýt (xem Phụ lục 2.6.3).Hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An có 096 tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề gồmxuất phát từ TPHCM gồm: (i) Bến Lức – Chợ Lớn; (ii) Ngã ba Tân Lân – Chợ Lớn; Hậu Nghĩa – Chợ Lớn, (iii) Rạch Kiền – Chợ Lớn, (iv) Hậu Nghĩa ; Hậu Nghĩa – Củ Chi; (v) Hậu Nghĩa – An Sương; và (vi) Đức Hòa – Hóc Môn. Các tuyến này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là công nhân làm việc trong các KCN. Năm 2005, TPHCM phối hợp với tỉnh Long An khai thác thêm 2 tuyến là Cầu Nổi – bến xe buýt quận 8 và tuyến Tân An – Chợ Lớn. Tính đến năm 2008, Long An có 9 tuyến xe buýt được chuyển đổi từ tuyến cố định sang (xem Phụ lục 2.6.3).; Cầu Nổi – Bến xe Quận 8; Tân An – Chợ Lớn; Thanh Vĩnh Đông – Chợ Lớn (ii) Đội xe buCông ty vận tải xe buýtĐội xe: Ttheo báo cáo, hiện tỉnh có tổng cộng 26092605 xe buýt từ 32-80 chỗ. tại các công ty vận tải có trọng tải 2950 ghế ngồi và 1496 chỗ đứngHầu hết đội xe đều đáp ứng yêu cầu của Quyết định 34/2006/QĐBGTVT ngày 16 tháng 10 năm 2006. Một số xe không đáp ứng được yêu cầu song vẫn được phép hoạt động trong năm 2008 và của Quyết định phảisẽ được thay mới. (iii) Khối lượng vận tải hành khách: Khối lượng vận tải hành khách năm 2007 đạt 11,29 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách giai đoạn 2005-2007 là 21,8%. Đánh giá cho thấy vận tải hành khách của tỉnh được xem là phương thức vận tải khá thuận tiện và đáng tin cậy của tỉnh. Bảng 2.6.13 2.6.43 Bus RouteTuyến xe buýt

Khối lượng vận tải hành khách theo tuyến, 2005-2009 2005

2006

1. Chợ Lớn- Bến Lức

2.707.500

3.540.252

2. Chợ Lớn- Rạch Kiền

1.303.850

1.566.227

3. Chợ Lớn- Hậu Nghĩa

125.317

345.664

2-156

2007

2008

2009

2.969.947

1.407.753

936.244

1.237.261

873.052

1.035.039

2.669.664

412.374

419.581

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

4. Củ Chi - Hậu Nghĩa

951.039

879.271

1.195.044

1.162.538

6. Hóc Môn - Đức Hòa

905.750

760.224

7. Bến xe quận 8-Cầu Nổi

180.861

654.763

8. Chợ Lớn- Tân An 9. Chợ Lớn- Thạnh Vĩnh Đông

242.033 -

569.893 -

5. An Sương - Hậu Nghĩa

Tổng

7.611.394

9.478.832

448.690

228.183

550.456

1.147.794

461.759

1.495.663

712.912

183.652

1.052.765

582.349

795.854

795.977

1.283.491

1.510.704

1.707.415

236.833

319.105

655.956

11.288.941

6.192.436

8.649.096

Nguồn: Trung tâm Quản lý Vận tải HKCC TPHCM

(c) Dịch vụ giao thông nội tỉnh 2.370 Bến xe buýt: Tỉnh có 17 bến xe và điểm đỗ. Bến xe khách TânLong An là bến xe trung tâm của tỉnh, đáp ứng tiêu chuẩn bến xe khách cấp 3, phục vụ vận tải nội tỉnh và liên tỉnh. Bến xe Mộc Hóa đã được xây dựng nhưng công trình vận chuyển hành khách vẫn chưa xong, do đó chỉ đáp ứng tiêu chuẩn bến xe cấp 4 nhưng chưa có nhà ga hành khách. Các bến xe khác , bến xe Hậu Nghĩa đạt tiêu chuẩn bến xe cấp 4. Bến xe Vĩnh Hưng, Đức Huệ, Tân Hưng đạt cấp 5còn lại có quy mô nhỏ và không có công trình phục vụ hành kháchc. Một số bến là những khu đỗ xe trên khu đất chưa sử dụng như các bếnsử dụng lề đường là bãi đỗ xe như bến xe Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Cần Giuộc.Thanh Vĩnh Đông (Châu Thành), Cầu Nổi (Cần Đước), Tân Tập (Cần Giuộc) Tân Thạnh, Thạnh Hóa, và Cần Giuộc 2.371 Vận tải hành khách nội tỉnh tuyến cố định: Có 1834 tuyến cố định, kết nối trung tâm tỉnh với các huyện. Có một số tuyến trùng lắặp, đặc biệt là trên đoạn từ TP Tân An tới Mộc Hóa trên QL62, gây mất trật tự giao thông và hệ số sử dụng chỗ thấp (xem Bảng 2.6.14)., nối trung tâm tỉnh với các huyện. Tình trạng trùng tuyến, đặc biệt đoạn Tân An - Mộc Hóa trên QL62, gây xáo trộn giao thông và có tỷ lệ sử dụng chỗ thấp (xem Bảng 2.6.14). 2.372 Tuyến vận tải hành khách tần suất caonhanh: Khai thác phục vụ hành khách nội tỉnh với giá cước thấp, thời gian hành trình một chuyến xe giảm, thời gian giãn cách từ 20 phút – 40 phút. xe khách cỡ nhỏ (12 chỗ, Daihatsu) phục vụ vận tải hành khách nội tỉnh tuyến cố định với lộ trình như xe buýt. Có 1606 tuyến phục vụ vận tải tần suất caonhanh (xem Bảng 2.6.14). 2.373 Vận tải hành khách nội tỉnh tuyến cố định góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại tại tỉnh Long An. Tuy nhiên, các tuyến cố định chưa được quy hoạch phù hợp, tình trạng trùng tuyến trên QL62, gây ra sự lộn xộn và mất an toàn giao thông. Hiện tại có 20 tuyến nối trung tâm tỉnh với các huyện (xem Bảng 2.6.14). 2.374 Nhiều xe khách chất lượng thấp vẫn đang lưu hành, ảnh hưởng tới thời gian đi lại của khách. Khối lượng hành khách vận chuyển trên hầu hết các tuyến là thấp, các tuyến Tân An–Vĩnh Hưng, Tân An–Thạnh Hóa, Cần Giuộc–Tân An, v.v... cần được quy hoạch lại để tăng hiệu quả hoạt động. Bảng 2.6.14 2.6.14

Chỉ tiêu khai thác tuyến vận tải hành khách nội tỉnh cố định

2-157

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Tuyến

Chiều dài (km)

Năng lực (chỗ)

Nội tỉnh tuyến cố định 1. Tân An - Thạnh Hóa

1407 39

44

2. Tân An - Hậu Thạnh

72

50

3. Tân An - Mộc Hóa

68

48

4. Tân An - Vĩnh Hưng

91

49

5. Tân An - Khánh Hưng

104

49

6. Tân An - Tân Hưng

108

45

7. Cần Đước - Mộc Hóa

110

45

8. Nhựt Tảo - Vĩnh Hưng

110

45

9. Tân Trụ-Vĩnh Hưng

110

45

10. Tân Trụ-Tân Hưng

126

45

11. Tân An-Đức Huệ

70

45

12. Tân An-Tho Mo

91

44

13. Tân An-Ma Reng

100

44

14. Đông Thành-Ma Reng

31

45

15. Tho Mo-Đức Huệ

25

45

16. Tân An-Lộc Giang

70

40

17. Tân An-Cần Đước

42

35

18. Tân An-Cần Giuộc

40

35

322 15

12

2. BV Long An -Tân Đông

16

12

3. BV Long An –nút giao Cây Đa

16

12

4. BV Long An –Chợ Ngã Tư

17

12

5. Nút giao Tân Phước Tây – KCN Th. Đạo 6. BV Long An - Phà Bến Hạ

24

12

26

12

7. BV Long An – nút giao Bản Quỳ

27

12

8. BV Long An – Chợ Cồ Chi

21

12

9. Lương Bình –Bến xe Bến Lức

19

12

10. Chợ Đệm – Bến xe Bến Lức

17

12

Tuyến tần suất cao 1. BV Long An -Phú Mỹ

Số khách Số Thời Số HK Tốc độ Tổng số TB chuyến Hệ số sử gian đi (HK/ngày (km/h) xe (bus) (HK/chuyế (chuyến dụng chỗ (phút) ) n) ) 27 120 3241 0,59 78 2 17 4 67 0,38 31,2 167 10 31 20 620 0,62 25,9 105 10 21 22 451 0,46 38,9 138 7 30 14 420 0,64 39,6 168 4 26 8 208 0,53 37,1 20 8 25 8 200 0,56 30,9 120 1 30 2 60 0,67 55,0 210 1 21 4 84 0,48 34,4 210 2 15 4 60 0,33 31,4 230 1 28 4 112 0,62 32,9 145 7 38 14 532 0,84 29,0 160 1 30 2 30 0,68 34,1 180 1 35 2 70 0,80 33,3 35 1 30 2 60 0,67 53,1 50 2 28 4 120 0,62 30,0 150 1 15 2 56 0,70 28,0 120 1 16 2 30 0,42 21,0 120 1 7 2 32 0,45 20,0 7 920 6430 0,56 70 7 72 504 0,58 12,9 60 7 72 504 0,58 16,0 60 7 72 504 0,58 16,0 60 7 72 504 0,58 17,0 60 8 7 28 196 0,58 24,0 60 10 8 70 560 0,67 26,0 70 10 8 70 560 0,67 23,1 70 7 72 504 0,58 18,0 40 7 40 280 0,58 28,5 40 7 70 490 0,58 25,2

2-158

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Chiều dài (km)

Tuyến 11. Hậu Nghĩa - Trà Cú

Năng lực (chỗ)

7

12

12. Hậu Nghĩa - Lộc Giang

18

12

13. Hậu Nghĩa - An Ninh Tây

13

12

14. Vàm Thủ - Trà Cú

30

12

15. Tầm Vu - Chợ Gạo

13

12

16. Bến Lức - Thạnh Lợi

23

24

Số khách Số Thời Số HK Tốc độ Tổng số TB chuyến Hệ số sử gian đi (HK/ngày (km/h) xe (bus) (HK/chuyế (chuyến dụng chỗ (phút) ) n) ) 30 4 5 60 300 0,42 14,0 40 2 5 40 200 0,42 27,0 40 2 5 36 180 0,42 19,5 90 12 10 48 480 0,83 20,0 90 2 5 26 130 0,42 8,7 50 11 8 30 240 0,33 27,6

Nguồn: Sở GTVT Long An, 2008

(d) Dịch vụ vận tải công cộng khác (Taxi) 2.375 Dịch vụ taxi được cung ứng tại các khu đô thị, chủ yếu tập trung tại thành phố Tân An và Bến Lức (xem Bảng 2.6.15). Bảng 2.6.15 2.6.15 Hiện trạng vận tải hành khách tại tỉnh bằng xe taxi Huyện Mục

Tân

Bến

Đức

Cần

Cần

Tân

Vĩnh

Mộc

Tân

Thạnh

Đức

Thủ

Châu

Tân

An

Lức

Hòa

Đước

Giuộc

Hưng

Hưng

Hóa

Thạnh

Hóa

Huệ

Thừa

Thành

Trụ

-

-

1

-

-

-

0

-

-

0

-

-

-

-

-

0

-

-

0

-

-

Số CT taxi

1

Số xe Taxi

50

15

5

-

5

Nguồn: Điều tra khảo sát các huyện, Đoàn Nghiên cứu, 2009

(4) An toàn giao thông 2.376 Số vụ TNGT giảm trong giai đoạn 2003 - 2005, nhưng lại tăng dần trong giai đoạn sau năm 2005. Số người bị thương giảm từ năm 2003 trong khi số người tử vong lại tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng số vụ TNGT nghiêm trọng. Hình 2.6.10 minh họa xu hướng TNGT đường thủy và đường bộ. Tỷ lệ số vụ TNGT đường bộ chiếm 96,4% năm 2007 (302 vụ) và 95,0% năm 2008 (307 vụ). Số người tử vong vì TNGT cao hơn so với số bị thương do TNGT (96,9% năm 2007 và 97,1% năm 2008). Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của TNGT trên địa bàn tỉnh. Hình 2.6.10 Hình 2.6. Hình 2.6.10

Số vụ TNGT trên địa bàn tỉnh Long An, giai đoạn 2003– 2008

2-159

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

600 500 400 300 200 100 0 2003

2004

2005

Số vụ TN

2006

2007

Số người chết

2008

Số người bị thương

Nguồn: Sở GTVT tỉnh Long An

(a) Tai nạn giao thông đường bộ 2.377 Năm 2008, toàn tỉnh xảy ra 307 vụ TNGT đường bộ, làm chết 300 và bị thương 149 người. Năm 2007, xảy ra 302 vụ TNGT, 284 người chết và 202 người bị thương. Số người bị thương giảm nhưng số người chết vẫn gia tăng. 2.378 Một trong những nguyên nhân dẫn tới gia tăng TNGT là gia tăng số lượng phương tiện giao thông. Số phương tiện giao thông đã tăng từ 343.206 xe năm 2007 lên 409.544 xe năm 2008. Do đó số vụ TNGT/10.000 xe và số người chết/10.000 xe giảmtăng, tương tự như vậy số người bị thương/10.000 xe cũng tănggiảm. 2.379 Đối tượng gây tai nạn giao thông chủ yếu là nam giới (93,2%), trong độ tuổi từ 26 - 45 (chiếm 48,9% số vụ TNGT). Loại phương tiện chủ yếu liên quan đến TNGT là xe máy (81,1%). Bảng 2.6.16 tổng hợp vị trí thường xảy ra TNGT theo huyện/thị. 2.380 Hơn 1một nửa số vụ TNGT xảy ra tại Tân An, Bến Lức và Đức Hòa nơi có các tuyến quốc lộ chạy qua và có các khu công nghiệp. Hơn 80% các vụ TNGT xảy ra trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Điều này cho thấy lái xe thường chạy xe với tốc độ cao mặc dù chất lượng mặt đường kém. Nguyên nhân gây ra TNGT là lấn làn, vượt sai quy định, thiếu quan sát và sang đường sai quy định. Nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện và cải thiện hạ tầng GTVT sẽ góp phần giảm thiểu số vụ TNGT. Bảng 2.6.16 2.6.16 Tình hình tai nạn giao thông theo huyện Số vụ TNGT Vùng

Huyện

Vùng KTTĐ

Tân An Bến Lức Đức Hòa Cần Đước

Số vụ

Số người chết %

54 62 64 22

Số người chết 17,6 20,2 20,8 7,2

2-160

44 64 74 23

% 14,9 21,7 25,1 7,8

Bị thương Số người bị thương 15 27 12 10

% 10,1 18,2 8,1 6,8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Vùng Đồng Tháp Mười

Vùng Hạ Tổng

Cần Giuộc Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ Thủ Thừa Châu Thành Tân Trụ

21 7 10 13 4 9 5 17 14 5 307

6,8 2,3 3,3 4,2 1,3 2,9 1,6 5,5 4,6 1,6 100,0

24 7 9 5 4 9 4 9 14 5 295

8,1 2,4 3,1 1,7 1,4 3,1 1,4 3,1 4,7 1,7 100,0

7 9 4 16 3 4 1 12 22 6 148

4,7 6,1 2,7 10,8 2,0 2,7 0,7 8,1 14,9 4,1 100,0

Nguồn: Sở GTVTLong An, 20008

Bảng 2.6.17 2.6.17 Tình hình tai nạn giao thông theo loại đường Loại đường Quốc lộ Đường tỉnh Đường huyện Đường đô thị Tổng

Vụ TNGT Con sốSố % vụ 118 38,4 135 44,0 36 11,7 18 5,9 307 100,0

Người chết Con sốSố % vụ 108 36,0 133 44,3 41 13,7 18 6,0 300 100,0

Bị thương Con sốSố % vụ 36 24,2 82 55,0 23 15,4 8 5,4 149 100,0

Nguồn: Sở GTVT Long An, 2008

(b) Tai nạn giao thông đường thủy 2.381 Số vụ TNGT thủy ít hơn nhiều so với số vụ TNGT đường bộ. Về nguyên nhân gây tai nạn thì qua số liệu thống kê của nhiều năm cho thấy chủ yếu là do vượt sai quy định. (c) Hoạt động đảm bảo an toàn giao thông 2.382 Thường xuyên tuần tra nhằm ngăn chặn vi phạm như quá tải, đổ trộm hoặc làm rơi chất thải trên đường, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thiếu biển số và dừng đỗ sai quy định. Kết quả năm 2008 đã phát hiện 50.887 vụ vi phạm giao thông đường bộ và đường thủy để lập biên bản vi phạm và xử phạt với tổng số tiền phạt là 16 tỉ đồng. 2.383 Ban ATGT tỉnh phối hợp với Sở VHTT TT và DL đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền như treo áp phích trên tuyến QL1A và trên các tuyến giao thông chính trên địa bàn 14 huyện, tổ chức các hoạt động triển lãm tại trung tâm văn hóa của 14 huyện. Phối hợp với Công ty Quản lý đường bộ 714, cảnh sát giao thông, và thanh tra giao thông của Khu Quản lý đường bộ vùng 7 giải quyết tình trạng úng ngập trên QL1A. (d) Nguyên nhân TNGT 2.384 Có nhiều yếu tố dẫấn đến TNGT như yếu tố con người, yếu tố đường, phương tiện và môi trường giao thông. Sau đây là những yếu tố chính gây ra TNGT trên địa bàn tỉnh Long An. (i) Chất lượng của kết cấu hạ tầng thấp, bề rộng mặt đường hẹp hơn quy định; (ii) Nhu cầu vận tải tăng cộng với việc thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa, mặt đường bị hư hại; (iii) Lề đường bị chiếm dụng, cản trở giao thông; (iv) Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách có sự cạnh tranh quyêết liệt khiến

2-161

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

lái xe buộc phải đón thêm khách dọc đường, gây mất an toàn. (5) Phương tiện cơ giới 2.385 Số xe con và xe máy đã tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt xe con với tốc độ tăng 19%/năm. Đây là một cản trở đối với việc phát triển môi trường GTVT bền vững. Quá nhiều xe máy là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giảm năng lực của các tuyến đường bộ. Số lượng hành khách đi xe buýt tăng khá nhanh, đạt tỷ lệ tăng 11,2% năm. Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ là một trong những vấn đề quan trọng của chiến lược phát triển hệ thống GTVT bền vững tại Long An. 2.386 Số phương tiện cơ giới đăng ký tại tỉnh được tổng hợp trong Bảng 2.6.18. Bảng 2.6.18 2.6.18 Số phương tiện đăng ký tại Long An, 2007–2008 2007 Công ty Loại PTphương tiện 1) Nhà Nhà Tư nước nước nhân Xe con 408 329 158 Xe 10 - 30 chỗ 136 94 44 khách 30 chỗ < 7 48 3 Tổng 143 142 47 Xe máy < 50 cc 434 1 2 50 - < 175 cc 1.025 31 25 > 175 cc 34 0 0 Tổng 1.505 32 27 PT khác 12 0 0 Tổng 2.056 503 232 Nguồn: Sở GTVT tỉnh Long An năm 2009

Cá nhân

Tổng

930 549 805 1.354 28.758 304.859 10 334.651 1.024 336.935

1.825 823 863 1.686 29.195 305.940 44 336.215 1.036 339.726

Nhà nước 415 136 7 143 434 1 34 2 12 2

2008 Công ty Nhà Tư nước nhân 377 158 102 44 48 3 150 47 1 2 49 26 0 0 50 28 0 0 577 233

Cá nhân

Tổng

1 579 834 1.413 29.274 347.646 12 377.957 1.025 380.587

2.167 861 892 1.753 29.711 348.747 46 379.541 1.037 383.461

Tỉ lệ tăng 18,7 4,6 3,4 4,0 1,8 14,0 4,5 12,9 0.1 12,9

a. 1) Không tính xe tảiOverall Network (iii)

Total length of roads systems in the province of Long An is 2,227 km, which includesing: 216 km of expressways and highways (9.7% of total length); 753 km provincial roads (33.8%), 317 km of urban roads (14.3%), 941 km of district road (42.2%). By pavement type, the roads are composed of In the total of 2,272 km, there are 194 km asphalt concrete road (accounting for 8.7% of total length); 411 km of asphalt macadam (18.4%); 219 km of cement concrete (9.8%), 1,194 km of red gravel road (53.6%) and 209 km of earth(9.4%) as shown in . (see Table 2.86.4. ) In addition to these roads, Besides, according to the statistical data of the DOT, there are is 3,738 km rural roads and , 248 km roads to the hamlets, which and they are mainly red gravel and earth roads.1

(iv)

The road density in Long An province is low at about 0.29 km/km2 and 0.87 km/1,000 person if counting only according to the total length of types of roads (provincial roads + highways + district roads). The ; the road density reaches only 0.22 km/km2 and 0.67 km/1,000 person if only counting only according to the total length of types of road (highways + provincial roads). Road conditions are generally poor in the province for all types of roads except the highways and expressways. The road density in Binh Duong (highway + provincial road + district road) is 1.55 km/1,000 person. However, if comparing the road density that classified according to road level, Binh Duong is more surpassing than Long An. Table 2.6.2.8.4 Current Conditions of Roads in Long An Province Type of Rroad

Highway + Expressway Provinciale road

1

Length by Divided according to the Road Surface Structure (km) Rate Share Asphalt Asphalt Cement (%) Red Gravel Earth Concrete Macadam Concrete 216 9.7 91 125 753 33.8 99 178 1 476

Length (km)

Based on the statistical data from DOT

2-162

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Urban road

317

14.3

4

100

68

138

7

District road

941

42.2

-

9

150

580

202

Total 2,227 % of Poor Pavement Source: DOT,2008

100.0

194

411

219

1,194

209

8.7

18.4

9.8

53.6

9.4

(d) National Road and Expressway Long An is provided with a recently opened HCMC – Trung Luong expressway and four national roads including NH1A, NH50, NH62 and NH2. WhileThe expressway reduced the traffic loads for NH1A. is overloaded though the traffic has reduced after the opening the expressway, oOther national roads are in poor conditions and the. NH2 is under construction. (see Table 2.86.5) (e) Provincial Roads 1)

Provincial roads, with a total length of 753 km, have an important function to connectintegrate the main growth centers in the province with each other. However, only about 1/3 of the roads are paved with asphalt concrete, asphalt macadam or cement concrete. (see Figure 2.86.8, Table 2.86.6 and Appendix 2.26.1)

Table 2.6.2.8.5 Functions and Current Conditions of the Main Roads Road name

length (km)

Location

Road Class

Main Function

Current Condition (as of 2009)

HCMC-Trung Luong Eexpressw ay

28.0

Ben Luc-Thu Thua-Tan Expressway Connects HCM city with Mekong Delta. Started operation, travel speed with over 100 km/h, The , with Long An , branch via Long no lane for motorcycles. An An in Ben Luc, Thu Thua, and Tan An, is for car traffic

NH1A

30.0

Ben Luc-Tan Tru-Thu Thua-Tan An

NH50

26.0

Can Giuoc-Can Đuoc

NH62

77.0

Tan An-Thu ThuaThanh Hoa-Tan Thanh-Moc Hoa

N2

55.0

Duc Hoa-Ben Luc-Thu Thua-Thanh HoaTan Thanh Source: DOT, 2009???

III

Area road, national road through the province.

The road sShoulder is encroached by vendoers. Traffic volume is reduced after the expressway wasis completed. Average vehicle speed is low.

National roads linking HCMC with - Long Two lanes;, traffic density is not high; , complex, or accidents occurs frequently;, the trading and An and , Tien Giang. violations of road safety corridor take place regularly popularly. Average vehicle speed is low. IV-III-II

IV

Linking with NH1A , the highway runs Two lanes (grade IV);, quality of road surface is not through Long An province and, links good, and the width is still limited.. ing with Cambodia National road links the South East with Under construction, quite convenient to travel, Mekong Delta, via Long An, serving density of means of transport modes is not people living in these areas high..

2-163

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Figure 2.6.8 National and Provincial Road Network

Source: DOT, 2009???

Table 2.6.2.8.6 Current Conditions of Provincial Roads Road name

length (km)

Location

Road Level

Main Function

Current Condition (as of 2009)

PR825 (PR10)

33.6

Duc Hoa

IV-III-II

Important external routes linking with Width of roadbed and surface road is uneven;, HCMC;, the economic corridor of there are is bottlenecks phenomenon at some HCMC-Long An;, promoting the sections and activities onat both sides of the industrial development; services the, road areis complex;, quality of the road urban residents in Duc Hoa district;, surface is uneven;, technical standards does not meet the demand of transport service for mixed traffic. this area.

PR823

16.1

Duc Hoa

IV-III

Located on the belt planning road number Width is restricted;, road surface quality is not four of the economic area in HCMC;, uneven;, need to limit loading capacity;, connecting the area to NH22;, suitable for servicing people;, does not induce promoting the industrial development of the development not create motivation to industrial service,; services the urban developof the industry service as , the proper area of Duc Hoa. functioning of the urban routes.

PR821

4.4

Duc Hoa

IV

Linking to NH22 in Tay Ninh province;, Rural road , mainly servicing for local people. international economic corridors Vietnam-Cambodia via Moc Bai border

2-164

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Road name

length (km)

Location

Road Level

Main Function

Current Condition (as of 2009)

gate in Tay Ninh;, mixed traffic. PR824

15.2

Duc Hoa

IV-III

This road is one of the routes linking Long The route has not been smooth to minimize the An with HCMC through Duc Hoa journey time from the industrial zones to District, linking directly with the industry HCMC. Vehicle traffic density in 2009 is low. service infrastructure system.

PR830

20.1

Duc Hoa-Ben Luc

IV

Linking Ben Luc with Duc Hoa starting at Narrow road;, road surface quality is degraded;, NH1A, via Ben Luc and intersects with the traffic volume of trucks is highest in HCMC- Trung Luong expressway; , comparison with traffic volume of trucks on located in the planning belt line number any other provinciale roads. The route passes four in the economic area ofin HCMC. through the residential areas in Duc Hoa and This is an important route promoting through the town of Ben Luc. Accidents easily the development of industry and urban occurs and, the intersection design is not service in Ben Luc and Duc Hoa good.

PR826

15.2

Can Duoc

IV

Linking with HCM city, NH50 and NH1. ThisNarrow street. Services, house constructions are is an important route promoting the complex at both sides. The quality of road development of industry and urban surface is degraded. service. Mixed traffic

DR16

17.8

Ben Luc, Can Duoc

IV-III

Its function is similar to the PR830 running 1 km first from NH1 is level III road, others are through Ben Luc and Can Duoc starting narrow, red gravel road surface. Only small at NH1A; serving for industrial transport, cars are allowed to pass. urban residents; mixed traffic

PR835

16.4

Can Giuoc

IV

Linking with Ben Luc--Giuoc Duoc and Can This is the route with the high truck density (only Giuoc starting at NH50 and, ending at lower than PR830). A two-lane road with NH1A. This is the belt route promoting complex roadside activities. , activities are the development of industry and complex at both sides. Width for two lanes. transportation, Heavy trucks are allowed to pass.

PR835B

11.8

Can Giuoc

IV

Serving local people;, promoting industrial Narrow road rural road;, only small cars are development and urban services; mixed allowed to pass. Traversing highly populated areasHigh population density. Road surface is traffic. red gravel gradation. Rural road

PR833

16.7

Thu Thua, Tan Tru

IV-III

CServing people, connecting the district with the center of province;, the economic corridor along NH1A

PR832

10.2

Tan Tru

IV-III

Serving people in the district, Cconnecting Width is not uniform throughout the route,; the the district with economic corridor road is the road upgraded , whilebut with the along NH1A red gravel road of 7.5 km.

PR827A

24.0

Tan An, Chau Thanh

IV

Serving transport in the district, Narrow street. The whole route is being Cconnecting the district with the center asphalted. Mainly serving transport of goods of the province and the economic and passengers within internalthe province. corridor along NH1A Volume of vehicles is low.

PR827B

12.3

Tan An, Chau Thanh

IV

Serving transportation in the district, LlinkingNarrow street. The whole route is being the district with the center of the asphalted. Mainly serving transport of goods province and the economic corridor and passengers within the in internal province. along NH1A Volume of vehicles is low

PR831

42.7

Moc Hoa, Tan Hung

IV-III

Connecting Serving people in Vinh Hung, Width and structure of road surface is uneven. 6.5 Tan Hung and Moc Hoa km of the road has not been asphalted

PR.829

10.5

Tan Thanh

IV

Starting at the center of Tan Thanh district, This road has 2 lanes. Only reached level IV road. connects with to Tien Giang. This is the Mainly serving transport in internal province. external route. Serving people in the economic area in DTM.

PR838

21.9

Duc Hue

IV

Serving economyic and people in Duc Hue Narrow street;, mainly red gravel road. district

2-165

Width and the structure of road surface is uneven;. nNarrow street; . Mmainly serving local people; and. vVehicle volume is low.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

length (km)

Road name

Location

Road Level

Current Condition (as of 2009)

Main Function

Vam Co Dong riverside Road

31.6

Ben Luc, Duc Hue

VI

Serving the economic and people living Red gravel road, narrow, many bridges with low along the north shore of Vam Co Tay loading capacitiesy. They are weak. River.

Vam Co Tay riverside Road

66.3

Thu Thua-Thanh HoaThanh Hoa

VI

Serving the economyic and people living along the west coast Vam Co Dong river.

Red gravel road, narrow, many bridges with low loading capacitiesy. They are weak

Road 79 canal

42.0

Moc Hoa-Tan ThanhTan.Hung

V

Serving people in DTM area

Red gravel road;, narrow;, many bridges with low loading capacitiesty. They are weak

Source: DOT (f) District and Urban Roads 2)

District and urban roads provide direct access to various places the destination and connection to at the same time to connect with provincial and national roads to serve demands of the peoplesocieties and economic activities. The cConditions and quality of the district and urban roads affect the quality of life of the people. Of the 317 km of urban roads, about 54% are paved, while only 38% of the 1,256 km of district roads are paved. (see Table 2.86.4)

3)

Availability of district and urban roads vary by district. (see Table 2.86.7) ForOn road network density in terms of km per 1,000 population, the districts of Vinh Hung, Tan Hung, Duc Hue and Tan An belong to the group with the highest densitygroup, while those on those in terms of km per km2 of land, Tan An shows the highest density. (see Table 2.86.8)

Table 2.6.2.8.7 District and Urban Roads Distribution Length by Pavement Type (km) District

Asphalt Asphalt Cement Red Gravel Concrete Macadam Concrete

Ben Luc

-

Duc Hoa

-

Can Duoc

-

Can Giuoc

-

Tan Hung

-

-

District Vinh Hung RoadMoc Hoa

-

-

-

Tan Thanh

2 -

4.4

41.1

67

64.5

3.4

29.2 7.9

Share Pavement Type Share (%) Asphalt Asphalt Cement Red Gravel Concrete Macadam Concrete

Earth Total 1.8 -

Earth Total

45.6

0

0

9.7

90.3

0

100

134.8

0

1.5

49.7

47.8

1.3

100

29.2

0

0

0

100.0

0

100

48.9

14.9

75.0

0

4.5

10.5

65.2

19.9

100

42.8

50.3

93.1

0

0

0

46.0

54.0

100

5.0

48.9

83.7

137.6

0

0

3.6

35.5

60.8

100

-

12.6

32.1

44.7

0

0

28.2

71.9

0.0

100

-

-

0.5

50.5

21.4

72.4

0

0

0.7

69.7

29.5

100

Thanh Hoa

-

-

-

41.4

15.2

56.6

0

0

0

73.1

26.9

100

Duc Hue

-

-

-

109.4

14.2

123.6

0

0

0

88.5

11.5

100

Thu Thua

-

-

8.6

-

62.1

0

0

13.9

86.1

0

100

Chau Thanh

-

-

22.6

-

22.6

0

0

100

0

0

100

-

53.5 -

-

2-166

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Length by Pavement Type (km) District

Share Pavement Type Share (%)

Asphalt Asphalt Cement Red Gravel Concrete Macadam Concrete

Asphalt Asphalt Cement Red Gravel Concrete Macadam Concrete

Earth Total

Tan Tru

-

3.9

21.8

18.1

Total

-

8.7

150.4

580.3

-

Earth Total

43.8

0

8.8

49.8

41.4

0

100

201.5

941.0

0

0.9

16.0

61.7

21.4

100

Tan An

0.7

67.0

10.0

100.8

-

178.3

0.4

37.6

5.6

56.5

0

100

Ben Luc

0.5

6.5

7.4

3.8

-

18.2

2.7

35.8

40.8

20.7

0

100

1.5

27.7

-

31.0

0

4.9

89.3

0

5.8

100

6.2

-

-

6.2

0

0

100.0

0

0

100

-

6.5

0

44.0

35.0

21.0

0

100

Duc Hoa

-

Can Duoc

-

Can Giuoc

-

Tan Hung

-

Vinh Hung

-

Urban Moc Hoa Road Tan Thanh Thanh Hoa

2.9

2.3

1.4

-

5.0

12.3

1.2

18.5

0

0

26.9

66.7

6.4

100

-

5.0

10.3

0.6

15.9

0

0

31.4

64.8

3.8

100

2.4

1.4

12.9

19.9

50.8

0

18.4

10.9

100

0.5

0

0

100.0

0

0

100

6.7

0

0

52.2

14.9

32.8

100

-

3.1

22.6

25.8

0

51.6

0.0

100

2.6

6.6

-

-

-

0.5

-

-

3.5

Duc Hue

1.8

0.7

0.8

-

-

1

2.2

1.6

Thu Thua

-

7.5

-

-

-

7.5

0

100.0

0

0

0

100

Chau Thanh

-

3.5

-

-

-

3.5

0

100.0

0

0

0

100

Tan Tru

-

3.7

0.2

4.7

-

8.6

0

43.3

1.8

55.0

0

100

99.8

67.8

138.2

317.4

1.4

31.4

21.4

43.5

2.3

100

Total

4.4

7.2

Source: DOT, ???2009

Table 2.6.2.8.8 Density of District and Urban Roads by District

District

District + Urban Roads Total (km)

Road Network Density

Paved (km)1/

km/ 000 pop.

% Paved

km/km2

Tan An

178.3

77.7

1.3

2.2

43.6

Ben Luc

63.8

18.9

0.4

0.2

29.6

Duc Hoa

165.8

98.2

0.8

0.4

59.2

Can Duoc

35.4

6.2

0.2

0.2

17.5

Can Giuoc

81.6

16.4

0.5

0.4

20.1

Tan Hung

111.6

5.0

2.3

0.2

4.5

Vinh Hung

153.5

10.0

3.1

0.4

6.5

Moc Hoa

57.6

21.7

0.8

0.1

37.7

2-167

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

District + Urban Roads

District

Total (km)

Road Network Density

Paved (km)1/

km/ 000 pop.

% Paved

km/km2

Tan Thanh

73.0

1.1

1.0

0.2

1.5

Thanh Hoa

63.3

3.5

1.2

0.1

5.5

Duc Hue

126.7

1.5

2.2

0.3

1.2

Thu Thua

69.6

16.1

0.8

0.2

23.1

Chau Thanh

26.1

26.1

0.3

0.2

100.0

Tan Tru

52.3

29.5

0.9

0.5

56.4

1258.4

331.1

0.9

0.3

26.3

Total

Source: based on DOT data, ???2009 1/) including asphalt concrete, asphalt macadam and cement concrete (g) Bridges (v)

There are 688 bridges with total a length of 29,818 meters on the networksystem of provincial and district roads (total length of the bridge system takes 1.5% of the total length of road), which includesing: 495 steel -concrete bridges; 147 steel bridges; 7 suspension bridges; and 29 timber bridges. The combined length of all the bridges would be equivalent to 1.5% of the total length of roads. There are 28 bridges on the highways (NH1A, NH50, NH62) designed with the under standard H30-XB80. There are 256 bridges with total combined a length of 12,511 meters (under thedue to management of the province) on the provincial roads and some local roads, which includesding 36 bridges with loading capacity of 25-30T (accounting for take 17.2% of total bridgesthe volume), 18 bridges with load of 10 13T (11.2%), 187 bridges with loading capacity of 8T and 15T (64.4%), and 15 bridges with loading capacity <5T (7.1%) (see Table 2.86.9). There are 276 bridges with total combineda length of 8,380 meters on the district and urban roads, mainly designed for loading capacity of less than 5 tons (see Table 2.86.10). There are too many bridges with low loading capacity. This is a big problem in that Long An has faced and a major obstacle to approach and improvinge the quality of road transportation services, especially for industrial and urban service development planning areas of the districts near HCMC and the southern districts of the province. There are nNearly 700 bridges were distributed inin the province. Only some bridges are designed with 25-30T loading capacity and the others are with a loading capacity of 8 tons or less than 5 tons. Many of these bridges system are deowngraded. In general, the road transport infrastructure system is not sufficient enough to accommodate the provide minimum services for transporting of goods and passengers by road with of medium and large volumes (except for the corridor along NH1A). This is one reason for the difficulty in of the causes of declining ability to attracting investment for in industrial development and urban services for the province.. The transportation condition of workers from other districts is poor as compared to Actually, the attracting workers are poor in comparison with other provinces near HCMC such as Binh Duong and Dong Nai. The transportation service ofthat provides poor people in low-lying districts of Dong Thap Muoi is generally low. The technical infrastructure systems to support the social infrastructure improvement in rural areas in the province . This should be planned in with a scientific comprehensive way strategy..

Table 2.6.2.8.9 Bridges Managed by the Province Loading capacity <=5 tons 8 tons

No. of bridge no.

Total length %

meters

Average length per bridge (m)

%

15

5.9

892.5

7.1

60

187

73.0

8,063.2

64.4

43

10-13 tons

18

7.0

1,406.7

11.2

78

25-30 tons

36

14.1

2,148.5

17.2

60

2-168

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Total Source: DOT, ???2009

256

100

2-169

12,511

100

49

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Table 2.6.2.8.10 Total Bridges Managed by the District District

No. of Bridge Total length (m)

No. of Bridges by Loading Capacity 30 tons

10-13 tons

8 tons

<5 tons

Average Length of Bridge (m)

Tan An

10

635.1

1

3

5

1

64

Ben Luc

17

675.0

0

0

12

5

40

Duc Hoa

5

78

0

0

2

3

16

Can Duoc

3

123.0

0

0

2

1

41

Can Giuoc

21

1,090.6

0

0

3

18

52

Tan Hung

16

320.0

0

0

0

16

20

Vinh Hung

17

708.0

0

0

11

6

42

Moc Hoa

14

434.6

0

0

9

5

31

Tan Thanh

30

694.0

0

0

13

17

23

Thanh Hoa

11

237.0

0

0

5

6

22

Duc Hue

46

862.1

0

0

3

43

19

Thu Thua

29

793.6

1

1

11

17

27

Chau Thanh

31

862.0

2

0

3

26

28

Tan Tru

26

858.0

0

4

0

22

33

276

8,370.88

4

8

79

186

30

Total Source: DOT

2.360 Inland Waterways and River Ports 4)

The total length of the IWT system is includes 1,957 km, which includes:ing 470 km (10 waterways) managed by the central authorities, 315km (23 waterways) managed by the province, and 1,172 km (270 waterways) managed by the districts. The inland waterway density is 0.44 km/km² and 1.35km/1,000 person. The ships with loading capacitiesy of 50 DWT to -70-100-200-300 DWT and barges with loading capacities ofy 400 DWT to -500-600-750 DWT can navigate travel on the main waterways of thein province. (see the Table 2.86.11, Table 2.86.12, Table 2.86.13, and Appendix 2.6.32)

(vi)

The inland waterway wharf system of the province has includes 101 wharvefs, of which , in which 39 wharves have ferry services. Sies, some wharfswharves have shores as wharfs (are constructed by cement constructed with concrete) such as the Long An passenger port (Tan An town), Tan Thanh ferry port (Can Giuoc district), Nuoc Man cannal wharf (Can Duoc district) and Binh Tinh Port (Tan Tru). Most of the rest wharfswharves take advantage of the natural terrain of the as a place to load and unload goods and passengers.

(vii) Long An has a the waterway traffic system that has been evenly distributed and facilitates thed transportation of goods by inland waterways. However, there are many issues which are deterrent to as follows. It interrupts the development of commerce economic and trade in the region. development as well as making the people in this region cannot be fully shared commercial interests.

2.365 Loading ports are the interchange stations between the road and waterway transport. However, there is not enough loading Loading ports at is not enough in the commune or , district levels. It, therefore, does not encourage the establishment of a good logistic system and provincial while loading ports always play important role as interchange stations between road and waterway transport. It can be exploited by benefit of the logistics systems.

2.366 The depth of waterway and the clearance between water surface and bridge is not adequate, which substandard. This limits the waterway transport capacity. The maintenance and the dredging works not regularly done to maintain a good draft for the boat. are uncompleted, although it is work to be done regularly to maintain this level waterline for boat.

2.367 Connectivity between the main roads, warehouses and waterways is not well provided. Also, roads in the rural areas from farms to the warehouses are not good. Lack of path from the warehouse

2-170

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

to main roads and main waterways.

2.368 Roads in the rural areas running from farms to the warehouse are not good but the cost is high. 2.369 Capacity and safety for waterway transport activities at night is low due to the lack of , because the sigsignal and buoy systems are lack.ed.

2.370 The systems of transportation and logistics regulations also do are not enough to not encourage the development of the logistic industry development efficiently. Table 2.6.2.8.11 Inland Waterways Managed by the Central Authorities Location

Name

From

To

1. Vam Co river

Vam Co Dong river and Vam Co Tay river

Soai Rap River

2. Vam Co Dong river

Ban Keo port (Tay Nihh)

3. Vam Co Tay river

Moc Hoa bridge

4. Thu Thua cannal

Vam Co Dong river

5. Can Giuoc river

Cay Kho cannal

6. Nuoc Man river

Length ( km )

River Class

35.5

1

Vam Co Tay river

131.0

2

Vam Co Dong- Vam Co river

128.8

2

Vam Co Tay river

10.5

2

Soai Rap river

35.0

2

Can Giuoc Cannal

Vam Co River

2.0

2

7. Soai Rap river

Long Tau River

Vam Co River

31.0

1

8. Cho Dem-Ben Luc river

Dôi cannal

Vam Co Đong River

20.0

2

9. Rach La river

Vam CoRiver

Cho Gao cannal

10.0

2

10. Thap Muoi cannal (Duong Van Duong canal)

Vam Co Tay River

Tien river

42.0

2

Total

469.5

Source: DOT, 2009???

Table 2.6.2.8.12 Statistics the total of wWaterways Mmanaged by the District District Tan An

No of waterways

Length ( km ) 1 1.1

Ben Luc

36

252.3

Duc Hoa

30

152.7

Can Duoc

26

282.3

Can Giuoc

43

130.6

Tan Hung

11

50.1

Vinh Hung

13

30.0

Moc Hoa

12

37.8

Tan Thanh

9

50.7

Thanh Hoa

16

110.2

Duc Hue

12

45.5

Thu Thua

17

108.9

2-171

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Chau Thanh

20

Tan Tru Total

191.5

24

213.3

270

1,772.1

Source: DOT, 2009??? Figure 2.6.9 Exisitng Inland Waterway Network in Long An Province

Source: DONRE, ???2007

2.361 Public Transportation (a) General 5)

Public transportation related to Long An is composed of long-distance bus services on fixed routes, taxis and other vehicles. Within the city and the province, private vehicles including motorcycles and others are mainly used. As of 2008, Long An had a total of 383,461 motorized vehicles of which 98.7% are motorcycles.

6)

There are 17 operators, including the Long An Transport Joint Stock Company, 3 private operators and 13 cooperatives. Long An Transport Joint Stock Company is the leading operator, operating some routes from districts to the provincial center and neighboring provinces. Most of the cooperatives are small-scale operators, having 15 to 40 low quality buses and weak management capacity. (b) Intra-Provincial Services

7)

Bus Network: The bus public passengerpassenger bus transport has been in operationed since 2006. They ply on the , including following 6 routes, which originate from HCMC:; (i) Ben Luc – Cho Lon;, (ii) Hau Nghia – Cho Lon;, (iii) Rach Kien – Cho Lon;, (iv) Hau Nghia – Cu Chi;, (v) Hau Nghia – An Suong; and, and (vi) Duc Hoa – Hoc Mon. These routes play a significant role in meeting the travel demand of the people, especially the commuters to/from the industrial parks. In 2005, HCMC in cooperation with Long An province operated two more routes, namely: Cau Noi – District 8 Bus station and Tan An – Cho Lon routes. As of 2008, On the other hand, Long An as of 2008 Long An has 9 bus routes which were transferred from fixed routes to ------. (see Appendix 2.46.3)

8)

Bus Fleet: It is reported that there are about 260 buses with seating capacities ranging from ,

2-172

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

capacity of 32 seats to 80 seats buses. Most of these buses meet the standard stipulated in Decision No. 34/2006/QD-BGTVT dated October 16, 2006. Some unqualified buses are allowed to operate in 2008 and shall be replaced afterward. 9)

Passenger Transport Volume: The passenger transport volume is 11.29 million pax as of in 2007. The average growth rate in the 2005- 2007 period is 21.8%. It shows that bus transport is gaining strong patronage as a convenient and reliable daily transport mode in the province. Table 2.6.2.8.13

Passenger Transport Volume of Bus Routes, 2007

Bus Route 2005 1. Ben Luc - Cho Lon 2,707,500 2. Rach Kien - Cho Lon 1,303,850 3. Hau Nghia - Cho Lon 125,317 4. Hau Nghia - Cu Chi 951,039 5. Hau Nghia - An Suong 1,195,044 6. Duc Hoa - Hoc Mon 905,750 7. Cau Noi-District 8 Bus station 180,861 8. Tan An - Cho Lon 242,033 9. Thanh Vinh Dong - Cho Lon Total 7,611,394 Source: HCMC Public Passenger Transport Management Center

2006

2007 3,540,252 1,566,227 345,664 879,271 1,162,538 760,224 654,763 569,893 9,478,832

2,969,947 1,237,261 2,669,664 448,690 1,147,794 712,912 582,349 1,283,491 236,833 11,288,941

(c) Intra-Provincial Services 10)

There are 17 bus stations and parking lots. Tan An passenger bus station is the provincial central bus station of the class 3 type, serving both inter-provincial and intra-provincial transport. , meeting bus station class 3. Moc Hoa bus station has been developed as a class 4 type but the passenger terminal is not available. , meeting bus class 4. Other bus stations are small-scale stations without passenger terminal. Some bus stations are un-used land yards for parking, such as the including Tan Thanh, Thanh Hoa and Can Giuoc bus stations.

11)

Intra-provincial Fixed Routes: There are 18 fixed routes, linking the provincial center to the districts. These routes issue is overlap between the routes,with each other especially on the section from Tan An town to Moc Hoa on NH62, causing traffic disorder and low occupancyied ratesio. (see Table 2.68.14)

12)

High Frequency Bus Routes: Small buses (12-seater, Daihatsu brandch) are operated on the intra-provincial fixed routes with the route diagram similar to bus operation. There are 16 routes of thehaving high frequency servicey. (see Table 2.86.14)

13)

Intra-provincial fixed routes contributed greatly to meeting the travel demand in Long An province. However, the issue is that the fixed routes are not planned properly, especially the overlapping routes along NH62, causing traffic disorder and raising safety issues in the area unsafe. Low quality buses are still operating, affecting to the travel time of the passengers. Passenger volume onf most routes is low, including the Tan An – Vinh Hung route, Tan An – Thanh Hoa route, Can Guiuoc – Tan An route, Can Duoc – Tan An route, etc. They should all be reorganized to improve the efficiency level of the operation efficiency.

Table 2.6.2.8.14 Route

Operation Indicators of Intra-provincial Fixed Routes

Distance (km)

Capacity (seat)

Travel Time (minute)

2-173

Travel Ave. No. of No. of Trip No. of Fleet Passenger Speed (bus) (trip) (pax/trip) (km/h)

No. of Passenger Passenger Rate (pax/day)

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Route

Distance (km)

Intra-provincial Fix Route 1. Tan An - Thanh Hoa 2. Tan An - Hau Thanh 3. Tan An - Moc Hoa 4. Tan Anh - Vinh Hung 5. Tan Anh - Khanh Hung 6. Tan An - Tan Hung 7. Can Duoc - Moc Hoa 8. Nhut Tao - Vinh Hung 9. Tan Tru-Vinh Hung 10. Tan Tru-Tan Hung 11. Tan An-Duc Hue 12. Tan An-Tho Mo 13. Tan An-Ma Reng 14. Dong Thanh-Ma Reng 15. Tho Mo-Duc Hue 16. Tan An-Loc Giang 17. Tan An-Can Duoc 18. Tan An-Can Giuoc High Frequency Routes 1. Long An Hospital-Phu My 2. Long An Hospital-Tan Dong 3. Long An Hospital-Cay Da Intersection 4. Long An Hospital-Nga Tu market 5. Tan Phuoc Tay Inters.-Thuan Dao IP 6. Long An Hospital-Ben Ha Ferry 7. Long An Hospital-Ban Quy Inters. 8. Long An Hospital-Co Chi Market 9. Luong Binh -Ben Luc bus station 10. Cho Dem - Ben Luc bus station 11. Hau Nghia - Tra Cu 12. Hau Nghia - Loc Giang 13. Hau Nghia - An Ninh Tay 14. Vam Thu - Tra Cu 15. Tam Vu - Cho Gao 16. Ben Luc - Thanh Loi Source: DOT, ???2008

Capacity (seat)

1407 39 72 68 91 104 108 110 110 110 126 70 91 100 31 25 70 42 40 322 15 16 16 17 24 26 27 21 19 17 7 18 13 30 13 23

Travel Time (minute)

44 50 48 49 49 45 45 45 45 45 45 44 44 45 45 40 35 35 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 24

Travel Ave. No. of No. of No. of Trip No. of Fleet Passenger Speed Passenger Passenger Rate (bus) (trip) (pax/day) (pax/trip) (km/h) 27 120 3241 0.59 78 31.2 2 17 4 67 0.38 167 25.9 10 31 20 620 0.62 105 38.9 10 21 22 451 0.46 138 39.6 7 30 14 420 0.64 168 37.1 4 26 8 208 0.53 20 30.9 8 25 8 200 0.56 120 55.0 1 30 2 60 0.67 210 34.4 1 21 4 84 0.48 210 31.4 2 15 4 60 0.33 230 32.9 1 28 4 112 0.62 145 29.0 7 38 14 532 0.84 160 34.1 1 30 2 30 0.68 180 33.3 1 35 2 70 0.80 35 53.1 1 30 2 60 0.67 50 30.0 2 28 4 120 0.62 150 28.0 1 15 2 56 0.70 120 21.0 1 16 2 30 0.42 120 20.0 1 7 2 32 0.45 7 920 6430 0.56 70 12.9 7 72 504 0.58 60 16.0 7 72 504 0.58 60 16.0 7 72 504 0.58 60 17.0 7 72 504 0.58 60 24.0 8 7 28 196 0.58 60 26.0 10 8 70 560 0.67 70 23.1 10 8 70 560 0.67 70 18.0 7 72 504 0.58 40 28.5 7 40 280 0.58 40 25.2 7 70 490 0.58 30 14.0 4 5 60 300 0.42 40 27.0 2 5 40 200 0.42 40 19.5 2 5 36 180 0.42 90 20.0 12 10 48 480 0.83 90 8.7 2 5 26 130 0.42 50 27.6 11 8 30 240 0.33

(d) Other Public Transportation Services (TaxiAXI) 14)

Taxi services are provided in urban areas though they are mostly concentrated in Tan An and Ben Luc. (see Table 2.68.15) Table 2.6.2.8.15 Current Situation of Taxi Service in the Province Can Tan An Ben Luc Duc Hoa

No. of Taxi Company No. of Taxi

1 50

-

15

Can Tan Vinh Tan Thanh Thu Chau Moc Hoa Duc Hue Tan Tru Duoc Giuoc Hung Hung Thanh Hoa Thua Thanh -

5

-

1 5

-

-

-

0

-

-

0

-

-

-

-

-

0

-

-

0

-

-

Source: District Survey by Study Team, 2009

2-174

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2.362 Traffic Ssafety 15)

The number of accidents had decreased in the period 2003 to 2005, but gradually they have increased gradually sincefor the period after 2005. The number of injuriesy has decreased since 2003, while the number of mortality has increased consistently since 2003, i.e. the number of serious traffic accidents increased steadily. Figure 2.6.10Figure 2.8.10 shows the trend of the combined includes both of the road traffic accidents and the waterway traffic accidents. The share of the number of road traffic accidents is 96.4% in 2007 (302 cases) and 95.0% in 2008 (307 cases), respectively. The share of the number of mortality in road traffic accidents is higher than that of the number of accidents. (96.9% in 2007 and 97.1% in 2008, respectively). It is obviously that the situation of road traffic accidents is more serious. Figure 2.6.10 Comparing accidents by years in Long An province

600 500

400 300 200 100 0 2003

2004

No. of Accidents

2005

2006

No. of Mortality

2007

2008

No. of Injury

Source: DOT

2.369

Road Traffic Accidents

16)

About 307 road traffic accidents occurred in 2008, resulting in including 300 mortality and 149 injuries. For 2007, these numbers were ed people. (302 cases, 284 mortality, and 202 injuriesed people in 2007 respectively). The number of injured people y has decreased dramatically, but the number of mortality has still increased.

17)

One of the causes factors for the increase in the number of traffic accidents is the increase in the number of vehicles. There were It has increased from 343,206 vehicles in 2007 and to 409,544 in 2008. Therefore, the number of accidents per 10,000 vehicles and the number of mortality per 10,000 vehicles have decreased as well as the number of injury per 10,000 vehicles.

18)

The persons responsible for who causes the accidents are is mainly male (93.2%) . Bbetween the ages of 26 and 45 aged people has caused (48.9%). of the total accidents. The type of vehicles involved in the causing accidents is mainly motorcycle (81.1%). The accidents by district and road type locationare is shown Table 2.6.16Table 2.8.16 Table 2.86.16, respectively.

19)

More than half of the accidents occurred in Tan An, Ben Luc and Duc Hoa where the national highway traverses and where many of the industrial enterprises are located. . There are National Highway and many industrial enterprises which attract more vehicles. More than 80% of the accidents were occurredcaused on the nNational hHighway and pProvincial rRoads. This is because the vehicles can accelerate more, but the road qualitycondition is still poor. It’s easy to occurred the traffic accidents due to the infrastructure and the way to driving. The usual causes of road traffic accidents are due to breaching lane, illegal overtaking, poor concentrationcareless observation and careless crossing.

2-175

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

Improving drivers’ awareness and improving the infrastructure would Thus, if the drivers will try to drive carful and regal, it is possible to reduce the number of accidents. For keeping the traffic regulations, there should be provided not only the activities for improvement of the drivers’ awareness, but also enough infrastructurescontribute to the reduction of accidents. . Table 2.6.2.8.16 Accident Location by District No. of Accidents

Region Name of District

No

No. of Mortality

%

No

No. of Injury

%

No

%

Tan An

54

17.6

44

14.9

15

10.1

Ben Luc

62

20.2

64

21.7

27

18.2

FEZ Duc Hoa

64

20.8

74

25.1

12

8.1

Can Duoc

22

7.2

23

7.8

10

6.8

Can Giuoc

21

6.8

24

8.1

7

4.7

Tan Hung

7

2.3

7

2.4

9

6.1

Vinh Hung

10

3.3

9

3.1

4

2.7

Moc Hoa

13

4.2

5

1.7

16

10.8

DTM Tan Thanh

4

1.3

4

1.4

3

2.0

Thanh Hoa

9

2.9

9

3.1

4

2.7

Duc Hue

5

1.6

4

1.4

1

0.7

Thu Thua

17

5.5

9

3.1

12

8.1

Chau Thanh

14

4.6

14

4.7

22

14.9

Ha

Tan Tru

Total

5

1.6

5

1.7

6

4.1

307

100.0

295

100.0

148

100.0

Source: DOT, ???2008 Table 2.6.2.8.17 Accident Location by Road Type Type of Road

Accidents No

National Highway Provincial Road District Road Urban Road Total

Mortality %

No

Injury %

No

%

118 135

38.4 44.0

108 133

36.0 44.3

36 82

24.2 55.0

36

11.7

41

13.7

23

15.4

18

5.9

18

6.0

8

5.4

307

100.0

300

100.0

149

100.0

Source: DOT, 2008???

2.370 20)

Waterway Traffic Accidents

The number of waterway accidents is much less than that of road accidents. There were 16 accidents with , 9 mortalities and no injury case in 2008. While there were (11 cases with , 9 mortalities and 2 injuries in 2007, respectively). The cause of all of the accidents was illegal overtaking.

2.371

Activities for Traffic Safety

21)

The patrolling is regularly performed to check inspect the violations such like overloading transport, littering en route, speeding, careless overtaking, disregard of signals, no number plate, and illegal parking, etc. As a result, 50,887 violation cases were reported on road and on waterway traffic in2008. The total fines collected amounted to was 16 billion VND worth16 billion.

22)

The traffic safety committee coordinates with the Department of Culture, Sports and Tourism to implement the traffic safety regulationsactivities such like setting panels on NH 1A and main roads in 14 districts, and activities at exhibition of cultural center of 14 districts. There is also the cooperation with road repairing and administration company, 714, road traffic police, and traffic inspector zone 7 to treat stagnant water on NH 1A.

2-176

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2.372 23)

Main Iissues of Traffic Accidents

There are many factors contributing to of ttraffic accidents which includinclude theing human factor, physical factor and environmental factor. Regarding these factors, the followings are the main issues on the traffic accidents in Long An province:. (a)

Low quality of infrastructure: the width of roads is less than that in the regulation.

(b)

Increase of the transportation demand: heavytoo much traffic destroys the road surface and lack of the budget for maintenance cannot cope with the needed repairs.

(c)

Inappropriate usage of the shoulder and road sides: the shoulders and the road sides are not managed well. Many activities disturb the traffic flow.

(d)

High competition between bus companies: there is are the competitions to get more passengers on the road. Therefore, drivers become recklessdrive inappropriate.

2.363 Motor Vehicles 24)

The number of cars and motorcycles has increased rapidly in recent years;, especially cars which isgrew by uup to 19% per year. This will affect be an obstacle forthe sustainable development of the transportation environment. Too many motorcycles is one of the reasons why the road capacitybility has been seriously reduced seriously. The number of passenger bus transportation has also increased quite rapidly, approximately 11.2% per year. (GDP growth rate is about 5-6% per year) Improving the quality of road transport service is one of the most important strategy issuesfor a in the sustainable development strategy of the transport system of Long An.

25)

The number of registered vehicles in route and exploit indicators of passenger transport routes in the province for 2007 and 2008 areare shown in Table 2.86.187.

Table 2.6.2.8.18 No. of Vehicles Registered in Long An, 2007 - 2008 2007 Types of

Vehicle 1/)

Car 10 - 30 seats Bus

Motorcycle

30 seats <

Governme nt

Companies SOE

2008 Individual

Private.

Total

Government

Companies SOE

Individual

Private

Increase Rate

Total

408

329

158

930

1,825

415

377

158

1

2,167

18.7

136

94

44

549

823

136

102

44

579

861

4.6

7

48

3

805

863

7

48

3

834

892

3.4

Sub-total

143

142

47

1,354

1,686

143

150

47

1,413

1,753

4.0

< 50 cc

434

1

2

28,758

29,195

434

1

2

29,274

29,711

1.8

1,025

31

25

304,859

305,940

1

49

26

347,646

348,747

14.0

> 175 cc

34

0

0

10

44

34

0

0

12

46

4.5

Sub-total

1,505

32

27

334,651

336,215

2

50

28

377,957

379,541

12.9

12

0

0

1,024

1,036

12

0

0

1,025

1,037

0.1

Total

2,056

503

232

336,935

339,726

2

577

233

380,587

383,461

12.9

50 - < 175 cc

Others Source: DOT, 2009 1/) Trucks are excluded

2-177

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

(6) Assessment of Transportation ConditionsĐánh giá điều kiện GTVT (a)

Key Resources Considerations and PotentialitiesCác vấn đề chính cần xem xét chính và tiềm năng phát triển

2.387 Long An has good road transportation connectivity with SFEZ and MRD economic zone and upcoming improvements including on-going projects and planned projects such like Ben Luc – Long Thanh expressway, RR3 and RR4, etc. Now, NH1A and HCMC – Trung Long expressway connect the province and HCMC. Good accessibility to HCMC opens up can make more opportunities to attract investments. When the Long An connects to the Long Thanh new international airport directlyory without passing HCMC central area, it also can also support other provinces in MRD economic zoneLong An có sự kết nối GTVT tốt với vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL và đang được cải thiện gồm các dự án đang triển khai và quy hoạch như đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường VĐ3 và VĐ4, v.v. Hiện QL1A và đường cao tốc TPHCM – Trung Lương giúp kết nối nhanh tỉnh với TPHCM. Tiếp cận dễ dàng tới TPHCM mở ra nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư. Khi Long An được kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế mới Long Thành mà không phải đi qua khu vực trung tâm TPHCM, tỉnh cũng có thể hỗ trợ các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL. The province 2.388 Inland waterway network is spread the whole province. It is mainly used for the freight transportation. Since it is not Inland waterway is not affected by floods, so that the province can provide stable freight traffic. Rice is one of the main products in Long An and other provinces in MRD. Therefore, IWT inland waterway transportation can carry more efficiently becomes a good alternative to road transportation for moving agricultural commodities from farms/production areas to markets or consolidation areasthese products than road transportation. This is true for remote areas that are not provided with good roadsMạng lưới đường thủy nội địa chủ yếu được khai thác phục vụ vận tải hàng hóa. Do không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nên vận tải thủy nội địa là phương thức thay thế hữu hiệu cho vận tải đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nông sản từ nông trạiang/vùng sản xuất tới các thị trường hoặc khu vực chế biến. Điều này đặc biệt phù hợp với khu vực hẻo lánh chưa có hệ thống đường bộ tốt. 2.389 The province has a locational advantage of being near HCMC, which is a transport hub of the country, and the advantage of being part of the regional road transportation network. the potential to have logistics centers, taking advantage of its location and regional transportation network. The distribution of goods between SFEZ and MRD needs to pass through Long An by when they use the road transportation. Likewise, areas of the province can have access to other provincial markets and cities through the regional road network. Therefore, the province can will become a one- stop center to coconsolidate llect these goods and redistribute them efficiently. Such an outbound-logistical positioning can Good logistics benefit the province by can solve the environmental issues due to the traffic and it can also help to reducing e the social cost of transportation for commodities in the regionTỉnh có lợi thế về mặt vị trí địa lý nằm gần TPHCM, trung tâm vận tải của cả nước và lợi thế là một phần của mạng lưới vận tải đường bộ của vùng. Việc phân phối hàng hóa giữa vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL bằng đường bộ cần đi qua Long An. Các khu vực của tỉnh có thể tiếp cận thị trường của các tỉnh khác và các thành phố thông qua mạng lưới đường bộ trong vùng. Do đó, tỉnh có thể trở thành trung tâm gia tăng giá trị hàng hóa và phân phối lại hàng hóa một cách hiệu quả. Việc xác định vị thế của tỉnh đóng vai trò là trung tâm logistic hàng xuất như thế sẽ

2-178

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

đem lại lợi ích cho tỉnh nhờ việc giảm chi phí vận tải hàng hóa trong vùng. . 2.390 Regarding public transportation, the public bus services between HCMC and industrial parks in Long An provide are adequate service for met the demand of commuters. In fact, And the number of passengers is increasing has increased atin the most of routes. For inter-provincial services, all districts centers have bus terminals/stations thatand connect to Tan An city directly or indirectlyVề GTVT công cộng, dịch vụ vận tải xe buýt công cộng giữa TPHCM và các khu công nghiệp ở Long An đã cung cấp dịch vụ đi lại hàng ngày khá tốt cho công nhân. Trên thực tế, số hành khách đã tăng trên hầu hết các tuyến. Đối với vận tải liên tỉnh, tất cả các trung tâm huyện/thị đều có bến xe buýt kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với thành phố Tân An. (b) Difficulties and ProblemsKhó khăn và vấn đề tồn tại The number of traffic accidents has increased following the number of vehicle increasing, including the number of mortality and injury. However, the number of accidents per vehicles has decreased. Therefore, the increased of the number of vehicles is not contributed to the accident significantly. Difficulties and Problems 2.391 For the transportation sub-sector to effectively contribute to the growth and development of the province, the following issues and problems would need much attentionĐể ngành GTVT góp phần hiệu quả vào việc tăng trưởng và phát triển của tỉnh, cần chú ý tới các vấn đề sau: The province has a lot of available resources and potentials, however these resources are not always taken advantage for provincial development due to the following problems and difficulties. (i)

The province has a good road transportation network connecting it to go to theto adjoining provinces, especially HCMC. However, the mixed of transportation modes on the national highway creates occurs many traffic congestions and traffic accidents. Poor infrastructure Moreover, roadside activitiesconditions and poor driving manner has also decreasesd the capacity of roads. After the construction of HCMC – Trung Long expressway, the traffic volume of NH1A has reduced, but the traffic speed is still low. There are some planned projects to expand and newly construct the national highways. , hHowever, there isare no specific projects/programs for traffic management. Without the appropriate traffic management system, the renovated and newly the potentials of the constructed national highways will not be fully utilizedTỉnh có mạng lưới GTVT đường bộ tốt kết nối tỉnh với các tỉnh/thành lân cận. Tuy nhiên, luồng giao thông hỗn hợp trên tuyến quốc lộ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. HƠơn nữa, các hoạt động ven đường và ý thức kém của người điều khiển phương tiện làm giảm năng lực của đường. Sau k hi xây dựng tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, lưu lượng vận tải trên tuyến QL1A có giảm nhưng tốc độ đi lại vẫn còn thấp. Hiện có một số dự án đề xuất mở rộng và xây dựng các tuyến quốc lộ. Tuy nhiên, chưa có dự án/chương trình cụ thể nào về quản lý giao thông. Nếu không có hệ thống quản lý giao thông phù hợp, khó có thể khai thác hết tiềm năng của các tuyến quốc lộ này.

(i)(ii) All While 100% of the national highways are is paved but , only 37% of provincial roads and 17% of district roads areis paved. The latter roads are the backbone of the province for connecting its districts to each other and to the regional network. This will usher in the needed investments for local development. This condition causes the seasonal disruption of road traffic. AlsoAt the same time, the loading capacity of many

2-179

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

bridges in the province can only accommodate is not designed well, therefore only small trucks thereby increasing transport cost for economic activities. can pass through these bridges. The province has some constraints many disadvantages to in infrastructure construction such as proper infrastructures, including soft ground, lack of construction materials in the province, flooding conditions, etc., sHence, o that it is more costly to the necessary budget to improve/ construct the roads costcompared to s generally higher than other provincesTất cả các tuyến quốc lộ đều đã được rải mặt nhưng tỷ lệ này đối với đường tỉnh và đường huyện mới chỉ đạt lần lượt 37% và 17%. Đường tỉnh và đường huyện là xương sống của tỉnh kết nối các huyện/thị với nhau và với mạng lưới GTVT của vùng. Do đó, cần đầu tư phát triển hệ thống đường này. Ngoài ra, với việc giới hạn tải trọng của nhiều cây cầu trong tỉnh chỉ có thểcho phép khai thác xe tải nhỏ nên làm tăng chi phí vận tải của các hoạt động kinh tế. Tỉnh cóphải đối mặt với một số hạn chếbất cập trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng như u nền đất yếu, thiếu vật liệu xây dựng tại chỗ, lũ lụt, v.v. Do đó, chi phí xây dựng/cải tạo đường sẽ cao hơn so với các tỉnh/thành khác. (iii) The IWT There is widespread inland waterway network serves a wide area of the province and its advantage is already felt in terms of transporting rice from production areas to markets. without seasonal disruption. However, the network’s capacity is being limited by the lack of related facilities. The problems of these networks are its limited capacity and poor related facilities.Some parts of the network have The shshallow depths of the waterway and some bridge clearance is low therefore, bridge height has caused limiting ation ofof the size of ship’s on the IWT. There is also the l size which can pass through. Lack of loading ports and other facilities, which has reduced the opportunities to for the use of IWTMạng lưới đường thủy nội địa có phạm vi phục vụ rộng khắp trong tỉnh và là phương thức hiệu quả để vận chuyển lúa gạo từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, năng lực của mạng lưới đang bị hạn chế do thiếu các công trình bổ trợ. Một số đoạn tuyến có độ sâu không đảm bảo và tĩnh không của một số cầu thấp nên hạn chế khai thác các tàu có công suất lớn. Ngoài ra, hệ thống bến thủy và trang thiết bị cũng còn thiếu, giảm cơ hội khai thác đường thủy hiệu quả. inland waterway. (iv) Inasmuch as At this time, the public bus services seem to be meet the travel demands of the people, some problems need to be attended to for improving the services. These are . However, there are some problems to solve such like manythe overlapping of ed bbus service routes, operation of low quality of buses, etc. These situations deteriorate the quality of the service and causes traffic accidents as well as degrade the environment with and too much ofexcessive gas emission gases from the fleetsDù dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhưng cần chú ý tới một số vấn đề nhằm cải thiện dịch vụ này. Các vấn đề này gồm sự trùng lắặp các tueyensyến vận tải, khai thác xe buýt chất lượng thấp, v.v. Những yếu tố này làm giảm chất lượng dịch vụ và dễ xảy ra tai nạn giao thông cũng như làm suy giảm chất lượng môi trường do lượng khí thải từ các phương tiện. (v) Số vụ tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn không lớn do lưu lượng phương tiện còn thấp nhưng số tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ như QL1A khá cao. Tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ này thường khá nghiêm trọng, dẫn tới tử vong. Do đó, cần có các chương trình quản lý giao thông và tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông phù hợp càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo an toàn cho luồng

2-180

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

vận tải hành khách và hàng hóa.The number of traffic accidents is not significant , especiallyin the rural areas due to the small number of vehicles but it is high in the highways (ie, NH1A). Accidents on these roads are serious with high mortality rates. However, if there is no Therefore, proper traffic management and traffic safety education need to be installed early for better and safer flow of goods and people, it will increase considering other cities or provinces in the world. (c) Analysis MatrixMa trận phân tích Analysis Matrix 2.392 An analysis on Long An’s transportation conditions are shown in Table 2.6.19 in terms of the issues and their possible implications on the development the province. The needed interventions are likewise suggested in the table for a resolution ofthe issues presentedKết quả phân tích điều kiện GTVT của tỉnh Long An được tổng hợp trong Bảng 2.6.19 trên cơ sở phân tích theo vấn đề và, tác động có thể xảy ra.g. Nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất để cải thiện các vấn đề đã nêu.

Table Bảng 2.6.19 Bảng 2.6. Analysis Matrix for Long An’s Transportation ConditionsMa trận phân tích điều kiện GTVT của tỉnh Long An FindingsKết quả phân tích Presence of regional road transportation network system with good connection to HCMC and other provinces and cities in the region.Mạng lưới đường bộ của vùng đi qua tỉnh, kết nối tốt với TPHCM và các tỉnh/thành khác trong vùng

Poor road surface condition of the district roads and many degraded and low capacity bridges on transport network.

Ảnh hưởng/ IssuesEffects/ImplicationsVấn đề đặt ra  As the immediately adjoining province, Long An has strong access to HCMC (as a key transport hub of the country) and connects with other provinces in the regionLà tỉnh giáp ranh, Long An có thể dễ dàng tiếp cận TPHCM (trung tâm vận tải lớn nhất của cả nước) và kết nối với các tỉnh/thành khác trong vùng.  The roads of the network will have mMixed transportation modes causing e traffic congestions and increasing traffic accidentsLuồng giao thông đường bộ hỗn hợp gây ùn tắc giao thông và tăng tai nạn giao thông.  The air quality along the national highway will be is relatively poorer higher than other roads due to the increase in traffic volumeChất lượng không khí dọc tuyến quốc lộ sẽ kém hơn so với chất lượng không khí dọc các tuyến đường khác do gia tăng lưu lượng giao thông..  Poor road surface conditions affects cause more travel timeChất lượng mặt đường xấu ảnh hưởng

2-181

Suggested/Possible InterventionsGiải pháp  Consider how to benefit from the province’s location and transport network for freight transport of key commoditiesXem xét khai thác lợi thế vị trí địa lý của tỉnh và mạng lưới GTVT vùng phục vụ vận chuyển các mặnt hàng chủ lực của tỉnh. .  Introduce appropriate traffic management for the segregation of roadside activities and traffic flowÁp dụng các biện pháp quản lý giao thông phù hợp nhằm tách riêng các hoạt động bên đường và luồng giao thôngto separate the each transportation modes.  Promote traffic safety education for the road users. Adhere to requirement of emission testing for all vehicles prior vehicle registration and conduct roadside emission testsTăng cường giáo dục an toàn giao thông cho người tham gia giao thông. QUuy định kiểm tra khí thải của các phương tiện trước khi đăng ký phương tiện và thực hiện kiểm tra khí thải dọc đường.  Study carefully eachIdentify, prioritize and program rroads to identify the most necessary road to

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

FindingsKết quả phân tích Chất lượng mặt đường của các tuyến đường huyện còn kém và nhiều cầu bị xuống cấp, có tải trọng thấp trên mạng lưới GTVT

There is the presence of the Inland Waterway Transport to complement roads for freight transport.Tỉnh có hệ thống vận tải thủy nội địa bổ trợ cho vận tải hàng hóa bằng đường bộ Many inland waterway route for freight transportation

Good provincial location as having logistics center

There is adequate pPublic bus services but service is deteriorating.Tỉnh có dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt hợp lý nhưng chất lượng dịch vụ đang ngày một suy giảm met the demand

Relatively safer traffic situationHigh traffic accidents on NH1ATai nạn giao thông cao trên tuyến QL1A.

Ảnh hưởng/ IssuesEffects/ImplicationsVấn đề đặt ra tới thời gian đi lại due to seasonal disruption. Low capacity bridges limits truck size and, therefore, affects efficient goods transportCầu có tải trọng thấp hạn chế khai thác xe tải lớn, ảnh hưởng tới vận tải hàng hóa hiệu quả..  The road construction cost is much higher than other provinces due to provincial natural conditions.  IWT can be tapped for low cost transport of key commodities (such as rice). However, tThe network has limited capacity due to its depth and insufficient design of bridges clearanceCó thể khai thác vận tải thủy nộọi địa để giảm chi phí vận chuyển các mặt hàng chủ lực (như lúa gạo). Tuy nhiên, mạng lưới có công suất hạn chế do độ sâu luồng lạch và tĩnh không cầu. s, etc. There is lack of facility to transfer road transportation to inland waterway transportation vice versa. There are many overlapped bus route.Deteriorating services affects convenience and travel time of passengersChất lượng dịch vụ giảm ảnh hưởng tới sự thuận tiện và thời gian đi lại của hành khách.  The low quality bus fleets are still used. The number of traffic accidents has increased.  The poor infrastructure andTraffic safety is not given due attention by authorities concerned and drivers have poor driving habitsAn toàn giao thông chưa được quan tâm đúng mức và ý thức điều khiển phương tiện còn kém. inappropriate usage of the road side are the main factors of traffic accidents on the national highways.  There is hHigh competition among transport modes on road spaceCó sự cạnh tranh cao giữa các phương thức trên không gian đường bộ.bus companies also contributes to the traffic accidents.

Source: Study TeamNguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDESJICA

2-182

Suggested/Possible InterventionsGiải pháp pave, renovaterehabilitate and repairXác định và ưu tiên các chương trình nâng cấp, sửa chữa và rải mặt đường.  Innovate new technology/ material to construct roadTogether with roads, prioritize and program bridges to upgrade capacityCùng với cải tạo đường bộ, ưu tiên nâng cấp tải trọng các cầu yếu. s  Dredge the main canal systemsDuy tu nạo vét các sông, kênh  Consider clearances in the upgrade program of bridges aboveXem xét cải tạo tĩnh không của cầu.  Program district road improvements to support theXây dựng các chương trình cải tạo đường huyện hỗ trợ vận tải thủy nội địa. IWT.Redesign the bridges along the main inland waterway network Study the potential goods for the logistics centre in the region Identify the suitable location to establish the centre  Reorganize the bus service routeTổ chức lại các tuyến xe buýt  Apply new bus fleet and proper maintenance way for old busesKhai thác đội xe mới và bảo trì tốt đội xe buýt cũ long-term use.

 Promote traffic safety consciousness with traffic authorities and promote safety education for the road usersTuyên truyền nâng cao ý thwucsức về an toàn giao thông của các cơ quan chức năng và giáo dục nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Identify the black spot and improve the infrastructure  Reorganize the bus service route and bus organization and studyBố trí lại các tuyến xe buýt và tổ chức nghiên cứu khai thác xe buýt.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) DỰ THẢO BÁO CÁO CUỐI KỲ Phần I: Phân tích hiện trạngLong An Provincial Master Plan Study (LAPIDES) PROGRESS REPORT IIDRAFT FINAL REPORT Part I: Situation Analysis

2-183

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.7

Quản lý môi trường 2.393 Bảo vệ môi trường sẽ góp phần tạo điều kiện kinh tế - xã hội ổn định và bền vững trong tỉnh, đặc biệt là hỗ trợ và cân bằng đô thị hóa và sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều trường hợp quá trình đô thị hóa – nếu không được kiểm soát và quản lý tốt – lại dẫn tới sự suy giảm môi trường. Vì vậy, môi trường tỉnh Long An cần được xem xét toàn diện làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

1) Chất lượng môi trường (1) Chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước (a) Chất lượng nước mặt 2.394 Chất lượng nước mặt của tỉnh được đánh giá như sau (xem Bảng 2.7.1): (i) Môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông: Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải từ các nhà máy, đặc biệt là cống xả của nhà máy đường Hiệp Hòa và công ty Formosa cao hơn nhiều so với giới hạn B theo quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung, nước sông Vàm Cỏ Đông hiện đang gia tăng ô nhiễm hữu cơ. Các nguồn ô nhiễm nước khác từ các khu vực đông dân cư, hộ gia đình dọc sông, khu vực sản xuất nông nghiệp, v.v. Đa số các thông số ô nhiễm chính như pH, DO, COD, BOD5, v.v. đều thay đổi theo hướng không thuận lợi và vượt giới hạn A theo quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT. Hơn nữa, một số thông số tại khu vực cống xả của nhà máy, công ty và khu vực dân cư thậm chí cao hơn mức chuẩn hàng trăm lần. (ii) Môi trường nước sông Vàm Cỏ Tây: Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt và giao thông đường thủy. Do đó, chất lượng nước vượt giới hạn A theo QCVN 08:2008/BTNMT, nhưng chưa vượt giới hạn B. Các khu vực bị ô nhiễm nặng là khu vực chợ, bến phà.... Do chất lượng nước hiện tại chưa vượt giới hạn B, mức độ ô nhiễm vẫn đang gia tăng. (iii) Môi trường nước sông Cần Giuộc: Chất lượng nước sông Cần Giuộc vượt giới hạn A theo QCVN 08:2008/BTNMT. Các chất gây ô nhiễm chính đến từ nguồn rác thải của các nhà máy sản xuất, khu dân cư tại TP HCM và khu vực chợ. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm của sông Cần Giuộc hiện đang giảm tương đối, ngoại trừ BOD5 và COD. (iv) Môi trường nước sông Bảo Định: Chất lượng nước sông Bảo Định ô nhiễm chủ yếu do hoạt động sinh hoạt dọc bờ sông và rác thải từ các khu vực chơ. Tuy nhiên, chất lượng nước vẫn ở giới hạn A theo QCVN 08:2008/BTNMT hoặc cao hơn giới hạn A một chút. Chất lượng nước sông này cũng có xu hướng giống như các con sông kể trên. Mức ô nhiễm hiện đang gia tăng. (v) Môi trường nước kênh Thầy Cai: Chất lượng nước sông Thầy Cai vượt giới hạn A theo QCVN 08:2008/BTNMT. Chất lượng nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ bãi rác Tam Tân và rác thải từ các nhà máy sản xuất dọc theo hai bờ kênh, các nhà máy này sản xuất rượu, giấy, xi măng, thuốc nhuộm, v.v. Tuy nhiên, một số thông số chính hiện đã được cải thiện so với các năm trước ngoại trừ hàm lượng DO, hiện đang gia tăng.

2-155

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.7.1

Chất lượng nước trên các sông chính năm 2008 COD (mg/l)

BOD5 (mg/l)

NH4 + (mg/l)

Giới hạn B

Giới hạn B

Giới hạn B

Giới hạn B

Giới hạn B (2,0 - 5,2 )

Giới hạn B

Giới hạn B (6 - 81)

Giới hạn B (6 - 81)

Giới hạn B (0,0 - 0,9)

Giới hạn A (6,3 - 7,4)

Giới hạn A (0,6 - 8,5)

Giới hạn A (6,6- 68 )

Giới hạn B (13 - 94)

Giới hạn B (3 - 27)

Giới hạn B (0,17 - 2,1)

Cần Giuộc

Giới hạn A (6,4 – 7,3)

Giới hạn A

Vượt giới hạn B (56 – 166)

Giới hạn B (31 – 57)

Giới hạn B (11 – 17)

Giới hạn B (1,4 – 4,6)

Kênh Thầy Cai

Giới hạn B (5,4 – 6,6)

Giới hạn B (0,6 – 1,4)

Giới hạn B (0 – 73)

Vượt giới hạn B (14 – 77)

Giới hạn B (5- 19)

Giới hạn B (1,6 – 8,7)

Sông

pH

DO (mg/l)

Giới hạn A (4 - 6)

Giới hạn A

Giới hạn A

Bảo Định

Vàm Cỏ Đông Vàm Cỏ Tây

SS (mg/l)

NO2 (mg/l)

Giới hạn B (0,0 - 0,03) Giới hạn B (0,005 0,07)

Fe (mg/l)

Coliform

Giới hạn B (0,5 - 3,2)

Vượt giới hạn B Vượt Giới hạn B

Giới hạn B (0,8 - 1,3)

Vượt giới hạn B

1 – 480 lần cao hơn giới hạn A

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An

(b) Nước ngầm 2.395 Trữ lượng nước ngầm của tỉnh không mấy dồi dào, chủ yếu ở độ sâu hơn 200m thuộc 2 tầng (Pliocene – Miocene). Trong nước có nhiều ion làm nước cứng, chất lượng thấp. Tổng công suất khai thác nước ngầm từ giếng khoan hiện vào khoảng 110.000 m3/ngày đêm chủ yếu từ tầng N22, là tầng tương đối nông. Tính riêng trong tầng N22 thì công suất khai thác là 63.585 m3/ngày đêm, tuy còn nhỏ so với trữ lượng tiềm năng nhưng đã vượt quá trữ lượng động của tầng chứa (40.430 m3/ngày). Việc khai thác quá nguồn nước ngầm đã làm giảm mực nước tĩnh của tầng chứa (H = 4.0 – 6.0 m năm 1997 và H = 10 – 13 m, hiện nay tại Bến Lức). 2.396 Nhìn chung, chất lượng nước ngầm thấp hơn so với quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT). Hầu hết nguồn nước ngầm thuộc các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và Châu Thành. Nước có giá trị pH trung bình đến hơi chua. Tuy nhiên, nguồn nước ở đây đã bị nhiễm phèn, phân hữu cơ và coliform vượt quá tiêu chuẩn. Sau đây là tình hình nước ngầm ở từng khu vực: (i) Khu vực Đức Hòa: Nhu cầu sử dụng nước của khu vực Đức Hòa khá cao. Nước ngầm ở khu vực Đức Hòa hạ có chất lượng kém (Cl- = 600 – 800 mg/l), không đáp ứng được nhu cầu nước cấp cho sản xuất. Ở các khu vực khác, chất lượng nước ngầm tốt nhưng trữ lượng lại không ổn định. Mỗi nhà máy có bình quân khoảng 4 giếng nông. Nước ngầm cũng được khai thác để cấp nước tưới rau màu và cung cấp nước sinh hoạt. (ii) Khu vực Bến Lức: Nhà máy xử lý nước đang khai thác nước ngầm trong tầng N22 tại độ sâu 190 - 240m, dẫn đến việc giảm mực nước ngầm trong khu vực. Nguồn nước ngầm trong khu vực bị ô nhiễm sắt (10 - 30 mg/l). Mực nước tĩnh đang ngày càng giảm: H = 13 m ở huyện Bến Lức; H = 12,5 m ở xã Long Hiệp và H = 11 - 12 m ở xã Mỹ Yên. (iii) Thành phố Tân An: Nước ngầm chủ yếu được khai thác từ tầng N22 và một phần từ tầng N21. Công suất khai thác của thành phố cao hơn công suất khai thác ở các khu vực khác. Các đơn vị khai thác nước chính là Công ty Cấp nước Long An, Công ty nước khoáng Lavie, Nhà máy chế biến nước hoa quả Delta và các đơn vị khác. Nước được khai thác chủ yếu từ tầng N21 nên không ảnh hưởng nghiêm trọng tới trữ lượng của tầng nước ngầm.

2-156

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(iv) Khu vực Cần Đước: Khu vực Cần Đước được chia thành 3 vùng: 

Vùng Long Trạch – Long Khê: Chất lượng nước tốt (pH = 6,2 – 6,5; Cl < 100 mg/l; Fe = 0,05 – 1.0 mg/l), độ khai thác nông (190 – 220 m - tầng N22). Hầu hết các giếng khoan đều tập trung ở khu vực này (chiếm 45% số giếng khoang của huyện).



Tân An, Tân Chánh, Cần Đước và một phần các xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây: Chất lượng nước tốt (pH = 6,5 – 7,0; Cl = 300 - 500 mg/l; Fe = 0,1 mg/l), độ sâu 250- 280 m, chủ yếu được khai thác phục vụ cấp nước sinh hoạt.



Các xã Mỹ Lệ và Tân Lân: Chất lượng nước khá tốt, độ sâu 140 – 160 m.



Các khu vực khác (Long Định, Long Cang, Tân Lập, Phước Vĩnh Đông, v.v): Chất lượng nước kém, độ mặn cao.

(v) Khu vực Cần Giuộc: Khu vực Cần Giuộc có số lượng giếng khoan lớn nhất, chủ yếu là các giếng nhỏ ở quy mô hộ gia đình. Nước được khai thác từ tầng N22 ở độ sâu 150-220 m. Nước ngầm trong khu vực có chất lượng tốt. Mực nước trong các giếng khoan ở độ sâu từ 7,0 đến 7,5 m vào mùa mưa. Vào mùa khô, độ sâu mực nước là từ 9 đến 10m. Tuy nhiên, độ sâu mực nước có thể giảm đến 13-15 m nếu không quản lý tốt việc khai thác nước ngầm. 2.397 Công tác quản lý giếng của các xã, thị trấn đều hạn chế. Chất lượng nguồn nước ngầm của tỉnh hiện chưa phải là vấn đề đáng lưu tâm. Tuy nhiên, nếu tiếp tục sử dụng mạnh nguồn nước ngầm thì chất lượng nguồn nước có thể sẽ bị ảnh hưởng. (c) Chất lượng nước ở các khu vực nuôi cá và tôm 2.398 Nhìn chung, nguồn nước ở các khu nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm nhẹ: nồng độ COD cao. Tuy nhiên, nồng độ các chất dinh dưỡng và kim loại nặng thấp, đáp ứng tiêu chuẩn nuôi tôm. Nồng độ các chất dinh dưỡng và các chất ô nhiễm khác đáp ứng tiêu chuẩn cho phép. Tìm thấy mầm bệnh tại một số khu vực quan trắc. (2) Chất lượng môi trường không khí và ô nhiễm 2.399 Theo Quy hoạch Môi trường tỉnh Long An tới năm 2015 và Định hướng tới năm 2020, môi trường không khí tại các khu đô thị, năm 2007, đều đạt tiêu chuẩn ngoại trừ thành phố Tân An và thị trấn Cần Giuộc. Nồng độ bụi tại thành phố Tân An và thị trấn Cần Giuộc vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, nồng độ bụi và tiếng ồn tại các khu đông dân cư dọc Quốc lộ 1A sát TP HCM khá cao, vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí tại các khu vực bãi rác cũng ô nhiễm. 2.400 Chất lượng không khí tại các khu công nghiệp đang hoạt động cho thấy dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là bụi và tiếng ồn, vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở nhiều khu vực. (3) Chất lượng đất và ô nhiễm 2.401 Long An có nhiều bất lợi trong sản xuất nông nghiệp do vừa mang những nét đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa mang sắc thái đất kiềm. Do đó, tỉnh cần có những giải pháp riêng để tổ chức sản xuất nông nghiệp định hướng phát triển vùng. Theo Quy hoạch Môi trường Long An tới năm 2015 và Định hướng tới năm 2020, đất nông nghiệp tỉnh năm 2007 có các đặc tính sau: (i) pH của đất ở các huyện tương đối ổn định; (ii) Nồng độ kim loại nặng trong đất (Cu, Pb, Cd and Zn) tương đối thấp; (iii) Không phát hiện được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

2-157

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.402 Tuy nhiên, đất nông nghiệp chiếm một diện tích rất lớn, xấp xỉ 85% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích đất trồng lúa và màu chiếm 84% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Vì thế, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm ô nhiễm và có thể dẫn tới suy thoái môi trường đất. Để hạn chế ô nhiễm do việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, cần phát triển nông nghiệp tỉnh theo hướng nông nghiệp sạch và bảo vệ môi trường. Có thể tóm tắt ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp đối với môi trường đất và nước vùng lúa cao sản và rau như sau: (a) Thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc clo hữu cơ: 

Không phát hiện được hàm lượng Aldrin, DDD và DDE



Phát hiện DDT tại tất cả các vị trí khảo sát nhưng tồn tại ở mức thấp dưới giới hạn cho phép (<0,1ppm).



Không phát hiện Endrin tại huyện Cần Giuộc nhưng phát hiện tại huyện Tân Trụ với hàm lượng thấp.

(b) Thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc photpho hữu cơ: 

Không phát hiện Dimethoate, Methylparathion và Methamidophos

(c) Kim loại nặng: 

Tại xã Quê Mỹ Thạnh – Tân Trụ có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng (Hg, Cd). Sự hiện diện của kim loại nặng trong đất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm trong tương lai. Do đó, cần chú ý đến việc sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp một cách cân bằng, hợp lý vừa để tăng năng suất cây trồng, vừa bảo vệ môi trường.

2.403 Nhìn chung, môi trường đất nông nghiệp hiện vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mới gia tăng trong thời gian gần đây do áp lực tăng năng suất lúa gạo, rau màu, tuy nhiên, ô nhiễm hiện vẫn chưa ở mức nghiêm trọng.

2) Quản lý môi trường (1) Quản lý nước thải (a) Xử lý nước thải sinh hoạt 2.404 Nước thải từ các khu vực dân cư hiện chưa bị ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, nếu không xử lý tốt, đây sẽ là nguồn nước gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển trong tương lai gần của tỉnh. (b) Xử lý nước thải công nghiệp 2.405 Nước thải từ các cơ sở công nghiệp được xử lý tại các công trình xử lý nước thải của các cơ sở đó sao cho đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nồng độ COD và BOD vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép tại một số cơ sở. Nồng độ các chất gây ô nhiễm vẫn trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. 2.406 Đa số hệ thống hạ tầng trong các khu công nghiệp đều chưa hoàn thiện, bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà đầu tư chưa đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải, còn một số nhà đầu tư khác chỉ đầu tư hệ thống có hiệu quả hoạt động thấp.

2-158

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(c) Xử lý nước thải y tế 2.407 Đa số bệnh viện và trung tâm y tế chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Nước thải từ bệnh viện chủ yếu được xử lý trong các bể chứa và bể khuẩn trước khi thải ra môi trường. Hiện nay, chỉ có trung tâm điều trị lao phổi và bệnh viện đa khoa Long An là có xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. (2) Quản lý chất thải rắn (a) Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 2.408 Chất thải rắn sinh hoạt trong tỉnh chưa được thu gom và xử lý tốt. Rác chủ yếu được thu gom để đổ tại các bãi rác hở. Phần lớn các huyện đều chưa quy hoạch vị trí xử lý chất thải rắn và chưa đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn.Tình hình này gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường. Các dự án quản lý chất thải rắn hiện tại vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn và công nghệ. Công tác quản lý và điều hành bãi rác thải tại các huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải rắn. 2.409 Các huyện Tân Hưng, Đức Huệ, Tân Trụ có đơn vị thu gom và vận chuyển tới bãi rác. Tuy nhiên, đây chỉ là các bãi rác tạm, đặc biệt là tại huyện Tân Hưng, rác được thu gom và đổ tại đê bao hoặc cách khu vực trước là đường hầm khai thác đất. Tại các khu vực nông thôn, người dân đổ rác thải rắn bừa bãi ra đường hoặc xuống kênh rạch. 2.410 Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch bãi rác tại huyện Thủ Thừa, với quy mô diện tích 1.700 ha, là nơi tiếp nhận nguồn rác của thành phố HCM và tỉnh Long An. Đây là khu công nghiệp xử lý rác quy mô lớn, do vậy cần quan tâm tốt hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn đầu. Bảng 2.7.2 Tình trạng quản lý chất thải rắn trên 11 huyện thị Huyện/ thị

CTR thu gom

Tỷ lệ thu gom

1. Tân An

44 tấn/ngày

70%

2. Bến Lức

30 tấn/ngày

-

3. Cần Đước

10 tấn/ngày

4. Cần Giuộc

5,5 tấn/ngày

5. Vĩnh Hưng

-

6. Mộc Hóa

15 tấn/ngày (bao gồm rác vô cơ)

7. Tân Thành

100m3/tháng

8. Thạnh Hóa

3,5 tấn/ngày

9. Đức Hòa

8,1 tấn/ngày

10. Thủ Thừa

10 tấn/ngày

11. Thành

3,3 tấn/ngày

Châu

Khu vực thu gom Thành phố Tân An Thị trấn Bến Lức

Hầu hết các khu vực - trên địa bàn huyện Thị trấn Cần Giuộc, 91% vùng thượng huyện Cần Giuộc Thị trấn Vĩnh Hưng, - cụm dân cư các xã Tuyên Bình, Vĩnh Trị, Vĩnh Thuận Thị trấn Mộc Hóa, xã - Tuyên Thạnh, xã Bình Hiệp Thị trấn Tân Thạnh và trung tâm 4 xã - Nhơn Ninh, Tân Ninh, Tân Lập, Hậu Thạnh Đông Thị trấn Thạnh Hóa 55,48% Xã Bình Thạnh, Nhị - Thành và thị trấn Thủ Thừa, Bình An Các hộ dân, cơ quan, - trường học, bệnh viện, chợ (thị trấn )

2-159

Đơn vị thu gom

Xử lý

Công ty thu gom rác thải thành phố Công ty thu gom rác thải huyện Bến Lức Công ty thu gom rác thải huyện Cần Đước Công ty thu gom rác thải Bến Lức, Cần Giuộc Công ty thu gom rác thải huyện Vĩnh Hưng

Đổ tập trung tại bãi rác Lợi Bình Nhơn Đổ tập trung tại bãi rác Lương Hòa Chuyên chở và đốt

Công ty thu gom rác thải huyện Mộc Hóa

Đổ tập trung tại bãi rác xã Tân Lập, Tân Phước, Tiền Giang

Công ty thu gom rác thải huyện Tân Thạnh

Công ty thu gom rác thải huyện Thạnh Hóa Công ty thu gom rác thải huyện Đức Hòa Công ty thu gom rác thải huyện Thủ Thừa Công ty thu gom rác thải huyện Châu Thành

Chuyên chở đến bãi rác xã Nhị Thanh và đốt

Đổ tập trung tại huyện bãi rác huyện Thủ Thừa

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường năm 2008

(b) Xử lý chất thải rắn y tế 2.411 Chất thải rắn từ bệnh viện có khối lượng khoảng 396 tấn/năm, gồm 180 tấn chất thải rắn độc hại và 216 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn y tế dược thu gom, phân loại để có biện pháp xử lý phù hợp. Chất thải y tế độc hại chủ yếu được chôn lấp nên có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước ngầm. 2.412 Bệnh viện đa khoa Long An có 2 lò đốt rác thải y tế với công suất 20kg/h và 35kg/h. Các bệnh viện khác tại Bến Lức, Cần Giuộc và Cần Đước cũng được trang bị lò đốt rác riêng với công suất 20kg/h. Nhìn chung, việc xử lý rác thải y tế hầu như chưa được thực hiện tốt. Tỉnh chưa có đơn vị thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế riêng. Đây là mối nguy hại tới sức khỏe và an toàn của cộng đồng dân cư gần nơi chôn lấp rác nếu nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. (3) Quản lý môi trường ở các khu công nghiệp 2.413 Các KCN tỉnh Long An đang được xây dựng và khai thác. 5 trong tổng số 20 KCN nằm trong các khu dân cư, gồm KCN Tân Phước, KCN Long Hậu, KCN Cần Giuộc, KCN Lợi Bình Nhơn và KCN An Nhật Tân. Tuy nhiên, công tác quy hoạch chưa được xem xét đầy đủ, đặc biệt là các vấn đề bảo vệ môi trường. Tỉnh đã thực hiện quan trắc và thanh tra bảo vệ môi trường ở 94 cơ sở thuộc huyện Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Cần Giuộc, Bến Lức và Tân Trụ (xem Bảng 2.7.3). Trong tổng số 117 cơ sở được kiểm tra, 30 cơ sở chưa hoạt động trong khi 74 cơ sở chưa thực hiện giám sát và báo cáo định kỳ, chủ yếu là các cơ sở ở Đức Hòa, Tân Trụ và Bến Lức; 13 cơ sở chuyển sang lĩnh vực khác nhưng chưa xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tất cả các cơ sở đều chưa xây dựng các công trình xử lý môi trường. Bảng 2.7.3 Hiện trạng bảo vệ và giám sát môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh Huyện/thị Thạnh Hóa

Số cơ sở kiểm tra Không hoạt động

Không báo cáo và giám sát

Thay đổi mục đích KD mà không có ĐTM

20

10

9

1

Mộc Hóa

5

1

2

2

Tân Thạnh

4

1

2

1

Đức Hòa

25

1

18

6

Đức Huệ

9

3

6

-

Cần Đước

14

5

8

1

Cần Giuộc

3

1

2

-

Bến Lức

18

5

12

1

Tân Trụ

19

3

15

1

Tổng 117 30 Nguồn: Phòng Thanh tra, Sở TNMT tỉnh Long An

74

13

2.414 Sở TNMT đánh giá điều kiện môi trường của các KCN như sau: (a) Ô nhiễm công nghiệp: Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện ở hầu hết các khu công nghiệp của tỉnh Long An. Nhà máy xử lý nước thải cũng chưa được xây dựng. Một số cơ sở xây dựng công trình xử lý nước thải riêng nhưng vẫn còn nhiều cơ sở chưa xây dựng công trình này, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước ở một số khu vực. Kết quả phân tích các mẫu nước thải của một số cơ sở sản xuất kinh

2-160

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

doanh của tỉnh Long An cho thấy hầu hết các thông số đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nồng độ COD của một số nhà máy cao hơn giới hạn cho phép không đáng kể. (b) Khí thải công nghiệp: Chất lượng không khí xung quanh các nhà máy công nghiệp đạt tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ chất lượng không khí của nhà máy đường Hiệp Hòa, nơi nồng độ bụi cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nồng độ bụi ở các khu dân cư xung quanh cao hơn giới hạn cho phép không đáng kể. (c) Quản lý chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn công nghiệp được các cơ sở thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Tuy nhiên, phương pháp xử lý phổ biến nhất là đốt hoặc chôn lấp. Tỉnh hiện chưa có bãi rác công nghiệp. Hiện tại, một số đơn vị thu gom xả thải bừa bãi dọc theo một số tuyến đường. Tuy nhiên, rác thải rắn công nghiệp không thể tái sử dụng. (d) Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: Hiện nay việc phân loại CTRCN trước khi xử lý chưa được quan tâm đúng mức. Một số giải pháp giải quyết tình hình là: (i) CTRCN có khả năng tái sử dụng, tái sinh được các doanh nghiệp thu gom hợp đồng với các đơn vị có yêu cầu. (ii) Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có KCN Đức Hòa 1 – Hạnh Phúc có hệ thống xử lý nước thải tập trung và lượng bùn thải trong quá trình xử lý được ép khô và hợp đồng với đơn vị chức năng xử lý. (e) Chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Chất thải nguy hại rất đa dạng và phức tạp, nguồn phát thải chủ yếu từ các doanh nghiệp giày da, ắc quy, các ngành nghề sắt thép, mực in, nhựa.... Hiện tại có 4 doanh nghiệp đăng ký quản lý chất thải nguy hại đã được cấp phép: công ty Lê Long Việt Nam, DNTN Tiến Thành, DNTN Inox Thành Phát, công ty cổ phần in Phan Văn Mãng. Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp đang đang trong giai đoạn xem xét chưa được cấp phép như: công ty TNHH giày Chingluh Việt Nam, công ty TNHH Four Oragance. Các doanh nghiệp đăng ký chất thải công nghiệp nguy hại đã hợp đồng với công ty TNHH SX-DVTM Môi trường Xanh của TPHCM để xử lý. Tình hình thu gom, xử lý CTR công nghiệp tại một số địa phương như sau: (i) Huyện Mộc Hóa: Do tốc độ phát triển công nghiệp ở Mộc Hóa chưa cao, phần lớn cơ sở sản xuất ở quy mô cá thể cộng với thiết bị máy móc và công nghệ lạc hậu nên lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ra nhiều hơn so với máy móc hiện đại và công tác phân loại rác thải sinh hoạt với chất thải nguy hại của người dân nơi đây còn rất hạn chế. Đối với chất thải rắn nông nghiệp như bao bì, vỏ, chai thuốc bảo vệ thực vật... đều được bỏ trực tiếp ngay tại nơi sử dụng, làm ô nhiễm đồng ruộng, nguồn đất và nước nghiêm trọng. Các nguồn chất thải này nên được vận chuyển đến trạm môi trường Lá Xanh, Bến Lức để xử lý. (ii) Huyện Thủ Thừa: Hiện nay huyện vẫn chưa có hệ thống thu gom và vận chuyển rác hoàn chỉnh (bao gồm rác nguy hại) hầu hết được thu gom xử lý chung với rác sinh hoạt và chỉ các cơ sở công nghiệp lớn nằm trên trục đường chính hay đường lớn mới có xe đến thu gom. Những cơ sở cách xa thị trấn thì khoảng 2 lần mỗi tuần. Đối với các cơ sở quy mô nhỏ, một phần rác công nghiệp được xử lý một cách tự phát như thiêu đốt, tái sử dụng hoặc bán lại chất thải cho cơ sở khác. Một phần khác được vứt bỏ lẫn lộn với rác sinh hoạt rồi đem đến bãi rác chôn lấp hoặc đổ bừa bãi xuống sông, các khu đất trống gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh trầm trọng.

2-161

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(iii) Thành phố Tân An: Đối với rác sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại không có khả năng tái chế, các công ty đều thuê công ty vệ sinh và môi trường thành phố thu gom đưa đến bãi chôn lấp, hoặc tự xử lý bằng phương pháp đốt/chôn lấp trong khuôn viên công ty đối với cơ sở có diện tích lớn. Một số cơ sở có lượng rác công nghiệp nguy hại nhiều đã xử lý bằng cách thuê các đơn vị có chức năng xử lý như công ty TNHH Tân Đức Thảo, Trạm Môi trường Xanh... các đơn vị này hiện đã được Sở Tài nguyên Môi trường Long An cấp phép thu gom, vận chuyển trên địa bàn tỉnh Long An. Tuy nhiên, khi lượng rác thải nguy hại ít như giẻ lau dầu mỡ hay thùng đựng hóa chất...các công ty xử lý chung với rác sinh hoạt. (4) Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp 2.415 Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu gồm các cơ sở xay xát gạo, chế biến đá, chế biến sợi, v.v. Đây là các nguồn gây ô nhiễm nhẹ. Đặc điểm chính của các cơ sở này như sau: (i) Nước thải của các cơ sở này gồm nước thải nhiễm dầu mỡ, nước thải làm mát, v.v. nhưng khối lượng không lớn. (ii) Khí thải của các cơ sở này gồm các hạt lơ lửng, hơi dầu mỡ, v.v, có khối lượng nhỏ, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. (iii) Chất thải rắn của các cơ sở xay xát gạo được thu gom làm nhiên liệu cho các cơ sở khác. (5) Tổ chức quản lý môi trường 2.416 Sở Tài nguyên Môi trường Long An là cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường địa phương kể từ năm 2003. Các công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN và Ban quản lý KCN cũng chịu trách nhiệm quản lý môi trường cho các doanh nghiệp trong KCN. Tuy nhiên, Sở TN-MT Long An là cơ quan chính trong công tác quản lý môi trường các KCN và giám sát các cơ sở công nghiệp ngoài KCN, cụm CN. 2.417 Phòng Môi trường đã được thành lập với nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh với biên chế là 6 người. Tương tự, 14 huyện/thành phố đã thành lập Phòng Tài nguyên Môi trường. Trung tâm quan trắc và Dịch vụ kỹ thuật trực thuộc Sở TN-MT bắt đầu hoạt động từ 7/2004 với biên chế 11 người (bao gồm 1 thạc sỹ, 8 cán bộ có trình độ ĐH và 2 có trình độ trung cấp). 2.418 Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Long An được thành lập tháng 4 năm 2009, được giao phụ trách vấn đề quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu công nghiệp cũng có chức năng quản lý môi trường nhưng trong phạm vi các khu công nghiệp. Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện có nhiệm vụ quản lý môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao. (a) Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường 2.419 Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp tại tỉnh Long An, Sở TN-MT lập kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm đối với các doanh nghiệp (trung bình trên 120 doanh nghiệp) trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tập trung vào các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhằm ngăn chặn kịp thời các trường hợp ô nhiễm. Hiện tại, Sở TN-MT phối hợp với Viện kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường thực hiện đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm theo tinh thần Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ TN-MT. 2.420 Từ năm 2004 tới năm 2009, trên địa bàn tỉnh Long An có 213 dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong đó, Bộ TN-MT đã phê duyệt 24 dự 2-162

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

án còn UBND tỉnh Long An phê duyệt 189 dự án. Có 656 dự án khác đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (trong đó Bộ TN-MT cấp cho 3 dự án và Sở TNMT cấp cho 653 dự án). (b) Công tác quản lý môi trường trong KCN và cụm CN 2.421 Nhiều KCN hiện chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường. Nhiều doanh nghiệp chưa nghiên cứu lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong hoạt động. Về xử lý nước thải, một số doanh nghiệp đang hoạt động chưa đấu nối với hệ thống xử lý nước thải chung của KCN. Hơn nữa, một số nhà máy xử lý nước thải chưa hoạt động hiệu quả, nên một số doanh nghiệp thải thẳng ra môi trường bên ngoài. Để ngăn chặn tình trạng này, ban quản lý đã quyết định đình chỉ doanh nghiệp vi phạm và buộc phải vận hành nhà máy xử nước thải hiệu quả. (i) Đánh giá tác động môi trường đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng tại các khu/cụm CN: Nhìn chung, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng chưa triển khai đánh giá và kiểm soát môi trường định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Một số doanh nghiệp đã thực hiện kiểm soát môi trường nhưng chưa đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường của họ. Bất cập chủ yếu là vấn đề thu gom và xử lý nước thải. Với rác thải công nghiệp, các thành phần chưa được xử lý tốt bao gồm chất thải rắn nguy hại và không nguy hại, rác thải sinh hoạt và nồng độ chất bẩn trong nước thải. Công tác xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện vẫn chưa tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp hoạt động trong các cụm công nghiệp chưa có hồ sơ môi trường. (ii) Đánh giá tác động môi trường đối với đơn vị sản xuất: Nhìn chung, các đơn vị sản xuất chưa có nơi lưu trữ chất thải nguy hại và cũng không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Một số đơn vị chưa xác nhận hoàn thành công trình khống chế ô nhiễm hoặc không có biện pháp khống chế ô nhiễm phát sinh. Chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống dẫn nước thải để đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của toàn cụm. Các đơn vị sản xuất chưa lập hồ sơ môi trường như các doanh nghiệp trong cụm CN.

3) Đánh giá công tác quản lý môi trường (1) Những vấn đề cần cân nhắc và tiềm năng 2.422 Những vấn đề cần cân nhắc chính trong công tác quản lý môi trường của tỉnh được thể hiện dưới dạng một số những thuận lợi và những nỗ lực tạo nền tảng cho các biện pháp cải thiện. Bên cạnh đó cũng có một số vấn đề bất lợi cần giải quyết. Những yếu tố thuận lợi về quản lý môi trường bao gồm: (i) Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy đã phân cấp quản lý theo các cấp trung ương, tỉnh/thành, quận/huyện, xã/phường. Trong đó quy định trách nhiệm của các sở ngành ngành liên quan đến bảo vệ môi trường. (ii) Các văn bản thi hành Luật BVMT khá đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. (iii) Về vấn đề quản lý môi trường, trách nhiệm chủ đạo về bảo vệ môi trường trong tỉnh là Sở TN-MT. Sở TN-MT định kỳ kiểm tra và đôn đốc các doanh nghiệp, chủ đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau trong tỉnh. Do đó về cơ bản đã có cơ sở cho công tác quản lý môi trường. (iv) Sở TN-MT thường xuyên yêu cầu và đôn đốc chủ đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải và không giải quyết các tài liệu không nằm trong danh mục đã được Ủy

2-163

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. (v) Các doanh nghiệm, cụm và khu công nghiệp cũng được thanh tra, đôn đốc việc trình đánh giá tác động môi trường. (vi) Đã triển khai giám sát môi trường hàng năm đối với các doanh nghiệp trong khu/cụm công nghiệp. (vii) Công tác kiểm tra, xác nhận các công trình xử lý ô nhiễm được thực hiện đối với một số cơ sở sản xuất trước khi đi vào vận hành hệ thống xử lý chất thải cục bộ như giải trình trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. (viii) Sở TN-MT đã tiến hành điều tra các cơ sở sản xuất và các khu/cụm CN gây ô nhiễm, giảm chất lượng môi trường. (ix) Sở TN-MT đã ban hành hướng dẫn đăng ký quản lý chủ nguồn chất thải cho các doanh nghiệp. 2.423 Những điều kiện bất lợi là những lĩnh vực cần cải thiện trong tương lai bao gồm: (i) Đa số doanh nghiệp nhỏ đều có quy trình công nghệ lạc hậu được chuyển từ TP HCM về Long An. Tuy nhiên, tỉnh Long An chưa có biện pháp kiểm soát. (ii) Với các cụm CN hiện tại không có chủ đầu tư hạ tầng, việc chịu trách nhiệm thực hiện cơ sở hạ tầng, hệ thống nằm trong quyền hạn của Sở Tài nguyên-Môi trường nhưng chưa được phân cấp quản lý trực tiếp cụ thể, gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý môi trường tại các cụm CN. (iii) Công tác thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc trong cam kết bảo vệ môi trường và kiểm soát từng nguồn ô nhiễm chưa được giải quyết tốt, dẫn đến tình trạng chưa thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường. (iv) Nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư của các khu/cụm CN, vấn đề xem xét tiếp nhận đầu tư và bố trí doanh nghiệp vào các khu/cụm CN cần được các cấp quản lý cân nhắc kỹ lưỡng và đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Sự phối hợp của các sở ngành liên quan nhằm thu hút đầu tư và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường chưa được chặt chẽ, dẫn đến tình trạng đầu tư rải rác. Phân bố bất hợp lý ngành nghề trong các khu công nghiệp cũng gây khó khăn trong công tác quản lý môi trường của các khu/cụm CN. (2) Khó khăn và bất cập 2.424 Tỉnh đã nhận thức khá rõ về tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên, để làm được thì cần phải khắc phục rất nhiều khó khăn cũng như các vấn đề bất cập: (i) Chất lượng không khí ở các khu dân cư là tương đối tốt. Tuy nhiên trên các tuyến giao thông và tại các công trường xây dựng thì chất lượng không khí đang suy giảm, chủ yếu là do bụi và ô nhiễm tiếng ồn gây ra. Môi trường không khí tại các khu công nghiệp đang hoạt động cũng có dấu hiệu ô nhiễm. (ii) Nước mặt bị ô nhiễm từ các sinh hoạt, cụ thể là nước thải của người dân, chợ và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Nước trong tỉnh cũng bị ô nhiễm từ các nguồn phát thải bên ngoài. Chất lượng nước ngầm có xu hướng giảm do khai thác quá mức tại các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. (iii) 11 huyện có các đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt, nhưng các đơn vị này chỉ đổ rác vào các bãi chôn lấp. Tại bãi chôn lấp không có các công trình xử lý phù hợp và 2-164

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

cũng thiếu công nghệ phù hợp. Ngoài ra còn gặp nhiều khó khăn trong công tác cải tạo do thiếu đầu tư. Kể cả khi đã có đơn vị thu gom rác thải thì người dân, nhất là những người sống gần sông, vẫn vứt rác xuống sông. Nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường còn thấp. (iv) Một số doanh nghiệp, cụm và khu công nghiệp, còn chậm trễ trong việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải. Một số khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng tốt hơn nhưng lại thiếu nguồn nhân lực có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với công tác giám sát và quản lý môi trường. Ngoài ra, còn thiếu đánh giá tác động môi trường định kỳ, trong khi các cơ sở công nghiệp nhỏ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng các công nghệ đã lạc hậu. Do đó, vai trò của việc theo dõi chất lượng môi trường trong lĩnh vực công nghiệp vẫn chưa được đề cao đúng mức. 2.425 Hiện nay, nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ Môi trường cùng với các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành luật. Tỉnh Long An cũng có các quyết định cũng như chỉ thị về các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành. Để giảm ô nhiễm môi trường thì phải nâng cao nhận thức và có sự tham gia của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh vào các nỗ lực bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất sạch hơn. (3) Phân tích nội dung quản lý môi trường 2.426 Quản lý bền vững nguồn lực và bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội dài hạn ở tỉnh Long An. Khi không có chương trình quản lý môi trường tốt thì tình hình ô nhiễm và thiếu kiểm soát đối với các hoạt động sinh hoạt hay sản xuất sẽ tiếp tục làm môi trường suy giảm, hủy hoại chính những nguồn lực giúp duy trì cộng đồng hiện tại và các thế hệ tương lai. Bảng 2.7.4 liệt kê những nhận định chính về ngành môi trường, những vấn đề liên quan tới phát triển tại tỉnh. Ngoài ra cũng có các biện pháp giải quyết đề xuất nhằm cải thiện tình hình. Bảng 2.7.4

Nhận định về vấn đề môi trường

Nhận định  Một vài nơi trong tỉnh bị ô nhiễm đáng kể  Chất lượng không khí ở các khu dân cư là tương đối tốt. Tuy nhiên trên các tuyến giao thông và tại các công trường xây dựng thì chất lượng không khí đang suy giảm, chủ yếu là do bụi và ô nhiễm tiếng ồn gây ra.  Nước mặt bị ô nhiễm từ các hoạt động dân sinh, họp chợ và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp (đặc biệt là nước thải và chất thải rắn). Nước trong tỉnh cũng bị ô nhiễm từ các nguồn phát thải bên ngoài. Chất lượng nước ngầm có xu hướng giảm.  Đất ở một vài nơi bị ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu và chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp

Vấn đề đặt ra/ Hệ quả  Các nguồn không khí, nước và đất đều bị ô nhiễm và đang suy thoái nhanh  Có nhiều nguy hại tới sức khỏe, an toàn và thoải mái của của con người.  Suy thoái tài nguyên thiên nhiên, nhất là nước và đất, đã đe dọa sự bền vững của các ngành sản xuất và môi trường sống.  Sự suy giảm môi trường đe dọa sự phát triển kinh tế – xã hội lâu dài của tỉnh.

Biện pháp đề xuất  Tăng cường hệ thống đánh giá, giám sát và quản lý ô nhiễm.  Cải thiện các hệ thống quy hoạch và quản lý sử dụng đất.  Đề xuất các thông lệ quản lý, sản xuất nông nghiệp sạch/bền vững. Điều này đòi hỏi phải nâng cao kiến thức về luân canh cho người dân mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu, đồng thời ứng dụng các giống cây trồng mới.  (Xem các biện pháp khác dưới đây)

 Một số doanh nghiệp, khu và cụm công nghiệp còn chậm trễ trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải. Với các khu

 Vẫn chưa đáp ứng được các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, dẫn tới ô nhiễm ngày càng tăng

 Cần có thêm chính sách khích lệ chủ đầu tư xây dựng các hệ thống quản lý và xử lý rác thải (ví dụ tín dụng các-bon, thưởng thuế, giảm giấy phép, phí đăng ký v.v.)

2-165

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Nhận định công nghiệp có hạ tầng tốt hơn thì lại thiếu cán bộ quản lý

Vấn đề đặt ra/ Hệ quả

 Mức độ tuân thủ, đáp ứng các quy định, pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường còn rất thấp. Việc theo dõi nội dung này cũng chưa tốt, chủ yếu là yếu kém trong quản lý và thiếu nguồn nhân lực

 Vẫn chưa đáp ứng được các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, dẫn tới ô nhiễm ngày càng tăng

 Bãi chôn lấp về bản chất chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý chất thải rắn

 Thiết kế và công nghệ có thể chưa phù hợp với yêu cầu tránh gây tác động tới môi trường. Nước rò rỉ có thể ảnh hưởng tới nguồn nước và điều kiện đất xung quanh

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-166

Biện pháp đề xuất  Tích cực tìm kiếm đầu tư tư nhân, cho vay hay cấp vốn xây dựng quản lý, xử lý rác thải.  Nhà nước phối hợp với khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ tăng cường nhận thức về quản lý môi trường, tiến hành đào tạo cho các doanh nghiệp, khu và cụm công nghiệp  Có các quy định rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn và có tính thực tiễn, có các pháp lệnh về bảo vệ và quản lý môi trường.  Tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ và các cơ quan về quản lý môi trường về triển khai, phối hợp, giám sát và đánh giá mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức và sự tham gia về quản lý môi trường cho các hộ gia đình, cộng đồng và cơ sở sản xuất địa phương.  Nâng cao nhận thức và sự tham gia về quản lý môi trường cho các hộ gia đình, cộng đồng và cơ sở sản xuất địa phương (xử lý rác thải, phân loại rác, tái chế rác, bảo vệ nguồn nước).  Đối với khu chôn lấp dự kiến ở Thủ Thừa, cần có nghiên cứu cẩn trọng để đưa ra hệ thống phù hợp nhất.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Tổng hợp năng lực tài chính tỉnh Long An

2.8

1) Tình hình Thu - Chi of Long An Province 2.427 Năm 2010, thu ngân sách nhà nước trên toàn tỉnh Long An ước tính khoảng 2.973 tỷ đồng, tăng 137% so với mức 1.254 tỷ đồng năm 2005, và tăng 16% từ 2.566 tỷ đồng năm 2008 (xem 2005 and Bảng 2.8.1). Sau đây là đặc điểm chính trong hệ thống thu ngân sách của tỉnhas follows:. (i) Nguồn thu chính bao gồm khu vực ngoài quốc doanh (31,7% tổng thu ngân sách), thu từ xổ số kiến thiết (13,5%) và từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn (11,6%). Nguồn thu ngân sách thứ hai là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (10,3%), thuế thu nhập cá nhân (7,2%) và thuế sử dụng đất (6,4%). (ii) Thu ngân sách tăng chủ yếu là nhờ hoạt động công nghiệp hóa với sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân (bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài) và nhờ quá trình đô thị hóa. Tỷ lệ tăng cao nhất là ở hạng mục thuế thu nhập cá nhân (50,0% trong giai đoạn 2008 – 2010), sau đó là các nguồn khác bao gồm phí xăng dầu (40,4%), doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (29,1%), doanh nghiệp Trung ương (24,1%) và các nội dung khác. Bảng 2.102.8.1 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, 2005-2010 Tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2005

2008

Tốc độ tăng trưởng (%) ‘05 2010 (ước) ‘08 - '10 '08

Tỷ trọng (%) 2010 (ước)

2005

2008

Doanh nghiệp nhà nước Trung ương

161

224

345

12,9

8,7

11,6

11,6

24,1

Doanh nghiệp nhà nước địa phương

31

77

35

2,5

3,0

1,2

34,8

-32,5

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

67

183

305

5,4

7,1

10,3

39,5

29,1

Xổ số kiến thiết

271

396

400

21,6

15,4

13,5

13,4

0,6

Thuế từ khu vực ngoài quốc doanh

230

658

942

18,3

25,7

31,7

42,1

19,6

Thu lệ phí trước bạ

41

108

124

3,3

4,2

4,2

38,2

7,4

Thuế thu nhập cá nhân

45

95

214

3,6

3,7

7,2

28,6

50,0

Thuế nhà đất

14

26

35

1,1

1,0

1,2

22,4

16,6

Thu phí và lệ phí

38

53

59

3,0

2,1

2,0

12,1

5,1

Các nguồn

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

31

107

0

2,4

4,2

0,0

51,6

-100,0

trong nước

Thu tiền sử dụng đất

167

382

190

13,3

14,9

6,4

31,9

-29,5

Thu tiền thuê mặt đất mặt nước

2

13

10

0,1

0,5

0,3

89,5

-11,1

Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

3

3

3

0,2

0,1

0,1

0,0

-3,8

1

0.57

0

0,1

0,0

0,0

-19,8

-100,0

Phí xăng dầu

25

54

107

2,0

2,1

3,6

30,1

40,4

Thu khác ngân sách

26

34

24

2,1

1,3

0,8

9,0

-16,1

3

8

8

0,3

0,3

0,3

37,8

-3,6

1.155

2.421

2.800

92,2

94,4

94,2

28,0

7,5

265.468

36

10

2,0

1,4

0,3

11,8

-47,0

Thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu

732.589

109

163

5,8

4,2

5,5

14,5

22,3

Tổng

998.057

145

173

7,8

5,6

5,8

13,8

9,4

1.254

2.566

2.973

100

100

100

27,0

7,6

Tiền cho thuê nhà, bán nhà thuộc sở hữu NN

Thu hoa lợi, công sản, quỹ đất công ích tại xã Tổng Thuế xuất, nhập khẩu và thuế tiêu thụ đăc Khác

biệt đối với hàng nhập khẩu

TỔNG CHUNG

Nguồn: Sở Tài chính Long An

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khi nguồn thu tăng thì các hoạt động chi của tỉnh cho các dự án phát triển tại địa phương cũng tăng theo. Năm 2010, tỉnh Long An ước tính đã chi 3.470 tỷ đồng (xem Bảng 2.8.2). Sau đây là những đặc điểm chính về hoạt động chi tiêu của tỉnh: (i) Trong tổng số ngân sách chi tiêu của tỉnh năm 2010, 64% là dành cho chi thường xuyên, còn 17% tương đương 572 tỷ đồng là dành cho đầu tư. (ii) Các khoản chi lớn là các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề (32,3%), chi phí hành chính (13,7%, y tế (6,9%) và các hoạt động kinh tế khác (5,2%). (iii) Có thể coi ngân sách địa phương đã được bố trí đủ cho phần lớn các lĩnh vực cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Cũng dễ thấy rằng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực được chú trọng đặc biệt. Bảng 2.8.2

Chi ngân sách của tỉnh Long An, 2005-2010 Tỷ đồng

Khoản mục

700 1 85 0 391 86 9 18 7 7 24

776 0,5 137 16 752 167 11 23 14 10 64

264

397

44 30 957 6 1.672

66 138 1.795 242 13 2.826

2005

1. Chi đầu tư phát triển a. Chi trợ giá các mặt hàng chính sách b. Chi sự nghiệp kinh tế c. Chi sự nghiệp môi trường d. Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo e. Chi sự nghiệp y tế f. Chi sự nghiệp khoa học & công nghệ g. Chi sự nghiệp văn hóa –thông tin 2. Chi thường h. Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình Chi xuyên ngân i. Chi sự nghiệp thể dục thể thao sách j. Chi đảm bảo xã hội k. Chi phí quản lý hành chính, đảng, đoàn thể l. An ninh, quốc phòng m. Chi khác Tổng 3. Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số 4. Các khoản chi khác Tổng chi Nguồn: Sở Tài chính Long An

Tỷ trọng (%) 2010 (ước) 572 5 181 41 1.121 238 16 20 10 10 33

2008

Tỷ lệ tăng (%) ’05 – ‘10

41,9 0,1 5,1 0 23,4 5,1 0,5 1,1 0,4 0,4 1,4

27,5 0 4,8 0,6 26,6 5,9 0,4 0,8 0,5 0,4 2,3

2010 (ước) 16.5 0,1 5,2 1,2 32,3 6,9 0,5 0,6 0,3 0,3 1

475

15,8

14,0

13,7

12,5

52 14 2.216 400 440 3.470

2,6 1,8 57,2 0,4 100

2,3 4,9 63,5 8,6 0,5 100

1,5 0,4 63,9 11,5 12,7 100

3,4 -14,1 18,3 136,1 15,7

2005

2008

-4,0 38,0 16,3 23,4 22,6 12,2 2,1 7,4 7,4 6,6

2) Phân tích ngành tài chính 2.428 Khả năng huy động và cách thức quản lý nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội về lâu dài của tỉnh Long An. Chương trình đầu tư địa phương chính là động lực cho các hoạt động kinh tế của tỉnh, do đó ngân sách cho các khoản đầu tư này cần được nâng cao nhờ chương trình tạo doanh thu của Nhà nước. Bảng 2.8.3 trình bày những nhận định chính về lĩnh vực tài chính, những ảnh hưởng có thể thấy trước đối với sự phát triển của tỉnh. Bảng này cũng thể hiện các biện pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình.

2-168

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 2.10.32.8.3 Nhận định về lĩnh vực tài chính của tỉnh Nhận định  Long An hàng năm đều bị thâm hụt ngân sách (chi luôn vượt quá thu). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức thâm hụt này đã giảm xuống mức kiểm soát được (từ 33% năm 2005 xuống còn 10% năm 2008 và 9% năm 2010)

Hệ quả/ Vấn đề đặt ra  Phần thâm hụt ngân sách sẽ phải được bù từ các nguồn khác (ví dụ như vay vốn, bán tài sản Nhà nước v.v.)  Thu bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương

 Xổ số kiến thiết là một trong những nguồn thu lớn nhất. Các nguồn thu chính khác là từ hoạt động của doanh nghiệp (trung ương, ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài) và thuế sử dụng đất.

 Mặc dù xổ số kiến thiết là một trong những nguồn thu lớn nhất nhưng lại không phải hoạt động sản xuất như hoạt động của doanh nghiệp. Hình thức đánh bạc hợp pháp này không đóng góp cho việc cải thiện đời sống cộng đồng, tạo việc làm, sản xuất kinh tế và phát triển xã hội.  Công nghiệp hóa và đô thị hóa tạo áp lực đối với nguồn lực của Nhà nước dành cho các dịch vụ xã hội, kinh tế và môi trường.  Nhìn chung các khoản chi đang có được sự cân bằng hơn.

 Tăng thu ngân sách là nhờ thúc đẩy công nghiệp hóa và đô thị hóa  Các khoản chi chính là giáo dục, đào tạo và dạy nghề; hành chính, y tế, hoạt động kinh tế. Các hoạt động môi trường đang được chú trọng hơn.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-169

Biện pháp đề xuất  Ngành nên hướng tới mục tiêu thặng dư ngân sách bằng cách đa dạng hóa các nguồn thu, cải thiện công tác thu thuế và các nguồn thu khác, chủ động tìm kiếm hỗ trợ phát triển và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.  Tăng thu ngân sách nhà nước  Nhà nước tập trung nhiều hơn vào việc tạo nguồn thu từ các nguồn khác, bao gồm các hoạt động kinh doanh, sản xuất, các nguồn phí quản lý, hành chính công, v.v.

 Cần bố trí thêm ngân sách cho các chương trình quản lý nguồn lực bền vững.  Các chương trình dịch vụ giáo dục, y tế và xã hội cần nhằm đáp ứng những yêu cầu của một xã hội đang đô thị hóa và công nghiệp hóa (ví dụ như cung cấp nhân lực có kỹ năng cho các ngành công nghiệp địa phương, tạo việc làm, cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động, v.v.)  Tăng đầu tư vào các hoạt động môi trường là một hướng đi đúng đắn. Cần bố trí nhiều vốn hơn cho việc bảo vệ và quản lý môi trường, nhất là khi cân nhắc vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất ngày càng tăng trong tỉnh (xem Chương 2.7).

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.9. Sơ lược về hiện trạng các tỉnh bên kia biên giới Campuchia 1) Khái quát 2.430 Long An có đường biên giới chung với 2 tỉnh của Campuchia là Prey Veng và Svay Riêng. Cả hai tỉnh Prey Veng và Svay Rieng đều thuộc vùng Plaing của Campuchia bao gồm các tỉnh Prey Veng, Svay Rieng, Phnom Penh, Takeo, Kandal, và Kampong Cham. 2.431 Campuchia có các Kế hoạch Đầu tư 3 năm và Kế hoạch Phát triển Kinh tế – Xã hội 5 năm. Ở cấp quốc gia, có Quy hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 5 năm (NSDP) để thực hiện Chiến lược Phát triển vùng Tam giác của Chính quyền Hoàng gia hiện nay và để thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Campuchia. Quy hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 5 năm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc kết nối, tăng cường trao đổi thương mại, và nhập khẩu điện năng từ các nước láng giềng.

2) Tỉnh Prey Veng 2.432 Prey Veng là tỉnh đông nam Campuchia, có đường biên giới chung với Tây Ninh, Đồng Tháp và Long An (các huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng) của Việt Nam. 2.433 Thủ phủ của tỉnh là thị xã Prey Veng. Tỉnh có 12 huyện, 116 xã, tổng dân số là 947.357 người, đứng thứ tư về dân số ở Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên là 4.883 km², mật độ dân số là 194 người/km². Trên 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp. (1) Nông nghiệp 2.434 Prey Veng là tỉnh nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa. Diện tích trồng lúa là 250.000 ha vào mùa mưa và 70.000 ha vào mùa khô. Năng suất chỉ đạt 3 tấn/ha, thấp hơn so với Long An. Chiến lược chính của ngành nông nghiệp là (i) duy trì diện tích đất hiện có, (ii) áp dụng công nghệ hiện đại, và (iii) duy trì năng suất. Nhìn chung, người nông dân phải phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó năng suất và chất lượng lúa không ổn định. 2.435 Mặc dù là tỉnh nông nghiệp, nhưng sản lượng lúa của Prey Veng chỉ đạt khoảng 500.000 tấn mỗi năm, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cả nước Campuchia. Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng hiện tại năng lực còn thấp. Xét về triển vọng dài hạn phát triển ngành nông nghiệp thì Prey Veng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Long An. Ví dụ, nông dân tỉnh Prey Veng được cử sang Long An học các biện pháp đối phó với thiên tai và áp dụng các công nghệ hiện đại. Hai tỉnh cần tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm. 2.436 Điều kiện thổ nhưỡng là một trong những vấn đề mà ngành nông nghiệp của tỉnh đang phải đối mặt. 20% diện tích đất nông nghiệp sử dụng nước từ hệ thống sông ngòi, do đó đất khá màu mỡ. Tuy nhiên, phần diện tích còn lại là đất phèn, không phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Muốn phát triển nông nghiệp thì trước hết cần phải cải thiện điều kiện thổ nhưỡng. 2.437 Những khó khăn trong phát triển nông nghiệp đã hạn chế sự phát triển của tỉnh. Năng suất thấp và giá xuất khẩu không cạnh tranh là những vấn đề chính. Tỉnh đã nỗ lực thu hút đầu tư nhưng đầu tư còn rất hạn chế. Do đó, tỉnh cần dựa vào các tỉnh lân cận. Ngành nông nghiệp chỉ có thể phát triển thông qua việc thúc đẩy phát triển hợp tác khu vực biên giới.

2-170

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Công nghiệp 2.438 Có 30 nhà máy chế biến gạo lớn ở Prey Veng nhưng chất lượng gạo không cao do trang thiết bị và công nghệ lạc hậu. Do Prey Veng là tỉnh nông nghiệp nên chưa có ngành công nghiệp đáng kể nào, ngoại trừ dệt lụa – đây là sản phẩm rất nổi tiếng của tỉnh. Tỉnh có trên 4.000 cơ sở dệt lụa quy mô nhỏ, tạo công ăn việc làm cho trên 7.000 lao động. 2.439 Định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh là tập trung nâng cao năng suất và chất lượng gạo, đặc biệt là gạo xuất khẩu. Hiện nay tỉnh chủ yếu xuất khẩu lúa chứ không phải gạo. Cần áp dụng công nghệ mới trong chế biến gạo nhằm nâng cao chất lượng và năng suất gạo. 2.440 Một vấn đề khó khăn khác của tỉnh là tình trạng thiếu điện, đặc biệt ở khu vực biên giới. Liên kết mạng lưới điện của Prey Veng với tỉnh Long An sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của tỉnh. Điện năng không chỉ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày mà còn cả cho hệ thống thủy lợi. (3) Kết cấu hạ tầng 2.441 Mạng lưới đường bộ của tỉnh gồm quốc lộ, đường tỉnh và đường đô thị. Tỉnh có 3 tuyến quốc lộ là QL1, QL11 và QL8; 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 442 km. Tổng chiều dài đường đô thị của tỉnh là 25,8 km. 2.442 Định hướng phát triển vận tải đường bộ của tỉnh tuân theo chính sách phát triển chung của Chính phủ Campuchia. Các dự án ưu tiên thực hiện gồm (i) phát triển mạng lưới kết nối với các tỉnh lân cận, đặc biệt là tới tỉnh Đồng Tháp của Việt Nam, (ii) phát triển nút giao trên QL1 kết nối tới tỉnh Đồng Tháp, (iii) phát triển QL8 kết nối tới tỉnh Tây Ninh và (iv) phát triển tuyến đường nối tới tỉnh Long An. Mặc dù có một số quy hoạch rõ ràng nhưng tỉnh chưa đủ năng lực để thực hiện các quy hoạch này. 2.443 Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng chính là phát triển 3 mạng lưới gồm mạng lưới đường bộ, mạng lưới thủy lợi và mạng lưới điện. Tỉnh đang triển khai một dự án ODA về phát triển đường bộ từ Prey Veng đến Đồng Tháp Mười. Các tuyến đường dây tải điện cũng đang được phát triển dọc tuyến đường này. Ngoài ra, dự án phát triển đường rải nhựa từ QL1 đến cửa khẩu tỉnh Long An dài 22 km cũng đang chờ phê duyệt. 2.444 Liên kết với các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp và Long An đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. (4) Quản lý môi trường 2.445 Campuchia có cơ quan quản lý môi trường ở cả cấp TW và cấp tỉnh. Chính phủ Campuchia cũng hỗ trợ người dân di dời khỏi các vùng ngập lụt trong mùa lũ và cung cấp dịch vụ y tế cho người dân tại các khu tái định cư. Sau mùa lũ, ngành nông nghiệp sẽ cung cấp giống mới cho nông dân. 2.446 Prey Vieng là tỉnh bị ngập lụt nặng nhất ở Campuchia. Tuy nhiên, tỉnh có chiến lược phòng chống lũ khá tốt. Ngoài ra, tỉnh cũng thuộc đối tượng của chương trình hỗ trợ cho khu vực ngập lũ thuộc sông Mê-Kông, bao gồm một số vùng của Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan. Trong khuôn khổ chương trình này, mỗi quốc gia nhận được 10.000 USD tiền hỗ trợ. Các tỉnh ở Cam-pu-chia được quyền quyết định cách phân bổ khoản trợ cấp này.

2-171

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 0.1 Các hình ảnh về lũ lụt ở khu vực sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Ảnh do Đoàn Nghiên cứu LAPIDES chụp

(5) Năng lực tài chính 2.447 Ở Campuchia, Chính phủ phân bổ ngân sách cho các tỉnh nên các tỉnh không thể tự quyết ngân sách của tỉnh. Ngân sách cấp cho tỉnh Prey Vieng hàng năm vào khoảng 40.000 – 50.000 USD. Ngân sách cấp cho các dự án được tách riêng khỏi ngân sách chung. Yêu cầu về các dự án phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ. Điền kiện và khuyến nghị của địa phương đôi khi bị bỏ qua.

3) Tỉnh Svay Rieng 2.448 Tỉnh Svay Rieng nằm ở khu vực đông Nam của Campuchia, giáp ranh với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An (các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa và Đức Huệ) của Việt Nam với đường biên giới dài 258 km. Chỉ có 1 cửa khẩu quốc tế trên đường biên giới giữa tỉnh Svay Riêng và tỉnh Long An. 2.449 Thủ phủ của tỉnh Svay Rieng là thị xã Svay Rieng. Tỉnh được chia thành 7 huyện/thị và 80 xã/phường với tổng dân số 482.785 người và tổng diện tích 2.966km2. Mật độ dân số bình quân là 162,8 người/km2, bằng một nửa mật độ dân số của tỉnh Long An (320,2 người/km2). Tỷ lệ lao động của ngành nông nghiệp chiếm 76%. 2.450 Theo định hướng phát triển từ trung ương, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh là tập trung vào phát triển nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, công nghiệp, tạo công ăn việc làm và phát triển nguồn nhân lực. (1) Nông nghiệp 2.451 Tỉnh có 164,130 ha đất trồng lúa, cao hơn diện tích trồng lúa quy hoạch (160,00ha). Năng suất lúa bình quân là 2 tấn/ha trong vụ mùa và 4 tấn/ha trong vụ hè thu. Sản lượng lúa hàng năm là 359.000 tấn và lượng lúa xuất sang các tỉnh khác là 250.000 tấn. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm thịt gia súc và sắn (khoai mì). Thị trường tiêu thụ lúa gạo và gia súc chính của tỉnh chính là tỉnh Long An và thị trường tiêu thụ khoai mì chính là tỉnh Tây Ninh. 2.452 Các vấn đề chính của ngành nông nghiệp là (i) thiên tai, (ii) dịch bệnh trong sản xuất lúa, (iii) dịch bệnh gia súc, gia cầm, (iv) hệ thống thủy lợi, (v) thiếu hỗ trợ về phân bón, logistics, v.v. và (vi) thiếu công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm. Dịch bệnh không chỉ tác động tới tỉnh Svay Riêng mà còn ảnh hưởng tới các tỉnh khác. Do đó, cần có sự phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc giải quyết vấn đề này. Về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, hiện tỉnh chỉ có thể xuất khẩu các sản phẩm thô. Nếu có công nghệ chế biến, sẽ tạo thêm giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

2-172

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Công nghiệp và dịch vụ 2.453 Các cơ sở và công trình công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Svay Riêng gồm: 

Sòng bạc và nhà khách: 26



Nhà hàng: 9



Khách sạn: 4



Dịch vụ bảo vệ: 4



Nhà máy, xí nghiệp: 12

2.454 Chính phủ Campuchia đã công nhận khu vực Bavet của tỉnh nằm dọc QL1 tại cửa khẩu tỉnh Tây Ninh là khu vực ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến. Khu vực này được gọi là đặc khu kinh tế. Nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào khu vực này, thu hút trên 6.000 lao động, sản xuất và xuất khẩu sợi, xe máy, phụ tùng và các dịch vụ khác. 2.455 Hàng năm tỉnh đón 120.064 lượt du khách, trong đó có rất nhiều khách du lịch Việt Nam. Theo Thông tin Đầu tư của tỉnh Svay Riêng của USAID, số khách du lịch Việt Nam đến tỉnh hàng tháng là khoảng 30.000 người. Con số này có thể bao gồm cả người đến Svay Riêng vì mục đích kinh doanh hoặc hoạt động thường ngày. Các sòng bạc ở Bavet cũng thu hút rất nhiều khách du lịch Việt Nam. (3) Kết cấu hạ tầng 2.456 Mạng lưới đường bộ của tỉnh gồm quốc lộ và tỉnh lộ. Có 2 tuyến quốc lộ trong tỉnh là QL1 (64,8km) và QL13 (59,6km). Các tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 448 km. 2.457 Để phát triển tỉnh, cần cải tạo mạng lưới GTVT và vận tải tại khu vực biên giới. Thiếu kết cấu hạ tầng dẫn đến tăng thời gian và chi phí đi lại. Mặc dù QL1 kết nối tới cửa khẩu quốc tế ở Tây Ninh có chất lượng khá tốt nhưng chất lượng của các tuyến đường khác kết nối tới 4 cửa khẩu khác lại rất kém. Hình 0.2 Hình ảnh về các tuyến đường đô thị và nông thôn trong tỉnh

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES chụp

2.458 Về GTVT đường thủy, luồng lạch đường thủy tới huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An khá hạn chế. Cần nạo vét tuyến đường thủy này để kết nối tốt với Long An và hỗ trợ hệ thống GTVT và thủy lợi. Hệ thống thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp và GTVT. Mực nước không ổn định nên cần phát triển hệ thống thủy lợi và hệ thống thoát nước để đảm bảo cấp nước ổn định.

2-173

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(4) Quản lý môi trường 2.459 Công tác quản lý lũ lụt được thực hiện tốt ở tỉnh nên không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong mùa lũ. Nước lũ cung cấp phù sa màu mỡ cho đất đai trong tỉnh. Tuy nhiên, mực nước thay đổi cũng gây nhiều khó khăn cho ngành nông nghiệp. (5) Nguồn nhân lực 2.460 Tỉnh có 69 trường mẫu giáo, 254 trường tiểu học, 46 trường trung học cơ sở, 17 trường trung học phổ thông và 1 trường đại học. 2.461 Vấn đề chính của ngành giáo dục tại tỉnh là trẻ em không đến trường. Ở cấp mẫu giáo, cha mẹ không muốn cho con đi học do không hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non. Đối với giáo dục tiểu học, trẻ em 6 tuổi bắt đầu đến trường nhưng nhiều phụ huynh không biết quy định này. Đối với thanh thiếu niên, một số không muốn đến trường còn một số khác thì không thể đến trường. Đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình không đủ tiền để cho con đi học ở cấp cao hơn. Nhiều thanh thiếu niên thích đi làm, thêm vào đó nhiều cơ sở công nghiệp cũng cần nhiều lao động. Dù không phải đóng học phí, nhiều học sinh vẫn không thể hoặc không muốn đến trường. 2.462 Thanh thiếu niên sẽ trở thành lao động có tay nghề thấp nếu không được giáo dục, đào tạo tốt. Nhờ nâng cao nhận thức của cha mẹ về việc cho trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh nhập học gần đây đã tăng. Để nâng cao tay nghề cho lao động, đã có một trường cung cấp trang thiết bị, máy móc và máy tính cho học sinh học tập. Số học sinh hàng năm của trường là 125 học sinh. Trường đã thành công trong việc đào tạo lao động có tay nghề. (6) Năng lực tài chính 2.463 Nguồn thu ngân sách chính của tỉnh Svay Riêng là thuế thu nhập (ước đạt 313.630 USD trong 6 tháng đầu năm năm 2009), xuất khẩu (trên 3,1 triệu USD) và khu vực kinh tế tài chính (khoảng 109.651 USD).

4) Điều kiện khu vực biên giới trên địa bàn Long An 2.464 Có 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 1 cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh Long An. 2 cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu Bình Hiệp ở huyện Mộc Hóa và cửa khẩu Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ. Cửa khẩu phụ nằm ở cửa sông Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. 2.465 Năm 2007 và 2008, kim ngạch xuất-nhập khẩu qua biên giới đã giảm mạnh chỉ bằng 16% so với năm 2006 (xem Bảng 2.9.1). Kết quả 6 tháng đầu năm năm 2009 cho thấy xu hướng tăng nhanh trở lại do tăng cường xuất khẩu. Bảng 0.1 Kim ngạch xuất-nhập khẩu qua biên giới của Long An Năm

Giá trị thương mại chính thức (000 USD) Tổng

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Giá trị thương mại tiểu ngạch (triệu đồng) Tổng

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2006

11.391,3

10.461,4

929,9

10.841,0

8.419,2

2.422,5

2007

1.447,9

1.267,9

180,0

3.774,5

2.581,7

1.193,2

2008

2.254,7

1.778,0

476,7

236,8

236,8

-

6 tháng/ 2009

3.613,5

3.568,0

45,5

1.037,0

1.037,0

0

Nguồn: Sở Công thương Long An

2-174

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2.466 Các chợ biên giới đã phát triển dọc khu vực biên giới Long An – Svay Rieng và Pray Vieng để thúc đẩy trao đổi hàng hóa. Phía Long An có 9 chợ gồm 1 chợ ở huyện Mộc Hóa (chợ Bình Hiệp), 1 chợ ở huyện Đức Huệ (chợ Tho Mo) và 7 chợ ở huyện Vĩnh Hưng (Bình Châu, Long Khốt, Bình Tứ, Tà Nu, Cả Trốt, Hưng Điền và Hưng Điền B). Ngoài ra, có các điểm buôn bán nhỏ dọc biên giới quốc gia. Có 4 chợ ở tỉnh Svay Rieng và Pray Vieng gồm một chợ ở huyện Kongpong (chợ Prayvo), 2 chợ ở huyện Chan Tria (Ba Thu và Giồng Két) và 1 chợ ở huyện Svay Chung (chợ Am Chum). Khối lượng giao dịch các sản phẩm nông sản và hàng hóa khác ước tính khoảng 10 tấn/ngày. 2.467 Tình trạng buôn lậu/xuất nhập khẩu tiểu ngạch khá phổ biến ở các điểm qua biên giới. Tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 3.012 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2009, phát hiện 976 trường hợp vi phạm (chiếm 32,4% tổng số trường hợp thanh tra) (xem Bảng 2.9.2). Nhiều sản phẩm nhập lậu gồm thuốc lá, rượu mạnh, đĩa CD và VCD, đường, bột ngọt, quần áo và các mặt hàng khác. Kinh doanh tiền tệ không phép gồm USD và VND cũng khá phổ biến. 2.468 Hiện người Việt và người Campuchia có thể đi lại tự do qua các cửa khẩu. Người dân cũng có thể qua nước bên kia mà không cần phải đi qua các cửa khẩu chính thức. Điều này khiến tình trạng buôn lậu ngày càng tăng cũng như phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến người Campuchia lang thang trên đường phố ở Long An. Bảng 0.2

Các vi phạm ở cửa khẩu

Loại vi phạm

Số TH phát hiện 11,2% 109

Buôn lậu Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm bản quyền

136

13,9%

Vi phạm về giá cả

188

19,3%

Khác

543

55,6%

Tổng số trường hợp vi phạm

976

100,0%

Nguồn: Sở Công Thương Long An

5) Mong muốn tăng cường hợp tác với tỉnh Long An của 2 tỉnh 2.469 Cả tỉnh Prey Vieng và tỉnh Svay Rieng đều trông đợi rất nhiều từ sự phát triển của tỉnh Long An. Sự phát triển của Long An sẽ đem lại tác động tích cực cho 2 tỉnh, đặc biệt là cải thiện điều kiện sống, phát triển nông nghiệp và GTVT. Cả hai tỉnh đều kỳ vọng rằng nếu được kết nối tốt với tỉnh Long An sẽ tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho cả 2 tỉnh.

6) Phân tích mối quan hệ của Long An với các tỉnh láng giềng 2.470 Sự phát triển kinh tế – xã hội thường vượt ra khỏi ranh giới địa lý. Các xã hội theo kiểu “bế quan tỏa cảng” hiếm khi đạt được sự tăng trưởng nhanh do xã hội – cho dù là các cộng đồng nhỏ, tỉnh, thành hay quốc gia và vùng lãnh thổ – cần tương tác với nhau về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị. Các mối quan hệ đó thông thường khởi nguồn và trở nên bền chặt giữa các tỉnh gần gũi về mặt địa lý. Bảng 2.9.3 liệt kê những nhận định chính về mối quan hệ của Long An với các tỉnh và vùng láng giềng, những tác động có thể thấy trước đối với quá trình phát triển của tỉnh và những biện pháp đề xuất để cải thiện tình hình.

2-175

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 0.3

Nhận định về mối quan hệ của Long An với các khu vực láng giềng

Nhận định

Vấn đề đặt ra/Hệ quả

 Quá trình phát triển của tỉnh Long An và quá trình phát triển trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng KTTĐPN và các tỉnh Campuchia (Pray Veng và Svay Rieng) có mối quan hệ tác động qua lại

 Chính vì thế, chương trình phát triển của Long An cần tính tới quá trình phát triển và mối quan hệ với các khu vực này

 Xét về khía cạnh kinh tế thì thương mại và đầu tư liên tỉnh là kết quả tự nhiên của việc gần gũi về địa lý. Long An có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với vùng ĐBSCL, vùng KTTĐPN và các tỉnh láng giềng của Campuchia. Tỉnh cũng được hưởng lợi từ việc đầu tư vào hay nhận đầu tư từ các khu vực láng giềng này.

 Dịch cư là một kết quả tự nhiên khác từ việc gần gũi về địa lý. Thông thường người ta chuyển từ khu vực kém thịnh vượng hơn sang khu vực có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn, điều kiện sống tốt hơn. Long An có vị thế kinh tế tương đối cao hơn so với vùng ĐBSCL, càng cao hơn so với các tỉnh láng giềng thuộc Campuchia. Mặc dù vẫn còn ở những bước đầu trong quá trình phát triển nhưng nền kinh tế Long An vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu của dân số trong tỉnh. Do đó, việc nhập cư hay di cư của tỉnh vẫn ở trong phạm vi kiểm soát được.

Giải pháp đề xuất

 Xác định những lĩnh vực hợp tác có thể mang lại lợi ích song phương giữa Long An và các khu vực láng giềng.  Phát huy các hiệp ước và chương trình hợp tác liên vùng chính thức và phi chính thức với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng KTTĐPN và các tỉnh lân cận của Campuchia (ví dụ như các hiệp định thương mại qua biên giới v.v.)  Tiếp tục phát triển hạ tầng kỹ thuật kết nối để tạo điều kiện qua lại giữa các vùng.  Nền kinh tế của long An được  Đa dạng hóa hơn nữa các sản hưởng lợi nhiều từ việc tăng phẩm và dịch vụ để phục vụ thương mại và đầu tư với các thương mại. vùng lân cận. Mối quan hệ kinh  Đàm phán song phương về các tế này cần được tiếp tục phát vấn đề lợi ích và điều kiện huy. thương mại, đầu tư liên vùng.  Tăng cường giao lưu kinh tế để tăng cường các mối quan hệ kinh tế.  Xây dựng và cải tạo các công trình phục vụ hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch và an ninh, các quy định và quy trình tại khu vực biên giới.  Tăng cường theo dõi, kiểm soát tình hình buôn lậu qua biên giới, v.v.  Công cuộc phát triển dài hạn  Cần nghiên cứu tình hình dịch cư của tỉnh cần tính tới xu thế dịch qua ranh giới của tỉnh hiện tại cư hiện tại và tương lai qua ranh và dự báo tương lai, phản ánh vào giới tỉnh. Những vấn đề này sẽ quá trình quy hoạch và chương có tác động tới hệ thống hạ trình đầu tư của tỉnh. tầng, nền kinh tế, các lĩnh vực  Đảm bảo khả năng tự đáp ứng giáo dục, y tế, an ninh và dịch của tỉnh về lương thực, tạo việc vụ xã hội. làm và cung cấp dịch vụ xã hội.  Tăng cường hợp tác kinh tế – xã hội với các khu vực láng giềng để đảm bảo sự tăng trưởng cân bằng giữa các vùng, sao cho đảm bảo được lợi ích song phương.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2-176

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3

RÀ SOÁT CÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN

3.1

Các quy hoạch phát triển quốc gia 3.1 Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia đưa ra định hướng và chính sách phát triển kinh tế xã hội ở cấp cao nhất. Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2006 – 2010 cụ thể hóa các định hướng và nhiệm vụ trong chiến lược 10 năm (2001 – 2010). Sau đây là nội dung chính của KHPT KTXH quốc gia: (1)

Thành tựu đạt được và những tồn tại yếu kém

3.2 Trong nửa đầu giai đoạn này (2001 – 2005), đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như tăng trưởng kinh tế cao (7,5%/năm), từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng việc huy động các nguồn lực phát triển nhất là các nguồn lực trong nhân dân, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đạt được những chuyển biến quan trọng về ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đạt được nhiều thành quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế, ổn định chính trị và xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, cụ thể như sau: (i) Mức độ tăng trưởng kinh tế còn dưới năng lực phát triển quốc gia; chất lượng phát triển thấp, tính cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Hạ tầng kinh tế – xã hội còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và gia tăng tính cạnh tranh. Một số dự án trọng điểm quốc gia chưa được hoàn thiện đúng kế hoạch. Năng lực sản xuất của một số ngành chủ đạo và sản lượng tăng chậm; (ii) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa đồng đều, chưa phát huy được tiềm năng của từng ngành, từng vùng miền và từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vụ chưa có nhiều biến chuyển, dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn chậm và thiếu bền vững. Tỷ trọng hàng hóa lắp ráp và gia công còn cao; chậm đổi mới công nghệ. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP thấp, chưa chuyển biến đáng kể. Sự phát triển của các vùng kinh tế lớn chưa tương xứng với tiềm năng, do đó không phát huy được vai trò là động lực kinh tế. Chính sách đầu tư và hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, khu vực kinh tế tập thể còn nhiều yếu kém. Lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên lực lượng lao động khó đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như cải cách kinh tế; (iii) Các chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện và chưa chín muồi, mặc dù thị trường tài chính, thị trường bất động sản và thị trường khoa học & công nghệ đang dần phát triển; (iv) Một số vấn đề cân bằng kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. An ninh lương thực được đảm bảo nhưng an ninh năng lượng, cân đối ngân sách quốc gia, cán cân xuất nhập khẩu và dự trữ ngoại hối quốc gia vẫn chưa đủ ổn định. Chưa phát huy hay sử dụng hữu hiệu được tất cả tài nguyên quốc gia; các nguồn thu trong nước còn thấp, cơ cấu chi ngân sách chưa thực sự hợp lý; tính hiệu quả của đầu tư Nhà nước và nguồn lực Nhà nước còn thấp. Tỷ lệ nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng còn cao, chất lượng tín dụng thấp; đây đều là những rủi ro tiềm tàng. Cơ chế hoạt động ngân hàng vừa cứng nhắc vừa lỏng lẻo, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho các ngành kinh tế ngoài quốc doanh tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư.

3-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(v) Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế. Thiếu lộ trình thật chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; chưa gắn kết chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn thiện pháp luật, thể chế, chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế; việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và của nền kinh tế chưa theo kịp với yêu cầu của hội nhập. Tỉ lệ hàng xuất khẩu qua chế biến, chế tác sâu còn thấp. Quy mô xuất khẩu còn nhỏ. Môi trường đầu tư kém hấp dẫn so với một số nước xung quanh. Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của các tập đoàn kinh tế lớn; chưa chủ động khai thác vốn đầu tư gián tiếp quốc tế. Việc giải ngân vốn ODA còn chậm. (vi) Cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội còn chậm phát huy; một số vấn đề xã hội bức xúc còn chậm được giải quyết và phòng ngừa. Cụ thể như sau: 

Giáo dục: Cơ cấu hệ thống giáo dục hiện tại còn nhiều bất cập. Giáo dục dạy nghề còn ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế. Chất lượng đào tạo thể hiện nhiều yếu kém. Kết quả giáo dục thấp nên không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn hạn chế.



Khoa học và Công nghệ: Chưa tạo được tác động lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý khoa học và công nghệ đã được cải thiện nhưng tốc độ còn chậm, còn phụ thuộc vào bao cấp. Chất lượng nghiên cứu thấp và không gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Thị trường khoa học và công nghệ chậm hình thành. Đầu tư vào khoa học và công nghệ còn manh mún, thiếu hiệu quả.



Xóa đói giảm nghèo: Thành tựu đạt được chưa ổn định. Tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao. Nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo và vùng nghèo còn chưa được thực hiện hiệu quả. Sự chênh lệch giàu – nghèo giữa các khu vực miền núi, khu vực người dân tộc thiểu số và các khu vực khó khăn khác với các khu vực đô thị phát triển đang có xu hướng gia tăng. Ở nhiều nơi tỷ lệ thất nghiệp còn cao. Hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa, miền núi còn kém, cuộc sống của người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn.



Bất bình đẳng: Xã hội vẫn còn hiện tượng bất bình đẳng, làm cản trở công cuộc xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư khác nhau đang có xu hướng nới rộng. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn chưa đạt yêu cầu. Việc sử dụng, quản lý và sản xuất thuốc còn nhiều yếu kém. Còn chậm xóa bỏ và xử lý tình trạng vi phạm y đức. Một số tệ nạn xã hội còn chưa được giải quyết hiệu quả. Tội phạm có tổ chức đang có xu hướng gia tăng và chưa được phòng ngừa hữu hiệu. Tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn xảy ra.

3.3 Nhiều vấn đề trên đây vẫn còn là thách thức trong nửa sau (giai đoạn 2006 – 2010) của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và vẫn tiếp tục duy trì trong tương lai. Đó là những vấn đề cơ bản không chỉ ở Việt Nam mà cả ở những nước khác, bao gồm cả các nước đã phát triển và là cơ sở quan trọng cho việc lập và cập nhật kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh.

3-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2)

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2006 – 2010)

3.4 Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2006 – 2010, như sau: (i) Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển. (ii) Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. (iii) Tạo nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. (iv) Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. (v) Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. (vi) Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. (3)

Các nhiệm vụ chủ yếu

3.5

Các mục tiêu tổng quát trên được thể hiện chi tiết hơn ở các nhiệm vụ sau:

(i) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp. (ii) Chuyển đổi mạnh sang nền kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. (iii) Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. (iv) Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. (v) Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường. (vi) Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. (vii) Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. (viii) Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 3.1.1

Chỉ tiêu chính của KHPT KTXH quốc gia (2006 – 2010)

Lĩnh vực

Chỉ tiêu

Mục tiêu

Tổng (tỷ USD – giá hiện hành)

Phát triển kinh tế

GDP

Cơ cấu kinh tế (%)

15 - 16

Khu vực 2

43 - 44

Khu vực 3

40 - 41

Bình quân (USD)

1.050 – 1.100

Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách quốc gia (% GDP) Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (%/năm) Dân số

Tổng (tốc độ tăng trưởng) Đô thị (%)

Hộ đói (%) Hộ có nhà (%)

100

Diện tích nhà bình quân (m²/người)

Tỷ lệ tử vong Y tế

Phát triển hạ tầng

72 60

Trẻ em dưới 1 tuổi (‰)

16

Trẻ em dưới 5 tuổi (‰)

25

Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (%) Bác sĩ Dược sĩ có bằng đại học

100

Đại học, cao đẳng (%)

2 Đô thị/nông thôn

Mật độ điện thoại (máy/100 dân)

12,6 / 48 42 - 43 Đô thị cấp 1, 2, 3, Đô thị cấp 4

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn môi trường (%) Các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung Thu gom và xử lý chất thải rắn

Xúc tiến đầu tư

50 50 100 90 100

Xử lý chất thải y tế

100

Tỷ trọng lao động nông nghiệp (%) Tỷ lệ thất nghiệp đô thị (%) Tạo việc làm (triệu lao động bình quân/năm)

Đầu tư xã hội

100

Xử lý chất thải nguy hại Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

Dạy nghề

95 / 75 35

Số người dùng internet (%)

Lao động

1 – 1,2

Phổ cập trung học cơ sở (%)

Tỷ lệ áp dụng công nghệ sạch (%)

Tăng cường năng lực

7 26,3

Phạm vi cấp nước sạch (%)

Phạm vi xử lý môi trường (%)

Dưới 20

Số giường bệnh (/10.000 người)

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Quản lý môi trường

14 - 15

Sơ sinh (/100.000 ca)

Số cán bộ y tế (/100.000 người)

Giáo dục

16 88,4 triệu (1,14%) 29,9 10 - 11

Tuổi thọ trung bình Phát triển xã hội

21 - 22

0

Hộ nghèo (%) Điều kiện sống

94 - 98

Khu vực 1

Tổng (người)

40 50 Dưới 5% trên 8 (1,6) 7,5 triệu

Tỷ lệ đào tạo lâu dài (%) Tổng (tỷ USD, giá năm 2005 (so với GDP))

FDI (%GDP)

25- 30% 138,6 (40%) 38

Nguồn: Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội Long An giai đoạn 2006 - 2010

3-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3.2

Các quy hoạch vùng ở cấp quốc gia có liên quan 3.6 Xuất phát từ những đặc điểm về vị trí địa lý, sự phát triển của tỉnh bị tác động trên nhiều phương diện từ sự phát triển của vùng. Có 3 quy hoạch quan trọng cấp quốc gia mà Long An là một trong các tỉnh/thành chịu sự chi phối là Quy hoạch vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Các quy hoạch vùng này được tổng hợp trong phần dưới đây. (1) Quy hoạch Vùng KTTĐ phía Nam 3.7 Bản quy hoạch này bao gồm Tp. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Các nội dung bản quy hoạch tóm lược như sau: (a) Tầm nhìn: Vùng KTTĐPN sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động và có tính cạnh tranh cao của cả nước, với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. (b) Mục tiêu: Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu lên những mục tiêu phát triển chính của Vùng KTTĐPN bao gồm: (i) Mức tăng trưởng GDP của vùng phải cao hơn mức tăng trưởng của cả nước từ 10% đến 20%, là vùng dẫn đầu trong phát triển kinh tế của cả nước; (ii) Tỷ trọng GDP của vùng so với cả nước phải tăng từ mức 36% như hiện nay lên mức 40%-41% vào năm 2010 và lên mức 42%-43% vào năm 2020. (c) Nội hàm liên quan đến tỉnh Long An: Long An được mong đợi sẽ tham gia tích cực vào công cuộc phát triển công nghiệp của vùng trong những lĩnh vực sau; (i) Ngành khai khoáng (nguồn nước khoáng tại tỉnh Long An) (ii) Ngành chế biến nông-lâm-thủy sản: Rất nhiều ngành công nghiệp chế biến tại các trung tâm của Tp. HCM sẽ được đặt ở các tỉnh lân cận gồm Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Tây Ninh. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như đánh bóng gạo, chế biến lương thực-thực phẩm, chế biến lúa gạo, chế biến rau quả, chế biến tinh dầu thực vật, chế biến các sản phẩm sữa, chế biến thủy sản, công nghiệp giấy v.v. (iii) Ngành cơ khí (iv) Ngành hóa chất: Long An hiện nay đang sản xuất phân NPK và các sản phẩm nhựa (v) Kế hoạch phát triển cho ngành dệt may và da giày bao gồm sản xuất vải sợi, dệt, nhuộm và thuộc da, các phụ kiện may mặc và giày dép, các trung tâm thương mại (vi) Ngành chế tạo vật liệu xây dựng: Sẽ đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh. (2) Quy hoạch vùng đô thị Tp. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 3.8 Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, bản Quy hoạch này cũng tương tự như bản Quy hoạch vùng KTTĐPN, bao gồm Tp. HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích của khu vực nghiên cứu là 30.000 km², với số dân là 15 triệu người. Khu vực này có 190km đường bờ biển và 490km đường biên giới Việt Nam – Campuchia. Khu vực nghiên cứu mở rộng có bán kính 200km. NỘi dung của Quy hoạch được tóm tắt như sau:

3-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(a) Tầm nhìn và Chiến lược: Theo bản Quy hoạch vùng Tp. HCM đến năm 2020, “Vùng Tp. HCM sẽ trở thành vùng phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao nhất cùng với tính bền vững; trở thành đầu tàu tăng trưởng của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á và châu Á, trung tâm đẳng cấp quốc tế về tài chính và dịch vụ, trung tâm của các ngành công nghệ cao, trung tâm văn hóa – giáo dục & đào tạo – chăm sóc y tế - môi trường cảnh quan”. Các chiến lược chung cùng với các địa phương khác bao gồm: (i) Phát triển hệ thống đô thị cho vùng Tp. HCM với mối liên kết chặt chẽ và hội nhập với các thành phố lớn khác được kết nối nhờ các hành lang kinh tế đô thị; (ii) Phát triển các khu công nghiệp đặc thù và khu Công nghiệp Công nghệ cao, đồng thời thiết lập hành lang kinh tế cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, với vai trò là động lực phát triển cho các tỉnh trong khu vực; (iii) Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội năng động và phong phú; (iv) Phát triển các khu du lịch và các điểm du lịch có chất lượng quốc tế, môi trường và cảnh quan đều được bảo vệ; (v) Đảm bảo phát triển cân bằng giữa khu vực đô thị và nông thôn; (vi) Đưa ra định hướng đối với hạ tầng kỹ thuật: giao thông vận tải, hệ thống điện, cấp thoát nước, và vệ sinh môi trường phát triển theo hướng gắn kết và kết nối liên hoàn; (b) Cấu trúc không gian: Cấu trúc không gian của khu vực được quy hoạch theo mô hình cấu trúc đa cực với các cân nhắc như sau: (i) Hệ thống các đô thị: Hệ thống các đô thị trong Vùng Tp. HCM bao gồm khu vực đô thị hạt nhân và các đô thị/thành phố của các tỉnh lân cận. Khu trung tâm bao gồm Tp. HCM là thành phố hạt nhân cùng với các đô thị vệ tinh trong vòng bán kính 300km. Khu vực lân cận gồm các thành phố/đô thị nằm dọc theo hành lang chính: 

Phía đông nam trên tuyến QL51: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu



Phía đông, dọc theo tuyến QL1A: huyện Long Khánh



Phía bắc, dọc theo tuyến QL13: huyện Chơn Thành, Bình Phước



Phía bắc, dọc theo tuyến QL22: huyện Trảng Bàng, Tây Ninh



Phía tây nam, dọc theo tuyến QL1A: các tỉnh Long An, Tiền Giang, Mỹ Tho.

3.9 Nằm trong cùng một hệ thống, các thành phố/đô thị sẽ có vai trò khác nhau. Các thành phố trực thuộc trung ương gồm Tp. HCM, và các đô thị cấp vùng như Vũng Tàu, Mỹ Tho, Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Đồng Xoài. Các thành phố/thị xã chuyên môn hóa gồm Long Thành (chuyên về thương mại, dịch vụ, khoa học), các thị xã Long Hải, thị xã Thác Mơ, thị trấn Dương Minh Châu, thị trấn Vĩnh An (chuyên về du lịch). (ii) Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông chính bao gồm các đường vành đai đô thị 1 và 2, đường vành đai 3 (cao tốc) cho thành phố hạt nhân (trong vòng bán kính 30km) cũng như hệ thống các đường cao tốc hướng tâm nối thành phố hạt nhân với các khu tiểu trung tâm. Hệ thống các tuyến đường giao thông có tác động tới Long An gồm có QL 14 – N1 (khu vực Tây Nguyên – Đồng bằng Sông Cửu Long) và đường cao tốc nối từ đường vành đai 3 đến khu vực phía nam.

3-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(iii) Phát triển các khu công nghiệp: Nhìn chung, Vùng Tp. HCM tập trung vào phát triển các ngành với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực chất lượng, các ngành hướng vào xuất khẩu, ngành luyện kim và các ngành phụ trợ. Chức năng công nghiệp theo quy hoạch sẽ phát triển tại các khu vực và theo các hướng sau: 

Khu Công nghiệp Trung Nam Bộ tại Tp. HCM: các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, công nghiệp chính xác, và các ngành phụ trợ



Khu Công nghiệp Bắc Nam Bộ tại tỉnh Bình Dương: ngành khai khoáng, chế biến nông-lâm sản, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng



Khu Công nghiệp Đông Nam Bộ tại tỉnh Đồng Nai: đa ngành, chế biến nônglâm sản, cơ khí, các ngành phụ trợ



Khu Công nghiệp Đông Nam Bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: công nghiệp nặng, dầu khí, lọc dầu, các ngành tại cảng biển



Khu Công nghiệp Tây Nam Bộ tại tỉnh Long An và Tiền Giang: chế biến nônglâm-thủy sản, cơ khí cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng



Khu Công nghiệp Tây Nam Bộ tại tỉnh Tây Ninh và Long An: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử.

(c) Vai trò của Long An trong Quy hoạch Vùng Tp. HCM Trong quy hoạch, sự phát triển trong tương lai chịu tác động bởi sự phát triển GTVT như sau: (i) Hành lang Đông Bắc – Tây Nam:Trong Quy hoạch này, tỉnh Long An sẽ hội nhập vào cấu trúc vùng thông qua hành lang Đông Bắc – Tây Nam nối Tp. HCM, thành phố Tân An, một số các thị trấn nhỏ và Mỹ Tho. Trục kinh tế này sẽ được tập trung với vai trò là một trong những trục phát triển chính của Vùng Tp. HCM với vùng ĐBSCL. Hiện nay, Long An được nối với Tp. HCM nhờ tuyến QL1, tuyến liên kết này sẽ được tăng cường khi hoàn thành và đưa vào khai thác Đại lộ Đông-Tây. Tuy nhiên, do cấu trúc lãnh thổ của Long An, trục liên kết này sẽ chỉ đi qua một đoạn ngắn của địa bàn tỉnh. Chính vì thế, chỉ có một phần của Long An được hưởng lợi từ trục kết nối này. (ii) Đường vành đai 3 quy hoạch: Tuyến đường này với tiêu chuẩn đường cao tốc xác định khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi (trong khoảng bán kính 30km đến 50km) đi qua hầu hết các huyện quan trọng khu vực đông bắc Long An. Tuyến đường này sẽ góp phần cải thiện tính kết nối giữa các đô thị của huyện Đức Hòa, Bến Lức với Cần Đước, Cần Giuộc cũng như với các cảng biển tại Hiệp Phước, Tp. HCM qua tuyến cao tốc này. 3.10 Trong bản Quy hoạch Vùng Tp. HCM, vai trò của Long An không thực sự nổi bật so với các tỉnh lân cận. Dọc theo trục phát triển theo hướng tây nam tính từ thành phố hạt nhân, các đô thị hay thị trấn của Long An không được chú trọng, thế nhưng Mỹ Tho, với vai trò là thành phố đối trọng tại khu vực này, và sẽ trở thành đô thị loại I, trong khi Tp. Tân An chỉ là thành phố vệ tinh, đô thị loại II. Bản Quy hoạch xác định rõ vai trò của Long An trong toàn khu vực như sau: (i) Về phát triển đô thị: Long An sẽ bao gồm chuỗi 2 đô thị vệ tinh dọc theo trục Tây Nam đó là Tp. Tân An (đô thị loại II) và thị trấn Bến Lức (đô thị loại III).

3-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(ii) Về phát triển công nghiệp: Long An sẽ tập trung vào ngành chế biến nông-lâm-thủy sản, cơ khí nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Về phát triển lĩnh vực dịch vụ, các dịch vụ quan trọng như giáo dục, y tế, du lịch, theo quy hoạch, sẽ không ở Long An. Hình 3.2.1

Hệ thống đô thị đa cực trong Vùng TPHCM

TT phát triển đô thị vùng KV tập trung phát triển đô thị Hành lang phát triển đô thị KV sinh thái Các thị trấn vệ tinh

Nguồn: Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

3-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 3.2.2

Mạng lưới các đô thị trong Vùng TPHCM

Nguồn: Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

Hình 3.2.3

Định hướng phát triển không gian của Vùng TPHCM

Nguồn: Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

3-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(3) Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 3.11 Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9 tháng 10 năm 2009. Phạm vi quy hoạch gồm thành phố Cần Thơ và toàn bộ 12 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Long An. Phạm vi nghiên cứu bao gồm khu KTTĐ phía Nam và các vùng liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Nội dung chính của quy hoạch như sau; (a) Tầm nhìn: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trong mạng lưới sản xuất nông sản đến năm 2050 có mức tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững. (b) Mục tiêu: Mục tiêu phát triển trong Quy hoạch xây dựng khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: (i) Tăng cường vai trò và tiềm năng của khu vực, với trung tâm là thành phố Cần Thơ (ii) Phát triển cấu trúc không gian cho toàn khu vực với các hành lang và vùng kinh tế được phân bố đồng đều cho các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ (iii) Phát triển các đô thị mới với các ngành kinh tế khu vực 2 và 3 mang tính đặc thù địa phương (iv) Phát triển các vùng nông nghiệp hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao (v) Phát triển các khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế với danh thắng văn hóa, đô thị và tự nhiên (vi) Tạo sự phát triển hài hòa giữa các khu đô thị và nông thôn (vii) Xây dựng hệ thống xã hội đa dạng và linh hoạt, quan tâm đến bảo vệ môi trường 3.12

Mục tiêu chính được trình bày trong Bảng 3.2.1. Bảng 3.2.1

Dân số Xây dựng đô thị và các khu vực công nghiệp

Mục tiêu phát triển chính

Chỉ tiêu Số dân Đô thị hóa (%) Diện tích xây dựng đô thị (ha) Diện tích công nghiệp (ha)

2020 20 - 21 triệu 30 - 32 triệu 100.000 – 110.000 20.000 – 30.000

2050 33 - 35 40 - 50 320.000 – 350.000 40.000 – 50.000

Nguồn: Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020

(c) Mô hình phát triển vùng: Phát triển tập trung đa cực phối hợp với các hành lang kinh tế (d) Định hướng phát triển: Về cấu trúc không gian, khu vực đồng bằng sông Cửu Long quan hệ mật thiết với TP HCM và biên giới Campuchia thông qua hệ thống quốc lộ và các tuyến cao tốc nối liền trung tâm khu vực với các tiểu vùng. Về phân bố khu vực theo chức năng, có 3 cấp tổ chức bao gồm khu vực đô thị trung tâm với thành phố Cần Thơ, khu vực ngoại vi trong bán kính 30-50 km từ khu vực đô thị trung tâm, và các khu vực cạnh tranh bao gồm các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An, Bến Tre và Đồng Tháp. (e) Vai trò tỉnh Long An trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Ngoại trừ một số trung tâm đô thị trong tỉnh, Long An được kỳ vọng sẽ phát triển dựa vào nông nghiệp. Vai trò của tỉnh bao gồm:

3-10

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(i) Thành phố Tân An: Thành phố công nghiệp-dịch vụ (ii) Bến Lức và Đức Hòa: Có chức năng thị trấn công nghiệp, dịch vụ, du lịch, dịch vụ cảng của tỉnh (iii) Khu vực công nghiệp đông bắc: Công nghiệp chế biến sản phẩm nông-lâm-ngư, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng (iv) Đồng Tháp Mười: Khu vực bảo tồn môi sinh và du lịch. (f) Các dự án về hạ tầng: Quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đề cập đến một số dự án về hạ tầng như sau: (i) Mạng lưới đường bộ quốc gia: Phát triển QL1A, N2, đường cao tốc, QL50, N1, QL62 (ii) Hệ thống đường sắt: TP HCM– Mỹ Tho –Cần Thơ (iii) Cảng hàng hóa: Xã Tân Lập, huyện Cần Giuộc (iv) Nhà máy nước mặt sông Hậu tại Tân Thạnh – Cần Thơ (v) Nhà máy nhiệt điện tại huyện Cần Đước (công suất 1.200 MW).

3-11

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3.3

Rà soát các quy hoạch phát triển của tỉnh 1) Các quy hoạch phát triển theo khu vực quy hoạch (a) Quy hoạch của tỉnh/vùng 3.13 Nhằm hướng tới phát triển bền vững, Long An hiện đã xây dựng 3 đồ án quy hoạch cấp tỉnh bao gồm: (i) Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 (lập năm 2006)1; (ii) Quy hoạch phát triển toàn diện dân cư đô thị và nông thôn của tỉnh Long An đến năm 2020 (năm 2003)2 (iii) Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An (năm 2005) (b) Quy hoạch huyện, thị 3.14 Tất cả 14 huyện, thị của tỉnh Long An (gồm thành phố Tân An và 13 huyện) đều đã có Quy hoạch chung, tuy nhiên do các đồ án trên đã được phê duyệt khá lâu (10 năm) nên một số nội dung trong đồ án không còn phù hợp với điều kiện phát triển đô thị hiện nay. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở XD Long An đang phối hợp với các huyện để lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các thị trấn. Đến nay, có 6 đô thị được UBND tỉnh phê duyệt (thị trấn Mộc Hóa, thị trấn Vĩnh Hưng, thị trấn Thạnh Hóa, thị trấn Bến Lức, thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Thủ Thừa). Thành phố Tân An và các thị trấn còn lại đang trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch. (c) Quy hoạch chi tiết 3.15 Sở Xây dựng đã phối hợp với các chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định và trình duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng như khu đô thị Long Hậu, khu cảng Đông Nam Á – Long An, trung tâm thương mại và đô thị huyện Cần Giuộc; khu dân cư và công nghiệp Tân Thành, huyện Thủ Thừa; khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức; khu đô thị – dân cư – công nghiệp xã Long Hựu Đông và xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước. 3.16 Cho đến nay, Sở XD đã thẩm định và đệ trình lên UBND tỉnh xem xét, thông qua 138 đồ án quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 14.249 ha (so với 16.992 ha tổng diện tích dự kiến) gồm3: (i) 34 đồ án khu công nghiệp (tổng diện tích 5.741 ha) trong tổng số 18 KCN (7.126 ha); (ii) 41 đồ án cụm công nghiệp (4.719 ha) trong tổng số 44 cụm công nghiệp (5.332 ha); (iii) 63 đồ án khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới (3.789 ha) trong tổng số 89 khu (4.533 ha).

1

2

3

Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 đã được xem xét kỹ trong Báo cáo Tiến độ I (tháng 9 năm 2009). Các mục tiêu phát triển của Quy hoạch được tổng hợp trong Phần 3.3 của Báo cáo cùng với việc rà soát các chiến lược của quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển các khu đân cư đô thị và nông thôn của Long An được xây dựng cách đây 7 năm nên không phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Chủ yếu tại các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc và thành phố Tân An.

3-12

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2) Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An (1) Khu vực Nghiên cứu 3.17 Vùng Kinh tế trọng điểm của Long An bao gồm thành phố Tân An, các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Thủ Thừa, Đức Huệ, và Thạnh Hóa. Đây là các huyện nằm trong khu vực bán kính 30-50km tính từ trung tâm Tp. Hồ Chí Minh và dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Tp. HCM. (2) Định hướng phát triển 3.18

Định hướng phát triển của vùng KTTĐ Long An trong quy hoạch này như sau:

a) Công nghiệp: Sẽ là trung tâm công nghiệp chính của tỉnh và quốc gia. Nằm kế bên TpHCM, Vùng KTTĐ Long An sẽ thu hút lượng đầu tư đáng kể, thừa hưởng được thị trường lớn và cơ sở hạ tầng từ TpHCM, do đó các khu công nghiệp thuộc các tỉnh giáp ranh như Đức Hòa, Bến Lức và Cần Giuộc luôn được chú trọng. Các ngành công nghiệp mũi nhọn bao gồm: (i) Công nghiệp chế biến (Vùng KTTĐ Long An có vị trí thuận lợi để tập trung nguyên liệu từ các tỉnh ĐBSCL) (ii) Các ngành cần nhiều lao động như may mặc, giầy dép, sản xuất đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy sản v.v. có thể phát huy lợi thế từ nguồn lao động giá rẻ dồi dào trong vùng. (iii) Từng bước chuyển đổi sang các ngành sử dụng nhiều chất xám và công nghệ cao hơn để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định với tốc độ cao. b) Dịch vụ: Sẽ trở thành trung tâm dịch vụ chính không chỉ của tỉnh mà của cả thị trường đa dạng thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực khác với hai loại hình dịch vụ chính: phổ thông và cao cấp. Dịch vụ phổ thông bao gồm thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục, và giao thông vận tải v.v. Các dịch vụ này đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ thông thường của người dân sống trong khu vực và kinh doanh tại tỉnh. Các ngành dịch vụ cao cấp được tổng hợp trong phần dưới đây. (i) Các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu sân golf cấp quốc tế và quốc gia, các trường đua, khu vực đua thuyền v.v (ii) Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, cao ốc văn phòng v.v., trung tâm đào tạo để đào tạo chuyên gia, công nhân kỹ thuật cao, các trung tâm phần mềm, v.v c) Nông nghiệp: Sẽ phát triển ngành nông nghiệp sạch và chất lượng cao với các mục tiêu chiến lược là phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái bền vững để đáp ứng nhu cầu của công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, các khu đô thị mới và nhất là nhu cầu của người dân Tp. HCM. Các vùng nông nghiệp này sẽ phân bố tại: (i) Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ (vùng trồng rau và cây ăn quả...) (ii) Đức Hòa, Đức Huệ (vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm) (iii) Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành (vùng nuôi trồng thủy-hải sản) (3) Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Long An 3.19 Vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Long An dự kiến sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển kinh tế và công nghiệp của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế gần TPHCM cũng như phát triển hạ tầng GTVT chất lượng cao như đường cao tốc và đường Vành đai 3 và Vành đai 4.

3-13

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3) Quy hoạch khu Đông Cần Giuộc tỉnh Long An đến năm 2025 3.20 Huyện Cần Giuộc nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng cao cũng như đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng. Huyện Cần Giuộc khá lớn nên nếu chỉ có một khu trung tâm là chưa đủ, do đó, định hướng đến 2025 huyện Cần Giuộc được chia thành hai khu riêng: Cần Giuộc Đông và Cần Giuộc Tây. 3.21

Mục tiêu quy hoạch nhằm:

(i) Đảm bảo phát triển ổn định, hài hòa, cân bằng giữa các khu vực phía đông và phía tây huyện Cần Giuộc. (ii) Đảm bảo thống nhất các chức năng hoạt động trong và ngoài tỉnh. (iii) Xác định mô hình phát triển phù hợp giữa các khu vực phía đông và phía tây của huyện Cần Giuộc trong mỗi giai đoạn về mọi mặt như tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, môi trường đô thị (iv) Đảm bảo hài hòa giữa công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trên địa bàn toàn huyện. 3.22

Định hướng phát triển như sau:

(i) Xác định chức năng của trung tâm huyện, các trung tâm xã, các khu dân cư, trục giao thông chính, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, v.v. (ii) Xây dựng khu đô thị hiện đại, đảm bảo môi trường sống có chất lượng (iii) Bảo vệ và khai thác danh lam thắng cảnh tự nhiên, xây dựng khu đô thị phát triển bền vững. (iv) Cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật có chất lượng cao như GTVT, cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước thải và nước mưa (v) Xây dựng khu đô thị hiện đại, hài hòa đảm bảo xanh, sạch với mô hình tổ chức không gian hợp lý. 3.23

Quy hoạch sử dụng đất của khu như sau:

(a) Khu dân cư: Kết hợp nâng cấp, xây mới các khu dân cư. Sẽ tiến hành nâng cấp các khu dân cư hiện nay với việc xác định các tuyến giao thông địa phương, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời sắp xếp lại để có thêm đất xây dựng các công trình công cộng, cải thiện môi trường sống. Xây bổ sung thêm các khu dân cư mới định hướng đô thị có kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đáp ứng các yêu cầu đối với khu đô thị hiện đại. (b) Công nghiệp: Đầu tư tập trung vào các khu/cụm công nghiệp hiện hữu cũng như xây mới các khu/cụm công nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho toàn huyện. Các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm sẽ phải di dời đến các khu/cụm công nghiệp tập trung có đầy đủ hệ thống xử lý ô nhiễm, các cơ sở công nghiệp-thủ công nghiệp không hoặc ít gây ô nhiễm sẽ tiếp tục hoạt động trong các khu dân cư. (c) Không gian xanh-Công viên-Thể thao: Ngoài ra, hệ thống không gian xanh có chức năng tách khu vực dân cư khỏi các khu/cụm công nghiệp, nghĩa trang, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật và không gian xanh dọc bờ sông, kênh rạch, v.v.

3-14

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

4) Đánh giá tình hình quy hoạch đô thị chung của Long An 3.24 Mặc dù đã có sẵn các quy hoạch vùng tại Long An và các quy hoạch đô thị chung của các huyện thị, nhưng các quy hoạch này đã lỗi thời, không còn phù hợp, chính vì thế không thể giữ chức năng là công cụ hướng dẫn trong quá trình phát triển đô thị. Mặt khác, với mong muốn thu hút đầu tư, chính quyền Long An phân bổ đất cho quá trình phát triển công nghiệp và đô thị theo phương thức nhằm phục vụ mục đích này, gây ra tình trạng phát triển đô thị lộn xộn trong địa bàn tỉnh. 3.25 Các khu công nghiệp được phân bố chủ yếu tập trung tại các khu vực xung quanh và dọc theo các trục đường chính củaTp. HCM (khu vực giữa Đức Hòa – Hóc Môn, Bình Chánh, các khu vực tại Bến Lức và dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, tại Cần Giuộc với 2 khu dọc theo sông Cần Giuộc và sông Soài Rạp, đối diện với huyện Cần Giờ…). Tuy nhiên, việc phân bố các khu CN còn khá lộn xộn và mang tính tự phát. Các cụm, khu CN sắp xếp chưa phù hợp với hệ thống hạ tầng giao thông. 3.26 Các khu định cư tập trung ở Tân An, Bến Lức (dọc theo QL1A) và Cần Giuộc (gần huyện Nhà Bè). Trên thực tế, các khu định cư này được quy hoạch tùy tiện, không xem xét đến chất lượng môi trường sống và tính hài hòa với cảnh quan vốn có. 3.27 Phần lớn đất đai của Long An nằm trong khu vực đất trũng, và hầu hết là đất sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương mong muốn thu hút đầu tư hơn nữa, Long An nên có chiến lược phát triển đô thị thông minh, trong đó khu vực phát triển đô thị cần được lựa chọn kỹ lưỡng để tránh tình trạng phát triển các khu đô thị tràn lan.

5) Đánh giá vị thế của Long An trong các quy hoạch hiện nay 3.28 Cần xác định mục tiêu chung khi xây dựng quy hoạch phát triển tỉnh Long An nhằm hỗ trợ các quy hoạch cao hơn cũng như các định hướng phát triển liên quan. Do đó, có thể đánh giá vai trò và vị thế của tỉnh trong các quy hoạch hiện nay như sau: (1) Đánh giá các quy hoạch vùng của Chính phủ 3.29 Nhìn chung, vị trí chiến lược của tỉnh Long An được gắn kết trong tất cả các quy hoạch vùng. Long An được coi là một phần của nền kinh tế năng động của vùng. Sự phát triển của tỉnh được xem xét trong mối quan hệ với tác động kinh tế của TPHCM. Long An cũng được coi là cửa ngõ kết nối với các tỉnh miền Đông và miền Tây của khu vực phía Nam. 3.30 Các chiến lược kết nối giao thông giữa Long An và toàn vùng được xem xét thông qua việc phát triển các chuyên ngành như: (a) Đường bộ (i) QL 1A và đường cao tốc Tp. HCM– Cần Thơ, đoạn qua Long An từ Bến Lức tới thành phố Tân An, nối Tp. HCM– vùng KTTĐ Long An – Cần Thơ; (ii) QL 50 từ Tp. HCM đi Cần Giuộc, Cần Đước– Gò Công – Mỹ Tho. (iii) Đường Hồ Chí Minh qua Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh. Đường N1 song song với biên giới, từ Tây Ninh tới Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và sau đó là Hà Tiên; và Quốc lộ N2 ở giữa. (iv) Vùng KTTĐ Long An cũng nằm trên tuyến đường vành đai 3 và 4 của Tp. HCM (theo quy hoạch Vùng Tp. HCM). (b) Đường sắt: Tuyến đường sắt Tp. HCM – Cần Thơ: Theo quyết định của Chính phủ, tuyến đường sắt Tp. HCM – Mỹ Tho sẽ được khôi phục. Theo quy hoạch do

3-15

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

TEDISOUTH lập, tuyến đường sắt này sẽ xuất phát từ ga Sóng Thần, chạy qua Quận 12, huyện Bình Chánh, sau đó tới phía nam QL1A (đoạn chạy qua Bến Lức, Tp. Tân An) tới Mỹ Tho. Các ga quan trọng nhất là Gò Đen, Bến Lức, Tân An. (c) Đường thủy nội dịa: (i) Sông Soài Rạp nối ra biển Đông và cũng nối với sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Nai, Thị Vải trong hệ thống sông lớn thuộc Vùng KTTĐPN (ii) Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây là hai tuyến đường thủy quan trọng của vùng, nhưng các tuyến sông này chỉ tiếp nhận được tàu 3-5 nghìn tấn (iii) Tuyến kênh vận tải quốc gia từ Tp. HCM tới ĐBSCL gồm hai tuyến chính: Tuyến phía nam xuất phát từ cảng Cây Khô thuộc Nhà Bè, chạy qua Cần Giuộc, Cần Đước và kênh Chợ Gạo tới sông Tiền, sau đó tới Vĩnh Long, Cần Thơ và Cà Mau. Tuyến phía bắc xuất phát từ kênh Tẻ và kênh Đôi, nối ra sông Bến Lức, sông Thủ Thừa, sông Vàm Cỏ Tây, và từ kênh Dương Văn Dương tới sông Tiền, sông Hậu, sau đó tới Rạch Giá – Hà Tiên. 3.31 Phát triển hạ tầng theo quy hoạch của toàn vùng khá bền vững và tạo điều kiện thuận lợi để Long An có thể thu được lợi ích từ tất cả các quy hoạch này. Tuy nhiên, sự phát triển lại chỉ tập trung vào một khu vực rất nhỏ trong tỉnh. Do đó, tỉnh cần chuyển trọng tâm sang thúc đẩy phát triển các khu vực khác và kết nối các khu vực này với sự phát triển chính hoặc làm sao để sự phát triển đó là “cú hích” phát triển khu vực này. 3.32 Quy hoạch vùng TPHCM cho thấy vai trò của Long An trong Quy hoạch còn khá hạn chế. Long An cần tìm cách thức đẩy mạnh tăng trưởng, phát huy nội lực, lợi thế hoặc tính cạnh tranh so với các tỉnh khác trong Vùng Tp. HCM, tất cả những lưu ý về quy hoạch đều tập trung vào Tp. HCM mà quên mất tác động cũng như mối liên hệ với các tỉnh, địa phương lân cận trong vùng KTTĐ phía Nam. (2) Đánh giá các quy hoạch phát triển của tỉnh 3.33 Các quy hoạch phát triển hiện có của tỉnh khá manh mún, tập trung vào các định hướng phát triển cụ thể. Quy hoạch đáng chú ý là quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và quy hoạch các khu đô thị hiện nay. Có thể đánh giá quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An như sau: (i) Vùng KTTĐ Long An quá tập trung vào khai thác điều kiện kết nối với Tp. HCM dựa trên lợi thế về vị trí và mạng lưới đường bộ sẵn có. Mặc dù Vùng KTTĐ Long An được quy hoạch trên tuyến đường vành đai 3 và 4 của Tp. HCM nhưng chưa có chiến lược cụ thể giúp khai thác lợi thế kết nối từ vành đai này tới các khu vực khác trong tỉnh. (ii) Các điểm phát triển chủ yếu tập trung ở Đức Hòa và khu vực hành lang QL 1A có điều kiện GTVT thuận lợi với Tp. HCM. Các yếu tố “vùng” chưa được làm rõ. (iii) Hiện chưa có kế hoạch kết nối các huyện trong Vùng KTTĐ Long An tới các tỉnh, thành khác. 3.34 Ngoài ra, các quy hoạch đô thị chung hiện nay của Long An lại quá lạc hậu nên không phải là nguồn tham khảo tin cậy. Điều này khiến tỉnh chỉ chú ý tới quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu phát triển dựa trên cơ sở nhu cầu mà thiếu bức tranh tổng thể về sự phát triển bền vững. Do hầu hết diện tích đất đai của tỉnh Long An là đất trũng và đất nông nghiệp nên chính quyền tỉnh mong muốn thu hút thêm vốn đầu tư vào tỉnh, tỉnh cần có chiến lược phát triển đô thị “thông minh” trong đó khu vực phát triển đô thị được lựa chọn kỹ nhằm tránh phát triển dàn trải.

3-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3.4

Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 1) Khái quát 3.35 Bản QHTT PTKTXH của Long An đến năm 2020 (lập năm 2007) đã phân tích các lợi thế của Long An trong phát triển tương lai, với các lợi thế chính về vị trí địa lý như sau: (i) Trước tiên, vị trí của Long An nằm gần TP HCM– một trung tâm phát triển nhanh có tác động mạnh mẽ tới các vùng xung quanh. Các tỉnh lân cận, bao gồm cả Long An, hiện đang nhận áp lực tăng trưởng từ Tp. HCM. Với hệ thống hạ tầng có sẵn như QL 1, QL 50, tỉnh lộ trên địa bàn Đức Hòa, Đức Huệ, vùng KTTĐ của Long An được gắn kết với TP HCM nhằm phát huy động lực phát triển từ trung tâm này. (ii) Hai là, Long An thuộc vùng KTTĐPN nên có tiềm năng kết nối với hệ thống đường bộ, cảng biển, sân bay quốc tế của toàn vùng. Câu hỏi đặt ra là Long An phải phát triển mạng lưới đường bộ sao cho có thể kết nối với đường vành đai 3, 4 và 5 của hệ thống quốc lộ cũng như kết nối với cảng nước sâu của khu vực. (iii) Ba là, Long An nằm trong khu vực thị trường có nhu cầu lớn về năng lượng, cung cấp lao động và tiêu thụ hàng hóa của hai vùng: KTTTĐPN và ĐBSCL. (iv) Bốn là, Long An có một khu vực sinh thái đặc biệt, đặc trưng của vùng ĐBSCL, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và phát triển bền vững. 3.36 QHTT PTKT-XH cũng xác định các nguyên tắc và mục tiêu phát triển cho Long An tới năm 2010, 2020. Các nguyên tắc chính bao gồm: (i)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – xây dựng (khu vực 2), thương mại và dịch vụ (khu vực 3) và giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực 1). Tới năm 2020, Long An sẽ phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp.

(ii) Ưu tiên phát triển và tập trung xây dựng các chiến lược trên cơ sở thế mạnh về đất đai. (iii) Hội nhập kinh tế khu vực: Long An chỉ nên thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với tỉnh, đáp ứng nhu cầu thị trường và theo nhu cầu phân bổ lao động của khu vực và thế giới. 3.37 (i)

Bản Quy hoạch này xác định các ngành công nghiệp chính cho Long An như sau: Ngành chế biến thực phẩm & đồ uống

(ii) Ngành may mặc (iii) Ngành da giày 3.38 QHTT PTKT-XH đưa ra nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phục vụ phát triển công nghiệp tới 2010 và 2020, chỉ ra một số ý tưởng cơ bản về phân bố không gian: (i)

Chỉ tiêu về đất công nghiệp tới 2010 là 10.532 ha, tới năm 2020 là 15.835 ha.

(ii) Công nghiệp nặng (gây ô nhiễm cao, nhiều rác thải công nghiệp và chiếm diện tích lớn) được quy hoạch đặt ở Cần Giuộc, Cần Đước và Tân Trụ - gần các cảng và TP HCM. (iii) Công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động và ít gây ô nhiễm được quy hoạch đặt gần các khu gần đô thị và tái định cư. Các ngành công nghiệp nhẹ sẽ tập trung trong các khu hoặc cụm công nghiệp tại Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa và Tân An. (iv) Công nghiệp công nghệ cao, sạch sử dụng ít đất và trong sạch với môi trường được quy hoạch đặt tại Bến Lức và Tân An.

3-17

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 3.4.1 Huyện/thị

Phân bố các khu/cụm công nghiệp

Khu vực CN

Tổng DT (ha)

Khu CN

Cụm CN

Đức Hòa

4

4

3.706

Bến Lức

6

2

1.572

Cần Giuộc

8

1

2.025

Cần Đước

4

2

1.382

Thủ Thừa

1

1

893

Tân An

1

1

172

Thạnh Hóa

2

450

Tân Trụ

1

120

Châu Thành

1

40

Vĩnh Hưng

3

40

Mộc Hóa

2

40

Tân Thạnh

1

30

Đức Huệ

2

40

Tổng

9

26

12

10.510

Nguồn: Quy hoạch Phát triển KT-XH tỉnh Long An đến năm 2020

2) Mục tiêu phát triển đến năm 2020 3.39 Các chỉ tiêu chính của Quy hoạch Phát triển KT-XH tỉnh Long An đến năm 2020 được tổng hợp trong phần dưới đây. 3.40 Quy hoạch đã đưa ra dự báo dân số tới năm 2020 cho từng huyện, cả dân số đô thị và nông thôn (xem Bảng 3.4.2). Theo ước tính, tổng dân số của tỉnh sẽ tăng 1,24%/năm trong giai đoạn 2006 – 2020, và đạt 1,7 triệu người vào năm 2020, tương đương với mức tăng 300.000 người. Quy mô dân số tương lai của Long An chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính như sau: (i) Mức tăng tự nhiên của dân số hiện tại (ii) Dịch cư giữa các tỉnh/gia tăng dân số cơ học (iii) Quá tải dân số ở Tp. HCM do mở rộng diện tích đô thị 3.41 Ngoài ra, hiện tượng dịch cư trong tỉnh, đặc biệt là từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới quy mô dân số nói chung (xem Bảng 3.4.3). Bảng 3.4.2

Dự báo dân số trong KHPT KT-XH 2020 Mục tiêu KHPT KT-XH 2020

Chỉ tiêu

Dân số

Số lượng (triệu) Tăng trưởng (%) Mật độ dân số (người/km²) Tỷ lệ đô thị hóa (%)

Hiện trạng

2006-2010

2011-2015

2016-2020

1,4 ('08) 0,71 ('08)

1,5 1,19

1,6 1,30

1,7 1,22

322 ('08)

334

357

378

17,4 ('08)

35,5

Nguồn: KHPT KT-XH Long An đến năm 2020

3-18

40-45

Trung bình (2006-2020) 1,24

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 3.4.3

Dự báo dân số theo huyện thị trong QHPT KT-XH đến năm 2020 2007 Đô thị

Tân An

77.895

Nông thôn Tổng Đô thị

Bến Lức Vùng KTTĐ của tỉnh

Đức Hòa

Cần Giuộc

Vĩnh Hưng

Mộc Hóa

Vùng ĐTM

Tân Thạnh

Đức Huệ

ThủThừa

Tân Trụ Vùng Hạ

Toàn tỉnh

110.657

144.163

Tỷ lệ tăng trưởng (%/năm) 4,2

44.339

40.024

35.239

29.903

28.021

-2,9

122.234

127.979

134.122

140.560

172.184

2,5

25.489

32.566

39.817

52.5 54

6,2

107.552

102.232

96.733

101.296

-0,5

Tổng

131.308

133.041

134.798

136.550

153.850

1,2

Đô thị

36.304

47.171

58.318

69.737

90.584

5,6

Nông thôn

168.736

160.576

152.171

143.488

149.655

-0,6

Tổng

205.040

207.747

210.489

213.225

240.239

1,2

14.032

23.059

32.323

41.818

57.341

7,9

Nông thôn

160.507

153.784

146.855

139.688

147.161

-0,4

Tổng

174.539

176.843

179.178

181.506

204.502

1,2

Đô thị

11.867

20.483

29.324

38.395

53.043

8,3

Nông thôn

155.112

148.700

142.092

135.284

142.639

-0,3

Tổng

166.979

169.183

171.416

173.679

195.682

1,2

3.257

5.637

8.179

10.893

15.008

8,5

Nông thôn

40.529

39.682

38.725

37.653

39.689

0

Tổng

43.786

45.319

46.904

48.546

54.697

1,6

Đô thị

9.200

11.620

14.103

16.649

21.418

5,2

Nông thôn

36.180

34.359

32.483

30.552

31.763

-0,7

Tổng

45.380

45.979

46.586

47.201

53.181

1,2

Đô thị

17.955

21.718

25.576

29.527

37.345

4,6

Nông thôn

51.638

48.794

45.866

42.844

44.195

-0,8

Tổng

69.593

70.512

71.442

72.371

81.540

1,2

Đô thị

6.074

10.318

14.673

19.138

26.378

8,1

Nông thôn

76.121

72.962

69.706

66.338

69.928

-0,4

Tổng

82.195

83.280

84.379

85.476

96.306

1,2

5.018

7.854

10.764

13.746

18.690

7,5

Nông thôn

49.651

47.537

45.358

43.105

45.364

-0,4

Tổng

54.669

55.391

56.122

56.851

64.054

1,2

Đô thị

5.908

8.067

10.283

12.553

16.550

6,2

Nông thôn

62.568

61.313

60.013

58.657

63.681

0,3

Tổng

68.476

69.380

70.296

71.210

80.231

1,2

Đô thị

16.195

21.010

25.949

31.009

40.259

5,6

Nông thôn

74.632

71.016

67.291

63.443

66.160

-0,6

Tổng

90.827

92.026

93.240

94.452

106.419

1,2

Đô thị

6.304

9.628

13.039

16.535

22.378

7,3

Nông thôn

57.671

55.191

52.636

49.994

52.580

-0,4

Tổng

63.975

64.819

65.675

66.529

74.958

1,2

Đô thị Châu Thành

2020

18.592

Đô thị Thạnh Hóa

98.883

2010

112.716

Đô thị Tân Hưng

87.955

2009

Nông thôn

Đô thị Cần Đước

2008

6.898

12.295

17.833

23.511

32.625

8,5

97.838

93.824

89.686

85.406

90.091

-0,3

Tổng

104.736

106.119

107.519

108.917

122.716

1,2

Đô thị

235.499

312.305

391.813

473.986

628.336

6

1.188.238

1.135.312

1.080.353

1.023.089

1.072.221

-0,5

1.423.737

1.447.617

1.472.166

1.497.075

1.700.557

1,4

Nông thôn

Nông thôn Tổng

Nguồn: KHPT KT-XH Long An đến năm 2020

3-19

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3) Thành tựu đạt được 3.42 Có thể đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Long An bằng cách so sánh các mục tiêu đặt ra với các chỉ tiêu hiện hữu của các lĩnh vực liên quan (xem Bảng 3.4.4). (1) Lĩnh vực kinh tế (i) Mục tiêu tăng trưởng GDP và GDP bình quân/người đã gần như hoàn thành. (ii) Cơ cấu kinh tế đã và đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp như quy hoạch. (iii) Sản xuất lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi rau màu và cây ăn trái chưa đạt mục tiêu đặt ra. Nuôi trồng thủy sản (cá và tôm) chỉ mới tăng nhẹ. (iv) Ngành công nghiệp đã đạt được mục tiêu đặt ra xét từ cả góc độ phát triển sản xuất và phát triển khu công nghiệp. Kim ngạch xuất-nhập khẩu đã tăng với tỷ lệ tăng cao hơn mục tiêu đặt ra. (v) Ngành du lịch cũng tăng trưởng cao hơn mục tiêu quy hoạch. (2) Lĩnh vực xã hội (i) Dân số đã tăng từ 1.412.800 lên 1.444.700 trong giai đoạn 2005- 2008, tức là ở mức cho phép như mục tiêu đề ra cho năm 2010 (chỉ tiêu đề ra là 1,5 triệu dân). (ii) Tỷ lệ số hộ nghèo đã giảm mạnh từ 12,6% xuống còn 3,3% năm 2008, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 7%. (iii) Tỷ lệ sinh đã giảm nhanh hơn mục tiêu đặt ra, dẫn đến việc tăng trưởng dân số tự nhiên chậm. (iv) Mục tiêu của ngành y tế về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và số giường bệnh cũng như số bác sỹ ở cấp xã đang dần đạt được. (v) Hầu hết các mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo đều đạt được như tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi và số giáo viên cấp giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, ngoại trừ số giáo viên/cô nuôi dạy trẻ. (vi) Mục tiêu về thể dục, thể thao và văn hóa ở cấp huyện/thị cũng đã đạt được. (vii) Về phát triển nguồn nhân lực, việc hình thành các trung tâm phát triển nguồn nhân lực đã không thể đạt được mục tiêu như đã đề ra và mục tiêu về số lượng công ăn việc làm được tạo ra cũng chưa đạt được. (3) Hạ tầng (i) Đã đạt mục tiêu phát triển đường, hiện tất cả các xã đều đã có đường ô tô. (ii) Cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu về cấp điện, dịch vụ thông tin liên lạc và bưu chính. (4) Môi trường (i) Độ che phủ của rừng đã giảm từ 14,9% năm 2005 xuống còn 14,1% năm 2008, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là nâng độ che phủ của rừng lên 19%. 3.43 Nhìn chung, tỉnh đã đạt được hầu hết mục tiêu đặt ra cho giai đoạn đến năm 2010 như trong Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020.

3-20

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 3.4.4 Nhóm Kinh tế

So sánh mục tiêu KHPT KTXH và thực hiện thực tế Mục tiêu Tình năm 2020 Chỉ tiêu hình năm 20062005 2010 Tỷ đồng (giá năm 1994)

14.373

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 1

7.334 9,3 (’00– ‘05) 42,6 27,9 29,5 6,0

Khu vực 2

17,0

23

Khu vực 3

8,6

14,2

Tổng

9,4

14

5,2

9,6

2,3 triệu

1,9-2 triệu,

Rau Mía Thanh long Sản lượng tôm, cá (tấn) Tỷ đồng Sản lượng Tốc độ tăng trưởng (%) Diện tích khu công nghiệp (ha) Tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu (%/năm) Kim ngạch nhập khẩu Khách tới Tốc độ tăng trưởng (%)

381.106 933.770 15.004 32.248 6.782 28,4 7.783 19,2 9,8 58,1

345.000 1.003.500 61.800 74.700 21.600 25 10.532 25 15 15

Tốc độ tăng trưởng (%)

18,4

18

Dân số

1.412.834

1.500.000

Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ sinh (%) Suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (%)

12,6 (‘04) 1,73 -

Dưới 7% 1,67 Dưới 18% Ít nhất mỗi 1 trạm/xã 16 100 18 75 99 90

12.777 (‘10) 11,8 (’06‘10) 36,8 ('10) 33,19 ('10) 30,01 ('10) 4,2 (‘06-’10) 20,9 (’06‘10) 11,2 (‘06‘10) 11,8 (’06‘10) 23,2 ('10) 2,304 triệu, ('10) 244.9 ('10) 895.942('10) 25.381 ('10) 30.509 ('10) 46.818 ('10) 20,93 ('10) 8.982 ('10) 35.7 ('10) 26.5 ('10) 35,3 ('03-‘07) 38,3 (’03‘07) 1.446.235 (’10) 3,34 (’08) 1,55(‘10) 16,5 Ít nhất 1 trạm/xã ('08) 13,7 ('08) 100 (’08) 99,98 ('08) 98,63 ('08)

50

88,8 ('08)

Tổng

Tăng trưởng (%)

Tỷ trọng khu vực kinh tế (%) GDP Tăng trưởng (%/năm)

GDP bình quân (triệu đồng, giá hiện hành 2010) Lúa Nông nghiệp Thủy sản Công nghiệp Thương mại Du lịch Xã hội Xã hội

Y tế

Sản lượng (Tấn/năm)

Doanh thu

Công trình

Số trạm xá/xã

-

Số giường bệnh / 10.000 người Xã có bác sĩ (%) Nhà trẻ1) Mẫu giáo2) Tỷ lệ phổ Tiểu học Trường công cập (%) Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Giáo dục

11 80 -

Nhà trẻ1)

10,4

Mẫu giáo2)

23,6

Tiểu học

1,21

Trung học cơ sở

1,74

Trung học phổ thông

1,50

Giáo viên và Số giáo viên cơ sở

Thể thao, văn hóa Phát triển nguồn nhân lực

Hiện tại

Cấp xã Cấp huyện Nguồn nhân lực

có trung tâm thể thao, văn hóa (%) có trung tâm thể thao, văn hóa (%) Số lượng Người ở tuổi lao động % dân số HS/SV ở tuổi lao động (người)

3-21

100 866.474 61,3 51.408

14,0 26 43 31 5,5

10 học sinh/GV (2020) 15 học sinh/GV (2020) 1,25 giáo viên/lớp (2020) 1,85 giáo viên/lớp 2,1 giáo viên/lớp (2020) 25 100 915.540 61 55.930

22,7 HS/GV ('08) 1,2 ('08) 2,0 ('08) 1,8 ('08) 100 990.973 ('10) 68,5 ('10) 56.566 ('08)

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Nhóm

Chỉ tiêu

Xã hội Cơ cấu lao động (%)

Hạ tầng

Giao thông Nước Thoát nước thải (m3/ngày) Điện Bưu chính, viễn thông

Sử dụng đất Môi trường

Tài chính

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3

Số trung tâm dạy nghề Việc làm Diện tích đường (ha) % số xã có đường ô tô tới trung tâm sinh hoạt Cấp (m3/ngày) sản xuất Sinh hoạt Công nghiệp Tỷ lệ số hộ có điện (%) Công suất (kW)

Tình hình năm 2005

Mục tiêu năm 2020 20062010

54 21 25 4.921 91,6 48.000 -

42 31 27 5 160.000 7.680 100 79.000 100.000 60.000

1 ('07) 35.400 ('08) 10.750 (’07) 100 (’10) -

-

82.000

-

94,6 433.496

99 312.000 1415 3045 -

98,3 ('10) 550.000 ('08) 15,3 (’10) 100 67,5 (’10) 3,96 ('09) 20.891 ('10) 471.058 (’10) 14,1 ('10) 4.187 ('10) 27,8('10) 3,826 ('10) 21,2 ('10)

Cố định

5 (’04)

Di động

-

Số điện thoại /100 dân Bán kính dịch vụ của bưu điện (km/bưu điện) Đất ở nông thôn (ha) Đất trồng lúa (ha) Phạm vi che phủ rừng (%) Tổng (tỷ đồng) Doanh thu Tăng trường (%) Tỷ đồng Tổng Tăng trường (%) Chi phí Đầu tư/GDP (%)

14,475 429.279 14,9 1.566 21,7 1.769 19,2 1.237,6

1,85 15.000 420.000 19 (2020) 2.310 13,5 2.310 9 47-49 (2020)

Hiện tại

42,1 ('10)

Nguồn: Kế hoạch phát triển KTXH 2020, Niên giám thống kê Long An 2010

4) Nhận xét về QHTT PTKTXH và chiến lược sử dụng đất trong quy hoạch này 3.44 Mặc dù đã chỉ ra được hầu hết các lợi thế về vị trí của tỉnh song câu hỏi đặt ra là Long An phải làm thế nào để phát huy các tiềm năng này để có thể cạnh tranh hoặc ít nhất là theo kịp các tỉnh trong khu vực về thu hút đầu tư. Các nguyên tắc phát triển chung trong bản QHTTPT KT-XH là lợp lý nhưng những vấn đề cụ thể hơn như nhiệm vụ nào hay phân bổ lao động thế nào là hiệu quả và phù hợp nhất về nguồn lực đối với Long An cần được trả lời thấu đáo. 3.45 Bản QHTTPT KT-XH đến năm 2020 chỉ ra các thế mạnh và vai trò của Long An đồng thời nêu ra các chiến lược để phát huy mạng lưới giao thông của vùng. Bản quy hoạch cũng đã phân tích chính xác lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư so với các tỉnh thành khác trong vùng TP HCM. Chính sách phát triển kinh tế tập trung vào công nghiệp của Long An đến năm 2020 là thỏa đáng. 3.46 Loại hình công nghiệp được đề cập tới rộng hơn so với nội dung trong quy hoạch vùng Tp. HCM. Bản quy hoạch đề ra một số mục tiêu sử dụng đất đến năm 2010, 2020 cho công nghiệp và một số gợi ý về phân bổ không gian cho các ngành công nghiệp như công nghiệp nặng ở vùng Hạ và công nghiệp nhẹ ở vùng KTTĐ Long An. Một số ngành công nghiệp (hạn chế mở rộng) đặt ở vùng sâu, vùng xa như Tân Thạnh, Vĩnh Hưng. Tuy nhiên, quy hoạch này chưa nghiên cứu và đề xuất rõ ràng việc bố trí không gian cho ngành công nghiệp. Việc phân bố các khu công nghiệp như trong quy hoạch đặt ra câu hỏi về hiệu quả phát triển công nghiệp tại các huyện vùng sâu, vùng xa về lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải và khuyến khích đầu tư. 3.47 Thương mại và dịch vụ không được đề cập nhiều trong quy hoạch này. Vấn đề này cần phải được cân nhắc thêm. Xét đến vị trí thuận lợi gần TP HCM của Long An, nhiều loại hình dịch vụ cho TP HCM có thể phát triển ở Long An như nhà ở, các công

3-22

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

trình thể thao lớn, giáo dục và y tế. Các dịch vụ này có thể sử dụng lợi thế về hệ sinh thái đặc biệt của Long An, và có thể tạo nguồn thu lớn cho tỉnh. 3.48 Bản QHTT PTKT-XH cũng chưa giải thích nhiều về phân bố không gian của các khu đô thị. Ngoài việc đề cập đến việc nâng cấp mở rộng Tp. Tân An và các đô thị khác trong tương lai, chưa đưa ra được chiến lược rõ ràng về khu đô thị mới, chương trình nhà ở mới.

3-23

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

4.

TẦM NHÌN, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠ BẢN ĐỂ LONG AN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

4.1

Tác động của tiến trình phát triển kinh tế trong và ngoài nước tới nền kinh tế của tỉnh 1) Bối cảnh quốc tế và vùng (1) Triển vọng kinh tế thế giới1 4.1 Các dự báo kinh tế vĩ mô mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cái nhìn lạc quan hơn về tình trạng nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, kể từ năm 2008 khi kinh tế thế giới bắt đầu suy thoái. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ đạt mức 4,5%/năm trong năm 2010, tăng nhẹ so với dự báo trước đó, với sự tăng trưởng nhanh 5% trong quý I năm 2010. Tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ cao hơn dự báo ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Braxin và Ấn Độ. Kết quả này là do sự tăng trưởng mạnh của sản xuất công nghiệp, thương mại và nhu cầu cá nhân. Kết quả này phản ánh sự hồi phục chậm nhưng vững chắc của hầu hết các nền kinh tế phát triển và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nước mới nổi và đang phát triển. Các chỉ tiêu mới nhất cho thấy có sự suy giảm của cầu nhưng cũng còn quá sớm để có thể đánh giá quy mô giảm này. Tuy nhiên, các dự báo cho năm 2011 vẫn duy trì ở mức 4,25%. 4.2 Như vẫn thường thấy, tỷ lệ tăng trưởng của thế giới cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa và trong phạm vi các nền kinh tế phát triển, mới nổi và đang phát triển. Dự báo tăng trưởng của các nước phát triển là 2,6% năm 2010 và 2,4% năm 2011. Dự báo tăng trưởng của các nước mới nổi và đang phát triển cao hơn nhiều – dự kiến đạt 6,8% năm 2010 và 6,4% năm 2011. 4.3 Các dự báo tăng trưởng chung của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đều cao nhưng có sự đa dạng đáng kể giữa các nền kinh tế này. Các nền kinh tế mới nổi chính ở Châu Á và Châu Mỹ La-tinh tiếp tục dẫn đầu công cuộc phục hồi kinh tế. Trong bối cảnh có những ảnh hưởng nhất định của cuộc biến động về tài chính năm 2009 đối với khu vực đồng Euro cũng như đối với giá cả hàng hóa, triển vọng tăng trưởng vẫn rất tích cực đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở tiểu vùng sa mạc Châu Phi cũng như đối với các nhà sản xuất hàng hóa ở tất cả các vùng. Thích ứng nhanh chóng với chính sách và khung phát triển kinh tế mạnh hơn đang giúp nhiều nền kinh tế mới nổi đáp ứng nhu cầu nội tại và hấp dẫn các luồng vốn đầu tư. Sự phục hồi mạnh mẽ trong thương mại toàn cầu cũng hỗ trợ sự phục hồi của nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. 4.4 Trước khi các vấn đề phát sinh ở Châu Âu, luồng vốn đổ vào các thị trường mới nổi vẫn tăng đều đặn. Những sự kiện ở Châu Âu đã dẫn tới sự đảo chiều. Trong khi những mối quan ngại về tài chính ở các quốc gia phát triển khiến các quốc gia mới nổi hấp dẫn hơn, nhưng lo lắng về rủi ro cao hơn của các nhà đầu tư khiến họ thoái vốn đầu tư, dẫn tới sự suy giảm các luồng vốn đầu tư và các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, sự đảo chiều này dự kiến chỉ là tạm thời và dự báo luồng vốn vẫn tiếp tục đổ vào các nước có thị trường mới nổi.

1

Theo cập nhật Viễn cảnh Kinh tế Thế giới, 8/7/2010.

4-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Triển vọng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 4.5 Sự hồi phục mạnh mẽ của Châu Á từ khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2010 bất chấp tình trạng căng thẳng mới trên các thị trường tài chính toàn cầu. Hoạt động kinh tế của khu vực vẫn được duy trì do sự phục hồi nhanh trong xuất khẩu và nhu cầu của cá nhân trong nước cao. Xuất khẩu được đẩy mạnh nhờ chu kỳ dự trữ toàn cầu cũng như dự trữ quốc nội và do sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển. Nhu cầu cá nhân trong nước vẫn được duy trì với đà tăng năm 2009 trong toàn khu vực mặc dù các chính sách kích cầu giảm cũng như sự suy giảm của luồng vốn đầu tư và của giá trị tài sản sau khủng hoảng tài chính của khu vực đồng Euro. Đặc biệt là vốn đầu tư cố định của khu vực tư nhân lại được tăng cường trên cơ sở sử dụng năng lực tốt hơn và chi phí vốn vẫn còn tương đối thấp. 4.6 Trong bối cảnh đó, các dự báo tăng trưởng GDP của Châu Á đã được điều chỉnh tăng cho năm 2010 từ 7% trong Triển vọng Kinh tế thế giới tháng 4 (WEO) lên 7,5%. Đối với năm 2011, khi chu kỳ dự trữ đạt đỉnh và nhiều nước không áp dụng chính sách kích cầu, tăng trưởng GDP của Châu Á dự kiến sẽ giảm nhẹ nhưng vẫn đạt tỷ lệ ổn định ở mức 6,8% (xem Bảng 4.1.1). Tốc độ và động lực tăng trưởng vẫn có sự chênh lệch trong vùng. Trung Quốc với sự hồi phục nhanh của xuất khẩu và sức bật của nhu cầu trong nước, cho đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc dự báo sẽ vẫn tăng trưởng với tỷ lệ 10,5%/năm trong năm 2010 trước khi giảm nhẹ xuống còn 9,5% vào năm 2011 khi tiếp tục thực hiện các biện pháp để hạn chế tăng trưởng tín dụng và duy trì sự ổn định tài chính. Đối với Ấn Độ, tăng trưởng dự kiến sẽ đạt mức 9,4% năm 2010 do lợi nhuận của các công ty và điều kiện đầu tư thuận lợi, sau đó sẽ giảm đạt 8,5% năm 2011. Trong 5 nước ASEAN, năm 2009, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP cao nhất và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,5% năm 2010 và 6,8% năm 2011. Bảng 4.1.1 Dự báo tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế dự báo của Châu Á, 2010-2011 (%) Nước/Năm Châu Á Nhật Bản Úc New Zealand Các nền KT công nghiệp mới châu Á Đặc khu KT Hồng Kông Hàn Quốc Singapore Đài Loan Các nước đang phát triển châu Á Trung Quốc Ấn Độ ASEAN-5 Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam

2009 3,5 -5,2 1,3 -1,6 -0,9 -2,7 0,2 -2,0 -1,9 6,6 8,7 5,7 1,7 4,5 -1,7 0,9 -2,3 5,3

2010 6,9 1,9 3,0 2,9 5,2 5,0 4,5 5,7 6,5 8,7 10,0 8,8 5,4 6,0 4,7 3,6 5,5 6,0

2011 7,0 2,0 3,5 3,2 4,9 4,4 5,0 5,3 4,8 8,7 9,9 8,4 5,6 6,2 5,0 4,0 5,5 6,5

Nguồn: Triển vọng Kinh tế thế giới

4.7 Các mối liên hệ tài chính trực tiếp của Châu Á tới các nền kinh tế thuộc khu vực nhạy cảm nhất của đồng Euro tuy chưa nhiều song sự phục hồi chậm chạp của Châu Âu có ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến Châu Á qua các kênh thương mại và tài chính. Nhiều nền kinh tế Châu Á (đặc biệt là các nước công nghiệp mới và các nước ASEAN) còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu bên ngoài và thị trường xuất

4-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

khẩu sang Châu Âu của các nước này ít nhất cũng tương đương với thị trường xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, trong trường hợp có cú sốc lớn về nhu cầu từ bên ngoài, nhu cầu trong nước lớn ở một số nước Châu Á góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững của vùng (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia) sẽ là nền tảng của tăng trưởng. Các tác động lớn của cuộc khủng hoảng tín dụng ở Châu Âu thành hiện thực thông qua nguồn vốn của ngân hàng và tài chính của các công ty, đặc biệt là khi các ngân hàng và công ty ở các nền kinh tế này phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài chính ngoại tệ.

2) Triển vọng phát triển quốc gia2 và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực (1) Nền kinh tế Việt Nam 4.8 Quan hệ quốc tế: Việt Nam sẽ đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á trong năm 2010, đảm nhận chức vụ Chủ tịch ASEAN từ tháng 1 năm 2010. Ưu tiên của Chính phủ trong năm 2010 với vai trò là Chủ tịch ASEAN là thúc đẩy hợp tác trong vùng. Chính phủ cũng quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc. Mặc dù nhiều vấn đề nhạy cảm như tranh chấp chủ quyền một số đảo ở biển Đông khiến gia tăng căng thẳng ngoại giao nhưng nhìn chung mối quan hệ Việt – Trung sẽ tiếp tục được tăng cường. Điều này sẽ không làm tổn hại tới mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; Chính phủ Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục thành công trong việc duy trì mối cân bằng này. Chính phủ cũng sẽ tập trung vào phát triển các mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác nhất khi là thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Đã có nhiều thảo luận về khả năng đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Châu Âu và Việt Nam gần đây đã bày tỏ mối quan tâm về việc gia nhập khối quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, khối này cho đến nay bao gồm New Zealand, Singapore, Trung Quốc và Brunei. 4.9 Xu hướng chính sách: Chính phủ tiếp tục giải quyết các thách thức chính sách chính về kiềm chế lạm phát trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên phương diện kích thích nền kinh tế, Chính phủ đã kéo dài chương trình hỗ trợ lãi suất trong năm 2010. Nhưng mức hỗ trợ đã được cắt giảm từ 4 % còn 2 % và chỉ áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn (năm 2009, áp dụng hỗ trợ cả với các khoản vay ngắn hạn). Tuy nhiên, có mối quan ngại về tác động theo chiều hướng ngược lại của các nỗ lực kích thích kinh tế đang thực hiện. Hỗ trợ lãi suất vay, kết hợp với tỷ lệ cho vay chính thức khá thấp năm 2009 đã giúp các công ty đảm bảo được nguồn vốn lưu động hiệu quả nhưng cũng dẫn đến tình trạng tăng nóng trên thị trường tín dụng trong nước, làm tăng áp lực lạm phát. Ngoài ra, còn có quan ngại về việc nguồn vốn mà chính phủ sử dụng để thực hiện các chương trình kích thích kinh tế (hầu hết là không phải từ ngân sách) trong khi thâm hụt ngân sách ngày càng tăng. 4.10 Tăng trưởng kinh tế: Mặc dù triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam về dài hạn vẫn rất tích cực nhưng 2 năm tới sẽ là thách thức lớn. Dự báo năm 2010-2011, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng cao hơn so với tốc độ đạt được là 5,3% trong năm 2009 nhưng khó có thể đạt được mức tăng trưởng cao như trước khi suy giảm năm 2008-2009. Từ góc độ tích cực, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam và sự gia tăng nhập khẩu gần đây cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư đang ngày càng lớn.

2

Dựa trên Triển vọng của Việt Nam, The Economist Intelligence Unit Ltd., 11/1/2010.

4-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

4.11 Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010-2011 dù giảm mạnh trong năm 2009 do giảm giá lương thực-thực phẩm và nhiên liệu. Giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu sẽ tăng trở lại theo mức bình quân hàng năm trong năm 2010 và áp lực từ phía cầu cũng khiến mức giá tăng cao hơn. Thông qua việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn và khuyến khích các ngân hàng trong nước cho vay, Chính phủ đã thành công trong việc thúc đẩy nhu cầu tín dụng. 4.12 Tỷ giá hối đoái: Do áp lực phá giá tiền Đồng, ngày 25 tháng 11 năm 2009, các cơ quan chức năng đã thực hiện động thái giảm 5% giá trị của tiền đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng giảm biên độ tỷ giá giao dịch đồng đô-la từ 5% xuống còn 3%. 4.13 Lĩnh vực ngoại thương: Cán cân thương mại sẽ vẫn thâm hụt trong năm 2010 – 2011, mức thâm hụt bình quân vào khoảng 10% GDP so với thâm hụt ước tính là 8,3% năm 2009. Mặc dù có sự phục hồi trong xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng và thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng đầu tư có nghĩa là thâm hụt thương mại hàng hóa sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010 – 2011. Ngoài thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa, cán cân dịch vụ và thu nhập sẽ vẫn thâm hụt. Tuy nhiên, thặng dư trong các giao dịch hiện nay sẽ tiếp tục bù đắp cho thâm hụt trong cán cân dịch vụ và thu nhập. Mặc dù tình trạng thâm hụt sẽ vẫn tiếp tục diễn ra nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ được cải thiện trong năm 2010-2011 do tăng luồng vốn đầu tư và tài chính (gồm cả vay nợ nước ngoài của Chính phủ).

3) Tác động của phát triển toàn cầu, khu vực và quốc gia tới phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Long An 4.14 Như đã thảo luận chi tiết trong chương 2, có thể tổng hợp đặc điểm nền kinh tế của tỉnh như sau: (i) Tăng trưởng cao - tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm cao, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng bình quân của cả nước trong thập kỷ qua dù chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới trong năm 2008 – 2009 có tác động tới nền kinh tế của Việt Nam. (ii) Công nghiệp hóa nhanh thể hiện ở việc giảm tỷ trọng của Khu vực I trong GDP của tỉnh trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành chế tạo tăng ổn định trong 15 năm qua. (iii) Ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của tỉnh dù công nghiệp hóa diễn ra nhanh nhưng chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. (iv) Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò đáng kể trong đó đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và góp phần tăng trưởng kinh tế. Đài Loan là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chính của tỉnh trong năm 2009. (v) Phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 4 lần trong thập kỷ qua. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, hạt điều, may mặc, giày dép và thủy hải sản sang các thị trường Châu Á, Hoa Kỳ và Châu Âu. (vi) Chịu ảnh hưởng lớn bởi các ngành kinh tế và sự phát triển của các khu vực lân cận, đặc biệt là TPHCM và khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia. 4.15 Với các đặc điểm trên, dự kiến nền kinh tế tỉnh Long An sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ bối cảnh phát triển trong và ngoài nước hiện nay. Nền kinh tế của tỉnh đã vượt qua được tác động của suy thoái kinh tế, thậm chí còn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước cũng như của các tỉnh/thành khác của Việt

4-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Nam. Sự phục hồi nhanh chóng của các nền kinh tế Châu Á và Mỹ là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành xuất khẩu của tỉnh Long An – ngành có thị trường xuất khẩu chính là khu vực và các quốc gia này. Mặc dù khu vực đồng Euro đang hồi phục chậm hơn so với các vùng khác, các dự báo cho khu vực Châu Âu nhìn chung vẫn rất lạc quan, đây là thị trường xuất khẩu mới của tỉnh Long An. Sự giảm giá của đồng tiền trong nước gần đây cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của tỉnh do giá các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh sẽ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam và các tỉnh/thành cần giám sát chặt chẽ hơn và giải quyết các xu hướng gia tăng lạm phát, lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu do gia tăng chi phí sản xuất. 4.16 Thực thi thương mại không biên giới thông qua gia nhập AFTA và WTO cũng như các hiệp định tự do thương mại vùng khác cũng đem lại lợi ích cho Việt Nam, giúp khai thác các lợi thế cạnh tranh trong vùng như các nguồn lực sẵn có, chi phí lao động rẻ và sự hỗ trợ của nhà nước nhằm tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, những lợi thế này cần được nhà nước bảo hộ thông qua các chính sách và chương trình quản lý hiệu quả, hợp lý và ổn định. 4.17 Một trong những thách thức chính mà Long An cần phải giải quyết là đa dạng hóa các ngành công nghiệp của tỉnh. Trong khi tỉnh muốn tiếp tục phát triển thành tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (như gạo, hạt điều và thủy hải sản) thì các mặt hàng này chủ yếu lại phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên và chịu tác động bởi sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là điều kiện khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cần xem xét cơ hội đa dạng hóa cây trồng cũng như nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung cấp, gồm cả chế biến tốt hơn các mặt hàng nông sản. Đối với ngành kinh tế bổ trợ, Chính phủ cần khai thác các cơ hội để chế biến các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu. 4.18 Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, luồng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi và đang công nghiệp hóa sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh giúp các nền kinh tế này hồi phục sau suy thoái. Đặc biệt là sự hồi phục mạnh mẽ của Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc – các nhà đầu tư nước ngoài chính của tỉnh Long An hiện nay – sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế của tỉnh. Sự hồi phục kinh tế nhanh chóng của các nhà cung cấp đầu tư nước ngoài khác ở Đông Nam Á, và đặc biệt là Anh, Singapor, Ấn Độ và Trung Quốc cùng các nền kinh tế khác cũng mở ra cơ hội thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. 4.19 Long An có lợi thế nằm ở vị trí chiến lược trong trung tâm khu vực phát triển nhanh như TPHCM và biên giới Việt Nam – Campuchia. Đây là thuận lợi giúp tỉnh khai thác các cơ hội phát triển trong các khu vực này, phát triển tỉnh thành trung tâm công nghiệp bổ trợ cho đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, các khu vực xung quanh cũng chính là thị trường sản phẩm trung gian/đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng của tỉnh.

4-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

4.2

Tầm nhìn, mục tiêu và các chiến lược cơ bản về phát triển bền vững 1) Tầm nhìn và mục tiêu 4.20 Quy hoạch Phát triển KT-XH hiện nay chỉ ra rằng đến năm 2020, Long An phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhờ đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế khu vực 2 (công nghiệp-xây dựng) với tỷ trọng chiếm trên 50% cơ cấu GDP toàn tỉnh. Chính vì thế, tỉnh đặt ưu tiên cho việc mở rộng quy mô phát triển công nghiệp và thu hẹp khoảng cách với các tỉnh tiên tiến trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam cũng như với các tỉnh thành khác trên cả nước. Trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, cần quan tâm đúng mức đến việc cải thiện các ngành y tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội như việc làm, giảm nghèo, đồng thời cải thiện các dịch vụ hạ tầng xã hội. Phát triển kinh tế-xã hội cần phải hải hòa với bảo vệ môi trường. Duy trì mối quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng bên kia bên giới Cam-pu-chia. 4.21 Các mục tiêu chung và cụ thể nêu trên đều hướng tới phát triển bền vững nên vẫn phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa các mục tiêu này nhằm cung cấp cơ sở rõ ràng và định hướng cơ bản cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Quan điểm phát triển dựa trên các nguyên tắc sau: 

Thứ nhất, phát triển cân bằng giữa KV I, KV II và KV III trên cơ sở trình độ công nghệ cao hơn, nguồn nhân lực có chất lượng và kết cấu hạ tầng chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế truyền thống và phát triển các ngành kinh tế mới;



Thứ hai, phát triển cân bằng giữa bảo tồn môi trường và phát triển kinh tế/xã hội nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân và



Thứ ba, phát triển cân bằng giữa các khu vực đô thị và nông thôn nhằm thiết lập cơ sở hấp dẫn và cạnh tranh cho các hoạt động kinh tế-xã hội ở cả khu vực đô thị và nông thôn một cách hài hòa và giảm chênh lệch trong việc cung cấp dịch vụ giữa 2 khu vực này.

4.22 Để đạt được các mục tiêu trên, Long An cần cụ thể hóa các mục tiêu này nhằm cung cấp cơ sở rõ ràng và định hướng cơ bản cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Tầm nhìn của tỉnh Long An được xác định như sau: 

Long An sẽ trở thành một trong những tỉnh điển hình về phát triển bền vững ở Việt Nam, nơi các hoạt động kinh tế-xã hội hài hòa với môi trường;



Long An sẽ thực sự đóng vai trò là cửa ngõ và điểm giao thoa không chỉ giữa ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam mà còn giữa vùng với thế giới, gồm Campuchia và Tiểu vùng sông Mê-kông Mở rộng và



Long An sẽ bổ sung chức năng đô thị cho thành phố HCMC đang ngày một lớn mạnh theo phương châm “hợp tác và phân công một cách chuyên nghiệp và hiệu quả” nhằm phát huy tối đa lợi thế của tỉnh và của TP.HCM.

4.23 Phát triển bền vững Long An là nhằm đảm bảo phát triển các ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cạnh tranh theo hướng cân bằng, đảm bảo công bằng xã hội và sự bền vững về môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái, phòng ngừa thiên tai và không gây ô nhiễm môi trường (xem Hình 4.2.1).

4-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 4.2.1

Ý tưởng phát triển tỉnh bền vững Môi trường

Nông nghiệp Xã hội

Dịch vụ

Công nghiệp

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

4.24 Thực hiện phát triển cân bằng như trên là mục tiêu quan trọng của tất cả các tỉnh/thành trên khắp cả nước song trên thực tế lại chưa được thực hiện hợp lý ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước Châu Á khác. Long An có nhiều cơ hội và đủ năng lực để đạt được sự phát triển cân bằng. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh cần áp dụng các chiến lược cơ bản sau: (i) Phát triển đồng bộ và hài hòa 3 yếu tố là “phần cứng”,“phần mềm” và chủ thể quản lý và khai thác, cụ thể là kết cấu hạ tầng/ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế – chính sách và nguồn nhân lực; (ii) Áp dụng linh hoạt mô hình Đối tác công – tư trong đó khai thác tối ưu năng lực của người dân, cộng đồng và khu vực tư nhân (cả trong và ngoài nước) và (iii) Tăng cường liên kết và hợp tác vùng giữa Long An với các tỉnh/thành lân cận và các quốc gia láng giềng và thế giới thông việc cung cấp hệ thống hạ tầng và dịch vụ chất lượng nhằm mở rộng thị trường và tăng cường tương tác giữa các ngành kinh tế, trao đổi thông tin, kiến thức, vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Với chiến lược này, tỉnh có thể đóng vai trò là cửa ngõ và điểm giao lưu không chỉ của vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam mà còn của cả vùng và thế giới, gồm Campuchia và tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Chiến lược hội nhập với TPHCM có vai trò đặc biệt quan trọng để tối đa hóa lợi ích hội nhập. 4.25

Tầm nhìn và hình ảnh tương lai của Long An có thể được cụ thể hóa như sau:

(i) Cảnh quan chung của Long An được thể hiện qua hình ảnh các khu vực đô thị và công nghiệp phát triển có trật tự được gắn kết với mạng lưới GTVT hiệu quả, nằm xen kẽ với các khu vực nông nghiệp, các khu rừng bảo tồn và hệ thống không gian mở được quản lý tốt. Hình ảnh chung của Long An sẽ gồm các khu vực đô thị hóa hiện đại, diện tích không gian xanh và không gian mở rộng lớn, gồm cả các lưu vực sông, hồ mênh mông. (ii) Tân An và Bến Lức sẽ chuyển mình thành các khu đô thị hiện đại, cạnh tranh và gắn kết với hệ thống GTVT chất lượng cao và hiệu quả, với các phương thức hiện đại như BRT/LRT (xe buýt nhanh và đường sắt nhẹ), với các trung tâm phát triển mới nhìn ra lưu vực sông hồ và các công trình văn phòng cao tầng, các tổ hợp

4-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

trung tâm thương mại, công trình vui chơi giải trí, triển lãm, hội nghị hội thảo, khách sạn, nhà hàng, công viên, vườn hoa và các loại nhà ở, v.v. Khu vực đô thị mới dự kiến sẽ đóng vai trò là nền tảng cho các hoạt động kinh tế của tỉnh cũng như của TPHCM, thu hút du khách và nhà đầu tư. (iii) Tỉnh sẽ có kết cấu hạ tầng và môi trường đầu tư hấp dẫn so với các khu vực cạnh tranh khác, ngành công nghiệp sẽ được ưu tiên phát triển tại các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc. Trong đó, tỉnh sẽ chọn lọc và có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với một số ngành nghề mới nhằm tạo ra ngành mũi nhọn cho tỉnh. (iv) Hệ thống 2 con sông Vàm Cỏ không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và là nguồn cấp nước quan trọng của tỉnh mà còn là vùng đệm có chức năng phòng chống thiên tai, tạo không gian mở và cảnh quan hấp dẫn người dân và du khách. Đây cũng chính là một trong những lý do hoạch định 2 con sông Vàm Cỏ là phần chính của vùng đệm giữa 2 vùng phát triển của tỉnh. Nếu vùng đệm này được quy hoạch và phát triển tốt sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy quản lý môi trường hiệu quả mà còn giúp tăng cường bản sắc và sức hấp dẫn riêng của tỉnh. (v) Các khu vực liền kề TPHCM, bao gồm Đức Hòa, Bến Lức và Cần Giuộc sẽ được đô thị hóa để hỗ trợ quá trình phát triển, mở rộng đô thị của TPHCM đồng thời thúc đẩy công nghiệp hóa của tỉnh một cách hài hòa. Tuy nhiên, các khu vực này sẽ được phát triển theo hướng phù hợp hơn trong đó không gian xanh và mở được ưu tiên nhằm cải thiện môi trường tổng thể. (vi) Vùng Đồng Tháp Mười sẽ vẫn là vùng nông nghiệp quan trọng với nền sản xuất lúa nước và ngành nông nghiệp đa dạng. Môi trường và cảnh quan sẽ được phát triển gắn kết hơn nữa với vùng ĐBSCL. Đồng thời, vùng sẽ được cung cấp hạ tầng GTVT và dịch vụ công cộng tốt hơn cùng với các trung tâm đô thị nhằm nâng cao điều kiện sống và các hoạt động ở khu vực nông thôn. Phát triển sản phẩm du lịch tiêu biểu của Cụm Đồng Tháp là cụm đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long với những sản phẩm du lịch tiêu biểu: Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim – KBTTN Láng Sen.

4-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 4.2.2

Ảnh chụp Long An từ vệ tinh

Nguồn: Google Earth

2) Chiến lược phát triển bền vững (1) Phân tích SWOT 4.26 Long An chưa thực sự được biết đến trên trường quốc tế và chưa phát triển bằng các tỉnh/thành trong vùng KTTĐ phía Nam đang tăng trưởng mặc dù tỉnh nằm giữa vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Từ lâu Long An vốn là tỉnh nông nghiệp nhưng nay đã bắt đầu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình này dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều tác động bất lợi từ quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa hợp lý, ô nhiễm môi trường nước và không khí, khai thác vật liệu xây dựng như cát, đá, đất sét, v.v. 4.27 Theo dự kiến, Long An sẽ tiếp tục đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh hơn theo xu hướng chung của cả nước và định hướng chính sách cơ bản của Chính phủ nên Long An cần chủ động quản lý tiến trình này một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển tỉnh bền vững. Để có thể xây dựng chiến lược phát triển cơ bản cho Long An, Nghiên cứu đã thực hiện phân tích SWOT như thể hiện trong Bảng 4.2.1.

      

Bảng 4.2.1 Phân tích SWOT về phát triển bền vững tỉnh Long An ĐIỂM MẠNH (S) CƠ HỘI (O) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khá cao  Cải thiện tiếp cận tới các thị trường chính và cửa ngõ Có quỹ đất cho phát triển quốc tế nhờ các dự án phát triển hạ tầng giao thông Có nhiều đất nông nghiệp chất lượng cao, gồm đường cao tốc TpHCM – Trung Có cảnh quan và môi trường nông thôn trù phú Lương, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành Vị trí thuận lợi cho phát triển (TpHCM, ĐBSCL, đai 3, sân bay quốc tế mới Long Thành, cảng biển KTTĐPN, Campuchia) nước sâu Thị Vải – Cái Mép, Hiệp Phước, v.v. Có nguồn tài nguyên đất dồi dào có thể khai thác  Cải thiện điều kiện kết nối với TPHCM, vùng phục vụ sản xuất gạch, ngói và vật liệu xây dựng KTTĐPN, vùng ĐBSCL và Campuchia. Có nguồn lao động dồi dào.  Luồng FDI vào Việt Nam gia tăng  Lượng du khách (cả khách nội địa và quốc tế) gia tăng  Tăng trưởng kinh tế chung của cả nước  Sự lan tỏa phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ chất

4-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

lượng cao từ TPHCM ngày càng mạnh. ĐIỂM YẾU (W)  Chưa thực sự được biết đến trên thế giới  Phân bố các khu/cụm công nghiệp chưa tốt với tỷ lệ thuê đất còn thấp  Hạ tầng chưa phát triển, gồm cả GTVT và các công trình tiện ích khác  Dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai  Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế  Thiếu đào tạo tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chính trị  Năng lực nguồn vốn còn yếu và chưa có chiến lược huy động vốn hiệu quả  Thủ tục hành chính mất nhiều thời gian.

     

THÁCH THỨC (T) Tác động do biến đổi khí hậu Đô thị hóa gia tăng1) Cơ giới hóa bùng nổ2) Tăng ô nhiễm môi trường Chiến lược về vấn đề an ninh chưa đầy đủ Sức hút chất xám từ trung tâm phát triển kinh tế và sức cạnh tranh thu hút đầu tư từ các địa phương khác trong vùng, đặc biệt là trong điều kiện hạ tầng giao thông tại các tỉnh ĐBSCL ngày càng hoàn thiện.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 1) Quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh được coi là vấn đề thách thức, rủi ro ở nhiều đô thị Việt Nam và trên thế giới. Nếu quá trình đô thị hóa này (tăng dân số đô thị) không được quản lý tốt thì các hoạt động phát triển sẽ diễn ra tràn lan như đã xảy ra ở TpHCM và Hà Nội. Đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích không theo quy hoạch, hạ tầng xây dựng không hợp lý. 2) Quá trình cơ giới hóa gia tăng cũng có thể làm tăng tai nạn giao thông, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí nếu như không được kiểm soát và quản lý tốt. Giải pháp lý tưởng là bố trí hệ thống vận tải công cộng hữu hiệu để người dân không phải dựa vào các phương tiện giao thông cá nhân. Quá trình cơ giới hóa nhanh cũng đòi hỏi đầu tư lớn về đường và các công trình liên quan.

4-10

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Chiến lược quản lý tăng trưởng bền vững 4.28 Chiến lược cơ bản đầu tiên là quản lý quá trình tăng trưởng đô thị trong tương lai một cách bền vững. Để đạt được điều này, cần giải quyết 5 vấn đề quan trọng sau: (i) Tỉnh cần tiếp tục tăng trưởng kinh tế bằng việc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa các ngành kinh tế, gồm: 

Củng cố nền tảng phát triển kinh tế



Hiện đại hóa ngành nông-lâm-ngư nghiệp



Mở rộng và phát triển ngành công nghiệp



Phát triển và mở rộng ngành dịch vụ

(ii) Cần kiểm soát và quản lý quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả, bao gồm: 

Thiết lập cơ chế phát triển không gian và quản lý sử dụng đất hiệu quả



Giải quyết hợp lý vấn đề dịch cư từ khu vực nông thôn ra khu vực đô thị



Cải thiện kế sinh nhai và điều kiện sống cho người dân đô thị và nông thôn, gồm cả đảm bảo phúc lợi cơ bản cho người có thu nhập thấp.

(iii) Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát và quản lý môi trường nhằm bảo tồn và duy trì chất lượng môi trường và cảnh quan của tỉnh, gồm: 

Giảm/loại bỏ ô nhiễm



Tăng cường công tác chủ động đối phó và quản lý thiên tai



Bảo tồn hệ sinh thái và các giá trị văn hóa-xã hội



Giải quyết các tác động do thay đổi khí hậu.

(iv) Cần tăng cường kết nối cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh tế-xã hội với các khu vực bên ngoài và các khu vực trong tỉnh nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế gắn kết, gồm: 

Tăng cường kết nối quốc tế



Tăng cường kết nối với chức năng là cửa ngõ của vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam



Hội nhập các khu vực đô thị với nông thôn cũng như các trung tâm đô thị trong tỉnh với nhau.

(v) Cần cải thiện khung và năng lực thể chế nhằm quản lý tăng trưởng và phát triển hiệu quả, gồm: 

Cải thiện môi trường đầu tư



Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan chức năng



Mở rộng tiến trình tham gia của các bên trong sự nghiệp phát triển và quản lý kinh tế-xã hội.

(vi) Cần tăng cường năng lực huy động và quản lý phân bổ quỹ nhằm triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, KT-XH và môi trường đang ngày càng nhiều, bao gồm: 

Quản lý hiệu quả nguồn quỹ hiện có



Thiết lập cơ chế bền vững nhằm tạo ra nguồn quỹ mới, gồm cả vốn từ khu vực tư nhân và vốn vay



Sử dụng vốn ODA mang tính chiến lược

4-11

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3) Các chiến lược đề xuất cho các vấn đề chính 4.29 Các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và quản lý môi trường bền vững được cụ thể hóa như tổng hợp trong Bảng 4.2.2. Bảng 4.2.2 Phát triển kinh tế

Mục tiêu  Củng cố nền tảng phát triển kinh tế

Các chiến lược phát triển ngành bền vững   

 Hiện đại hóa ngành nông-lâm-ngư nhiệp  Mở rộng và phát triển ngành công nghiệp

    

 Củng cố và mở rộng ngành dịch vụ

  

Phát triển xã hội

Quản lý môi trường

 Cải thiện điều kiện sống cho người dân đô thị và nông thôn  Giải quyết vấn đề dịch cư từ nông thôn ra đô thị do thay đổi cơ cấu công nghiệp  Đảm bảo phúc lợi cơ bản cho người có thu nhập thấp

 Giảm/loại bỏ ô nhiễm

 Tăng cường công tác chủ động đối phó và quản lý thiên tai  Bảo tồn hệ sinh thái và các giá trị văn hóa-xã hội  Giải quyết các tác động do biến đổi khí hậu

      

Chiến lược Thiết lập chiến lược phát triển kinh tế cập nhật dựa trên sự thay đổi trong tương lai của hệ thống GTVT vùng Thiết lập chiến lược phát triển cân bằng giữa các khu vực kinh tế một cách hài hòa Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ bổ trợ cho vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL Cải thiện hệ thống sản xuất, phân phối và tiếp thị lúa gạo Đa dạng hóa các loại cây trồng và vật nuôi mới Cải thiện năng lực và điều kiện sống cho các hộ gia đình nông thôn Tổ chức lại các khu/cụm công nghiệp nhằm củng cố nền tảng để phát triển các hoạt động công nghiệp cạnh tranh hơn Thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo phân công vùng KTTĐ phía Nam và phù hợp với đặc trưng của tỉnh Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư Phát triển các dịch vụ vận tải tổng hợp (logistics), giáo dục, y tế chất lượng cao và các dịch vụ giải trí đặc thù Thiết lập hệ thống đô thị và nông thôn hiệu quả với hệ thống phân cấp theo chức năng nhằm tạo nền tảng để phát triển ngành dịch vụ tốt hơn Ban hành các chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển ngành dịch vụ Cải tạo hạ tầng cơ bản và dịch vụ công cộng ở khu vực đô thị và nông thôn Củng cố các khu dân cư vượt lũ ở vùng nông thôn Phát huy các giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể Phát triển các trung tâm đô thị phù hợp ở khu vực nông thôn Xây dựng quy hoạch và cơ chế phù hợp cho bộ phận dân cư mới chuyển đến Cung cấp dịch vụ đào tạo các ngành nghề mới

 Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục cho các hộ nghèo  Cung cấp hệ thống cho vay vốn nhằm trợ giúp các hộ nghèo cải thiện cuộc sống  Tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp có thêm cơ hội việc làm, chỗ ở ổn định.  Giải quyết ngay các điển nóng môi trường  Ban hành các biện pháp phòng chống ô nhiễm cho các cơ sở gây ô nhiễm/các khu vực bị ô nhiễm  Thiết lập hệ thống giám sát môi trường hiệu quả  Phát triển các khu đô thị trên vùng đất cao không bị ngập lụt  Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm  Cải thiện công tác phòng chống lũ lụt  Xác định các hệ sinh thái và giá trị văn hóa-xã hội cần bảo tồn  Thiết lập hệ thống phân vùng môi trường để quản lý hiệu quả môi trường và sử dụng đất  Phát triển du lịch sinh thái gắn kết với quản lý môi trường  Khuyến khích giảm lượng khí thải nhà kính trong tất cả các hoạt động kinh tế-xã hội  Chủ động đối phó với các tác động từ biến đổi khí hậu như tăng mực nước biển, lũ lụt thường xuyên hơn, v.v.  Nâng cao nhận thức của các bên liên quan

4-12

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Mục tiêu  Xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của cộng đồng và doanh nghiệp

Chiến lược  Thực hiện các chiến dịch và phổ biến thông tin về bảo vệ môi trường  Mở rộng các chương trình giáo dục về môi trường ở trong học đường  Tổ chức các chương trình/hội thảo giáo dục môi trường cho các doanh nghiệp

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

4.3

Kịch bản và khung phát triển 1) Đánh giá các phương án kịch bản 4.30 Ngay cả khi đã vạch ra tầm nhìn tương lai và chiến lược thực hiện cơ bản để thực hiện các mục tiêu đó song luôn có những con đường khác nhau tới cùng một đích chung. Dự báo tương lai là một công việc không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn và khi nền kinh tế quốc gia vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các nước khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xây dựng các kịch bản khác nhau để tạo cơ sở tốt cho tỉnh lựa chọn định hướng phát triển phù hợp và bền vững hơn. 4.31 Khi xây dựng các kịch bản phát triển tương lai cho tỉnh, Đoàn Nghiên cứu đã cân nhắc các yếu tố chính như tăng trưởng kinh tế chung, cơ cấu ngành, năng suất lao động, quy mô dân số. Trên cơ sở đó đã giả định và phân tích ba kịch bản như sau (xem Bảng 4.3.1): (a) Kịch bản A – Xu hướng hiện tại (kịch bản cơ sở): Theo kịch bản này thì tình hình hiện nay với xu hướng tăng trưởng dân số và kinh tế trong giai đoạn 2000 – 2008 sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. Kết quả phân tích kịch bản này là cơ sở để phân tích so sánh các kịch bản khác. Cơ sở thiết lập chỉ tiêu cho Kịch bản A như sau: (i) Dân số: Tăng trưởng dân số giai đoạn 2000 – 2008 là 0,9%/năm. Ước tính mức tăng trưởng dân số tương lai sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này. (ii) GDP ngành: Mức tăng trưởng của từng ngành cũng theo xu hướng của những năm trước đây. Ngành nông nghệp tăng khoảng 5%/năm, dịch vụ 11%/năm trong các năm trước đây và sẽ tăng ở nhịp độ là 5,0-5,2%/năm đối với ngành nông nghiệp và 10,0-12,0%/năm đối với khối dịch vụ. Mặc dù ngành công nghiệp có nhịp độ tăng 20%/năm trong những năm trước đây nhưng sẽ không thực tế nếu giả định duy trì được nhịp độ cao này. Do đó, giả định ngành công nghiệp có mức tăng trưởng chậm hơn, đảm bảo sự cân bằng với ngành nông nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong năm 2030 sẽ là 11,0% 61,4% - 27,6%. (iii) Tổng mức GDP: Tổng mức GDP trong giai đoạn 2000 – 2008 tăng ở mức 10,6%/năm, nhịp độ này có xu hướng tăng chậm. Do đó, trong giai đoạn 20082015 và 2015-2020, mức tăng trưởng giả định lần lượt là 10,7%/năm và 11,0%/năm. Sau đó, giả định mức tăng này giảm nhẹ xuống 10,5%/năm tới năm 2030. Năm 2030, tổng mứ GDP kỳ vọng đạt 98.376 tỷ đồng, tính theo giá năm 1994. Mức GDP bình quân cũng đạt 168 triệu đồng, tính theo giá năm 2008. (b) Kịch bản B – Phát triển thiên về công nghiệp: Theo kịch bản này thì quá trình phát triển của ngành công nghiệp sẽ được đẩy mạnh, lấy đó làm chủ đạo cho phát triển kinh tế trên toàn tỉnh. Một số tỉnh trong vùng KTTĐPN, ví dụ như Bình Dương và Đồng Nai, đã và đang có xu hướng đi theo kịch bản này. Cơ sở thiết lập chỉ tiêu cho Kịch bản B như sau:

4-13

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(i) Dân số: Kịch bản này giả định rằng quá trình công nghiệp hóa tiếp tục được đẩy mạnh. Vì thế, tốc độ tăng trưởng dân số cũng được dự báo sẽ cao hơn so với Kịch bản A do mức độ công nghiệp hóa cao hơn sẽ cần có nhiều nhân lực hơn. Với bối cảnh đó, hoàn toàn không hề phi thực tế khi giả định mức tăng trưởng dân số của tỉnh trong giai đoạn này cũng sẽ đạt 1,2%/năm như trong giai đoạn 2000-2005. (i) Giá trị GDP theo ngành kinh tế: Căn cứ vào bài học kinh nghiệm thực tế ở Bình Dương và Đồng Nai là những tỉnh công nghiệp hóa có nhịp độ tăng trưởng công nghiệp cao tới 16%/năm trong 10 năm trở lại đây, có thể áp dụng mức tăng trưởng tương tự cho ngành công nghiệp của Long An. Giả định rằng trong giai đoạn 2005-2020 sẽ có nhịp độ tăng trưởng 17%/năm khi các khu công nghiệp đã quy hoạch đều đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Nhịp độ tăng trưởng của ngành dịch vụ cũng dựa trên bài học kinh nghiệm ở các tỉnh phụ cận. Mặc dù nhịp độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giai đoạn 2001-2005 là 8,9%/năm nhưng ngành này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp vốn là ngành luôn cần sự hỗ trợ của nhiều loại hình dịch vụ. Ngành nông nghiệp có thể không bị ảnh hưởng nhiều từ phát triển công nghiệp do đó nhịp độ vẫn sẽ như trong Kịch bản A. Cũng có thể giả định rằng quá trình phát triển sẽ chậm dần và ổn định hơn kể từ sau năm 2020. Năm 2030, tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ lần lượt là 8,0% - 71,1% - 20,9%. (ii) Tổng mức GDP: Trên cơ sở phân tích trên, tổng GDP của Kịch bản B theo tính toán sẽ cao hơn Kịch bản A khoảng 38%. Quá trình công nghiệp hóa góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế này. Năm 2030, tổng GDP sẽ tăng tới 135.376 tỷ đồng, theo giá năm 1994, còn GDP bình quân sẽ đạt 217 triệu đồng, theo giá năm 2008. (c) Kịch bản C – Phát triển cân bằng: Kịch bản này nằm phát huy lợi thế và tiềm năng của Long An một cách chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cân bằng. Lợi thế và cơ hội của Long An có những điểm chính như sau: (i) Có nhiều đất nông nghiệp màu mỡ có thể tiếp tục phát triển và hiện đại hóa, hướng tới thị trường xuất khẩu cũng như nội địa. (ii) Quá trình mở rộng đô thị và chức năng của Tp.HCM đang diễn ra nhanh chóng, có thể được hấp thụ ở một số hành lang và khu vực trong tỉnh Long An, và (iii) Có nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ tại và quanh khu vực cửa khẩu sang Campuchia. Kịch bản này giúp Long An thúc đẩy phát triển được cả ngành nông nghiệp lẫn dịch vụ. Nhờ kết hợp chiến lược với ngành công nghiệp, Long An có thể tạo ra các loại ngành nghề và dịch vụ liên ngành mới, ví dụ như dịch vụ hỗ trợ cho công nghiệp, chế tạo máy và dịch vụ cho ngành nông nghiệp. Cơ sở thiết lập chỉ tiêu cho Kịch bản C như sau: (i) Dân số: Mức tăng trưởng dân số trong kịch bản này cũng giống như trong Kịch bản B, do kịch bản này cũng dựa vào đô thị hóa. (ii) Giá trị GDP theo ngành: So với Kịch bản B, nhịp độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và dịch vụ của kịch bản này cao hơn, còn nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thấp hơn. Có thể giả định rằng ngành nông nghiệp sẽ tăng trưởng

4-14

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6%/năm, công nghiệp 12-15%/năm và dịch vụ 15-18%/năm. Năm 2030, tỷ trọng các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là 9,3% - 42,4% - 48,3%. (iii) Tổng GDP: Phát triển cân bằng cho phép đẩy nhanh phát triển kinh tế của tỉnh do kết hợp tác động phát triển của cả ba khu vực kinh tế. Do đó, có thể bắt kịp nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai (13,4%/năm) trong giai đoạn ngắn hạn. Sau năm 2015, nhịp độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần, đi vào chiều sâu. Năm 2030, tổng GDP được kỳ vọng sẽ đạt 152.517 tỷ đồng theo giá năm 1994 và GDP bình quân đạt 244 triệu đồng, theo giá năm 2008. Bảng 4.3.1 Các chỉ tiêu kinh tế chính trong các kịch bản phát triển kinh tế Giá trị Dân số (000) GDP theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng) Kịch bản A: Xu hướng

Cơ cấu GDP (%)

GDP bình quân (triệu đồng)

N-L-N CN – XD DV Tổng N-L-N CN – XD DV Tổng giá năm 1994 giá năm 2008

Dân số (000)

Kịch bản B: Phát triển thiên về công nghiệp

GDP theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Cơ cấu GDP (%)

GDP bình quân (triệu đồng)

N-L-N CN – XD DV Tổng N-L-N CN – XD DV Tổng giá năm 1994 giá năm 2008

Dân số (000)

Kịch bản C: Phát triển theo hướng cân bằng

GDP theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Cơ cấu GDP (%)

GDP bình quân (triệu đồng)

N-L-N CN – XD DV Tổng N-L-N CN – XD DV Tổng giá năm 1994 giá năm 2008

2008

2015

2020

2030

1.445 3.604 4.136 2.814 10.554 34,1 39,2 26,7 100

1.539 5.139 10.098 6.221 21.457 23,9 47,1 29,0 100

1.609 6.621 19.104 10.483 36.207 18,3 52,8 29,0 100

1.760 10.785 60.402 27.189 98.376 11,0 61,4 27,6 100

7,3 22,0 1.445 3.604 4.136 2.814 10.554 34,1 39,2 26,7 100

13,9 42,0 1.571 5.139 10.981 6.209 22.329 23,0 49,2 27,8 100

22,5 67,8 1.667 6.621 24.109 10.958 41.689 15,9 57,8 26,3 100

55,9 168,3 1.879 10.785 96.308 28.283 135.376 8,0 71,1 20,9 100

7,3 22,0 1.445 3.604 4.136 2.814 10.554 34,1 39,2 26,7 100

14,2 42,8 1.571 5.418 10.349 7.953 23.721 22,8 43,6 33,5 100

25,0 75,3 1.667 7.962 20.816 18.194 46.972 16,9 44,3 38,7 100

72,1 217,0 1.879 14.258 64.652 73.607 152.517 9,3 42,4 48,3 100

7,3 22,0

15,1 45,5

28,2 84,8

81,2 244,5

Tăng trưởng (%/năm) 08-'15 15-'20 20-'30 0,9 5,2 13,6 12,0 10,7 9,7 9,7 1,2 5,2 15,0 12,0 11,3 10,0 10,0 1,2 6,0 14,0 16,0 12,3 10,9 10,9

0,9 5,2 13,6 11,0 11,0 10,0 10,0 1,2 5,2 17,0 12,0 13,3 12,0 12,0 1,2 8,0 15,0 18,0 14,6 13,3 13,3

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Kịch bản tăng trưởng đề xuất 4.32 Phương án 1 sẽ tốt nếu như Long An muốn duy trì tăng trưởng kinh tế trên cơ sở mở rộng ngành nông nghệp. Vùng 1 rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp nên Đoàn Nghiên cứu cho rằng tập trung đầu tư vào Vùng 1 sẽ giúp tăng cường hiệu

4-15

0,9 5,0 12,2 10,0 10,5 9,5 9,5 1,2 5,0 14,9 9,9 12,5 11,2 11,2 1,2 6,0 12,0 15,0 12,5 11,2 11,2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

quả hơn cho ngành nông nghiệp và góp phần tăng sản lượng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Hoạt động nông nghiệp ở Vùng 2 cũng có thể thay đổi để đa dạng hóa sản phẩm chứ không chỉ là sản xuất lúa, ví dụ như trồng rau, cây ăn quả, chăn nuôi, v.v. 4.33 Tác động mạnh mẽ từ quá trình đô thị hóa của TpHCM và Long An sẽ ngày càng tăng thêm trong những thập kỷ kế tiếp. Để có thể bảo vệ khu vực sản xuất nông nghiệp (Vùng 1) thì phải kiểm soát mở rộng đô thị vào trong Vùng 1. Nếu không có vùng đệm hay vùng chuyển đổi (Vùng 2) thì quá trình phát triển đô thị có thể vượt ranh giới, từ Vùng 3 sang Vùng 1. Hiện nay Long An vẫn còn có đủ đất ở vùng 3 cho phát triển đo thị và công nghiệp. Phát triển có tổ chức và tập trung ở Vùng 3 sẽ giúp cho vùng này có tính cạnh tranh hơn mà chỉ cần lượng đầu tư ít hơn vào hạ tầng kỹ thuật. Vùng 3 sẽ đô thị hóa mạnh mẽ và là một phần gắn liền trong vùng đô thị TpHCM trên cơ sở sự gắn kết giữa TpHCM và Long An. 4.34 Vùng 2 về cơ bản là bao gồm các khu vực nằm giữa hai sông Vàm Cỏ, là nơi hiện nay về cơ bản là đất nông nghiệp. Có thể thấy ở khu vực trong tương lai có thể có các dự án phát triển đô thị, nhất là khi có đường bộ. Vùng này cũng giúp bảo vệ chất lượng nước sông và giúp tránh được phát triển tràn lan.Có thể áp dụng nhiều mục đích sử dụng đất ở Vùng 2. Tuy nhiên các dự án phát triển cần phải được kiểm soát chặt chẽ và phải được đánh giá nghiêm ngặt về tác động môi trường trước khi phê duyệt. Những mục đích sử dụng đất cụ thể ở phân vùng này sẽ do thế hệ sau quyết định. 4.35 Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Long An được giả định ở mức khá cao, nhất là trong các kịch bản B và C, nhưng thực tế lại phụ thuộc vào quyết tâm thực hiện các dự án phát triển của tỉnh. Ví dụ, các tỉnh đang công nghiệp hóa nhanh như Đồng Nai và Bình Dương đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một giai đoạn dài, trên dưới 15%/năm, ngay cả trong các năm 2006 và 2007. Còn quá trình công nghiệp hóa ở Long An bắt đầu chậm hơn nhiều so với các tỉnh này nên có thể kỳ vọng tốc độ tăng trưởng cao ở Long An khi các dự án hạ tầng chính hình thành và môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể trong tương lai. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Tp.HCM cũng là điều kiện thuận lợi cho Long An khi các chiến lược phát triển được phối hợp triển khai tốt. Kết quả đánh giá kịch bản thay thế cho thấy phát triển cân bằng (Kịch bản C) có tổng mức GDP cao hơn và GDP bình quân cũng cao hơn. 4.36 Các kịch bản tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu lao động-việc làm. Khi đẩy mạnh phát triển công nghiệp thì tỷ trọng lao động của khu vực này sẽ tăng theo. Với Kịch bản A và B, tỷ trọng của ngành công nghiệp/xây dựng khá cao so với trong Kịch bản C. Đoàn Nghiên cứu cũng đã tiến hành so sánh cơ cấu lao động của các tỉnh phụ cận với Long An (xem Bảng 4.3.2), theo đó các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương có nhịp độ tăng trưởng công nghiệp tăng nhanh, còn tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Điều này cũng sẽ diễn ra ở Long An, nhưng nếu chỉ tập trung vào ngành công nghiệp thì khu vực dịch vụ sẽ không tăng trưởng. Với Long An, cần tìm kiếm mô hình phát triển cân bằng hơn và tạo thêm nhiều cơ hội để dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

4-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 4.3.2 So sánh cơ cấu lao động ở các kịch bản và các địa phương khác Cơ cấu lao động (%) Công Dịch vụ nghiệp

NLN Đồng Nai Bình Dương TpHCM

Long An

2000 2007 2000 2007 2000 2007 2008 2030

Kịch bản A Kịch bản B Kịch bản C

58,6 33,3 44,7 19,4 6,4 4,8 48,5 20,0 15,0 15,0

21,7 34,1 35,7 61,8 41,7 44,5 26,9 50,0 60,0 45,0

19,8 32,6 19,5 18,8 51,9 50,7 24,6 30,0 25,0 40,0

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Lực lượng lao động (% dân số) 46,6 51,1 50,8 66,0 42,8 44,4 56,6 58,0 58,0 58,0

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

4.37 Từ những phân tích trên, kiến nghị nên cân nhắc áp dụng Kịch bản C cho sự phát triển của Long An.

3) Khung phát triển KT-XH chung 4.38 Tầm nhìn và các mục tiêu chung cần chi tiết hơn nữa đối với các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu đề ra. Các chỉ tiêu được chọn về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý được dự báo dựa trên Kịch bản C (phát triển cân bằng).

4-17

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 4.3.3

Dân số

000 người (%)

Khung phát triển KT-XH của tỉnh Long An 2008

2015

2020

Đô thị Nông thôn

251 (17,4) 1.193 (82,6)

275 (17,5) 1.296(82,5)

Tổng

1.445 (100)

1.571 (100)

500 (30) 1.167 (70) 1.667 (100) 141.456 84,8 16,9 44,3 38,7 4.1961) 1

2030 939 (50) 939 (50) 1.879 (100) 459.300 244,5 9,3 42,4 48,3 9.9331) 0,8

Tốc độ tăng trưởng (%) 12–‘20 12–‘30 5,9 6,2 -0,2 -1,1 1,2

1,2

GDP (tỷ đồng) (giá năm 2008) 31.782 71.435 13,2 GDP bình quân (triệu đồng) (giá năm 2008) 22,0 45,5 11,9 KV 1 34,1 22,8 6,8 Phát triển Cơ cấu kinh tế kinh tế KV 2 39,2 43,6 14,4 (%) KV 3 26,7 33,5 16,8 FDI Triệu USD (giá năm 2008) 643,8 2.7271) 16,9 Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia (%) 3 2 -8,7 Giáo Tỷ lệ tới trường (tiểu học, 100/ 99/ 89 100/ 97/ 75 100/ 95/ 70 100/95/70 dục THCS, THPT) Trẻ suy dinh dưỡng (/1,000 trẻ) 16,5 15 13 10 -2,0 Y tế / 1.000 dân 0,4 0,6 0,8 1,2 5,9 Phát triển Bác sỹ xã hội Trên xã (%) 100 100 100 Số hộ có điện (% hộ gia đình) 97,6 99 100 100 0,2 Dịch vụ Số hộ được cấp nước sạch 64,5 96 98 100 3,5 cơ bản (% hộ gia đình) Số hộ được thu gom CTR (%) 21,1 25 50 70 7,5 Tỷ lệ phủ xanh (%) 21 21 21 Độ che phủ của rừng (%) 14,1 15 17 19 Đất nông nghiệp (%) 84,1 75 69 68 -1,6 Môi trường Mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt 1) Mức B Mức B Mức A Mức A Diện tích ảnh hưởng lũ lụt (%) (ngập trên 30,1 25 23 20 -2,2 1m) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES tổng hợp dựa trên nhiều nguồn dữ liệu bao gồm Niên giám Thống kế Long An, KHPT KT-XH tới năm 2020

12,9 11,6 6,5 13,3 16,0 13,2 -5,8

của Long An và Báo cáo chính trị của Tỉnh ủy khóa VIII số 225-BC/TU. 1) Chi phí cộng dồn trong 5 năm 2) Mức A = nước sinh hoạt, Mức B = nước sử dụng trong công nghiệp dựa trên QCVN 08:2008/BTNMT

4-18

-2,3 5,1 0,1 2,0 5,6 -1 -1,8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

5.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5.1

Tổng quan chung 5.1 Phát triển kinh tế vẫn chưa thực sự được đẩy mạnh nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững của tỉnh. Ngành nông nghiệp cho đến nay đã và đang là ngành kinh tế chủ đạo và dự kiến vẫn sẽ duy trì vai trò quan trọng trong tương lai, cho dù tỷ trọng tương đối trong cơ cấu GDP có giảm. Ngành công nghiệp đang tăng trưởng mạnh và được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính trong tương lai. Ngành dịch vụ, cho đến nay vẫn mờ nhạt và vẫn chưa được nhìn nhận là có thể đảm nhận vai trò lớn hơn trong phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện tại, hầu như tất cả các ngành kinh tế trong tỉnh đều thiếu tính cạnh tranh và đạt năng suất thấp do thiếu cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, điều kiện tiếp cận thị trường, thiếu nguồn tài chính, thiếu sáng kiến và hỗ trợ thể chế, v.v. Nâng cao tính cạnh tranh cho các ngành kinh tế khu vực I, II và III chính là vấn đề trọng tâm của tỉnh. 5.2 Nếu coi tiến trình phát triển kinh tế là nền tảng để xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho tỉnh thì các mục tiêu cơ bản về phát triển kinh tế là: Củng cố và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế của tỉnh thông qua việc khai thác vị trí chiến lược của tỉnh. (ii) Phát triển kinh tế mà không phải hy sinh tính bền vững về văn hóa xã hội và môi trường. (iii) Xây dựng nền kinh tế có bản sắc riêng, có sự cân bằng giữa các ngành kinh tế khu vực I, II và III. (i)

5.3 Với vị trí đặc biệt vừa nằm trong vùng ĐBSCL và vừa thuộc vùng KTTĐPN khiến Long An vừa phải giải quyết áp lực từ việc mở rộng đô thị của thành phố Hồ Chí Minh và vừa phải thích ứng được với những đặc điểm của khu vực nhạy cảm về môi trường nơi người dân sống khá rải rác. Điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng tạo cơ hội tốt cho phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái nhưng đồng thời lại là hạn chế đối với các dự án phát triển và nguy cơ do biến đổi khí hậu. Trên cơ sở vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Long An được kỳ vọng có thể phát triển một nền kinh tế cân bằng, có bản sắc, đảm bảo phát triển bền vững trong thời đại mới. 5.4 Để có thể cụ thể hóa tầm nhìn và chiến lược trên thì yếu tố chủ chốt là đầu tư, nhất là đầu tư từ bên ngoài của các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi năng lực của các nhà đầu tư trong tỉnh vẫn còn hạn chế. Vì vậy cần có biện pháp thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhất là những nhà đầu tư có công nghệ và thị trường mới. Khi đã có đầu tư từ bên ngoài thì cần xúc tiến hoạt động đầu tư phù hợp với các hoạt động kinh tế – xã hội và đầu tư của địa phương để tạo hiệu quả đồng bộ. Tỉnh cần có biện pháp xây dựng môi trường đầu tư “mời gọi” cũng như tạo dựng hình ảnh hấp dẫn để có thể thu hút được nguồn đầu tư có chất lượng.

5-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

5.2

Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp 1) Các vấn đề chính 5.5 Căn cứ vào kết quả phân tích hiện trạng ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong Chương 2, phần định hướng quy hoạch phát triển cho chuyên ngành này sẽ chủ yếu tập trung vào những thế mạnh và cơ hội đã xác định được cũng như những điểm yếu hay thách thức cần giải quyết. Bảng 5.2.1 thể hiện ma trận về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Bảng 5.2.1

Phân tích SWOT ngành nông – lâm – ngư nghiệp Long An

THẾ MẠNH (S)  Long An có diện tích đất nông nghiệp lớn, và có nguồn nước mặt phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho canh tác các mặt hàng nông sản chính như gạo, mía, rau quả.  Gạo là sản phẩm xuất khẩu chủ lực  Tỉnh đi đầu trong ngành chăn nuôi gia súc tập trung (trâu, bò, lợn) trong vùng  Ngành cơ khí chế tạo thiết bị máy móc chế biến ở Long An phát triển nhanh và sớm so với các tỉnh khác trong vùng. Đó là cơ sở vững mạnh cho việc triển khai chế tạo máy phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.  Ngành sản xuất máy móc nông nghiệp ở Long An đang phát triển nhanh hơn các tỉnh khác trong vùng.  Tỉnh có diện tích rừng tràm lớn, góp phần làm giảm khí CO2 trong khí quyển, là yếu tố tích cực trong biến đổi khí hậu.  Long An có diện tích nguồn nước mặt lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp.  Hạt điều là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 2 của tỉnh  Có nguồn nguyên liệu dồi dào cho trồng trọt và chăn nuôi ĐIỂM YẾU (W)  Vùng sản xuất gạo trọng điểm (ĐTM) vẫn còn nghèo, sản lượng 4-5 tấn/ha/vụ. Hệ số canh tác còn thấp.  Chất lượng gạo thấp nên giá gạo XK không cao.  Phương thức sản xuất nông nghiệp, nhất là về lĩnh vực chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi thủ công, quy mô nhỏ. Các hộ chăn nuôi chưa có đủ điều kiện công nghệ và tài chính để phát triển chăn nuôi quy mô lớn.  Thiếu sự đa dạng về canh tác và chăn nuôi. Việc phụ thuộc vào một hay hai vụ mùa/mặt hàng để xuất khẩu là không bền vững vì có nhiều yếu tố biến động trên thị trường/thương mại.  Chất lượng nước và hệ thống thủy lợi chưa ổn định.  Hạt điều nguyên liệu phải thu mua từ các tỉnh khác.  Thiếu cơ chế chính sách cụ thể để ổn định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là về diện tích nuôi trồng thủy sản, lúa và tràm.  Cuộc sống của người dân vùng trồng lúa tập trung (vùng Đồng Tháp Mười) vẫn còn nghèo và năng suất lúa mới chỉ đạt 5 tấn/ha/vụ  Chưa có sự kết nối hiệu quả giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ  Khả năng tiếp cận, chuyển giao khoa học công nghệ và vốn đầu tư của nông dân còn hạn chế 5-2

CƠ HỘI (O)  Sản xuất và áp dụng máy móc nông nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích.  Vị trí địa lý của Long An rất thuận lợi cho lĩnh vực nông nghiệp và cần được khai thác cho thị trường sản xuất máy móc nông nghiệp.  Phát triển nông nghiệp, thủy sản được đẩy mạnh trong tỉnh.  Các dự án cấp nước cho vùng KTTĐPN bằng hồ Dầu Tiếng sẽ hoàn tất và sẽ mang lại lợi ích cho tỉnh.  Nhu cầu gia tăng đối với nguyên liệu cho ngành chăn nuôi của vùng ĐBSCL.  Nhu cầu nông sản đa dạng của vùng, đặc biệt là của thị trường TPHCM.  Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đang được triển khai mạnh từ TW đến địa phương  Sản phẩm nông nghiệp ngày càng có chỗ đứng quan trọng trong nước và ngoài nước

THÁCH THỨC (T)  Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp để phục vụ công nghiệp hóa.  Diện tích rừng sản xuất đang được chuyển đổi sang mục đích canh tác nông nghiệp. Diện tích tràm đang dần bị thay thế bằng canh tác lúa với doanh thu cao hơn.  Lũ lụt kéo dài (3-4 tháng) ảnh hưởng tới sản lượng nông nghiệp trong vùng.  Nguồn thủy sản đang giảm do đất thủy sản, ngư nghiệp đang bị chuyển đổi sang mục đích sản xuất và xây dựng.  Ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất.  Nhiều nguy cơ về sâu bệnh ảnh hưởng tới mùa màng và vật nuôi.  Tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông-lâm-ngư nghiệp.  Sức cạnh tranh của các nông sản trong vùng và trên thế giới do Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới  Lao động trong ngành nông nghiệp giảm do sức hút của công nghiệp hóa.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Mục tiêu chung và cụ thể của ngành 5.6 Mục tiêu chung của ngành nông-lâm-ngư nghiệp Long An là xây dựng hệ thống sản xuất hàng hóa bền vững thông qua việc khai thác tối đa lợi thế tự nhiên và cơ hội của Long An cũng như đặc điểm của vùng ĐBSCL, góp phần tăng phúc lợi cho người dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh Long An và của vùng. Nhìn chung mục tiêu cụ thể của toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp như sau: (i) Phát triển khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và nông thôn toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa trong khi đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững. (ii) Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa các khu vực nông nghiệp và nông thôn theo hướng thực hiện thâm canh và chuyên canh thông qua áp dụng công nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao và các tiêu chuẩn phù hợp trong sản xuất nhằm tăng giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất canh tác và nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. (iii) Thúc đẩy các vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi được xác định là các mặt hàng nông sản chính với lợi thế phù hợp, trọng tâm là sản xuất lúa gạo góp phần đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Bảng 5.2.2

Chỉ tiêu phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp Hiện trạng (2010)

Chỉ tiêu GDP (giá cố định năm 1994, tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trưởng GDP (giá cố định năm 1994, %/năm) Nông nghiệp Tỷ trọng của từng Lâm nghiệp chuyên ngành Ngư nghiệp (%/năm) Tổng

Mục tiêu của QHPTKT-XH 2020 2030

3.939 5,0

5.175 5,7

7.500 4,8

85,6 4,7 9,7 100

82,0 4,0 14,0 100

78,0 6,0 16,0 100

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5.7 Các mục tiêu cụ thể của từng tiểu ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp như sau: (a) Trồng trọt (i) Cải thiện hệ thống sản xuất và tăng giá trị cũng như sản lượng của các sản phẩm nông sản, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, các sản phẩm đặc sản và truyền thống ở các vùng canh tác chính của tỉnh, đáp ứng các tiêu chuẩn (GAP toàn cầu và GAP Việt) theo yêu cầu của người sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. (ii) Đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh để đối phó với tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra trong vùng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. (iii) Từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tỉnh và liên tỉnh nhằm đảm bảo sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định. (iv) Cải thiện hệ thống thủy lợi để duy trì sản lượng các mặt hàng nông sản chính. (v) Tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông; giảm tổn thất sau thu hoạch lúa; cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu. (b) Chăn nuôi

5-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(i) Áp dụng các phương pháp và công nghệ chăn nuôi, giết mổ hiện đại và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc thiết lập các khu vực chăn nuôi tập trung (lợn, gà, vịt, bò thịt và bò sữa) nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi. Sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, duy trì thị phần ổn định và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. (ii) Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp lên 25% vào năm 2015, 28 – 30% vào năm 2020. Phát triển đàn bò, heo, gia cầm theo hướng chăn nuôi tập trung có quy mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; chủ động kiểm soát dịch bệnh. (iii) Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh; cải thiện ô nhiễm môi trường do các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh gia súc gia cầm; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. (c) Lâm nghiệp (i) Tạo điều kiện duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên và diện tích rừng hiện có nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững, trước tiên góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn môi sinh cho các loài động vật hoang dã, các nguồn gen quý hiếm kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là rừng đặc dụng. Cần nhấn mạnh rằng rừng Đồng Tháp Mười có vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu tác động do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng mực nước biển dâng lên. (ii) Bảo vệ và có chính sách hợp lý nhằm duy trì diện tích rừng phòng hộ; kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia ở các huyện biên giới. (iii) Xây dựng hệ thống biện pháp tổng hợp nhằm đảm bảo lợi ích từ khai thác các nguồn tài nguyên rừng và khuyến khích hộ gia đình trồng rừng duy trì và đầu tư sản xuất rừng bền vững; cần khuyến khích trồng cây phân tán trong toàn tỉnh. (d) Ngư nghiệp (i) Đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt ổn định và bền vững nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành ngư nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp. (ii) Phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa ở vùng Đồng Tháp Mười. (iii) Xác định và triển khai các mô hình và phương pháp nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái. (iv) Xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp ở các vùng nuôi trồng (dưới các hình thức như câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ kinh tế, trang trại, v..v) nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản. 3) Chiến lược phát triển 5.8

Sau đây là các chiến lược phát triển chung cho ngành nông – lâm – ngư nghiệp. (i) Phát triển hệ thống sản xuất cạnh tranh trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp dựa trên phân vùng sản xuất ổn định, kết cấu hạ tầng và công nghệ được cải thiện và quyền tự chủ của nông dân/nhà sản xuất/tổ hợp tác kinh tế. (ii) Từng bước cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. 5-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(iii) Sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt các tiêu chuẩn (GAP toàn cầu, GAP Việt) đáp ứng yêu cầu của người sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. (iv) Khuyến khích các cộng đồng và hộ nông thôn tham gia phát triển các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông nghiệp ở các khu vực nông thôn và một phần làm giảm tình trạng lao động nông thôn đổ về các khu vực đô thị, bảo vệ các giá trị truyền thống của các sản phẩm thủ công địa phương. (v) Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn mới, ứng dụng khoa học công nghệ tập trung vào các đối tượng cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Chú trọng áp dụng khoa học công nghệ trong khâu bảo quản sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. (vi) Từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong phạm vi tỉnh và liên tỉnh đảm bảo sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định. 4) Biện pháp và hoạt động cải thiện ngành nông-lâm-ngư nghiệp 5.9 Sau đây là các chiến lược phát triển cụ thể của từng tiểu ngành trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp. (1) Trồng trọt (i) Thiết lập vùng an ninh lương thực của tỉnh để đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân Long An đối phó với rủi ro do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. (ii) Thiết lập mô hình tổ hợp tác kinh tế phù hợp (trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, v.v.) ở các vùng nông thôn với sự tham gia tích cực của các hộ nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tiếp cận nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. (iii) Khuyến khích cải tiến mạnh mẽ hệ thống nhân giống lúa 3 cấp với sự tham gia của các đơn vị tư nhân và sự kiểm tra của các cơ quan quản lý; phối hợp với mạng lưới cung cấp giống của các tỉnh và các viện nghiên cứu thuộc vùng ĐBSCL. Đến năm 2015, dự kiến sẽ gieo cấy giống lúa xác nhận trên 90% diện tích lúa trong vùng canh tác lúa tập trung. (iv) Ứng dụng các quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (phương thức sản xuất nông nghiệp tốt) quốc gia và toàn cầu hiện nay; kiểm soát dinh dưỡng tổng hợp (INM), Kiểm soát sâu bệnh tổng hợp (IPM), v.v. nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nông sản và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. (v) Củng cố mạng lưới kiểm soát phòng chống dịch bệnh ở cấp tỉnh và liên tỉnh để đảm bảo sản xuất và tăng trưởng nông nghiệp ổn định. (vi) Khuyến khích ứng dụng cơ giới hóa, đặc biệt là trong mùa vụ thu hoạch khi thiếu nhân công thu hoạch lúa, mía, lạc, v.v. Hết sức chú ý đảm bảo mạng lưới cung cấp phụ tùng ổn định để kịp thời sửa chữa máy móc bị hư hỏng. (vii) Phát triển hệ thống thu mua, bảo quản và chế biến lúa gạo ở các vùng chuyên canh lúa nhằm cải thiện chất lượng sau thu hoạch, tăng giá trị gia tăng của gạo trên thị trường trong và ngoài nước. Từng bước loại bỏ quy trình thu hoạch và bảo quản không phù hợp, thóc, gạo có độ ẩm cao hiện đang áp dụng ở các cơ sở 5-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

chế biến quy mô nhỏ như đang áp dụng trong vùng khiến chất lượng gạo sau chế biến thấp và giá xuất khẩu gạo thấp. (viii) Tổ chức thực hiện mô hình canh tác lúa thí điểm áp dụng công nghệ của Nhật Bản và Đài Loan (ứng dụng có chọn lọc kinh nghiệm sản xuất lúa gạo của An Giang hiện nay và kết quả thí điểm trước đây của Bộ NNPTNT, v.v.). (ix) Chiến lược đầu tư: Kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp (Công ty Lương thực Long An và các DN khác), nhằm xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản gạo ở những vị trí phù hợp trong vùng Đồng Tháp Mười như Mộc Hóa, Thạnh Hóa và Tân Thạnh, v.v. nhằm thúc đẩy liên kết giữa khu vực trồng lúa và khu vực chế biến gạo để tăng năng lực cung cấp gạo và hạ giá thành sản xuất, đem lại lợi ích xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. (x) Cải thiện điều kiện tưới tiêu ở các huyện thuộc vùng KTTĐ của tỉnh Long An, với trọng tâm là các huyện Đức Hòa, Cần Đước và Cần Giuộc, nơi thiếu nước trầm trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Triển khai xây dựng hệ thống kênh liên quan để tiếp nhận tốt nước bổ sung từ hồ Phước Hòa thông qua hồ Dầu Tiếng cung cấp cho tỉnh Long An nói chung và các huyện nên trên nói riêng. Triển khai quy hoạch khai thác nước ngầm phục vụ lợi ích khai thác lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường. (xi)

Thực hiện nạo vét, mở rộng và nâng cấp một số kênh được chọn trong lưu vực kênh Nguyễn Văn Tiếp như nâng cấp kênh Sở Hạ - Cái Cỏ – Long Khốt; kênh Tân Thành – Lò Gạch; kênh Hồng Ngự; kênh An Bình; kênh Đồng Tiến – Lagrange, kênh 79, v.v. với mục tiêu cấp thoát nước và tiêu thoát lũ hoặc khai thác nước sông Tiền.

(xii) Thực hiện quy hoạch khai thác nước kênh Hồng Ngự để cấp nước tưới cho dải đất nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây dựa trên việc nạo vét kênh 61 – Bo Bo và xây dựng các kênh ngang mới kết nối 2 nhánh sông chính của sông Vàm Cỏ. (xiii) Xây dựng các kênh cấp 2 và cấp 3 phục vụ công tác tưới tiêu, thoát nước, thoát lũ và cải tạo đất chua phèn. (xiv) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đê và cống dọc 2 bờ sông Vàm Cỏ nhằm điều tiết hợp lý việc trữ và xả nước, đồng thời đối phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. (xv) Xây dựng hệ thống đê bao và các cống dưới đê nhằm bảo vệ các thị trấn, trung tâm xã và các tuyến dân cư trong mùa lũ. (xvi) Xây dựng các biện pháp đối phó khả thi để ngăn chặn xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng dọc các sông Vàm Cỏ. (2) Rau màu (i) Quy hoạch vùng trồng rau dựa trên QHTT sử dụng đất thống nhất của tỉnh, xác định các loại rau đặc sản của tỉnh nổi tiếng trên thị trường tiêu thụ như rau xà lách xoăn, cải ngọt, cải bắp, v.v. Xác định các vấn đề chính trong sản xuất, tiêu thụ rau xanh và các giải pháp giải quyết các vấn đề này. (ii) Xác định và thành lập vùng trồng rau chuyên canh (ở Cần Đước, Cần Giuộc, v.v.) với diện tích trồng và hạ tầng phù hợp (thủy lợi, môi trường, v.v.) để thúc đẩy các biện pháp trồng rau an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Từng bước xây dựng vùng trồng rau an toàn, đặc biệt là ở các xã trồng rau truyền thống.

5-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(iii) Khuyến khích áp dụng các quy trình canh tác phù hợp với GAP quốc gia và toàn cầu (phương thức sản xuất nông nghiệp tốt, v.v.) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm rau xanh. (iv) Thiết lập vùng trồng rau áp dụng kỹ thuật phù hợp và công nghệ cao để sản xuất rau sạch, an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các siêu thị, trung tâm thương mại, v.v. (v) Dựa trên các vùng trồng rau ổn định đã quy hoạch, phát triển nhà kính thủy sinh áp dụng công nghệ thủy canh như là một trong những tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau an toàn cung cấp cho các thành phố thông qua mạng lưới siêu thị, Coopmark. Các hoạt động sau cần được thực hiện để đảm bảo thành công cho vùng chuyên canh rau công nghệ cao: 

Bắt đầu từ việc chọn giống rau trồng phù hợp



Xác định và lựa chọn các loại rau có nhu cầu cao trên thị trường



Xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, nguyên liệu sẵn có trong nước và các biện pháp bảo môi trường, vệ sinh.

(vi) Thiết lập quan hệ mật thiết giữa sản xuất và tiêu thụ rau, đặc biệt là rau an toàn thông qua mạng lưới các thương nhân, thị trường và trung tâm thương mại chính. (3) Chăn nuôi (i) Tiếp tục triển khai các hoạt động cải thiện nguồn giống để nâng cao chất lượng gia súc, gia cầm và cải thiện hệ thống quản lý giống của tỉnh (bò thịt, bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm, v.v.). (ii) Tăng cường quy hoạch tổng thể các vùng chăn nuôi tập trung dưới hình thức trang trại, nhà máy, doanh nghiệp tư nhân với phương pháp chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. (iii) Đảm bảo cung cấp thức ăn chăn nuôi qua việc tăng cường trồng cỏ ở những khu vực có điều kiện sinh thái phù hợp nhằm sản xuất nguồn thức ăn chăn nuôi tươi ngon cho đàn gia súc, kết hợp với cỏ tự nhiên, đảm bảo môi trường trồng cỏ sạch, không bị ô nhiễm bởi hóa chất độc hại cũng như xây dựng và tổ chức cơ chế giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi đảm bảo. (iv) Đảm bảo và thực hiện các hoạt động thú y (tiêm phòng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, vệ sinh thú y), kịp thời kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và phòng chống bùng phát dịch bệnh, v.v.; xây dựng khu vực trang trại chăn nuôi không có dịch bệnh, tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động kiểm dịch vận chuyển gia súc qua biên giới và liên tỉnh. (v) Củng cố năng lực của các cơ sở thú y từ góc độ nguồn nhân lực, trang thiết bị, dự trữ thuốc thú y phục vụ kiểm soát và phòng chống dịch bệnh. Quan tâm tới việc cải thiện mạng lưới cơ sở thú y, đặc biệt là phân tích và phát hiện sớm dịch bệnh. (vi) Khuyến khích áp dụng công nghệ và trang thiết bị trong sản xuất thức ăn gia súc và xử lý, giết mổ, đặc biệt là xử lý nước thải để không gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải để sản xuất khí sinh học, năng lượng thay thế phục vụ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. (vii) Lâm nghiệp (i) Về phía tỉnh: Khuyến khích tiếp tục đầu tư vào chế biến gỗ tràm ở vùng ĐTM để sản xuất ván ép, đồ gỗ, v.v.

5-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(ii) Phát huy chương trình trồng rừng tại Long An để đem lại lợi ích môi trường lâu dài cho tỉnh trong tương lai. (iii) Khuyến khích người dân trồng cây phân tán dọc các tuyến đường giao thông, đê kè, kênh mương, trong khu dân cư, trạm, trại và điểm du lịch nhằm tăng độ che phủ của rừng. (iv) Khuyến khích cải thiện các loại giống cây rừng để đáp ứng nhu cầu về chất lượng gỗ trong công nghiệp chế biến gỗ. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của Công ty rừng Sumitomo Nhật Bản và các cơ đơn vị khác. (v) Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các khu rừng tự nhiên/đặc dụng để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Long An. (vi) Cần xúc tiến Dự án nghiên cứu khả thi về cơ chế phát triển sạch nhằm “giảm lượng khí thải CO2 thông qua công tác trồng rừng và tái trồng rừng tràm ở vùng ĐTM, góp phầm giảm thiểu tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu toàn cầu”. (4) Ngư nghiệp (i) Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ ở khu vực có cơ sở hạ tầng và điều kiện môi trường nuôi trồng đảm bảo trên cơ sở công nghệ và phương thức phù hợp với điều kiện thực tế như mô hình luân canh lúa – tôm; mô hình nuôi quảng canh cải tiến, v.v., đảm bảo phát triển thủy sản bền vững và hiệu quả kinh tế tổng hợp lúa – tôm. (ii) Thực hiện cải tạo, nâng cấp các ao/hồ nuôi tôm đã xuống cấp bằng các biện pháp công nghệ sinh học và thiết bị phù hợp đảm bảo nuôi trồng an toàn, đặc biệt là các khu vực nuôi tôm. (iii) Khuyến khích kết nối giữa các cơ sở nuôi trồng nước lợ với các cơ quan/đơn vị cung cấp giống trong tỉnh và đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo giống có chất lượng. (iv) Khai thác hiệu quả các kết quả của mạng lưới quan trắc môi trường nước về chất lượng nguồn nước và xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho các vùng nuôi trồng thủy sản để có biện pháp đối phó phù hợp. (v) Quy hoạch các vùng nuôi cá nước ngọt ở các huyện canh tác lúa trong vùng ĐTM, phù hợp với điều kiện canh tác theo mùa vụ (mùa khô, lũ và mưa). (vi) Ứng dụng công nghệ và quy trình phù hợp (kỹ thuật nuôi, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, v.v.) nhằm tăng cường các biện pháp nuôi trồng thủy sản: •

Nuôi thâm canh trong ao



Nuôi quảng canh, luân canh lúa + tôm/cá.

5) Cải tiến quy trình thực hiện sản xuất và phân phối lúa gạo và những ảnh hưởng của quá trình này đến các hộ gia đình ở Long An 5.10 Thiết lập cơ chế sản xuất và phân phối lúa gạo bền vững có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh cũng như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Khi tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa sẽ có sự chuyển biến lớn trong lực lượng lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo Kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh hiện nay thì cơ cấu lao động vào năm 2020 sẽ lần lượt bao gồm 25,7% lao động thuộc KV I, 39,9% thuộc KV II và 34,4% thuộc KV III (xem Bảng 5.2.3).

5-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 5.2.3 Thay đổi trong cơ cấu lao động theo ngành nghề Năm 2007 Số lượng % (000)

Khu vực

Năm 2020 Số lượng % (000)

KV I

489,8

54

249,3

25,7

KV II

190,5

21

387,4

39,9

KV III

226,8

25

333,4

34,4

Tổng

907

100

970,2

100

Nguồn: Kế hoạch Phát triển KT-XH Long An 2020

5.11 Thực tế cho thấy sản xuất lúa gạo cần phải được cải thiện theo chiều hướng giảm số lượng lao động đầu vào. Đồng thời chất lượng gạo cũng cần phải cải thiện nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặc dù năng suất lúa của Long An liên tục tăng về sản lượng (tấn) trên một đơn vị diện tích canh tác (ha), nhưng vẫn cần cải thiện hơn nữa. Hình 5.2.1 t / ha

Năng suất lúa của Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới

8.0

Thế giới World

7.0

Châu Á Asia

6.0

China TrungQuốc Indonesia

5.0

Nhậ t Bản Japan 4.0

Lào Laos

3.0

Malaysia Philippines

2.0

Thái Lan Thailand 1.0

Việ t Nam Vietnam

0.0

2005

2007

2001

2003

1997

1999

1993

1995

1989

1991

1985

1987

1981

1983

1977

1979

1973

1975

1969

1971

1965

1967

1961

1963

Long An

Nguồn: Thống kê Lúa gạo toàn thế giới(WRS) của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), số liệu của tỉnh Long An trích từ Niên giám Thống kê Long An, 2008

5.12 Phân tích chỉ ra rằng nếu hệ thống sản xuất lúa gạo không được cải thiện thì sẽ rất khó đạt được chỉ tiêu sản lượng gạo do thiếu lao động. Các nhận định chính như sau: (i) Năm 2008, phân tích cho thấy lực lượng lao động trong ngành sản xuất lúa gạo nhiều hơn mức cần thiết mặc dù trong mùa thu hoạch vẫn thiếu lao động. Tuy nhiên, trong tương lai, vào giai đoạn cao điểm thu hoạch mùa vụ thì lại thiếu lao động trầm trọng1. Nếu như tiếp tục thực hiện canh tác và thu hoạch như cũ thì đến năm 2020 vẫn thiếu lao động cho cả năm. (ii) Nếu hệ thống sản xuất được cải thiện, sẽ xảy ra tình trạng dư thừa lao động trong cả

Nhìn chung cần khoảng 30 công lao động/ha/tháng thu hoạch. Điều này có nghĩa là vào thời vụ, tỉnh sẽ thiếu khoảng 23.400 nhân công. 1

5-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

thời gian thu hoạch do áp dụng các phương pháp cơ giới hóa. Điều này có nghĩa là các hộ sản xuất nông nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp hoặc chuyển sang ngành nghề khác. 5.13 Một phân tích sơ bộ được tiến hành dựa trên việc so sánh hệ thống sản xuất “truyền thống” và “cải tiến” (xem Bảng 5.2.4), trong đó đưa ra các giả định sau: (i) Theo kế hoạch dự kiến hiện nay của tỉnh thì đất sản xuất lúa sẽ giảm từ 255.000 ha vào năm 2008 xuống còn 223.000 ha vào năm 2020. (ii) “Hệ thống cải tiến” bao gồm thực hiện cơ giới hóa, áp dụng các giống mới, cải thiện hệ thống quản lý nông nghiệp, v.v. (iii) Khi hệ thống được cải thiện, năng suất sẽ tăng từ 4,5 tấn/ha lên 5,3 tấn/ha (tăng khoảng 18%) và nhu cầu lao động sẽ giảm từ 170 ngày công/ha xuống còn 87 ngày công/ha chủ yếu nhờ cơ giới hóa. Bảng 5.2.4 Tác động của hệ thống sản xuất lúa gạo được cải tiến

Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất Tổng diện tích canh tác

Số vụ/năm Tổng Số lượng LĐ cần để sản xuất lúa (A) 1) tấn/ha Năng suất giả định Người/ngày/ha Số lao động cần thiết (B) Số lao động cần thiết (B)' 2) Lao động dư thừa/thiếu: (A) - (B) Lao động dư thừa/thiếu trong mùa thu hoạch: (A) - (B)' 3) Lao động trong ngành Nông-LâmNgư nghiệp

Năm 2008 Truyền thống 255.316 457.015 1,8 363.000

Năm 2020 Truyền thống

Cải tiến

223.000 446.000 2,0 249.000

223.000 446.000 2,0 249.000

344.000

237.000

237.000

4,5 170 298.000 319.000 46.000 △ 43.800

4,6 170 291.000 279.000 △ 54.000 △ 89.400

5,3 87 149.000 46.000 88.000 143.600

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES dựa trên nhiều nguồn dữ liệu 1) Giả định 95% lao động trong ngành nông nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất lúa gạo 2) Vụ đông xuân, thời gian thu hoạch: 1 tháng (24 ngày làm việc), số lao động cần thiết cho 1ha là 30 người theo kiểu truyền thống và 5 người theo phương pháp cải tiến năm 2020 3) Giả định 80% lao động sản xuất lúa có thể tham gia vào quá trình thu hoạch

5.14 Về thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp, một phân tích đã chỉ ra rằng thu nhập bình quân từ sản xuất lúa gạo của mỗi hộ gia đình có 2 ha lúa vào khoảng 7 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với ngưỡng nghèo nông thôn là 4,8 triệu đồng/năm của Sở LĐTBXH. Do thu nhập từ sản xuất lúa gạo (không bao gồm thu nhập từ hoa màu và các nguồn khác) theo phương thức sản xuất truyền thống khá hạn chế, vì thế cần phải nắm bắt được các cơ hội sau đây cũng như có được sự hỗ trợ từ các cơ quan chính quyền: (i) Hiện đại hóa và cải tiến hệ thống sản xuất lúa gạo. (ii) Mở rộng sản xuất rau màu, hoa quả nhằm tạo ra giá trị sản xuất cao hơn2 do nhu cầu được dự báo sẽ tăng lên. (iii) Nhu cầu về lao động trong sản xuất lúa gạo bao gồm cả thời gian nông nhàn nên số lao động này có thể tham gia vào các ngành khác như sản xuất hàng thủ công, nuôi trồng thủy sản, v.v.. 2

Năm 2008, giá trị sản xuất lúa gạo và hoa màu khác dự báo lần lượt đạt mức 19 triệu đồng/ha và 41 triệu đồng/ha. 5-10

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6) Tổng hợp các chiến lược và kế hoạch hành động đề xuất 5.15 Nhằm phát triển bền vững ngành nông-lâm-ngư nghiệp, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hành động đã được đề xuất như tổng hợp trong các bảng dưới đây: Bảng 5.2.5 Tổng hợp định hướng phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp Mục tiêu  Duy trì sản xuất và an ninh lương thực ổn định và an toàn  Đáp ứng nhu cầu của tỉnh và của cả nước  Hiện đại hóa ngành nông-lâm-ngư nghiệp để cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn và tăng cường sức cạnh tranh để tăng kim ngạch xuất khẩu  Góp phần củng cố sự bền vững về môi trường bằng cách bảo tồn và sử dụng đất nông-lâm-ngư nghiệp hiệu quả

Chiến lược  Phát triển hệ thống sản xuất cạnh tranh cho ngành nông-lâm-ngư nghiệp bằng cách từng bước cơ giới hóa và hiện đại hóa sản xuất, phát triển hệ thống phân phối và tiếp thị.

 Xác định các vùng chuyên canh các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

 Thực hiện kiểm soát và quản lý hiệu quả sâu bệnh cũng như tác động do biến đổi khí hậu

 Khuyến khích sự tham gia của các cộng đồng và hộ nông thôn trong quy trình phát triển nông-lâm-ngư nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của họ và phát triển ngành nông-lâm-ngư nghiệp bền vững.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5-11

Dự án/kế hoạch hành động  Chương trình hiện đại hóa ngành nông-lâmngư nghiệp  Dự án A-1: Long An – trung tâm công nghệ sinh thái hàng đầu  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải tạo các vùng trồng lúa tổng hợp của Đồng Tháp Mười  Phân vùng, gồm cả vùng an ninh lương thực  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải tạo các vùng trồng lúa tổng hợp của Đồng Tháp Mười  Dự án B-2: Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao  Chương trình quản lý rủi ro của ngành nônglâm-ngư nghiệp  Tăng cường năng lực phòng chống và kiểm soát hiệu quả dịch bệch trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, v.v.)  Phát triển nông thôn toàn diện và trên cơ sở gắn kết  Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nhằm tạo thêm việc làm cho người dân  Tăng lợi ích cho người dân địa phương  Ổn định đời sống và tăng cường các mặt văn hóa-xã hội cho cộng đồng nông thôn.  Dự án E-2: Phát triển phong trào “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” ở các khu vực nông thôn của tỉnh

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 5.2.6 Tổng hợp định hướng phát triển ngành trồng trọt Mục tiêu

Chiến lược

Dự án/kế hoạch hành động

 Cải thiện hệ thống sản xuất lúa gạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và thu thập cho các hộ gia đình và các bên liên quan  Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và ổn định thu nhập từ nông nghiệp  Đảm bảo điều kiện sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ổn định (về thủy lợi, cơ sở hạ tầng và các công trình khác, v.v.) làm cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển nông thôn.

 Thiết lập chương trình cải tiến sản xuất lúa gạo, gồm cả cải tiến quy trình sản xuất, chế biến, tiếp thị và phân phối các giống lúa, nguồn cung, v.v. dựa trên việc thực hiện dự án thí điểm đảm bảo áp dụng hiệu quả ở Long An

 Khuyến khích cải tiến mạnh mẽ hệ thống nhân giống lúa 3 cấp.  Áp dụng quy trình sản xuất lúa gạo đạt tiêu chuẩn GAPViệt và GAP toàn cầu  Khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, đặc biệt là trong các công việc cần thiết do thiếu lao động  Phát triển hệ thống thu mua, sấy, dự trữ và chế biến gạo ở các vùng trồng lúa.  Tổ chức thí điểm và thực hiện mô hình sản xuất lúa gạo áp dụng công nghệ hiện đại  Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến và dự trữ gạo  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải thiện tổng hợp các vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười  Dự án B-3: Phát triển trung tâm logistics lương thực ở Long An  Đổi mới các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ sản xuất, v.v.  Dự án B-1: Phát triển mô hình cải thiện tổng hợp các vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười

 Khuyến khích đổi mới/cải tiến mô hình tổ chức sản xuất trong trồng trọt nhằm tăng cường sự tham gia của các hộ gia đình trong quá trình hiện đại hóa trồng trọt  Cải thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi và kết cấu hạ tầng khác nhằm hỗ trợ hiện đại hóa và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp kết hợp với chương trình xây dựng các cụm/tuyến dân cư vượt lũ

 Tăng cường mạng lưới kiểm soát và phòng chống sâu bệnh hiệu quả

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5-12

 Cải thiện điều kiện thủy lợi ở các huyện vùng ĐTM.  Thực hiện công tác nạo vét, mở rộng và nâng cấp một số kênh ở tiểu vùng phía bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp  Thực hiện quy hoạch khai thác nước kênh Hồng Ngự để cấp nước cho khu vực nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây  Xây dựng các kênh cấp 2 và cấp 3 phục vụ tưới tiêu và thoát nước, cải thiện tình trạng chua phèn  Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cống liên quan dọc 2 sông Vàm Cỏ để chống xâm nhập mặn, cấp nước và thoát nước.  Xây dựng hệ thống đê bao và cống  Xây dựng các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn phù hợp và khả thi.  Thiết lập hệ thống thông tin hiệu quả phục vụ quản lý và giám sát các dự báo, phát hiện và kiểm soát dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, v.v.  Cung cấp thiết bị và thuốc dự phòng để kịp thời khống chế, kiểm soát khi dịch bệnh xảy ra.  Khuyến khích áp dụng các phương thức canh tác đề xuất để phòng chống dịch bệnh (INN, IPM, quy trình canh tác cải tiến, v.v.)  Phát triển phong trào tuyên truyền rộng rãi và kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng và tập huấn cho nông dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh.  Tăng cường năng lực phòng chống và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong nông nghiệp.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 5.2.7 Tổng hợp định hướng phát triển ngành chăn nuôi Mục tiêu

Chiến lược

 Phát triển ngành chăn nuôi thành một chuyên ngành cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

Dự án/kế hoạch hành động

 Áp dụng công nghệ cải tiến trong sản xuất, chế biến và phân phối  Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung

 Đảm bảo cung cấp thức ăn chăn nuôi đại gia súc bằng cách tăng cường trồng cỏ ở các vùng

 Tiếp tục tăng cường công tác cải tiến giống để nâng cao chất lượng gia súc, gia cầm

 Cải thiện chất lượng giống vật nuôi và sản xuất giống chất lượng cao trong tỉnh  Thiết lập vùng chăn nuôi công nghiệp tập trung ở các địa phương được chọn  Thực hiện các hoạt động chăn nuôi mục tiêu trong các trang trại chăn nuôi tổng hợp  Áp dụng công nghệ phù hợp và hiện đại trong quy trình chăn nuôi  Tận dụng sản xuất năng lượng từ chất thải chăn nuôi phục vụ các hoạt động ở trang trại.  Duy trì điều kiện môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm phù hợp ở các trang trại  Đảm bảo và thực hiện tốt công tác thú y  Tăng cường năng lực của các cơ sở thú y

 Kiểm soát và phòng chống có hiệu quả các dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra

 Phát triển vùng chăn nuôi trâu thịt tập trung ở Đức Huệ và Đức Hòa  Phát triển vùng chăn nuôi bò sữa tập trung ở Đức Hòa nơi có sẵn đất trồng cỏ, ở Đức Huệ, Châu Thành và Bến Lức  Phát triển vùng nuôi bò thịt tập trung ở Đức Hòa, Châu Thành.  Phát triển vùng nuôi heo tập trung ở Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Đức Hòa và Đức Huệ  Phát triển vùng chăn nuôi gia cầm tập trung ở Châu Thành và Cần Đước.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng 5.2.8 Tổng hợp định hướng phát triển ngành lâm nghiệp Mục tiêu

Chiến lược

Dự án/kế hoạch hành động

 Bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, sự bền vững về môi trường, cảnh quan nông thôn và nâng cao hình ảnh của tỉnh

 Quy hoạch vùng bảo tồn và sản xuất rừng

 Gắn kết phân vùng rừng với phân vùng sử dụng đất chung  Thực hiện định hướng: - Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 - Quyết định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 - Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/ 2007 - Quyết định 164/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/ 2008

 Thiết lập hệ thống khai thác hiệu quả tài nguyên rừng nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế trong khi vẫn duy trì được sự bền vững về môi trường

   

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5-13

Khuyến khích cải thiện giống cây rừng Nâng cấp hạ tầng các vùng rừng tự nhiên/đặc dụng Thu hút đầu tư chế biến tràm trong vùng ĐTM Thực hiện nghiên cứu khả thi Dự án sản xuất sạch hơn về “giảm lượng khí thải CO2 thông qua trồng rừng và tái trồng tràm ở vùng ĐTM nhằm giảm thiểu tác động xấu do biến đổi khí hậu toàn cầu”

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 5.2.9 Tổng hợp định hướng phát triển ngành ngư nghiệp Mục tiêu 

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản thành một chuyên ngành cạnh tranh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình

Chiến lược 

Dự án/kế hoạch hành động

Áp dụng hệ thống sản xuất, chế biến, phân phối và tiếp thị cải tiến

    



Quy hoạch vùng và điều kiện sản xuất ngư nghiệp cạnh tranh

 



Đảm bảo sản xuất ngư nghiệp không gây ô nhiễm môi trường

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5-14



Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất thủy sản phù hợp ở các vùng nuôi trồng Thực hiện cải tạo các ao/hồ nuôi trồng bằng các biện pháp, công nghệ sinh học và thiết bị phù hợp Xác định và áp dụng các mô hình và phương thức nuôi trồng thủy sản nước lợ phù hợp, đảm bảo phát triển thủy sản bền vững và hiệu quả Khai thác các kết quả của mạng lưới giám sát môi trường nước Khuyến khích liên kết giữa các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước lợ với hệ thống cung cấp, phân phối Thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ tập trung ở một số khu vực Xây dựng quy hoạch vùng nuôi cá nước ngọt ở các huyện vùng ĐTM Khai thác kết quả mạng lưới giám sát môi trường nước

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Ngành công nghiệp

5.3

1) Tổng hợp các vấn đề 5.16 Nếu như quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên cả nước nói chung là xu hướng tất yếu và sẽ kéo dài trong tương lai thì việc phát triển các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh là chìa khóa giúp Long An tăng trưởng trong các giai đoạn sắp tới. Nếu không mở rộng ngành công nghiệp thì không thể tạo thêm cơ hội việc làm và không đáp ứng được lượng lao động chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang. Tuy nhiên, việc thu hút được các nhà đầu tư có chất lượng luôn gặp phải sức cạnh tranh lớn nên Long An cần phải đảm bảo bố trí được cơ sở hạ tầng hỗ trợ và môi trường đầu tư hấp dẫn so với các khu vực cạnh tranh khác ở miền Nam, cũng như trên cả nước và trên thế giới. Cần lưu ý rằng Việt Nam đang nỗ lực chuyển từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành thâm dụng vốn và cần nhiều tri thức. Long An cần có sự chuẩn bị chiến lược khi tham gia và cạnh tranh trong cuộc đua này. 5.17 Ngành xây dựng là một ngành kinh tế quan trọng khác dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển hạ tầng, công trình và nhà ở chất lượng. Do nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu xây dựng sẽ tăng ổn định. Khi phát triển hạ tầng và các công trình, nhu cầu bảo trì cũng sẽ tăng. Long An cần thiết lập chiến lược để ngành có thể tăng trưởng hơn nữa nhằm đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội và quản lý môi trường bền vững phù hợp với điều kiện và yêu cầu của địa phương. 5.18 Các vấn đề chính trong ngành công nghiệp Long An đã được xác định trên cơ sở phân tích SWOT (xem Bảng 5.3.1).

    



   

Bảng 5.3.1 Phân tích SWOT ngành công nghiệp tỉnh Long An LỢI THÊ (S) CƠ HỘI (O) Vị trí địa lý chiến lược của Long An trong cả  Nền kinh tế và thị trường đang tăng trưởng ở vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL, nằm cạnh khu vực châu Á, xu thế gia tăng FDI và sức cạnh thành phố HCM và Campuchia. tranh của Trung Quốc trong việc thu hút FDI giảm. Có chỉ số PCI khá cao ở Việt Nam  Tăng nhu cầu từ TPHCM về việc bố trí cơ sở Có sẵn quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp sản xuất Nguồn lao động dồi dào  Sự tăng trưởng của Campuchia Có nhiều nhà đầu tư lớn đang nghiên cứu triển  Phát triển các loại hình công nghiệp mới (môi khai các dự án công nghiệp mang tính đột phá trường, y tế) và các ngành phụ trợ. như khu công nghệ cao ở Đức Hòa, công nghệ sạch ở Bến Lức, tổng kho LPG ở Cần Giuộc và  Nhu cầu xây dựng hạ tầng và nhà ở ngày càng các cơ sở khác ở Cần Đước tăng trong tỉnh, TPHCM, vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL  Vị trí chiến lược để phân phối hàng hóa (logistics) phục vụ vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN ĐIỂM YẾU (W) THÁCH THỨC (T) Thiếu chính sách phát triển công nghiệp hữu  Gia tăng cạnh tranh ở khu vực châu Á và giữa hiệu, không có chính sách marketing rõ ràng, các tỉnh trên toàn quốc. chưa chủ động đón nhận các ngành mũi nhọn  Các ngành sử dụng công nghệ lạc hậu. cũng như cung cấp môi trường đầu tư hấp dẫn.  Ô nhiễm môi trường. Phân bố các khu, cụm công nghiệp chưa hợp lý,  Cần có lực lượng lao động lớn thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ quản lý có tính  Gia tăng các vấn đề về an ninh ở khu vực nông cạnh tranh. thôn và an ninh cho công nhân ở các khu công Hạ tầng hỗ trợ hoạt động công nghiệp còn yếu nghiệp kém, bao gồm giao thông, điện, thoát nước, xử lý  Cơ sở hạ tầng văn hóa, xã hội đáp ứng nhu cầu nước thải v.v. ăn, ở, sinh hoạt, học tập, chữa bệnh công nhân Thiếu công nghệ xây dựng hiện đại và công tại các khu công nghiệp tập trung nghiệp xây dựng địa phương cạnh tranh Thiếu các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp 5-15

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5.19

Các yếu tố khác liên quan đến phân tích bao gồm:

(i) Lực lượng lao động: Nguồn nhân lực sẵn có sẽ không phải là lợi thế nếu không đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp (ii) Phát triển đô thị gắn kết: Vị trí các cơ sở công nghiệp không chỉ là địa điểm tạo việc làm cho người lao động mà còn là địa điểm thực hiện các hoạt động xã hội, giải trí cũng như các hoạt động của gia đình công nhân. Phát triển các khu công nghiệp và vị trí các cơ sở công nghiệp cần gắn kết với phát triển đô thị để cung cấp dịch vụ cần thiết với cự ly hợp lý. Hình 5.3.1

Chỉ số PCI của Long An

Rất cao Cao Trung bình khá Trung bình Trung bình kém Kém

Nguồn: Báo cáo về chỉ số cạnh tranh của các địa phương của USAID

5-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 5.3.2

Chỉ số PCI ở vùng ĐBSCL và KTTĐPN (2005 - 2009) 2005 PCI Bậc 58,49 22 55,89 27 65,24 4 56,25 26 68,56 3 58,65 21 50,90 34 61,13 10 61,29 9 55,63 28 47,06 37 57,44 24 76,82 1 64,14 6

2006 PCI Bậc 50,40 39 52,18 33 53,11 26 56,83 13 64,67 4 58,13 11 60,45 9 51,27 36 58,30 10 52,61 31 55,34 19 42,89 58 43,99 57 46,29 52 48,35 47 76,23 1 64,64 5

2007 PCI Bậc 58,82 21 64,63 12 62,88 14 56,30 28 70,14 3 64,89 9 66,47 6 52,82 39 61,76 17 59,41 19 64,68 11 42,49 60 56,19 29 50,38 49 53,92 35 77,20 1 62,33 16

Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp ĐBSCL An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Bình Phước Tây Ninh Bình Dương KTTĐĐồng Nai PN B. Rịa-V.ng Tàu 59,15 20 55,95 17 65,63 8 TpHCM 59,61 17 63,39 7 64,83 10 Nguồn: Báo cáo về chỉ số cạnh tranh của các địa phương của USAID

2008 PCI Bậc 6 63,99 21 57,27 7 62,42 25 55,17 4 66,97 5 66,64 9 61,12 35 52,25 22 56,32 24 55,36 29 54,24 62 40,92 18 58,64 32 53,71 56 45,09 2 71,76 15 59,62 60,51 60,15

12 13

2009 PCI Bậc 64,44 12 65,81 9 64,09 15 63,22 17 67,24 5 68,54 4 62,47 20 63,04 19 62,17 21 64,38 13 56,63 41 52,04 59 61,96 22 56,15 42 59,03 28 74,01 2 63,16 18 65,96 63,22

8 16

2) Mục tiêu chung và cụ thể của toàn ngành 5.20 Phát triển công nghiệp ở Long An cần đáp ứng được nhu cầu ở nhiều cấp độ khác nhau vốn đòi hỏi có sự can thiệp về chính sách, có ba cấp độ bao gồm: quốc tế, quốc gia và địa phương. Mỗi cấp đều cần một cách tiếp cận phù hợp, và khi công nghiệp hóa ở ba cấp này được gắn kết đồng bộ thì tỉnh có thể đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững, đồng thời ngành công nghiệp có thể tác động tới các ngành khác (khu vực I và III) một cách tích cực để từ đó có thể trở thành động lực kinh tế – xã hội chính của tỉnh, mang lại lợi ích cho tất cả các bên, bao gồm nhà đầu tư, người dân và Nhà nước. Mục tiêu cơ bản đặt ra là thiết lập các chính sách phát triển công nghiệp hữu hiệu trên cơ sở kết quả đánh giá thị trường mục tiêu và các chiến lược, giúp Long An phát huy được thế mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh và đồng thời có thể tạo sự đồng bộ trong quá trình công nghiệp hóa ở địa phương. 5.21

Các mục tiêu chính cụ thể như sau:

(i) Cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng phù hợp cho phát triển các ngành nghề, hoạt động kinh doanh có tính quốc tế; (ii) Xây dựng các khu công nghiệp chất lượng cao cho các nhà đầu tư quốc tế; (iii) Thiết lập các chính sách phát triển công nghiệp hữu hiệu, phát huy được nguồn lực dồi dào của tỉnh, đưa ra các cơ chế thực hiện cụ thể; (iv) Có các biện pháp ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hiệu quả cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; (v) Đảm bảo có đủ nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có chất lượng cao với chi phí thấp cho các nhà đầu tư tiềm năng; (vi) Phát triển các ngành nghề mới giúp tạo ra ngành mũi nhọn cho Long An trên bình diện phát triển công nghiệp ở Việt Nam. 5.22

Các mục tiêu cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây;

5-17

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 5.3.3

Chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp

Chỉ tiêu

Hiện trạng (2008)

Sản lượng Tỷ VND (giá cố định Tốc độ tăng 2008) trưởng (%) Diện tích KCN (ha) GDP bình quân/người (triệu VND) Kinh tế nói chung (giá 2008) Năng suất (triệu đồng/công nhân) Ngành công nghiệp

Chỉ tiêu đề ra 2015

9.346

23.638

25,1

14,2

5.178

15.835

19,6 34,6

36,7 63,3

2020

2030

46.752

154.885

14,4

13,6

15,835

15.835

62,3

171,7

153,5

196,1

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES Ghi chú: Sau đây là chi tiết các mục tiêu: (i) Tăng cường đổi mới công nghệ, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt mức TB 20-25%/năm trong quá trình CNH và nâng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo lên hơn 50% vào năm 2020. (ii) Thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp phụ trợ. (iii) Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có tri thức và công nghệ cao (tin học, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi sinh), các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp cơ bản, làm nền tảng cho quá trình phát triển chung và hội nhập quốc tế, đóng vai trò hạt nhân trong quá trình thúc đẩy CNH-HĐH trong vùng cũng như khu vực xung quanh. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ địa phương hóa, kết hợp với ngành sản xuất phụ kiện và các sản phẩm phụ trợ, sửa chữa và bảo trì… Tăng cường vai trò các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (các DN vừa và nhỏ), theo hướng sớm áp dụng các công nghệ hiện đại song song với bảo vệ môi trường. (iv) Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chính như sản xuất điện tử và phần mềm; cơ khí máy móc-công cụ; sản xuất điện năng, phân bón và hóa chất từ dầu và khí của quá trình chế biến nông-lâm-thủy sản và lương thực-thực phẩm; công nghiệp dệt may, da giày, nhựa; công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD).

3) Các phương án và chiến lược phát triển 5.23 Sẽ có hai phương án phát triển dành cho ngành công nghiệp tỉnh Long An trong tương lai. Phương án thứ nhất là phát triển tới mức độ cho phép tỉnh trở thành một trung tâm công nghiệp công nghệ sinh thái tiên tiến của Việt Nam trong 20 năm tới. Phương án này đòi hỏi phải có sự phát triển vượt bậc về nghiên cứu và phát triển, phát triển nguồn nhân lực và cả sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp dịch vụ hỗ trợ như đã trình bày ở bảng trên. Phương án thứ hai có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, trong đó giả định có những hạn chế nhất định như đầu tư chậm và chuyển giao công nghệ sinh thái từ các doanh nghiệp Nhật Bản diễn ra chậm, không có đủ nguồn nhân lực phù hợp do chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự chủ động của tỉnh, sự tăng trưởng chậm về tiêu dùng và dịch vụ trong nước, v.v. Để Long An trở thành một điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa chiến lược của cả nước, lẽ tất nhiên là Long An nên lựa chọn phương án thứ nhất. 5.24 Tiến trình phát triển của ngành kinh tế khu vực 2 này có thể đạt được thông qua mối liên kết hiệu quả giữa các yếu tố tương hỗ lẫn nhau như minh họa trong Hình 5.3.2. Mục tiêu cuối cùng của quá trình CNH đi đôi với phát triển bền vững văn hóa-xã hội và môi trường là cần phải triển khai thực hiện hài hòa giữa ngành công nghiệp (KV 2) và nông nghiệp (KV 1). Tăng trưởng của KV 2 chỉ có thể đạt được với sự hỗ trợ hiệu quả từ logistic và ngành Công nghệ Thông tin – Truyền thông ICT; ngành Dịch vụ (KV 3) cần được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ với các hoạt động của KV 2. Thúc đẩy đầu tư thông qua các nguồn ngoại lực (cả về tài chính lẫn nhân lực) và công nghệ (kỹ thuật cũng như bí quyết kinh doanh) và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc cung cấp nguồn lực quan trọng nhất là 2 yếu tố tiên quyết để có thể phát triển công nghiệp mang tính chiến lược tại Long An.

5-18

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 5.3.2

Mối quan hệ giữa các ngành trong phát triển công nghiệp

Ngành dịch vụ (KV 3)

Ngành công nghiệp (KV 2) Khuyến khích Đầu tư

Phát triển nguồn nhân lực  Sản xuất nông cụ  Tiểu thủ công nghiệp truyền thống

Tính bền vững  Xã hội/Văn hóa  Môi trường

Ngành nông nghiệp (KV 1) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5.25

Để phát triển công nghiệp cần có những thay đổi chính trong thời gian tới gồm:

(i) Toàn cầu hóa (tăng tính toàn cầu và liên minh, cùng với quá trình địa phương hóa của hoạt động kinh doanh toàn cầu); (ii) Tiếp tục mở rộng hoạt động phát triển công nghiệp của Tp.HCM (mở rộng quá trình phát triển công nghiệp của khu vực Tp. HCM sang các khu vực của tỉnh Long An); và (iii) Đô thị hóa đi kèm với xu hướng giảm xã hội nông nghiệp (dịch cư từ khu vực nông nghiệp như vùng ĐBSCL và các khu vực khác đến vùng Tp. HCM, và giảm một cách tương đối xã hội nông nghiệp và nền kinh tế nông nghiệp nói chung). 5.26 Nhằm thực hiện quá trình CNH mang tính chiến lược cũng như để có thể đối phó với những thay đổi trong tương lai, định hướng phát triển được cụ thể thành những chiến lược như sau (xem Hình 5.3.3):

5-19

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 5.3.3

Định hướng Công nghiệp hóa mang tính chiến lược Chiến lược

Chuyển đổi/ Quy mô

Sạch và Xanh  Các dự án CN xanh & sạch, bố trí ngành CN gây ô nhiễm, sinh thái, chăm sóc sức khỏe, tiểu thủ CN

Toàn cầu hóa (Tăng trưởng FDI và liên kết)

Liên kết với ĐBSCL và KTTĐPN

Công nghiệp hóa chiến lược

Sự mở rộng công nghiệp từ TPHCMC

 Cụm Logistic + ngành chế biến nông sản

Phát triển gắn kết

 HCM, Campuchia, nước ngoài  CN phụ trợ cho vùng KTTĐPN

Môi trường đầu tư thuận lợi

 Tăng cường năng lực xúc tiến đầu tư

Đô thị hóa

Tính bền vững

 

Chế tạo máy móc phục vụ SXNN

Xã hội/Văn hóa

 Máy móc cho SXNN

Môi trường

Trung tâm Phát triển Nhân lực

Giảm lao động nông nghiệp

 CN xanh & sạch  Công nghệ SXNN

(a) Đáp ứng những thay đổi về cơ cấu công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp sẽ thay đổi khi kinh tế phát triển mặc dù chưa thể biết chính xác sự thay đổi. Long An cần chuẩn bị đối phó với những thay đổi trên thị trường và phát triển các ngành công nghiệp mới. Các so sánh quốc tế cũng cho thấy các ngành công nghiệp khác không nằm trong nhóm ngành công nghiệp truyền thống sẽ tăng (xem Bảng 5.3.4). Bảng 5.3.4 So sánh quốc tế về cơ cấu công nghiệp 2008 Việt Nam

Trung Quốc

Hàn Quốc

Khai thác than, dầu thô & khí tự nhiên

8,8

5,2

0,1

Khai thác mỏ kim loại

0,2

1,3

0,0

Khai khoáng khác

0,7

0,4

0,4

20,2

7,8

5,6

Thuốc lá

1,2

0,9

0,5

Dệt may

4,5

4,4

1,6

May mặc

4,2

1,9

1,9

Sản phẩmda

3,7

1,2

0,4

Gỗ & Sản phẩm gỗ

1,8

1,0

0,4

Sản phẩm giấy

1,9

1,6

1,5

In ấn và xuất bản

1,0

1,1

0,6

Sản phẩm dầu mỏ

0,2

4,7

4,6

Dược phẩm

5,6

9,4

8,7

Sản phẩm cao su và nhựa

4,1

2,9

4,3

Sản phẩm phi kim

5,3

4,3

3,2

Kim loại cơ bản

4,3

9,2

9,0

Sản phẩm kim loại

5,2

3,1

5,5

Máy móc

1,5

8,1

-

Thực phẩm và đồ uống

5-20

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Điện máy & thiết bị

4,0

6,3

4,0

Thiết bị viễn thông và máy tính

3,9

9,0

20,7

Dụng cụ y tế, chính xác và quang học

0,3

-

1.3

Thiết bị vận tải

7,7

6,9

16,7

-

1,0

7,8

Đồ gia dụng

4,7

0,6

0,7

Tái chế

0,1

0,2

-

-

0,8

0,3

Điện và khí đốt

4,7

6,5

-

Lọc nước

0,3

0,2

-

Máy móc & thiết bị khác

khác

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2009, Niên giám Thống kê Hàn Quốc 2009 và Niên giám Thống kê Trung Quốc 2009

(b) Khuyến khích các ngành công nghiệp xanh và sạch: Một trong những định hướng CNH Chiến lược của tỉnh Long An sẽ dựa trên tiêu chí “Xanh và Sạch” trong đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy các yếu tố phát triển như: (i) Công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, có sự kết hợp pin năng lượng mặt trời và hệ thống chiếu sáng LED cũng như VLXD dựa trên hệ sinh thái/hệ thống nhà ở tiền chế (ii) Sản xuất điện tử và phần mềm dựa trên các ngành điện tử hiện đang tập trung tại khu vực Tp.HCM (iii) Xây dựng các KCN sạch với hệ thống xử lý nước thải chất lượng cao, quản lý gắn kết bởi công ty công nghệ cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước sẽ khó tìm được vị trí mới (iv) Công nghiệp năng lượng sạch như sản xuất khí hóa lỏng (GTL), chế tạo pin năng lượng mặt trời và hệ thống sản xuất điện từ khí hy-đrô

5-21

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(v) Phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến đường biển và đường thủy nội địa với công nghệ xanh như phát triển tàu/thuyền phục vụ du lịch sinh thái và vận tải thủy bằng sà lan (vi) Phát triển ngành CN sản xuất nông cụ dựa trên các ngành sản xuất nông nghiệp liên quan hiện có tại tỉnh. (c) Liên kết với vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN: Một hướng khác của quá trình CNH mang tính chiến lược sẽ là “Kết nối với vùng ĐBSCL và KTTĐPN”. Sẽ thực hiện CNH mang tính chiến lược nhờ phát triển cân bằng hai vùng ĐBSCL và KTTĐPN. Một giải pháp đầy tiềm năng là có thể kết hợp đầu mối logistic quy mô lớn cho nông-lâm sản và nguyên vật liệu từ vùng ĐBSCL với chức năng chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm/nguyên vật liệu đến thị trường vùng Tp. HCM. Tập trung vào ngành CN chế biến thực phẩm sạch dựa trên hệ thống các KCN sạch sẽ được phát triển trong tương lai. (d) Hội nhập: Định hướng thứ ba cho quá trình CNH mang tính chiến lược sẽ là “Hội nhập”. Quá trình CNH của Long An sẽ phát triển gắn kết và hiệu quả với quá trình CNH toàn cầu được kỳ vọng tại vùng KTTĐPN. Cần ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chức năng hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất của các công ty quốc tế nằm tại vùng KTTĐPN như sản xuất linh/phụ kiện - các sản phẩm và bộ phận phụ trợ. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy sự tập trung của các DN vừa và nhỏ có kỹ năng trong các khu công nghiệp tại khu vực Tokyo và Osaka chính là một trong những yếu tố thành công của ngành công nghiệp chế tạo tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại vùng KTTĐPN đang có xu hướng tăng lên, vì thế Long An nên khuyến khích tập trung phát triển vào các ngành công nghiệp phụ trợ bằng việc tạo điều kiện phát triển các DN có vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng các KCN tập trung cho các DN vừa và nhỏ nước ngoài. (e) Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi: Mặc dù chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Long An nhìn chung đã được cải thiện (xem Bảng 5.3.2) nhưng nhiều tỉnh trong vùng cũng có điều kiện tương tự như Long An. Long An cần có nhiều lỗ lực hơn nữa để cạnh tranh với các tỉnh này (xem Chương 10 Phát triển nguồn nhân lực và Xúc tiến đầu tư). (f) Sản xuất máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp: Long An là một trong những tỉnh nông nghiệp dẫn đầu trong vùng, đồng thời cũng là nơi mà ngành cơ khí chế tạo thiết bị máy móc và dây chuyền chế biến lương thực phát triển mạnh và sớm. tập trung các công ty SX và sửa chữa nông cụ. Dựa trên chương trình hỗ trợ và khuyến khích cơ khí hóa do Chính phủ triển khai, nhu cầu ngành sản xuất này được kỳ vọng sẽ tăng lên trong những năm tới. Nên phát triển các liên doanh sản xuất máy móc phục vụ SXNN. (g) Trung tâm Phát triển Nhân lực: Căn cứ vào yêu cầu tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh phục vụ nền kinh tế cạnh tranh, Long An cần phát triển nguồn nhân lực để bản địa hóa các ngành kinh doanh toàn cầu; để đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề mới như các ngành thân thiện với môi trường hay liên quan tới nông nghiệp nhằm tăng cường hoạt động sản xuất thủ công truyền thống, v.v. vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khác nhau như công nghiệp, xúc tiến đầu tư và nông nghiệp. (h) Mạng lưới khu/cụm công nghiệp: Nhằm tối đa hóa năng lực và hoạt động của các khu/cụm công nghiệp hiện có, cần kết nối các khu với nhau thông qua hệ thống công nghệ thông tin nhằm trao đổi thông tin về khai thác và quản lý chung. (i) Phát triển các ngành công nghiệp xây dựng cạnh tranh: Công nghiệp xây dựng ở 5-22

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Long An chưa phát triển mang tính cạnh tranh do thiếu các dự án lớn. Tuy nhiên, nhu cầu của ngành xây dựng tương lai dự kiến sẽ rất lớn khi các dự án và biện pháp đề xuất được thực hiện gồm GTVT, thủy lợi, cấp thoát nước, năng lượng, xây dựng trường học, chợ, văn phòng, nhà ở, v.v. Để phát triển và bảo trì hạ tầng phù hợp ở tỉnh, cần hiện đại hóa và tiếp tục phát triển n gành xây dựng. (j) Chú trọng phát triển hạ tầng điện lực để phục vụ phát triển công nghiệp và các ngành khác. Bố trí quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất cho các công trình nguồn điện, lưới điện truyền tải được duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 và các công trình lưới điện phân phối được duyệt trong các quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh. 4) Tóm tắt mục tiêu và kế hoạch hành động đề xuất của ngành công nghiệp 5.27

Chiến lược phát triển như sau: Bảng 5.3.5 Tổng hợp định hướng phát triển ngành công nghiệp

Mục tiêu

Chiến lược

Dự án/kế hoạch hành động

 Phát triển các ngành kinh tế KV II gồm công nghiệp chế tạo, xây dựng cạnh tranh nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh của tỉnh  Khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp với chính sách của tỉnh, bổ trợ cho các ngành đang có ở vùng KTTĐ phía Nam và các ngành mới như công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển, môi trường, v.v.  Phát triển khu vực II góp phần phát triển kinh tế-xã hội cân bằng

 Thu hút đầu tư chất lượng cao trong và ngoài nước bằng cách cung cấp môi trường đầu tư cạnh tranh và hấp dẫn gồm dịch vụ hạ tầng, quy định rõ ràng, các biện pháp khuyến khích và các hỗ trợ cần thiết khác

 Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển công nghiệp nơi hạ tầng dịch vụ được cải thiện và tập trung các dịch vụ hỗ trợ. Vùng khuyến khích phát triển công nghiệp sẽ được xem xét gắn kết với quy hoạch phát triển không gian của tỉnh  Dự án A-3: Gói xúc tiến đầu tư toàn diện và cải thiện môi trường đầu tư  Thiết lập hệ thống thông tin và quản lý tổng hợp giữa các khu, cụm công nghiệp hiện có và quy hoạch  Thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ cho vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL.

 Thiết lập cơ chế thúc đẩy gắn kết và phối hợp với vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL nhằm tăng cường cơ sở phát triển công nghiệp của tỉnh và tìm kiếm cơ hội mới  Gắt kết các khu, cụm công nghiệp hiện có và quy hoạch để phân bố các loại hình công nghiệp hợp lý, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư

 Khuyến khích phát triển gắn kết ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác nhằm tối ưu hóa hiệu quả gồm Nông-lâm-ngư nghiệp, dịch vụ, môi trường, phát triển nguồn nhân lực cũng như phát triển đô thị và nông thôn

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5-23

 Khuyến khích áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp hoặc di dời ra các khu công nghiệp phù hợp  Khuyến khích phát triển công nghiệp sạch và xanh cũng như các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao và tri thức.  Phát triển công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong vùng ĐBSCL trên cơ sở phối hợp với các ngành công nghiệp của vùng KTTĐPN  Tăng cường phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của ngành công nghiệp và lao động dịch chuyển từ KVI  Cung cấp dịch vụ logistics phù hợp để thúc đẩy phân phối hàng hóa giữa tỉnh, vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN  Phát triển các khu công nghiệp toàn diện, chất lượng cao dẫn đầu ngành công nghiệp của tỉnh  Dự án A-1: Trung tâm công nghệ sinh thái hàng đầu tỉnh Long An

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

5.4

Ngành thương mại, dịch vụ và du lịch 1) Tổng hợp các vấn đề chính 5.28 Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng Long An vẫn thiếu các ngành dịch vụ thiết yếu trong khi chất lượng các dịch vụ hiện có chưa thực sự cao và chưa mang tính thuận tiện. Các vấn đề tồn tại chính bao gồm: (i) Long An thiếu các dịch vụ chất lượng cao vốn là yếu tố cần có để hỗ trợ đầu tư và phát triển công nghiệp. Việc cung cấp thông tin cần thiết và các loại hình dịch vụ hỗ trợ đa dạng có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động và đưa ra quyết định của các doanh nghiệp, doanh nhân và khách du lịch. Do Long An không có trung tâm đô thị lớn nên tỉnh khó có thể kỳ vọng sớm có các dịch vụ đa dạng. (ii) Long An cần có một trung tâm đô thị cạnh tranh theo hướng kinh doanh thương mại chứ không chỉ đơn thuần là trung tâm hành chính. Trung tâm này không nhất thiết phải lớn mà cần nhỏ gọn nhưng vẫn bố trí được các điểm cư trú, tòa nhà văn phòng, ngân hàng, văn phòng du lịch, trung tâm thương mại, nhà hàng, các điểm giải trí có chất lượng trên cơ sở quy hoạch và thiết kế đô thị đặc trưng của tỉnh. Trung tâm này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc thu hút đầu tư, cung cấp thông tin và hấp dẫn khách du lịch. (iii) Cung cấp dịch vụ cần được thực hiện theo phân cấp chức năng. Trung tâm nói trên sẽ được nối với một số trung tâm dịch vụ thứ cấp ở huyện, các trung tâm này lại được nối với các trung tâm dịch vụ địa phương ở cấp xã. Theo đó có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng về các loại hình dịch vụ một cách hiệu quả.

(iv) Do ngành dịch vụ là yếu tố cốt lõi của phát triển đô thị nên vấn đề này cần được cân nhắc thấu đáo trên cơ sở phối hợp với chiến lược phát triển không gian. 5.29 Mặc dù du lịch sinh thái được coi là thế mạnh của Long An nhưng đây không phải là nét riêng của Long An mà đều có ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Cho dù vùng ĐBSCL đã tạo lập được hình ảnh và trở thành điểm đến của du khách quốc tế nhưng hiện nay Long An chưa thể là đại diện cho vùng ĐBSCL. Điều này cũng đúng với các nguồn lực và điểm thu hút du lịch khác của Long An. Tuy nhiên, Long An có tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch do nằm giữa hai thị trường du lịch lớn là Tp. HCM và ĐBSCL, đồng thời số khách du lịch tới Long An đang ngày càng tăng, tuy số lượng vẫn còn ít và thời gian ở lại Long An còn ngắn. Phát triển du lịch ở Long An vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và còn nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai. Các vấn đề cụ thể gồm: (i) Thiếu hình ảnh đặc trưng về du lịch (ii) Các điểm, nguồn lực và sản phẩm du lịch vẫn chưa được phát huy tốt (iii) Thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp để hỗ trợ cho các hoạt động du lịch, bao gồm giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở lưu trú (iv) Thiếu nguồn nhân lực phù hợp để phục vụ khách du lịch, bao gồm hướng dẫn viên và các dịch vụ khác (v) Thiếu văn phòng du lịch để quảng bá và thu xếp các tuyến du lịch trong tỉnh. 5.30

Các vấn đề trên được tổng hợp trong bảng phân tích SWOT (xem Bảng 5.4.1).

5-24

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 5.4.1   

 

Phân tích SWOT ngành dịch vụ tỉnh Long An

LỢI THÊ (S) Nhu cầu gia tăng và khả năng chi trả để có được chất lượng dịch vụ tốt hơn của các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cũng tăng. Đầu tư hộ gia đình có vai trò lớn trong ngành thương mại của tỉnh dưới hình thức DN nhỏ và vừa và phi chính thức. Có cảnh quan đẹp, tài nguyên thiên nhiên văn hóa phục vụ du lịch, đồng thời hiện đang có một số dự án tạo điểm nhấn về dịch vụ đang được quy hoạch, đầu tư. 2 con sông chảy dọc theo các tiểu vùng kinh tế và kết nối biên giới đất liền với cảng biển. Có vị trí chiến lược là cửa ngõ thực sự giữa các tỉnh vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN nên khá thuận lợi cho thu hút các dự án xây dựng các trung tâm dịch vụ quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ cho cùng KTTĐPN, ĐBSCL.

         



  

ĐIỂM YẾU (W) Các khu vực đô thị còn chưa phát triển nên không đủ sức cung cấp các dịch vụ đô thị có chất lượng cũng như các dịch vụ hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất và hộ gia đình. Thiếu các điểm du lịch và nguồn du lịch có tính cạnh tranh với các tỉnh trong ĐBSCL. Còn thiếu nguồn nhân lực cho các dịch vụ có chất lượng. Chưa tạo được thương hiệu đặc trưng về lĩnh vực dịch vụ.

 

CƠ HỘI (O) Quá trình đô thị hóa với sự tăng trưởng của các thành phố và trung tâm đô thị trong tỉnh Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thay đổi về lối sống của người dân. Gần thành phố HCM với thị trường lớn và đa dạng Tăng số lượng khách du lịch từ TpHCM và vùng ĐBSCL. Cải thiện/phát triển các khu kinh tế cửa khẩu phục vụ thương mại và giao dịch qua biên giới Nhu cầu tài chính và tín dụng của các cơ sở công nghiệp và nhà đầu tư địa phương ngày càng tăng Vị trí chiến lược là cửa ngõ thực sự giữa các tỉnh vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN khi hoàn thành đường cao tốc và đường vành đai. Mở các cửa khẩu giữa Long An và Campuchia Gia tăng kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở như tài chính, kinh doanh, thiết kế kiến trúc, v.v. Phát triển cảng Long An và trung tâm logistics đòi hỏi nhiều loại dịch vụ hỗ trợ. THÁCH THỨC (T) Sự tập trung đầu tư bên ngoài quá mức có thể ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động địa phương. Cần có được sự đồng thuận của dân cư địa phương đối với việc triển khai các loại hình dịch vụ cao cấp, đặc thù cho các đối tượng là người nước ngoài, tầng lớp thu nhập cao.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5.31 Bảng phân tích SWOT trên cho thấy phát triển KVIII phụ thuộc lớn vào việc khai thác tiềm năng tạo ra do tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong đó người dân và các hoạt động kinh tế đòi hỏi các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao.

2) Mục tiêu phát triển ngành thương mại – du lịch – dịch vụ 5.32 Nguồn thu từ ngành dịch vụ hiện nay vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị GDP của tỉnh và cần tăng mạnh tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng giá trị GDP của tỉnh. Vì thế, các mục tiêu phát triển chung nhằm khắc phục các bất cập hiện nay gồm: (i) Tạo ra các dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, người dân từ nơi khác đến, các nhà đầu tư cũng như các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là hỗ trợ quá trình địa phương hóa của ngành kinh doanh toàn cầu được phát triển tại Việt Nam;

5-25

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(ii) Cải thiện kết cấu hạ tầng các dịch vụ phục vụ đời sống tại Long An, hướng đến các tiện ích hiện đại và thuận tiện với người sử dụng; (iii) Cân bằng chất lượng dịch vụ giữa các khu vực đô thị và nông thôn trong địa bàn tỉnh; (iv) Lập chiến lược phát triển không gian hợp lý và phù hợp, có sự phối hợp giữa các yếu tố cơ bản với các yếu tố phụ trợ trong quá trình phát triển đô thị. (v) Thiết lập trung tâm dịch vụ liên quan đến công nghiệp dựa trên nông nghiệp của tỉnh và vùng ĐBSCL thông qua việc khai thác lợi thế của tỉnh như là cửa ngõ của vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN. Long An cần tập trung đầu vào từ vùng KTTĐPN để phục vụ vùng ĐBSCL. 5.33 Mặc dù ngành du lịch Long An còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh cần phát huy được tiềm năng của ngành sao cho ngành có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và quản lý môi trường cũng như tạo được hình ảnh hấp dẫn đối với khu vực ngoài tỉnh. Sau đây là các mục tiêu cụ thể: (i) Nhận diện thị trường du lịch mà Long An có thế mạnh so với các địa phương khác và xây dựng hình ảnh đặc trưng cho du lịch Long An. (ii) Thiết lập một hệ thống toàn diện phục vụ khách du lịch, bao gồm cung cấp thông tin, hạ tầng và dịch vụ vận tải, nơi cư trú chất lượng cao, món ăn hấp dẫn, các khu giải trí, nguồn nhân lực có chất lượng, các đầu mối kết nối với nguồn lực địa phương v.v. (iii) Thiết lập cơ chế phối hợp với ngành du lịch của các tỉnh lân cận, đặc biệt là Tp. HCM và các tỉnh trong vùng ĐBSCL, và các tỉnh bên kia biên giới Campuchia.

3) Chiến lược 5.34 Ngành dịch vụ có thể phát triển song hành với quá trình CNH mang tính chiến lược và những thay đổi lớn lao về văn hóa-xã hội được kỳ vọng trong tiến trình đô thị hóa trong những năm tới đây. Nên ưu tiên và tăng cường phát triển các lĩnh vực dịch vụ như kho vận, công nghệ thông tin – truyền thông, các công trình tiện ích, các dịch vụ chuyên ngành, các dịch vụ công cộng, v.v. gắn kết với ngành chế tạo, nhằm tạo thành một nghiệp đoàn toàn cầu có sức cạnh tranh. 5.35 Khi đô thị hóa tăng nhanh và ngày càng lan tỏa, mong muốn của người dân có cuộc sống đô thị với chất lượng cao cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi phải có sự cải thiện các dịch vụ đô thị như bán buôn/bán lẻ, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ tài chính, nhà hàng/vui chơi giải trí, và các dịch vụ công cộng, v.v. Trong bối cảnh các dịch vụ vui chơi, giải trí đô thị đang được phát triển tại các khu vực quanh vùng Tp. HCM, ngành dịch vụ cần phải nhận thức được đầy đủ rằng du lịch là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống đô thị.

5-26

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 5.4.1

Tổng quan kế hoạch và chiến lược phát triển ngành Thay đổi / Chiến lược

Kế hoạch phát triển Dịch vụ phục vụ Công nghiệp

Toàn cầu hóa (Tăng trưởng FDI và các liên minh)

Mở rộng phát triển Công nghiệp vùng Tp.HCM

Đô thị hóa

Tăng thu nhập và nhu cầu vui chơi/giải trí

CNH mang tính chiến lược

 Logistics  CN Thông tin-Truyền thông  Các tiện ích  Các dịch vụ chuyên ngành  Các dịch vụ công cộng  Dịch vụ công nghiệp NT

Dịch vụ Đô thị

Tăng nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống tại khu vực đô thị và nông thôn

 Bán buôn/Bán lẻ  Kinh doanh BĐS  Dịch vụ tài chính  Nhà hàng/Vui chơi, giải trí  Các dịch vụ công cộng

Dịch vụ Du lịch

 Khách sạn/nơi cư trú  Văn phòng du lịch  Giải trí cuối tuần  Các dịch vụ khác

5.36 Dựa trên các chiến lược đã đề xuất ở trên, sẽ nhóm chương trình hành động theo 3 lĩnh vực như sau: (1) Tăng cường các dịch vụ cho ngành công nghiệp 5.37 Yêu cầu tiên quyết để có thể gia nhập ngành kinh doanh toàn cầu là phải thúc đẩy quá trình khảo sát đầu tư và tăng cường các thành phần dịch vụ phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một ngành công nghiệp chế tạo và quá trình tiếp thị sản phẩm một cách gắn kết và có tính cạnh tranh ở cấp độ cạnh tranh toàn cầu. Dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp cần phải bao gồm các dịch vụ phụ trợ cung cấp các yếu tố bổ trợ cơ bản và các nguyên vật liệu lắp ráp các sản phẩm chế tạo chính (xem Hình 5.4.2). (a) Tăng cường và đẩy nhanh quá trình hỗ trợ đầu tư 5.38 Phần dưới đây trình bày chuỗi giá trị điển hình của ngành kinh doanh chế tạo và dịch vụ theo đúng yêu cầu từng bước phát triển. Dựa trên phân tích chuỗi giá trị, tốc độ khảo sát đầu tư và các dịch vụ phụ trợ phục vụ quá trình kinh doanh ngành chế tạo bao gồm hai phần nhằm thu hút đầu tư của các công ty cạnh tranh toàn cầu. Nhằm đẩy nhanh tiến trình khảo sát đầu tư của các nhà đầu tư, cần cải thiện chất lượng dịch vụ công cộng liên quan đến cấp giấy phép, thành lập doanh nghiệp, tìm đối tác kinh doanh, v.v. Để có thể đạt được mục tiêu trên đề xuất thực hiện các dự án sau: (i)

Thành lập Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư (Chi tiết về dự án sẽ được thảo luận sâu hơn trong Kế hoạch: Xúc tiến Đầu tư ngành)

(ii) Đẩy mạnh quá trình tập trung hóa các dịch vụ chuyên nghiệp như công ty luật, kế toán, quảng cáo – tiếp thị, quản lý doanh nghiệp, tài chính, v.v, tại các trung tâm đô thị.

5-27

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(b) Hỗ trợ quá trình kinh doanh ngành chế tạo 5.39 Nhằm hỗ trợ việc thiết lập quy trình kinh doanh ngành chế tạo một cách gắn kết và mang tính cạnh tranh, cần phải có các dịch vụ quản lý hiệu suất cao phục vụ các KCN cạnh tranh, đồng thời cung cấp các dịch vụ kho vận có hiệu quả hỗ trợ các ngành công nghiệp lắp ráp sản phẩm chính. Hình 5.4.2

Các dịch vụ phục phát triển công nghiệp và các biện pháp đề xuất Chuỗi giá trị/ Dịch vụ

Lập KH đầu tư

Đầu tư Lập KH Kinh doanh Thu mua nguyên vật liệu

Biện pháp/Dự án

DV công (cấp giấy phép, thành lập DN, tìm kiếm đối tác KD, ưu đãi) DV chuyên nghiệp (công ty luật, kế toán,tiếp thị, quản lý, tài chính)

DV công ích (cấp điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, viễn thông)

Tăng cường, thúc đẩy quá trình hỗ trợ đầu tư  Lập Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư  Khuyến khích phát triển các DV chuyên nghiệp tại trung tâm đô thị

Dự án: (1) Lập ban chuyên trách xúc tiến đầu tư (2) Văn phòng tổng hợp các DV chuyên nghiệp

DV Quản lý và KCN

SX, chế tạo DV công nghệ thông tin (chế tạo, quản lý, tiếp thị)

Phân phối

Tiêu thụ

Dịch vụ

DV Logistics (Cung ứng, sản xuất, phân phối)

Các ngành CN phụ trợ (các bộ phận phụ trợ cơ bản, nguyên vật liệu)

Hỗ trợ quá trình kinh doanh ngành CN chế tạo  Cung cấp các DV quản lý hiệu suất cao cho các KCN có tính cạnh tranh  Cung cấp DV Logistics hiệu quả  Tăng cường các ngành CN phụ trợ

Dự án: (1) Thiết lập đầu mối Logistics (2) Thành lập KCN phụ trợ chuyên ngành

(2) Phát triển dịch vụ đô thị chất lượng cao 5.40 Long An cần thúc đẩy phát triển các trung tâm đô thị tại cả các vùng đô thị hóa cũng như vùng nông thôn đi đôi với quá trình tập trung cao của các dịch vụ đô thị sau đây: (i)

Bán sỉ/bán lẻ

(ii) Kinh doanh bất động sản (iii) Dịch vụ tài chính (iv) Nhà hàng/vui chơi, giải trí (v) Các dịch vụ công cộng 5.41 Để có thể phát triển với mức độ tập trung như trên, cần phải có nhu cầu rất lớn. Vì thế, rất nên phát triển một mô hình Khu vực Thương mại Trung tâm và sẽ phổ biến mô hình phát triển này ở các cấp độ khác nhau, gồm cả cấp thành phố hoặc huyện. 5.42 Với mục tiêu hiện thực hóa việc xây dựng mô hình trên như một bước khởi đầu, đề xuất phát triển các dịch vụ đô thị trong quá trình xây dựng khu vực thương mại trung tâm của Tp. Tân An như đã đề xuất trong Kế hoạch phát triển Không gian trong Báo cáo này.

5-28

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(3) Thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch ở phân khúc thị trường mà Long An có lợi thế cạnh tranh 5.43

Đối với dịch vụ du lịch, cần phát triển các chương trình sau: Nghiên cứu thị trường để đánh giá khả năng cạnh tranh của các điểm du lịch, các yếu tố hấp dẫn một cách khách quan, đồng thời xác định thị trường tiềm năng cho phát triển thêm các dịch vụ tiện ích du lịch cũng như quảng cáo-tiếp thị và khuyến khích phát triển tập trung. Nghiên cứu cần phải bao gồm ít nhất 3 loại thị trường sau:

(i)

 Thị trường quốc tế bao gồm du khách, người nước ngoài cũng như khách thăm quan với mục đích kinh doanh.  Thị trường du lịch nội địa, bao gồm du khách và khách thăm quan với mục đích kinh doanh.  Người dân tại vùng Tp.HCMC đi nghỉ cuối tuần hoặc đi nghỉ trong ngày vì mục đích giải trí. (ii) Xây dựng chương trình du lịch sinh thái kiểu mẫu gắn với chuỗi cung ứng bao gồm các điểm đến/danh lam thắng cảnh, các điểm lưu trú, giao thông vận tải, các dịch vụ khác, tiếp thị và quản lý; tỉnh sẽ găn kết với định hướng, mục tiêu và những giải pháp phát triển du lịch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phê duyệt tại Đề án “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” (Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 3 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đặc biệt trong việc gắn kết theo định hướng phát triển sản phẩm du lịch tiêu biểu của Cụm Đồng Tháp là cụm đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long với những sản phẩm du lịch tiêu biểu: Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim – KBTTN Láng Sen, du lịch tham quan như Xẻo Quýt, Nhà trăm cột, tỉnh sẽ cần nghiên cứu thêm các sản phẩm du lịch mới là du lịch du học và du lịch chữa bệnh. và (iii) Xây dựng hình ảnh đặc trưng, trong đó Long An là điểm giao thoa giữa vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN thông qua việc xây dựng “trạm dừng nghỉ đường bộ3” do Cục Đường bộ Việt Nam (VRA) xây dựng dọc tuyến quốc lộ. Trạm nghỉ đường bộ sẽ đóng vai trò là trung tâm thông tin nhằm quảng bá hình ảnh của Long An. (iv) Sẽ phát triển làng du lịch sinh thái nổi dành cho nghỉ cuối tuần phục vụ người dân tại các khu đô thị, đáp ứng phần nào nhu cầu hoạt động giải trí và du lịch đô thị.

4) Tổng hợp các chiến lược và kế hoạch hành động đề xuất 5.44

Định hướng phát triển các ngành kinh tế KVIII được tóm tắt như sau”: Bảng 5.4.2

3

Tổng hợp định hướng phát triển dịch vụ và thương mại

Mục tiêu

Chiến lược

Dự án/Kế hoạch hành động

 Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tiện nghi cho nhà đầu tư và các hoạt động công nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư  Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong tỉnh về dịch vụ chất lượng cao và đa dạng  Phát triển ngành dịch vụ như là

 Phát triển các trung tâm đô thị cạnh tranh với phân cấp theo chức năng trong tỉnh, được cung cấp dịch vụ phù hợp gắn kết với phát triển không gian

 Gắn kết các trung tâm đô thị và dịch vụ trong phát triển không gian  Phát triển khu đô thị tổng hợp Tân An – Bến Lức để khuyến khích phát triển thương mại và kinh doanh chất lượng cao (Dự án H-1)  Tăng cường phát triển và đào tạo nguồn nhân lực với trọng tâm là các hoạt động dịch vụ và thương mại  Dự án D-3: Khuyến khích tập trung các dịch

 Tăng cường các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp như tư vấn, nghiên cứu thị trường, xây dựng tài liệu, hội họp, ngân hàng, v.v.

Trạm dừng nghỉ đường bộ, trong tiếng Nhật còn gọi là Michino Eki, phục vụ người sử dụng đường khi dừng nghỉ, cung cấp thông tin và các sản phẩm địa phương.

5-29

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ một ngành kinh tế chính thông qua việc xây dựng chiến lược phù hợp để duy trì các thị trường như lĩnh vực phát triển công nghiệp, nhu cầu địa phương và TPHCM.  Phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thông qua việc khai thác các đặc điểm về vị trí địa lý và nguồn lực địa phương

vụ chuyên nghiệp ở các trung tâm đô thị

 Khuyến khích phát triển thương mại tập trung vào nhu cầu của thị trường TPHCM như các trung tâm mua sắm, du lịch, nhà hàng, vui chơi giải trí ngoại ô, đặc biệt là gắn kết với hạ tầng vận tải chiến lược như đường cao tốc và đường vành đai  Xây dựng chương trình mở rộng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và lĩnh vực phi chính thức đáp ứng nhu cầu của địa phương

 Dự án D-2: Phát triển các trung tâm thương mại ngoại ô

 Cung cấp hỗ trợ cần thiết, gồm không gian và công trình kinh doanh, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật thông qua việc thành lập các quỹ riêng.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng 5.4.3 Định hướng phát triển du lịch Mục tiêu 

Khuyến khích phát triển du lịch góp phần vào phát triển KT-XH của tỉnh thông qua việc phát huy bản sắc và nguồn lực địa phương

Chiến lược 





Dự án/Kế hoạch hành động

Phát triển du lịch sinh thái dựa trên các nguồn lực quốc gia như sông ngòi, kênh rạch, rừng, v.v. Phát triển du lịch làng nghề với các giá trị văn hóa, có sự tham gia của địa phương



Phát triển các tuyến và điểm du lịch sông nước trong tỉnh cũng như kết nối với các tỉnh bạn



Quy hoạch các làng du lịch và các chương trình du lịch làng nghề và cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như môi trường của làng trọng điểm này.

Phát triển các công trình và dịch vụ vui chơi, giải trí cho thị trường Tp.HCM



Phát triển làng sinh thái, công viên vui chơi và khu trung tâm giải trí dễ dàng tiếp cận đến/từ Tp.HCM và các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN (Dự án H-2) Phát triển du lịch qua biên giới với Cam-pu-chia thông qua các cửa khẩu Phát triển trung tâm xúc tiến du lịch nhằm cung cấp thông tin hữu ích và đầy đủ Phát triển các ngành phụ trợ cho du lịch bao gồm GTVT, nơi lưu trú, sản phẩm quà lưu niệm, thông tin hướng dẫn thông qua việc mở rộng nguồn nhân lực và chức năng phát triển kinh doanh với sáng kiến của tỉnh kết hợp với các bên liên quan

  

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

5-30

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6

LĨNH VỰC XÃ HỘI

6.1

Khái quát 6.1 Mục tiêu chính sách của Chính phủ là phát triển một xã hội có điều kiện sống tốt, mà ở đó người dân thoát khỏi đói nghèo và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, đảm bảo được điều kiện an toàn và an ninh, tính thuận tiện, điều kiện sức khỏe, phúc lợi và các tiện ích khác. Người dân có điều kiện trau dồi các kỹ năng và kiến thức cao hơn, có ý thức cộng đồng hơn ở cả cấp độ địa phương và toàn cầu trong việc cam kết bảo vệ những giá trị truyền thống và môi trường. Mặc dù người dân luôn được coi là nền tảng quan trọng nhất trong công cuộc phát triển của tỉnh, nhưng những nỗ lực phát triển xã hội cần tập trung không chỉ vào người dân mà cần quan tâm cả đến vấn đề môi sinh. Thực tế ghi nhận Long An dành tỷ trọng ngân sách cao nhất cho các dự án phát triển nguồn nhân lực. 6.2 Hiện tại, số hộ nghèo trong tỉnh còn nhiều, mặc dù theo kết quả điều tra xã/phường, các dịch vụ cơ bản nói chung được đánh giá khá khả quan. Do điều kiện địa hình và tự nhiên của tỉnh và tình trạng các khu dân cư phân bố rải rác nên việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, tình hình đang có những biến chuyển tích cực. 6.3 Xóa đói giảm nghèo tại Long An được coi là nhiệm vụ trước mắt và trung hạn, nhưng giải quyết các tác động từ quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa lại được coi là vấn đề trung tới dài hạn trong quá trình phát triển xã hội. Long An, cũng như các tỉnh khác, phải trải qua một quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa kéo dài với kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động to lớn đối với các hoạt động kinh tế – xã hội và đời sống của người dân, đặc biệt là những người sống ở khu vực nông thôn. Nhiều người sẽ chuyển từ nông thôn tới sống tại các trung tâm đô thị, từ bỏ các hoạt động nông nghiệp. Tỷ lệ nghèo đói có thể sẽ giảm nhưng người dân sẽ phải chấp nhận những biến động đáng kể. 6.4

Các vấn đề khác liên quan tới phát triển xã hội bao gồm:

(i) Cải thiện điều kiện sống ở các khu vực đô thị và nông thôn, với tầm nhìn ngắn và trung hạn, trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất cũng như chiến lược kiểm soát thiên tai. Đồng thời cũng cần đáp ứng các nhu cầu cụ thể; (ii) Phát huy tốt các giá trị truyền thống trong bối cảnh các giá trị này đang phải đối mặt với tác động từ tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa; và (iii) Cung cấp dịch vụ xã hội ở mức độ cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân khi thu nhập tăng. 6.5 (i)

Mục tiêu phát triển xã hội gồm: Xóa đói giảm nghèo cho các hộ tại cả vùng nông thôn và đô thị thông qua các dự án hỗ trợ cho người dân và cộng đồng, cung cấp hạ tầng thiết yếu cơ bản và các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác, tạo cơ hội việc làm;

(ii) Cải thiện điều kiện sống cho người dân tại cộng đồng bằng cách đáp ứng các nhu cầu khác nhau đối với từng địa phương, cộng đồng; (iii) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và đào tạo cần thiết cho những người phải hoặc muốn chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

6-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6.6 Phát triển xã hội phải tính đến cả hai yếu tố là người dân và môi trường sống của họ một cách gắn kết. Các chiến lược như sau: (i) Tăng cường năng lực của người dân và cộng đồng bằng cách xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả đào tạo chính thức và không chính thức tại các trường dạy nghề và tại cộng đồng (ii) Tiếp tục cải thiện và mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ sở cũng như các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản, các giải pháp bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân khỏi thiên tai và ô nhiễm (iii) Xác định và đánh giá các giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể trong tỉnh để có cơ chế phát huy và bảo tồn các giá trị này, ví dụ như các di sản văn hóa, các lễ hội truyền thống, các tập tục, kỹ năng tại địa phương v.v.

6-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6.2

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo 1) Vấn đề chính 6.7 Các vấn đề chính của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Long An được đánh giá thông qua phân tích SWOT (xem Bảng 6.2.1). Bảng 6.2.1 Phân tích SWOT về ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Long An ĐIỂM MẠNH 

      

CƠ HỘI

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao và khá trẻ. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế-xã hội Các tiêu chuẩn về giáo dục cơ bản của tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia. Số giáo viên đạt chuẩn quốc gia cao. Tỉnh rất quan tâm tới đào tạo nghề trong tỉnh ĐIỂM YẾU Thiếu phòng học do số lượng học sinh tăng nhanh Tỷ lệ bỏ học ở bậc trung học đã giảm, nhưng còn ở mức khá cao. Chất lượng giáo dục và đào tạo cho công nhân còn thấp và khó có thể đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Đào tạo và huấn luyện tay nghề cho công nhân chưa đủ đáp ứng yêu cầu theo dự báo tăng trưởng công nghiệp trong tương lai.



Nhu cầu lao động đã qua đào tạo ngày càng cao do mở rộng các khu công nghiệp.

THÁCH THỨC  Số người chuyển đến tỉnh làm ăn sinh sống tăng (do phát triển các khu/cụm công nghiệp).  Giảm tỷ lệ tăng dân số có thể dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực trong 2 thập kỷ tới, đặc biệt là với tốc độ đô thị hóa của tỉnh nhanh như dự báo.  Khả năng tiếp cận giáo dục bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập, hạ tầng GTVT và điều kiện tự nhiên (như lũ lụt).

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu

2) Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể 6.8 Căn cứ vào báo cáo Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học phục vụ giáo dục và đào tạo ở tỉnh Long An tới năm 2010 và định hướng tới năm 2020 do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Nông thôn khu vực phía Nam1 lập – đây là tài liệu hướng dẫn điều chỉnh Kế hoạch phát triển KTXH Long An tới năm 2020, bao gồm quy hoạch giai đoạn tới năm 2030, các nhiệm vụ đặt ra là rà soát các giải pháp tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn 2009 – 2020, xem xét lại các mục tiêu phát triển tương ứng và xác định tốc độ tăng trưởng mục tiêu cho giai đoạn 2020 tới 2030. 6.9 Cả Kế hoạch phát triển KTXH tới năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục của Long An hướng tới mục tiêu đưa Long An trở thành tỉnh phát triển và công nghiệp hóa trước năm 2020, tức là tương đương với các tỉnh khác trong vùng và cả nước. Các quy hoạch này đều chú trọng tới mục tiêu tăng trưởng cao là 15% cho giai đoạn 2016-2020 nhằm “tạo tiền đề” tiếp tục tăng trưởng cao và bền vững sau năm 2020 của ngành dịch vụ. Tới năm 2020, các ngành công nghiệp/xây dựng sẽ chiếm trên 50% GDP của tỉnh, cụ thể là 5,5% cho các ngành kinh tế khu vực 1, 20,3% cho khu vực 2 và 15,2% cho khu vực 3. 6.10 Trước mắt, tỉnh sẽ ưu tiên tăng cường phát triển công nghiệp, phát huy tất cả các nguồn lực sẵn có để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch kinh tế nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh khác trong vùng, đặc biệt là các tỉnh trong vùng KTĐPN và các tỉnh khác trên cả nước. 6.11 Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế cao như trong Kế hoạch PTKTXH tới 2020 và Quy hoạch phát triển ngành giáo dục thì tỉnh phải ưu tiên phát triển công 1) Trung tâm này thuộc Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng 6-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

nghiệp. Ngược lại, phát triển công nghiệp đòi hỏi lực lượng lao động có kỹ năng và trình độ cao cũng như nguồn nhân lực bền vững và đáng tin cậy để thay thế hoặc bổ trợ cho lực lượng lao động trong những năm tiếp theo. 6.12 Chính vì thế, giáo dục là nền tảng cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Đồng thời, mong muốn tạo dựng được sự thay đổi căn bản về chất lượng giáo dục trong tỉnh không thể tách rời khỏi định hướng và các mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo cho cả vùng ĐBSCL, nhưng cần phải có điều chỉnh nhất định để phù hợp với điều kiện của tỉnh và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đặt ra. Các mục tiêu chung của tỉnh đối với lĩnh vực giáo dục trong Kế hoạch PTKTXH tới năm 2020 và Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo như sau: (a) Tiếp tục phát triển cơ sở vật chất dành cho giáo dục: Nội dung này bao gồm phát triển hệ thống trường ngoài công lập (trường tư thục và các mô hình liên kết đào tạo khác2 ), ở tất cả các cấp sau năm 2010; khuyến khích phát triển tỉnh trở thành địa điểm phù hợp cho các trường đại học, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hạ tầng ở các khu công nghiệp đầu tư vào các cơ sở giáo dục trong tương lai; tăng cường mạng lưới trường học và các công trình khác phục vụ giáo dục và đào tạo, coi đó là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và sử dụng ngân sách Nhà nước, các nguồn quỹ công, bao gồm cả các khoản vay nước ngoài cho mục đích này. (b) Nâng cao trình độ, năng lực giáo viên: Mục tiêu này bao gồm việc cải thiện các phương pháp dạy và học, giáo trình và các khóa đào tạo, nâng cao năng lực cho giáo viên để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng về kỹ năng và chất lượng, cũng như để tạo nền tảng pháp lý và phát huy nội lực cho phát triển giáo dục. (c) Nâng cao trình độ học sinh ở tất cả các cấp: Mục tiêu này bao gồm cả nâng cao kỹ năng của cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh, công nhân kỹ thuật để góp phần nâng cao tính cạnh tranh kinh tế của Long An; tăng cường hợp tác giữa các trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghệ và đào tạo tại Long An với các trung tâm khác trong vùng ĐBSCL, với các tỉnh khác trên cả nước và trên thế giới. (i) Giáo dục mầm non: Tập trung vào phát triển, giáo dục toàn diện cho trẻ em về trí tuệ, thể chất và tình cảm. (ii) Giáo dục phổ thông: Giáo dục đạo đức, trí tuệ và thể chất; tăng cường và nâng cao kiến thức cơ bản của học sinh, có cơ hội tiếp tục học lên cao hơn trong và ngoài nước; tạo dựng cho học sinh trung học cơ sở các kiến thức cơ bản chung và kỹ năng sơ khởi về đào tạo hướng nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp tục học tập hoặc tham gia thị trường lao động. (iii) Giáo dục đại học: Mở rộng phạm vi đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và xây dựng giáo trình đào tạo trung cấp cho người lao động trong các ngành nông nghiệp, chế biến hải sản, y tế, du lịch, văn hóa cũng như giáo viên mẫu giáo.

Trường theo mô hình liên kết là loại trường thí điểm (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở) được cấp vốn Nhà nước, do giáo viên, phụ huynh lãnh đạo địa phương tạo dựng và tổ chức, hoạt động độc lập với các trường khác 2

6-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(d) Tiếp tục phát huy thành tích phổ cập trung học cơ sở; và (e) Tạo dựng nguồn nhân lực có kỹ năng tốt: Người dân Long An sẽ được đào tạo nghề phù hợp đáp ứng được nhu cầu tương lai của tỉnh, có thể vận hành được các loại thiết bị tiên tiến nhất, hiểu biết về các công nghệ hiện đại và cách thức ứng dụng. Người dân sẽ được đào tạo lại khi đã có việc làm nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và năng suất trong các ngành công nghiệp. Bảng 6.2.2

Chỉ tiêu phát triển giáo dục

Chỉ tiêu

Mầm non Tiểu học Giáo dục phổ thông

Nhà trẻ Tỷ lệ tới trường(%) Mẫu giáo Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (phổ cập lớp mẫu giáo lớn) (%) Tỷ lệ phổ cập (%) Tỷ lệ tới trường (%)

Nhà trẻ Đội ngũ Mẫu giáo giáo Tiểu học viên THCS THPT Cao đẳng/đại học/1.000 dân

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông (trẻ/giáo viên) (giáo viên/lớp)

Hiện trạng (2008) -

Chỉ tiêu phát triển 2020

2030

30 90

40 95

-

70

100

100

100

100

100 99

100 95

100 95

89

70

70

22 1,2 2,0 1,8 150

10 15 1,3 1,9 2,1 170

8 12 1,5 2,0 2,1 200

Nguồn: Theo Kế hoạch phát triển KTXH Long An tới năm 2020 Chú thích: chỉ tiêu bao gồm (1) xây dựng một trường đại học tư ở xã Long Hậu (Cần Giuộc), (2) xây dựng mới đại học Long An, ví dụ như Đại học Kỹ thuật công nghiệp, cao đẳng kỹ thuật đào tạo kỹ sư cung cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu

3) Các chiến lược và hành động đề xuất 6.13 Phát triển nguồn nhân lực sẽ trở thành nội dung chủ đạo trong giai đoạn tiếp theo của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An. Để đảm bảo thực hiện được điều đó, chất lượng giáo dục cần phải được cải thiện, đồng thời tăng cường đào tạo cho lực lượng lao động hiện có xét về cả phạm vi và nội dung đào tạo. Sau đây là các chiến lược chung nhằm đạt được mục tiêu phát triển đề ra. (a) Phát triển đội ngũ các nhà quản lý giáo dục và đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm đáp ứng các yêu cầu về giáo dục và đào tạo trong những năm tới. (b) Tăng cường phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất học đường: Tập trung giải quyết quỹ đất dành cho xây dựng trường học. Sau khi quy hoạch phát triển mạng lưới trường học phục vụ giáo dục và đào tạo tại tỉnh Long An được thông qua thì từng huyện, thị sẽ phải chuẩn bị đất xây dựng trường học theo quy hoạch đề ra. Ngoài ra, cần có các chính sách tốt để tạo điều kiện xây dựng nhiều hơn nữa các trường ngoài công lập, khuyến khích xã hội hóa giáo dục, góp phần giảm gánh nặng đầu tư đối với ngân sách Nhà nước. Chuẩn bị đầu tư, nhất là giải tỏa và đền bù, chuẩn bị hạ tầng và lập dự án, thiết kế sao cho phát huy được tất cả nguồn lực có được, rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục liên quan tới đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới trường học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, phát triển trường học đạt chuẩn quốc gia nhằm góp phần cải thiện chất 6-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

lượng giáo dục, quan tâm phát triển trường dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. (c) Phát triển mạng lưới trường học: Mở thêm các trung tâm mẫu giáo, nhà trẻ cho các khu dân cư ngập lũ. Khuyến khích mở rộng hệ thống nhà trẻ ngoài công lập, trường học trong các cơ sở sản xuất và các mô hình trường học tiên tiến. Ngoài ra, cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ, giáo viên trung học phổ thông để đáp ứng nhu cầu phát triển trường học. (d) Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển hệ thống trường chuyên nghiệp, dạy nghề nhằm đa dạng hóa hệ thống đào tạo, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Tập trung phát triển mạng lưới đào tạo nghề của tỉnh như quy hoạch; tăng cường năng lực đào tạo của tỉnh, đặc biệt là của các doanh nghiệp, lành nghề nhằm thiết lập mạng lưới đào tạo nghề đa hệ thống, đa mục đích để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề ngày càng tăng cũng như quy mô và cải thiện năng lực cho lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỏng tỉnh; thực hiện đào tạo nghề theo định hướng thị trường và theo đơn đặt hàng. (e) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế và các nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội trong tỉnh, đặc biệt là các vùng chuyên canh tỏng vùng cơ cấu lại sản xuất. Cũng cần chuẩn bị nội dung đào tạo dựa trên điều kiện tự nhiên của Vùng ĐBSCL nhằm đảo bảo đáp ứng các yêu cầu thực tế; phát triển các chương trình đào tạo để khuyến khích các nhóm gặp khó khăn và người tàn tật tiếp cận đào tạo nghề, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm, v.v. 6.14 Chất lượng đào tạo ở cấp cao đẳng/đại học có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Sinh viên tốt nghiệp cần có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu về nhân lực, phục vụ phát triển công nghiệp.

6-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6.3

Y tế 1) Vấn đề chính 6.15 Người dân cần có một cuộc sống ổn định không lo bệnh tật. Do đó nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững tại Long An. Đánh giá về ngành y tế của tỉnh được thực hiện sử dụng ma trận SWOT như tổng hợp trong Bảng 6.3.1. Bảng 6.3.1 Phân tích SWOT ngành Y tế của tỉnh ĐIỂM MẠNH  Trình độ chuyên môn và kiến thức của đội ngũ cán bộ y tế khá tốt.  Chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện ở trường học, giáo viên được tập huấn để thực hiện ĐIỂM YẾU  Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi cao.  Chỉ có 7% tổng số trường học có cán bộ y tế.  Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng vẫn còn thiếu.  Trang thiết bị và nhân sự hiện có chưa phù hợp.  Ngân sách phân bổ cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu còn thấp.

CƠ HỘI  Hỗ trợ của Trung tâm giáo dục và truyền thông chăm sóc sức khỏe về phổ biến thông tin phòng chống bệnh tật và chăm sóc sức khỏe  Dân số già THÁCH THỨC  Gia tăng bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS do nghiện ma túy.  Tăng số người bị bệnh tâm thần.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Mục tiêu 6.16 (i)

Mục tiêu chung của ngành y tế là; Hình thành xã hội khỏe mạnh;

(ii) Tăng cường chất lượng hệ thống y tế dự phòng; (iii) Tăng cường khả năng tự lực của người khuyết tật và tâm thần; và, (iv) Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảng 6.3.2

Một số chỉ tiêu của ngành y tế

Chỉ tiêu

Hiện trạng (2008)

Tỉ lệ sinh (%) Tuổi thọ TB (năm) Suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi (%) Giường bệnh/ 10,000 dân Xã có bác sỹ (%) Nhân viên y Số BS/xã tế Số BS/ 10.000 dân Ngân sách Tỉ lệ ngân sách (%)

Chỉ tiêu phát triển 2020 2030

-

1,46

1.5

16,5 13,7 ('08) 6,5 ('08) 5,7 (’08)

76 Dưới 12% 20 100 Tối thiểu 1 8 8,0

78 10% 30 100 Nhiều hơn 2 10 10

Nguồn: KHPTKT-XH Long An đến năm 2020

6-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3) Chiến lược và Hành động đề xuất (a) Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em: Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em cần được hỗ trợ bởi các cơ hội như chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, y tế học đường, y tế dự phòng. Để đảm bảo sức khỏe trẻ em, cách tiếp cận từ nhiều hướng như sau: (i) Phổ biến chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (ii) Tăng cường giáo dục sức khỏe học đường như thói quen ăn uống, giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng, giáo dục về kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ y tế cho trẻ em, và duy trì môi trường học đường lành mạnh (iii) Nâng cao ý thức của mọi người về chăm sóc sức khỏe dự phòng, tăng cường kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe dự phòng. (b) Giảm tỉ lệ nhiễm bệnh truyền nhiễm: Để giảm mắc bệnh truyền nhiễm, cần nâng cao ý thức và nhận thức về bệnh truyền nhiễm, người dân cần thường xuyên khám phòng ngừa bệnh, người có bệnh cần được đảm bảo quyền lợi. Triển khai các hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp từ cộng đồng. (c) Tăng cường nguồn nhân lực và cơ sở vật chất y tế: Khảo sát hiện trạng bệnh viện và trạm xá cần được thực hiện để nắm bắt nhu cầu và hiện trạng các cơ sở y tế. Việc phân bổ và tăng cường nhân lực, trang thiết bị sẽ phụ thuộc vào chức năng của các bệnh viện, trạm xá. Bệnh viện tỉnh đóng vai trò trung tâm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của tỉnh, các bệnh viện huyện đóng vai trò vệ tinh. Trạm xá xã trực thuộc bệnh viện tuyến huyện. Ngoài ra, chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã và các nhà trường có vai trò hỗ trợ mạng lưới này và phổ biến thông tin y tế cho người dân. (d) Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu: Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe sự phòng đã được nêu ở trên. Chăm sóc sức khỏe ban đầu có tác dụng ngăn chặn tình hình xấu thêm. Người dân có thể tự chữa một số bệnh hoặc vết thương bằng cách sơ cứu. Để phổ biến các hoạt động này, cần tổ chức các buổi nói chuyện, thông tin, tuyên truyền cho người dân. (e) Hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần: Rối loạn tâm thần không phải là vấn đề lớn, nhưng với xu hướng rối loạn hiện nay, hiện tượng này cần được quan tâm ngay từ bây giờ. Tỉnh cần quan tâm tới: chống rối loạn tâm thần trong học đường, trong doanh nghiệp; điều trị bệnh nhân rối loạn bằng liệu pháp điện giải, liệu pháp tâm lý và các liệu pháp khác. Ngoài ra, khi bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục vẫn có nguy cơ mắc lại rối loạn tâm thần, do đó cộng đồng cần tạo ra môi trường tốt để họ thích ứng và hòa nhập xã hội. (f) Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm: Chỉ kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối thì chưa đủ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám sát quá trình chế biến, quản lý chất lượng nước, đất, quá trình sản xuất và chăn nuôi, quản lý chất lượng sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và phân phối là rất quan trọng. Do đó, Sở Y tế cần có sự phối hợp với Sở NNPTNT, TNMT. Nếu sản phẩm vi phạm tiêu chuẩn chất lượng thì phải loại ngay. Ngoài ra, tỉnh cần phổ biến thông tin cho người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. (g) Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành y tế; trong đó cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho mạng lưới y tế cơ sở; thực hiện tốt công tác xã hội hóa, phát triển Khu y tế kỹ

6-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

thuật cao. Hình thành hệ thống khám chữa bệnh theo mô hình liên kết giữa các bệnh viện cấp tỉnh với các trung tâm y tế huyện, y tế tư nhân.

6.4 Văn hóa và thể dục - thể thao 1) Vấn đề chính 6.17 Các vấn đề liên quan đến văn hóa và thể dục - thể thao của tỉnh được phân tích như tổng hợp trong Bảng 6.4.1. Bảng 6.3.3 Phân tích SWOT về lĩnh vực văn hóa và thể dục - thể thao của tỉnh Long An ĐIỂM MẠNH  Một số sân vận động, trung tâm thể thao và bể bơi đã được đưa vào hoạt động, tổ chức các giải đấu cấp tỉnh, cấp vùng và quốc gia.  Xây mới và nâng cấp nhiều công trình.  Báo chí, phát thanh và truyền hình đã phát triển đáng kể.  Công tác xuất bản từng bước được xã hội hóa. ĐIỂM YẾU  Các công trình văn hóa chưa được phát triển hợp lý, đặc biệt là ở cấp xã/thị trấn.  Năng lực thể thao còn yếu, đặc biệt là ở cấp huyện/thị.  Thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp, đặc biệt ở các xã xa xôi hẻo lánh.  Chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích cán bộ quản lý, vận động viên, trọng tài, v.v.

CƠ HỘI  UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 64/CT-UB về phát triển hơn nữa phong trào toàn dân xây dựng lối sống và gia đình văn hóa.  Tỉnh có nhiều làng nghề thủ công truyền thống.  Tỉnh có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia. THÁCH THỨC  Mai một các giá trị văn hóa truyền thống do phát triển công nghiệp nhanh chóng.  Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể dẫn đến phá hủy các di tích lịch sử, văn hóa.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu

2) Mục tiêu (i)

Duy trì các nét đặc trưng của tỉnh trên cơ sở văn hóa và lịch sử

(ii) Hình thành lối sống lành mạnh cho người dân Bảng 6.3.4 Chỉ tiêu phát triển văn hóa và thể dục-thể thao Chỉ tiêu Tuyến xã

Tuyến huyện

Tuyến tỉnh

Có trung tâm văn hóa thể thao (%) Có trung tâm văn hóa thể thao (%) Số lượng sân vận động đạt chuẩn cấp III Số lượng sân vận động đạt chuẩn cấp II Số lượng sân vận động đạt chuẩn cấp I Nhà văn hóa

Hiện trạng (2008) 0.89 100

Chỉ tiêu phát triển 2020

2030

75 100

100 100

70

70

100

0

30

50

0

0

20

87

90

95

Nguồn: Sở VH-TT-DL

3) Các chiến lược và Hành động đề xuất (a) Bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống: Bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống gồm nhiều khía cạnh như xếp loại văn hóa truyền thống xét về tầm quan trọng, nâng cao ý thức người dân, trùng tu các công trình, v.v.. (i) Xác định văn hóa vật thể và phi vật thể cần bảo tồn: Long An có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và làng nghề, nhiều di tích được công nhận di tích quốc

6-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

gia. Hiện vẫn chưa xác định được danh mục quan trọng cần bảo tồn. Do đó, cần tiến hành khảo sát xác định các công trình, hạng mục cần bảo tồn. (ii) Nâng cao nhận thức người dân về văn hóa truyền thống: Bảo tồn văn hóa truyền thống sẽ không có ý nghĩa nếu người dân không nhận thức hết tầm quan trọng của công tác bảo tồn. Người dân cần có ý thức rõ cũng như ý thức tự giác về bảo tồn và quyết định danh mục bảo tồn. Tỉnh cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền tầm quan trọng của văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động tuyên truyền trong nhân dân và trong nhà trường. (iii) Hình thành hệ thống quản lý giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể: Để bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, vai trò của tổ chức bảo tồn cần được xác định rõ. Tổ chức có thể thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu, giám sát v.v.. Cũng cần phát triển, quảng bá các sản phẩm văn hóa, truyền thống sang các tỉnh và đến các nước nhằm bảo tồn văn hóa đồng thời phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. (b) Sử dụng bảo tàng, địa điểm văn hóa và thư viện vào mục đích giáo dục: Trẻ em cần trau dồi thêm kiến thức lịch sử văn hóa thông qua hệ thống bảo tàng, địa chỉ văn hóa và thư viện. Hiện tỉnh đã có nhiều địa chỉ như trên song cần đưa các cơ sở này vào sử dụng phục vụ giáo dục. Các chuyến dã ngoại tham quan bảo tàng, di sản văn hóa, làng nghề, cần được thực hiện. Nếu người dân có nhận thức tốt về các di tích thì chắc chắn sẽ có thêm động lực để bảo tồn các di tích đó. (c) Cải thiện các làng nghề: Kỹ năng của các làng nghề cũng là một trong những di sản phi vật thể của tỉnh. Sản phẩm thủ công không thể chế tạo bằng công nghệ cao, do đó cần bảo tồn các kỹ năng. Ngoài ra, sản xuất đồ thủ công còn tạo việc làm cho người dân. Cần thực hiện những nội dung sau để cải thiện các làng nghề: (i) Xác định các làng nghề tại Long An. Tỉnh hiện có nhiều làng nghề nhưng tiềm năng và nghề thủ công thì chưa được xác định rõ để phát huy. Cần xác định cả thế mạnh và nhược điểm của từng làng nghề. (ii) Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, cán bộ quản lý, thiết kế nghiên cứu thị trường v.v. (iii) Quảng bá sản phẩm thủ công của Long An ra các tỉnh khác và quốc tế. (d) Xây dựng sân chơi và công viên tuyến xã và trường học: Một số địa bàn đô thị có sân chơi và công viên, cần nâng cấp mới đáp ứng được nhu cầu người dân. Những nơi chưa có công viên, sân chơi, đề nghị cho phép sử dụng sân trường.

6-10

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6.4

Điều kiện sống và xóa đói giảm nghèo 1) Vấn đề chính 6.18 Chính quyền và người dân Long An đều mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn và mong muốn này có thể trở thành hiện thực vì tỉnh đang trên đà phát triển. Công tác cải thiện điều kiện sống và xóa đói giảm nghèo có thể thực hiện thông qua phát triển kinh tếxã hội, phát triển hạ tầng. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích SWOT về điều kiện sống và hoạt động xóa đói giảm nghèo của tỉnh như tổng hợp trong Bảng 6.5.1. Bảng 6.4.1 Phân tích SWOT về điều kiện sống và hoạt động xóa đói giảm nghèo của tỉnh Long An ĐIỂM MẠNH  Thu nhập bình quân của hộ nông nghiệp đang tăng, cho thấy nông nghiệp có tiềm năng đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.  Nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đang giảm dần.  Chính phủ có các chương trình giảm đói nghèo (cho vay vốn, bảo hiểm y tế, giáo dục, v.v.)  Tỉnh tiếp tục tăng cường các chương trình an ninh, quốc phòng và phòng chống tham nhũng  Chính phủ có chương trình xây dựng các cụm/tuyến dân cư tránh lũ.  Tỉnh thực hiện các chương trình đào tạo nghề cho người nghèo, người tàn tật. ĐIỂM YẾU  Tỷ lệ nhà tạm cao.  Dân cư phân bố rải rác ở khu vực nông thôn khiến việc cung cấp dịch vụ xã hội gặp khó khăn.  Tỷ lệ hộ nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung cao hơn so với các lĩnh vực khác.  Các khu tái định cư không phải lúc nào cũng phù hợp với người dân xét từ góc độ cơ hội việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội, v.v.  Khu vực nông thôn còn thiếu hạ tầng GTVT và dịch vụ công cộng.

CƠ HỘI  Phát triển khu/cụm công nghiệp của tỉnh sẽ tạo thêm việc làm, cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân trong tỉnh.  Tăng cường hợp tác giữa tỉnh và các tỉnh lân cận của nước bạn Campuchia sẽ góp phần cải thiện các hoạt động kinh tế.

THÁCH THỨC  Đô thị hóa, đặc biệt là ở các huyện phát triển hơn (như vùng KTTĐ của tỉnh) ngày càng tăng có thể dẫn đến áp lực về cung cấp dịch vụ xã hội cho các khu vực này.  Người ăn xin, vô gia cư đổ từ Campuchia sang.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Mục tiêu chung và cụ thể 6.27 Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân bằng cách hỗ trợ cho người nghèo, giúp các địa phương nâng cao sản xuất, tạo việc làm, gắn kết các chính sách với quá trình phát triển chung, và giảm số hộ nghèo. Cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. 6.28 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nguồn nhân lực, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, vùng chuyên canh nông, ngư nghiệp đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực; mạng lưới cơ sở dạy nghề; các công trình hạ tầng xã hội như: nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao, v.v., tạo điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động, nhất là lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. 6-11

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6.29 Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiện quả các Chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, khuyến ngư, tiêu thụ sản phẩm,… xây dựng các đề án, giải pháp, mô hình giảm nghèo, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất. 6.30 Thực hiện các quyền trẻ em, bảo đảm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện’ ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em. 6.31 Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt đối với tất cả các Chương trình phát triển KT – XH trên địa bàn’ phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu hút nhiều lao động; quy hoạch, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh nông, ngư nghiệp, cây ăn quả, tạo thêm nhiều việc làm, phát triển các hoạt động thông tin thị trường lao động, tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường. 6.32 Phát triển các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ những người yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợi để họ tự lực vươn lên hòa nhập cộng đồng. Bảng 6.4.2 Một số chỉ tiêu về điều kiện sống và giảm nghèo Chỉ tiêu

Chỉ tiêu phát triển

Hiện trạng (2008)

2020

2030

19,6

62,2

200,3

GDP bình quân (triệu VND), giá cố định năm 2008 Tạo việc làm mới

35.400

180.000

190.000

Tỉ lệ thất nghiệp đô thị (%)

-

3

2

Tăng giờ làm việc tại nông thôn (%)

-

95

98

Tỉ lệ lao động qua đào tạo (%)

-

65

70

Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia(%) Số hộ được cấp điện (%) Số hộ được cấp nước sạch (%)

-

1

1

97,6

100

100

-

100

100

Nguồn: Đoàn nghiên cứu LAPIDES

3) Chiến lược (a) Đầu tư mạnh vào hạ tầng nông thôn: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm xá, đường giao thông, trung tâm xã, điện, nước thủy lợi, cho các xã nghèo và các vùng khó khăn, chẳng hạn như khu tái định cư. Triển khai đầu tư hệ thống cấp nước sạch cho người dân nông thôn; các trường mầm non, trường phổ thông được cung cấp đầy đủ nước sạch, có nhà tiêu hợp vệ sinh. Khuyến khích người dân nông thôn đầu tư nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. (b) Phát triển kinh tế nông thôn: Tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn, phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình, khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động tại nông thôn; gắn kết các chính sách vào phục vụ tạo việc làm và phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản; cấp vốn phục vụ sản xuất.

6-12

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(c) Thể chế hóa các chính sách xóa đói giảm nghèo: Ban hành và triển khai các chính sách về phân bổ và tái phân bổ thu nhập, tạo công bằng xã hội và an ninh kinh tế cho mọi tầng lớp trong xã hội. (d) Thực hiện cải cách hành chính: Tăng cường các chiến dịch về tầm quan trọng của tạo việc làm và các chương trình xóa đói giảm nghèo; xác định vai trò của các tổ chức chính quyền trong triển khai chương trình; tăng cường sự tham gia của người dân vào tạo việc làm và giảm nghèo; thực hiện các đề án cải cách hành chính hỗ trợ và thu hút lao động tay nghề cao giúp thực hiện mục tiêu của tỉnh. (e) Hỗ trợ giáo dục và đào tạo: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho phép hộ nghèo nâng cao kiến thức và kỹ năng, giáo dục trẻ em chuẩn bị cho vị thế tương lai khi tham gia lực lượng lao động. (f) Tăng cường các điều kiện xã hội: Tăng cường thực hiện các chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ nhà, công cụ sản xuất, miễn giảm học phí, khám chữa bệnh miễn phí, bảo hiểm y tế cho người nghèo; hình thành các khu tái định cư. (g) Xúc tiến xây dựng và quản lý xây dựng tại các khu dân cư nông thôn: Các khu dân cư nông thôn chiếm khoảng 5% tổng diện tích toàn tỉnh, trong khi 80% dân số lại sinh sống ở các khu vực nông thôn. Nhà ở tại nông thôn nhìn chung còn nghèo nàn và thường xuyên bị ảnh hưởng và hư hại bởi lũ lụt hàng năm. Số lượng nhà tạm chiếm tới 80% (xem Bảng 6.5.3). Ngoài việc bố trí nhà ở, cũng cần phải bố trí các cụm/tuyến dân cư vượt lũ với cơ sở hạ tầng phù hợp. (h) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền tại cấp xã/phường và cấp hộ gia đình về xuất khẩu lao động, thực hiện tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động trong tỉnh, trợ cấp đào tạo nghề, nâng cao hạn mức tín dụng để lao động nông thôn có thể tiếp cận thị trường xuất khẩu lao động, đặc biệt là các đối tượng chính sách và cựu chiến binh. Bảng 6.4.3 Điều kiện nhà ở nông thôn, Long An Đất ở bình quân (m²/người) 134,1

Nhà kiên cố/ bán kiên cố (%) 35,5

Nhà tạm (%) 64,5

Bến Lức

72,4

28,6

71,4

Đức Hòa

100,9

22,7

77,3

Cần Đước

72

19,8

80,2

Cần Giuộc

88,2

19,7

80,3

Tân Hưng

58,4

14,3

85,7

Vĩnh Hưng

60,7

17,5

82,5

Mộc Hóa

59,8

28,3

71,7

Tân Thạnh

143,9

22,8

77,2

Thạnh Hóa

93,5

16,4

84,6

81

21,5

78,5

Thủ Thừa

67,2

24,5

75,5

Châu Thành

82,3

25,1

74,9

Tân Trụ

85,3

27,2

72,8

Tổng

86,4

20,5

79,5

Huyện Tân An

Đức Huệ

Nguồn: Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và nông thôn tới năm 2020, Long An

6-13

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6.6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ KẾT HỢP VỚI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 6.6.1 KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG - AN NINH - Thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh là yêu cầu tất yếu khách quan, có tính qui luật lịch sử và là một quan điểm có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng đối với tình hình nước ta hiện nay cũng như đối với tỉnh Long An. - Xét tổng thể lợi ích quốc gia thì hai nhiệm vụ xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh thống nhất trong mục tiêu chiến lược chung là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nếu xem nhẹ một trong hai nhiệm vụ hoặc tách rời, thiếu phối hợp với nhau thì sẽ không đảm bảo được các mục tiêu phát triển của Long An nói riêng và cả nước nói chung. Từng mặt kinh tế và quốc phòng - an ninh tuy có quy luật vận động đặc thù riêng, nhưng có quan hệ hữu cơ trong một thể thống nhất, mặt này là điều kiện tồn tại và phát triển của mặt kia. 6.6.2. NỘI DUNG KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG - AN NINH - Quốc phòng - an ninh cần phải được hiểu toàn diện bao gồm: an ninh chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa – xã hội, môi trường sinh thái, chống diễn biến hòa bình và “chiến tranh” về kinh tế, tài chính; chống xâm lược, bảo vệ an toàn và chủ quyền của địa bàn tỉnh gắn với chủ quyền và an toàn chung của cả khu vực, cả đất nước. - Quan điểm này phải được quán triệt trong toàn bộ các khâu, từ việc xác định chiến lược đến các bước qui hoạch phát triển tổng thể đến khâu bố trí triển khai cụ thể từng ngành, từng công trình kinh tế, quốc phòng an ninh, văn hóa xã hội, và bố trí dân cư trên từng địa bàn, từng cụm để hình thành sự bố trí liên hoàn, tạo nên sức mạnh tổng hợp trên địa bàn, bao gồm trên đất liền và trên biển gắn với cả Vùng KTTĐPN và cả khu vực. Đây là nội dung kết hợp quan trọng nhất. Khoa học nhất, tiết kiệm nhất là làm sao để quá trình phát triển kinh tế - xã hội vẫn theo đúng những đặc thù khách quan của nó, nhưng phai đáp ứng được các yêu cầu của bảo vệ quốc phòng - an ninh. Phải đưa được những yêu cầu quốc phòng - an ninh xâm nhập vào bên trong các quá trình kinh tế, trở thành phương hướng tất yếu của kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế - xã hội phải phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đủ sức nuôi quân và trang bị hiện đại cho lực lương vũ trang và an ninh; làm hậu phương vững chắc cho quốc phòng - an ninh trên địa bàn và góp phần tăng cường tiềm lực cho đất nước trong lĩnh vực này. Về phía quốc phòng an ninh, phải nghiên cứu thế trận, bước đi của mình sao cho phù hợp với khả năng gánh vác của địa phương, của nền kinh tế quốc dân, trong đó chú trọng việc huy động khả năng của địa phương, nhất là tiềm lực về cơ sở vật chất và nhân lực tham gia thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh nhà, xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập phát triển. Một mặt trận kinh tế - xã hội vững mạnh cần và phải được gắn bó và bảo vệ bởi một mặt trận quốc phòng - an ninh hùng mạnh và ngược lại. Chống xu hướng “lợi ích kinh tế đơn thuần” và “công nghiệp quốc phòng khép kín”; GDP của các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của quốc phòng - an ninh cần được xem là một thành phần quan trọng trong GDP cả nước. - Trong nghiên cứu cơ cấu kinh tế - xã hội cùng với việc phân bố tổng mặt bằng của địa bàn tỉnh Long An, chủ yếu là hệ thống kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hệ thống dân cư… cần tính sao cho phù hợp với thế trận chiến tranh nhân dân. Trong qui hoạch phát triển, chú trọng tạo cho các huyện, thị, phường, xã từng vị trí địa lý cụ thể của từng nơi có được một tiềm lực kinh tế và sức mạnh quốc phòng - an ninh tổng hợp, một thế trận phòng thủ liên hoàn khi có biến động, với ý thức lâu dài tạo nên thế trận vững chắc của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.

6-14

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Để thực thi được phương châm nêu trên, về phía quốc phòng - an ninh phải đề ra cụ thể những yêu cầu mà các hoạt động kinh tế và các mặt văn hóa – xã hội phải đáp ứng. Từ những yêu cầu này cùng với những định hướng phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, sẽ phân biệt những ngành, những cơ sở công nghiệp, những hoạt động văn hóa – xã hội thuộc loại: bàn tỉnh. -

Đơn thuần chuyên về quốc phòng an ninh. Sản xuất kinh doanh, dịch vụ dân sự phục vụ chung cho cộng đồng và dân cư trên địa Những cơ sở, công trình “lưỡng dụng”, trước hết liên quan đến kết cấu hạ tầng.

Tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các đồ án thiết kế, xây dựng, các phương án và kế hoạch sản xuất, hoạt động đều phải có ý thức phục vụ quốc phòng - an ninh, đặc biệt là chủ động đề xuất kế hoạch và khả năng của mình trong thời bình và thời chiến, sẵn sàng đáp ứng khi có biến cố. Ngược lại, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc quốc phòng - an ninh ngoài kế hoạch sản xuất các sản phẩm chuyên dùng của quốc phòng - an ninh, cần có kế hoạch sản xuất sản phẩm dân sinh, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà, đồng thời khắc phục được tình trạng hao mòn vô hình của các trang thiết bị đã có. - Kết hợp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, kỹ thuật và công nghệ. Kết hợp trong nghiên cứu các đề tài liên quan đến kinh tế dân sự và quốc phòng - an ninh như nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ; quy hoạch, thiết kế xây dựng các sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông và cả khu vực: quản lý kinh tế, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, du lịch, kinh tế thị trường… sao cho có lợi về kinh tế, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. - Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quốc phòng - an ninh, Vì vậy, đào tạo con người phải theo hướng vừa có khả năng làm kinh tế, khoa học kỹ thuật, vừa có đầy đủ ý thức và khả năng tham gia công tác an ninh – quốc phòng là một phương châm cần quán triệt trong mục tiêu và nội dung giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ. - Kết hợp thường xuyên trong tập dượt, huy động tổng hợp các lực lượng an ninh, quốc phòng, cơ quan dân sự và nhân dân để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng trên địa bàn và các vùng lân cận như hạn chế tác hại của thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, đặc biệt trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, chống bạo loạn, manh động hay tập kích chiến lược… - Đế giải quyết tốt các nội dung nêu trên, ngoài sự kết hợp của lãnh đạo và chỉ đạo các cấp cao nhất: Quân khu 7, Tỉnh ủy và UBND Tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An cần có hình thức tổ chức các hội đồng liên ngành trong xét duyệt các đề án qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh, các ngành cũng như các đề án thiết kế công trình xây dựng cụ thể. Thông qua các hoạt động này sẽ cung cấp, thông báo cho nhau những “ý đồ”, yêu cầu và khả năng của cả hai phía. Không dừng lại ở mức kết hợp chung chung mà phải kết hợp trong thực thi cụ thể từ chủ trương, chiến lược đến qui hoạch thiết kế, thi công ở qui mô cấp quân khu, tỉnh, huyện, thị, phường, xã và từng công trình. 6.6.3. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KẾT HỢP VỚI QUỐC PHÒNG AN NINH 6.3.3.1. Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc ở khu vực biên giới: - Xây dựng hệ thống chính trị ở các xã ấp, biên giới. - Tổ chức dân cư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc trong giai đoạn mới theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X). - Tổ chức bố trí lực lượng vũ trang đáp ứng nhu cầu quản lý bảo vệ biên giới.

6-15

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, công trình kỹ thuật phục vụ yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. 6.3.3.2. Đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng văn hóa - Nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch bên lĩnh vực thông tin văn hóa. - Tạo sự thống nhất cao trong Đảng, nhân dân về mục tiêu, lý tưởng kiên định nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phát huy mạnh mẽ sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự cường… 6.3.3.3. Bảo vệ an ninh kinh tế tỉnh Long An trong giai đoạn phát triển mới - Bảo vệ an ninh kinh tế, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại; nhuần nhuyễn trong các thành phần kinh tế, đảm bảo an ninh công nhân. - Nâng cao ý thức thường xuyên về bảo vệ bí mật kinh tế, phòng chống các hoạt động tình báo phá hoại. - Chủ động phòng chống các loại tội phạm liên quan đến tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại. - Chú trọng bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, phòng ngừa và đấu tranh với kẻ định và bọn tội phạm làm thoái hóa, biến chất đội ngũ cán bộ kinh tế. - Theo dõi chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời việc sản xuất và lưu hành tiêu thụ tiền giả, rửa tiền, chuyển khoản…và các hình thức lưu hành có ảnh hưởng đến an ninh trật tự. 6.3.3.4. Thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An - Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, hình thành thế trận an ninh nhân dân rộng khắp có chất lượng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự ổn định chính trị,… để không xảy ra điểm nóng, tình hình đột xuất bất ngờ. - Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc. 6.3.3.5. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đảm bảo an ninh nông thôn trong tình hình mới. - An ninh nông thôn: các thế lực thù địch, phần tử xấu, bọn tội phạm triệt để lợi dụng, gây mất ổn định ở nông thôn Việt Nam; nếu không đề cao cảnh giác tình hình sẽ diễn biến phức tạp, dễ nảy sinh điểm nóng. Thực hiện lồng ghép các yêu cầu về quốc phòng - an ninh vào các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội các cấp. Quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Quân khu, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh cần kết hợp chặt chẽ, chủ động có những kế hoạch và phương án tích cực ngăn chặn và bảo vệ thật tốt các địa bàn trong tỉnh.

6-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7.

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

7.1

Vấn đề 7.1 Quản lý môi trường của tỉnh là một vấn đề chính sách quan trọng xuất phát từ đặc điểm địa lý, cơ cấu kinh tế dựa vào nông nghiệp, mô hình phân bố dân cư, v.v. Môi trường được xem xét từ 3 khía cạnh lớn là phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu. 7.2 Ngoài ra, môi trường cần được xem là cơ hội để phát triển kinh tế. Theo xu thế toàn cầu hiện nay, môi trường đang ngày càng trở thành một hợp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh đa dạng khi thúc đẩy các hoạt động kinh tế-xã hội đối phó với tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam chắc chắn cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng này nên đây là cơ hội để Long An áp dụng và phát triển một số ngành kinh doanh môi trường đáp ứng xu thế ngày càng tăng này. Cũng cần chú ý rằng quản lý môi trường hiệu quả chỉ thành công khi ý thức của người dân và xã hội được nâng cao. 7.3 Nghiên cứu đã thực hiện phân tích SWOT về lĩnh vực môi trường nhằm xác định các vấn đề mà tỉnh đang phải đối mặt như tổng hợp trong Bảng 7.1.1. Bảng 7.1.1 Phân tích SWOT lĩnh vực môi trường của tỉnh ĐIỂM MẠNH  Có các nguồn lực môi trường phong phú  Các cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý môi trường, gồm cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường đã được thành lập.  Diện tích đất của tỉnh, hầu hết là đất nông nghiệp chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Ô nhiễm đất chưa nghiêm trọng.  Môi trường không khí và môi trường nước ở các khu dân cư chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng.  Chất lượng nước ngầm của tỉnh tương đối tốt. ĐIỂM YẾU  Người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có ý thức cao về bảo vệ môi trường cũng như thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.  Hệ thống quản lý môi trường hiện hành (gồm thu gom, phân loại và xử lý chất thải) còn nhiều bất cập.  Thiếu cán bộ chuyên môn ở khu vực tư nhân, đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường hiệu quả.  Ô nhiễm môi trường nước, không khí quanh các khu công nghiệp, chợ và khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các khu dân cư tập trung ngày càng tăng.  Thiếu các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh.  Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu vực đô thị Nguồn: Đoàn Nghiên cứu

7-1

CƠ HỘI  Luật và các quy định về bảo vệ môi trường cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật và quy định đã hoàn thiện ở cấp nhà nước, tỉnh, huyện/thị và xã/phường.  Hiện có quy hoạch xây dựng bãi rác quy mô lớn (ở huyện Thủ Thừa) nhằm tiếp nhận, xử lý chất thải rắn của tỉnh và của TPHCM.  Ngân sách phân bổ cho hoạt động môi trường của tỉnh ngày càng tăng trong những năm gần đây.  Phát triển công nghệ môi trường và tái chế rác thải đã qua xử lý.  Chính sách khuyến khích dành cho các đơn vị môi trường. THÁCH THỨC  Phát triển tràn lan từ các khu vực lân cận (như TPHCM, vùng ĐBSCL, vùng KTTĐ phía Nam) gồm cả chuyển các ngành công nghiệp từ các khu vực này tới tỉnh. Tăng rủi ro ô nhiễm nghiêm trọng hơn.  Áp lực tăng sản xuất và năng suất lúa gạo, rau màu làm tăng nhu cầu sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật có thể làm tăng ô nhiễm.  Tăng dân số sẽ tạo áp lực lớn hơn cho môi trường.  Tác động của biến đổi khí hậu.  Tình hình bệnh dịch và thiên tai gia tăng.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7.2

Mục tiêu 7.4 Mặc dù các vấn đề môi trường của Long An hiện chưa ở mức nghiêm trọng nhưng tỉnh cần giám sát thường xuyên và có các biện pháp phù hợp để cải thiện tình hình môi trường hiện nay. Mục tiêu cải thiện môi trường như sau: (i)

Cung cấp môi trường lành mạnh và vệ sinh cho các hoạt động kinh tế-xã hội trong tỉnh;

(ii)

Nâng cao khả năng đối phó với các thiên tai, rủi ro để đảm bảo duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội;

(iii) Bảo tồn các hệ sinh thái và không gian xanh quý giá; (iv) Tạo hình ảnh tiêu biểu của tỉnh Long An thông qua hoạt động quản lý môi trường và (v) Góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua việc phát triển các ngành kinh doanh môi trường. 7.5 Sự phù hợp của các mục tiêu này trong “Quy hoạch môi trường của tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng tới năm 2020” (xem Bảng 7.2.1) là minh chứng được trình bày trong các chiến lược. Bảng 7.2.1 Các mục tiêu chính và chỉ tiêu của Quy hoạch môi trường tỉnh Long An Mục tiêu/định hướng

Chỉ tiêu

1) Nâng cao ý thức trong cộng đồng về các vấn đề môi trường và tăng cường năng lực của các bên liên quan (gồm tỉnh, các ngành kinh tế và các cơ quan chính phủ và phi chính phủ)

 100% dân số và doanh nghiệp có hiểu biết về pháp luật bảo vệ môi trường. Từ nay đến năm 2020, đẩy mạnh công tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.  100% cơ quan quản lý môi trường có đủ năng lực, trang thiết bị và nhân lực phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tới năm 2020.  Số lượng chương trình giáo dục và đào tạo tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan nhà nước và trường học với số người tham gia tương ứng.  100% tài nguyên thiên nhiên được khai thác hợp lý.  100% tài nguyên thiên nhiên khai thác được sử dụng hiệu quả.  Cải thiện công tác cấp nước ngầm cho các khu vực Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và Tân An. Trên 90% dân số được cấp nước sạch, hợp vệ sinh vào năm 2020.  Thu gom và xử lý chất thải rắn cho hầu hết các huyện của tỉnh với tỷ lệ thu gom và xử lý 80% chất thải sinh hoạt và công nghiệp và 100% chất thải y tế vào năm 2015.  Tăng cường nỗ lực xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế.  Giảm 30% lượng nước thải công nghiệp của tỉnh vào năm 2020 và giảm 60% vào năm 2025.  Di dời 100% cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu đô thị và khu dân cư trước năm 2015.  Quy định lấy mẫu giám sát và kiểm soát chất lượng môi trường định kỳ ở các khu công nghiệp.  100% dân số không gây ô nhiễm môi trường công cộng (không vứt rác, không hút thuốc nơi công cộng).  100% doanh nghiệp thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường.  Lập bản đồ dự báo các tác động môi trường do phát triển nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị tập trung và các dự án xử lý chất thải của tỉnh.  Khuyến khích các ngành kinh doanh thân thiện với môi trường.  Xây dựng nghĩa trang tập trung

2) Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên 3) Giảm ô nhiễm và suy thoái môi trường

4) Ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường

Nguồn: Đồ án Quy hoạch Môi trường tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

7-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7.3

Các chiến lược và hành động đề xuất 7.6 Nghiên cứu đã xác định các chiến lược tương hỗ để đạt các mục tiêu cải thiện môi trường với nội dung như sau: (1) Áp dụng các biện pháp phù hợp để loại bỏ hoặc giảm ô nhiễm môi trường đạt giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn hiện hành: 7.7 Giảm ô nhiễm đạt mức giới hạn cho phép hoặc loại bỏ ô nhiễm đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Long An. Các biện pháp giảm hoặc loại bỏ ô nhiễm bao gồm: (i)

Phát triển nông nghiệp và nông thôn – bao gồm thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi, chất thải sinh hoạt và chất thải nông nghiệp độc hại.

(ii)

Các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất – liên quan đến việc kiểm soát chặt chẽ các cam kết bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; thường xuyên thanh tra môi trường của các hoạt động ở các khu vực; kiểm tra, xử lý công tác quản lý nước, không khí và chất thải rắn. Đối với các cơ sở nằm ngoài các khu công nghiệp, các cơ sở này (bao gồm các cơ sở sản xuất tiểu-thủ công nghiệp) cần được đào tạo về sản xuất sạch hơn. Ngoài ra, cần cải thiện môi trường xung quanh thông qua việc giảm 30% lượng chất thải công nghiệp vào năm 2015 và giảm 60% lượng chất thải vào năm 2020 cũng như di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu đô thị và dân cư trước năm 2013.

(iii) Phát triển đô thị – bao gồm nâng cấp hoặc xây dựng mạng lưới thoát nước mới trong các khu dân cư hiện có; xây dựng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng đối với các dự án mới; bố trí các cống thoát nước phù hợp khi phát triển mạng lưới đường quy hoạch; tách riêng hệ thống thoát nước thải của các chợ, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu công nghiệp và cảng lớn. Chiến lược này cũng bao gồm việc tổ chức thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở các khu đô thị và nông thôn cũng như xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở các cụm xã đã xác định như ở huyện Thủ Thừa. (iv) Chất lượng nước mặt và nước ngầm – chiến lược này bao gồm cải thiện chất lượng nước mặt, hạn chế thải nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước và khai thác bền vững các nguồn nước ngầm. Công việc này bao gồm ngăn ngừa, kiểm soát và áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm nước do vi khuẩn, nhiễm phèn và xâm nhập mặn. Cũng cần phối hợp và hợp tác với các tỉnh/thành lân cận (như TPHCM, Tây Ninh và Tiền Giang) trong việc bảo vệ chất lượng môi trường nước. Bảo vệ chất lượng nước đòi hỏi phải giám sát và kiểm soát các khu vực ô nhiễm ở lưu vực kênh Thầy Cai, sông Bến Lức – Chợ Đệm, sông Bảo Định, sông Vàm Cỏ Đông (điểm hợp lưu với kênh An Hạ ở Tây Ninh cũng như khu công nghiệp Nhựt Chánh) và sông Cần Giuộc (giáp Nhà Bè). (v) Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên – bao gồm khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động cũng sẽ bao gồm phát triển hoặc khôi phục diện tích cây xanh và rừng nhằm xây dựng các hành lang bảo vệ môi trường, đặc biệt là quanh các khu công nghiệp, khu khai thác mỏ và biên giới quốc gia với Campuchia. Ngoài ra, các hoạt động khai mỏ cũng cần được quy hoạch với các biện pháp xử lý và giám sát phù hợp nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường xung quanh.

7-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(vi) Ưu tiên bố trí ngân sách cho các cơ sở y tế trên địa bàn bảo đảm đủ kinh phí xử lý chất thải y tế. Đến năm 2020 đảm bảo 100% các cơ sở y tế ở các tuyến tỉnh và huyện thực hiện xử lý chất thải y tế bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. (2) Xác định các hệ sinh thái nhạy cảm để có biện pháp bảo tồn phù hợp và củng cố không gian xanh: 7.8 Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi phải bảo tồn các hệ sinh thái nhạy cảm và phòng hộ. Theo đó, yêu cầu cơ bản đặt ra là xác định các loại hệ sinh thái này. Công việc này bao gồm áp dụng các công cụ máy tính trong quản lý môi trường như hệ thống GIS nhằm phục vụ quy hoạch chất lượng môi trường (xem Hình 7.3.1). Hình 7.3.1

Phân tích độ nhạy môi trường

Trên cơ sở số liệu hiện có của Bộ TNMT, một số yếu tố về điều kiện tự nhiên đã được chồng lớp nhằm đánh giá độ nhạy môi trường ở cấp vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL dựa trên GIS. Có thể tổng hợp cơ sở dữ liệu cụ thể hơn cho tỉnh Long An dựa trên số liệu GIS cập nhật của tỉnh. Ký hiệu

Độ nhạy môi trường

Ranh giới tỉnh Đường chính

Độ nhạy môi trường Khu vực bảo tồn/8,8% Khu vực hạn chế về mặt môi trường/26% Vùng đệm/42,3% Khu vực có thể phát triển/21,4% Diện tích mặt nước/1,5%

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

7-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7.9 Đây là loại hình công nghệ thông tin dự kiến sẽ trở thành một bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sẽ là một phần của chương trình tăng cường năng lực quản lý môi trường nhằm phổ biến thông tin, bảo tồn đa dạng sinh học, đối phó với thiên tai, ngăn ngừa sự cố môi trường, giám sát môi trường, v.v. Với những nỗ lực bảo vệ môi trường, cần củng cố các khu vực xanh của tỉnh. Hệ thống có thể kết nối với cơ sở dữ liệu của tỉnh và của các huyện. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cấp trung ương sử dụng cơ sở dữ liệu này để đánh giá sự biến đổi khí hậu hiện nay. Cũng có thể áp dụng quy trình tương tự để đánh giá mức độ phù hợp cho hoạt động phát triển đô thị (xem Hình 7.3.2). Hình 7.3.2 Phân tích sự phù hợp cho phát triển (sự phù hợp cho phát triển đô thị)

Chú giải Hoàn toàn không phù hợp (37,4%) Không phù hợp (25,5%) Khá phù hợp (18,9$) Phù hợp (4,0%) Rất phù hợp (0,001%) KV không tính (15,2%)

Cấp đường Quốc lộ Đường tỉnh Mặt nước

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

(3) Chuyển từ khai thác nước ngầm sang khai thác nước mặt 7.10 Nguồn nước ngầm bị hạn chế do khai thác quá mức. Mặc dù tỉnh có kế hoạch chuyển sang khai thác nguồn nước mặt nhưng nước của các sông Vàm Cỏ lại không phù hợp do bị nhiễm mặn. Cần thực hiện các nghiên cứu khai thác nguồn nước mặt từ hệ thống thủy lợi Phước Hòa, sông Bảo Định và hệ thống các hồ hình thành từ khai thác hầm đất tập trung tại các huyện Đức Hòa và Đức Huệ nếu cần. (4) Tăng cường khả năng chủ động phòng chống thiên tai và các biện pháp phòng chống thiên tai 7.11 Đối phó và phòng chống thiên tai liên quan đến việc nâng cao năng lực của các bên liên quan trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức tư nhân. Vấn đề này không chỉ giới hạn ở việc đối phó với thiên tai mà còn cả đối phó với các sự cố môi trường do con người gây ra. Điều này đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng quản lý của cán bộ địa phương

7-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

thông qua các khóa đào tạo cũng như tham gia các khóa đào tạo sau đại học. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực vào các vấn đề biến đổi khí hậu trên cơ sở phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước cũng rất cần thiết nhằm cập nhật công nghệ và các hoạt động hiện nay. (5) Giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu trên cơ sở phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước: 7.12 Chiến lược giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra liên quan đến nhiều vấn đề và được gắn kết trong tất cả các chiến lược khác về giảm ô nhiễm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống, đối phó với thiên tai. Đối phó với các vấn đề do tác động của sự biến đổi khí hậu đã xác định cần được gắn kết trong các quy hoạch, chương trình phát triển của tỉnh cũng như trong các văn bản pháp lý và cần được thực hiện ở tất cả các ngành, các cấp1. Như đã đề cập trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sự biến đổi khí hậu, “Việt Nam sẽ thực hiện các biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu lượng khí thải nhà kính với sự hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển cũng như các nguồn vốn quốc tế khác”. 7.13 Hợp phần cơ bản của chiến lược này là nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực nhằm đối phó với sự biến đổi khí hậu. Mục tiêu quốc gia là đến năm 2015, 80% dân số và 100% cán bộ nhà nước sẽ có hiểu biết và kiến thức về biến đổi khí hậu toàn cầu và các tác động do biến đổi khí hậu toàn cầu. 7.14 Phát triển công nghệ thông tin là một hợp phần của chiến lược giúp xác định các khu vực nhạy cảm nhưng cũng có thể được tỉnh khai thác để đánh giá tác động do biến đổi khí hậu trên cơ sở phối hợp với cơ quan trung ương. Trong phạm vi khung đánh giá biến đổi khí hậu quốc gia, tỉnh có thể tham gia vào các dự án thí điểm của nhà nước để đánh giá các tác động do biến đổi khí hậu cho các ngành dễ bị ảnh hưởng như nguồn nước, nông nghiệp, sinh kế và sức khỏe của người dân. Đến năm 2015, tỉnh có thể thực hiện các biện pháp đã xây dựng dựa trên các hướng dẫn của Chính phủ. (6) Tăng cường nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân đối với các vấn đề môi trường: 7.15 Chiến lược này yêu cầu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động thường nhật của người dân, của cộng đồng cũng như trong các hoạt động kinh tế. Có thể thực hiện chiến lược thông qua việc tổ chức các chương trình giáo dục và tuyên truyền về thu gom, bảo quản và xử lý chất thải rắn và thông qua việc phổ biến các tài liệu và quy định mới tới các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp địa phương. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý của các nhà máy. Cần có sự tham gia của tất cả các ngành vào công tác giám sát thường xuyên các hoạt động và tổ chức các nhóm chịu trách nhiệm tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin. 7.16 Một vấn đề khác là nâng cao ý thức của nông dân thông qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền như thu gom chất thải nông nghiệp (gồm cả hóa chất độc hại) và thông qua việc giáo dục vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn.

Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm ứng phó với sự biến đổi khí hậu, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2008. 1

7-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7.17 Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng, có thể sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, bảng biểu, tờ rơi và tổ chức các sự kiện/cuộc thi về bảo vệ môi trường. Công việc này bao gồm phổ biến kiến thức về các vấn đề môi trường quan trọng cho người dân ở từng địa phương; tổ chức các khóa đào tạo hoặc hội thảo để thảo luận, cung cấp thông tin và giải pháp ứng phó các vấn đề môi trường; hỗ trợ các sự kiện môi trường toàn cầu và quốc gia như Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày Môi trường Thế giới, các chiến dịch làm thế giới sạch hơn (như ngày Chủ nhật xanh, ngày Thứ Bảy tình nguyện, v.v.); phổ biến thông tin về các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ môi trường hoặc hành vi làm tổn hại tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường của các cá nhân/tổ chức. (7) Hợp tác với các công ty/tổ chức tiên phong trên thế giới phát triển ngành kinh doanh môi trường 7.18 Tỉnh cần nâng cao hình ảnh môi trường của tỉnh và cần thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào mục tiêu này. Do đó, cần phát triển công nghệ và kinh doanh vì môi trường không chỉ dựa vào nỗ lực của tỉnh mà còn cả của các đơn vị tư nhân trong nước cũng như các công ty tiến bộ về môi trường trên thế giới.

7-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7.4

Tổng hợp các chiến lược và hành động đề xuất 7.19 Định hướng phát triển đối với công tác quản lý môi trường được tóm tắt trong Bảng 7.4.1 dưới đây. Bảng 7.4.1

  





Tổng hợp các định hướng phát triển đối với Quản lý môi trường

Mục tiêu Di dời/giảm thiểu ô nhiễm Bảo tồn các hệ sinh thái & không gian xanh Phòng ngừa & ứng phó với thiên tai, thảm họa, bao gồm cả các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu Tăng cường cải thiện hình ảnh của Long An thông qua hoạt động quản lý môi trường Đóng góp vào phát triển kinh tế tỉnh nhà thông qua phát triển các ngành kinh doanh môi trường

Chiến lược  Thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm di dời hoặc giảm thiểu ô nhiễm trong phạm vi giới hạn cho phép theo quy định hiện hành

  

Dự án/ Hành động Dự án C-1: Dự án tăng cường các hoạt động không gây ô nhiễm Dự án C-2: Đẩy mạnh tuân thủ chức danh “Nhà quản lý ô nhiễm” Dự án C-4: Thiết lập hệ thống giám sát toàn diện đối với các yếu tố môi trường chính yếu Xác định các hệ sinh thái quan trọng và tăng cường sắp xếp và quy định pháp lý

 Xác định các hệ sinh thái nhạy cảm để bảo tồn và tăng cường không gian xanh gắn kết & tuân theo quy hoạch sử dụng đất hợp pháp



 Chuyển từ sử dụng nước ngầm sang sử dụng nước mặt

 Xây dựng các chương trình bảo vệ chất lượng nước  Tiến hành nghiên cứu khả thi về khai thác nước mặt từ hệ thống thủy lợi Phước Hòa, sông Bảo Định và các hồ ở Đức Hòa, Đức Huệ  Dự án A-2: Phát triển KCN sạch với năng lực xử lý chất thải nước thải chất lượng cao  Xây dựng kế hoạch & chương trình quản lý chất thải rắn toàn diện  Khuyến khích giảm, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn  Xây dựng đê bao tận dụng nước lũ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp  Tiếp tục thảo luận

 Thiết lập hệ thống kiểm soát & quản lý nước thải hiệu quả đối với hoạt động của các ngành gây ô nhiễm  Cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn tại cả khu vực nông thôn và đô thị cũng như đối với các khu công nghiệp, bệnh viện/cơ sở y tế  Tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt và xâm nhập mặn  Phối với với các tổ chức quốc gia và quốc tế có liên quan trong việc tham gia giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu  Khuyến khích nâng cao nhận thức và hiểu biết về các vấn đề môi trường trong cộng đồng và các doanh nghiệp

 Phát triển ngành kinh doanh môi trường hợp tác với các tổ chức/công ty trên thế giới đã hoạt động trong lĩnh vực này Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

7-8

 Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành hữu quan như Sở TNMT, Sở NNPTNT, Sở GDĐT, Sở KHCN, v.v  Tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ có liên quan về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng  Tổ chức các hội thảo về vấn đề môi trường ở cấp cơ sở.  Phát triển khu công nghiệp thu hút các ngành sản xuất, kinh doanh “sạch và xanh”  Nghiên cứu khả năng phát triển ngành kinh doanh môi trường trong tỉnh.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7.20 Về tổng thể, quy hoạch đã tính đến các giải pháp dài hạn nhằm giúp tỉnh có thể chủ động ứng phó được với những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Tuy nhiên, những tác động của các vấn đề mang tính toàn cầu này sẽ nằm ngoài khả năng tự giải quyết của tỉnh và chắc chắn cần có sự phối kết hợp trên quy mô vùng và quốc gia. Mặc dù khó có thể đối phó với các vấn đề này một cách triệt để, song quy hoạch cũng đề ra các định hướng cơ bản nhằm chủ động đối phó với tình hình, bao gồm: phát triển đô thị và công nghiệp một cách tập trung để từ đó có thể đưa ra các biện pháp bảo vệ cần thiết một cách hữu hiệu nhất, phát triển kinh tế theo hướng cân bằng với sự cải thiện đáng kể hoạt động của ngành nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển nền kinh tế thân thiện với môi trường, xây dựng một xã hội tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức xã hội và cải thiện lối sống của người dân.

7-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8.

PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN

8.1

Các vấn đề chính 8.1 Quá trình phát triển không gian chắc chắn ảnh hưởng tới tính bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội, quản lý môi trường, sử dụng đất và bố trí cơ sở hạ tầng của Long An. Phát triển không gian phải gắn kết với các ngành khác sao cho các ngành đều phát huy được chức năng một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao. Phát triển không gian cũng góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng cho khu vực. 8.2 Nội dung phát triển không gian ở Long An bao gồm một số vấn đề không chỉ bó hẹp trong phạm vi quyền hạn của Long An mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh giáp ranh vùng ĐBSCL, các tỉnh láng giềng thuộc Campuchia. Các vấn đề đã xác định bao gồm: (i) Chưa phát huy hết lợi thế về vị trí chiến lược để phát triển kinh tế cũng như để thu hút hiệu quả đầu tư vào tỉnh. (ii) Quá trình phát triển đô thị vẫn còn chậm: Cả tỉnh chỉ có một đô thị cấp 3 duy nhất, các đô thị khác chỉ là thị trấn, thị tứ và các khu dân cư rải rác. (iii) Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nhất là các trục giao thông chính (như QL1, QL50 và mạng lưới giao thông tỉnh) nên không đáp ứng được nhu cầu giao thông hiện nay. Điều kiện hạ tầng kém tại xã và huyện (đơn cử như đường xã, hệ thống cấp, thoát nước). (iv) Chưa có một bản quy hoạch chi tiết ở cấp vùng dù trên thực tế đã có một số dự án quy hoạch ở các cấp khác nhau (vùng, tỉnh và đô thị) song các quy hoạch liên vùng vẫn chỉ ở cấp độ quy hoạch định hướng. (v) Khó tạo được bước đột phá nếu chỉ tăng cường hiệu quả hoạt động ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. (vi) Các dự án diễn ra chủ yếu tự phát và rải rác, nhất là các dự án phát triển các khu công nghiệp, chủ yếu tập trung ở các huyện Đức Hòa, Bến Lức và Cần Đước.

(vii) Chưa cân nhắc thỏa đáng các yếu tố cảnh quan, môi trường sinh thái, hệ thống đô thị và các khu chức năng có liên quan tới cảnh quan sông trong các dự án quy hoạch. 8.3 Phân tích trên cho thấy Long An thiếu định hướng và chiến lược rõ ràng để phát triển cấu trúc đô thị và vùng cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai hài hòa với môi trường, trong đó khai thác tối đa các cơ hội và khắc chế bớt điểm yếu. Long An có cơ hội để tăng cường sự phát triển theo hướng cạnh tranh hơn khi thực hiện phát triển không gian một cách chiến lược như thảo luận trong phần dưới đây.

8-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8.2

Chiến lược và mục tiêu 8.4 Phát triển không gian quyết định cấu trúc phân bố hạ tầng của tỉnh, đồng thời tạo cơ sở cho các hoạt động kinh tế-xã hội cũng như quản lý môi trường theo hướng phát triển bền vững, trong đó giao thông vận tải, sử dụng đất, các khu công nghiệp và hệ thống đô thị được phát triển bền vững về môi trường. Tuy nhiên, quy trình này cũng bị chi phối nhiều từ các tác động bên ngoài cũng như các điều kiện nội tại của tỉnh (xem Hình 8.2.1). 8.5

Trong quá trình lập quy hoạch phát triển không gian cần cân nhắc các vấn đề sau:

(a) Tác động bên ngoài: Các tác động bên ngoài và những yêu cầu mà tỉnh cần phải thích ứng bao gồm: (i) Đô thị hóa: Theo dự kiến, Long An sẽ bước vào thời kỳ đô thị hóa nhanh chóng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ cũng như dịch cư từ nông thôn ra thành thị sẽ diễn ra nhanh hơn. Dịch cư từ các tỉnh thành khác cũng như từ Tp.HCM cũng sẽ thúc đẩy tăng dân số đô thị. Quá trình đô thị hóa cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong lối sống. Sở hữu và sử dụng xe con cũng như nhu cầu về nhà ở tốt hơn và dịch vụ đa dạng hơn sẽ ngày càng tăng. (ii) Hội nhập vùng: Long An phải thực hiện các bước hội nhập vững chắc trên mọi bình diện từ cấp quốc gia, khu vực, vùng đô thị và tỉnh. Vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Long An cần hội nhập sâu hơn với Tp.HCM, vùng ĐBSCL, vùng KTTĐ phía Nam và các tỉnh bên kia biên giới Campuchia, đặc biệt là với mạng lưới GTVT cạnh tranh. Long An cần tăng cường kết nối trực tiếp hơn với thế giới thông qua các cửa ngõ quốc tế như sân bay quốc tế mới Long Thành và cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải. Cũng cần cải thiện sự kết nối trên địa bàn tỉnh bao gồm kết nối giữa tỉnh lỵ với các trung tâm huyện và trung tâm xã nhằm thiết lập luồng vận chuyển hàng hóa và hành khách thuận tiện. Cảng Long An cũng được kỳ vọng đóng vai trò tăng cường kết nối với bên ngoài. (iii) Biến đổi khí hậu: Long An cần chủ động đối phó với các tác động lâu dài từ biến đổi khí hậu bởi đất đai của tỉnh khá trũng và dễ bị ngập lụt cũng như bị ảnh hưởng bởi các thiên tai khác. (iv) Tạo được những đặc trưng riêng: Khi tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, và quy hoạch chi tiết, cần quan tâm đến nội dung thiết kế đô thị nhằm tạo được những đặc trưng riêng, phát huy và bảo tòn các giá trị về lịch sử - văn hóa – nghệ thuật kiến trúc – xã hội của các đô thị trong tỉnh; dự báo tốt cơ cấu nguồn vốn từ các nguồn Trung ương, địa phương, huy động từ các thành phần kinh tế và sự tham gia của khu vực tư nhân… (v) Tính đồng bộ: trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành; (b) Các điều kiện nội tại: Long An phải cân nhắc tới các điều kiện tự nhiên và kinh tếxã hội đặc trưng của tỉnh để duy trì và phát huy được giá trị và bản sắc riêng. Nội dung này bao gồm: (i) Điều kiện tự nhiên/môi trường: Long An cần thiết lập được chính sách rõ ràng về bảo tồn và phát triển căn cứ vào những kết quả phân tích khoa học về hiện

8-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

trạng và những tác động tương lai. Cần chủ động đối phó với thiên tai và các rủi ro khác; giảm thiểu ô nhiễm. (ii) Cơ cấu kinh tế: Long An phải và cũng nên thay đổi cơ cấu kinh tế của mình theo hướng cạnh tranh hơn đồng thời thực hiện công nghiệp hóa chiến lược theo chính sách đặt ra, tỉnh dự định phát triển nông nghiệp để đáp ứng chính sách an ninh lương thực quốc gia cũng như các ngành dịch vụ chất lượng cao. (iii) Các vấn đề xã hội: Trong tiến trình thay đổi và phát triển, vấn đề xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống và bảo tồn giá trị truyền thống phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Hình 8.2.1

Hướng tiếp cận phát triển không gian

Tầm nhìn & Chiến lược “Phát triển Bền vững”

 Tác động bên ngoài   Quốc tế  Vùng  Vùng TpHCM

 Dịch cư từ nông thôn ra thành thị  Lối sống

 Mực nước biển  Xâm nhập mặn  Lũ lụt

 Tác động bên trong 

 Bảo tồn/Phát triển  Rủi ro, độc hại  Ô nhiễm

Hội nhập vùng

Điều kiện môi trường/tự nhiên

Đô thị hóa

Cơ cấu kinh tế

 Công nghiệp hóa  An ninh lương thực  Dịch vụ

Điều kiện xã hội

 Đói nghèo  Điều kiện sống  Giá trị truyền thống

Biến đổi khí hậu

GTVT

Môi trường

Dịch vụ đô thị

Sử dụng đất

Công nghiệp

Phát triển không gian Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8.3

Tổng quan về môi trường và phân vùng sử dụng đất 8.6 Tính bền vững trong phát triển dài hạn thường bị quyết định và chi phối nhiều bởi cách thức nhìn nhận các vấn đề về môi trường và sử dụng đất nói chung. Với ý nghĩa đó, Quy hoạch đã tiến hành phân vùng sơ bộ môi trường trên cơ sở phân tích hiện trạng tự nhiên và điều kiện đất đai trong tỉnh. Mục tiêu quan trọng của phân vùng môi trường chung là xác định trên cơ sở khoa học, sử dụng GIS và phân loại đất từ góc độ bảo vệ môi trường sinh thái và sự phù hợp cho phát triển như trình bày dưới đây.

1) Đánh giá về điều kiện đất đai 8.7 Một trong những công cụ hữu hiệu trong công tác quy hoạch không gian là động thái đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố đất đai và thổ nhưỡng. Địa hình của Long An nhìn chung khá bằng phẳng và trũng, dễ bị ngập lụt nhưng phù hợp cho canh tác lúa. 8.8 Quy hoạch đã xây dựng bản đồ đánh giá mức độ phù hợp cho phát triển trên cơ sở tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên gồm cao độ, độ dốc, dễ bị ngập lụt và sử dụng đất. Từng điều kiện tự nhiên đều có tiêu chí riêng để đánh giá sự phù hợp cho phát triển như sau: (i)

Cao độ: Cao độ càng lớn thì điểm đánh giá càng cao.

(ii) Độ dốc: Độ dốc càng nhỏ thì điểm đánh giá càng cao. (iii) Dễ bị ngập lụt: Càng ít bị ngập lụt thì điểm đánh giá càng cao. (iv) Sử dụng đất: 

Khu vực trồng hoa màu khô, khu công nghiệp và đất chưa sử dụng = điểm cao;



Canh tác cây trồng dưới nước = điểm trung bình;



Rừng, đầm lầy và khu vực nuôi trồng thủy hải sản = điểm thấp.

8.9 Dựa vào điểm đánh giá trên, có thể tính toán sự phù hợp của đất đai cho hoạt động phát triển sử dụng GIS (xem Hình 8.3.1 và Bảng 8.3.1) Bảng 8.3.1

Sự phù hợp của đất đai cho phát triển đô thị của tỉnh Long An Diện tích (km2) 514

Sự phù hợp Rất thấp

Tỷ lệ (%) 11,5

Thấp

2.045

45,7

Trung bình

1.043

23,3

194

4,3

Rất cao

0,1

0,001

Khu vực ngoại trừ

682

15,2

4478

100

Cao

Tổng diện tích Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 8.3.1

Sự phù hợp cho phát triển (điều kiện tự nhiên)

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8.10 Bản đồ cho thấy mặc dù lãnh thổ Long An rộng lớn nhưng diện tích đất cao (trên 1m trở lên so với mực nước biển) ít ngập lụt, phù hợp cho phát triển đô thị không nhiều. Vùng rất thích hợp phát triển đô thị có cao độ địa hình trên 1m, còn vùng thích hợp được xác định là có cao độ địa hình từ 0.9 đến 1m so với mực nước biển. Các vùng đất cao này phân bố cơ bản như sau: (i) Trong ranh giới vùng KTTĐ của tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện Đức Hòa (diện tích đất cao khá rộng và cao nhất trong toàn tỉnh), một số vùng thuộc Thành phố Tân An, một số ít khu vực thuộc phía nam huyện Cần Giuộc và Cần Đước (ii) Trong vùng Hạ gồm hai huyện Tân Trụ và Châu Thành thì phần đất cao cũng nằm rải rác xen kẽ với đất thấp. (iii) Trong vùng ĐTM, đất chủ yếu là thấp, trũng, không phù hợp cho phát triển đô thị. Đất cao chủ yếu tập trung ở phần phía bắc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, giáp biên giới với Campuchia. 8.11 Để ứng phó với lũ lụt, đặc biệt trong bối cảnh nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, cần phải quy hoạch xây dựng đô thị trên các khu đất cao. Có thể xem xét phát triển trên các khu vực khác nếu có thể áp dụng các biện pháp gia cố đất phù hợp để nâng cao cao độ. Việc duy trì sự xen kẽ giữa các khu vực cao (đắp) cho phát triển đô thị và thấp (đào) cho canh tác nông-lâm nghiệp sẽ tạo ra vùng đệm cây xanh. Khu vực đất trũng cũng là khu vực phù hợp để thu gom nước mặt.

8-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2) Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất 8.12 Hiện trạng sử dụng đất cũng là một căn cứ quan trọng trong việc xây dựng định hướng quy hoạch không gian cho tỉnh. Đặc điểm chung về sử dụng đất của tỉnh Long An là phần lớn diện tích lãnh thổ tỉnh là đất canh tác nông nghiệp, một phần canh tác lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đất đô thị chỉ chiếm một phần nhỏ tập trung trong đô thị và huyện lị. Dân cư sinh sống rất phân tán và dàn trải dọc theo các sông, kênh. Phát triển đô thị nhìn chung sẽ dẫn đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị hoặc công nghiệp, tuy nhiên nông nghiệp sẽ vẫn duy trì là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của Long An. Vì vậy, cần có sự đánh giá tổng thể tình hình sử dụng đất canh tác nông nghiệp hiện nay, xác định những quỹ đất nông nghiệp có giá trị, nhất thiết cần duy trì trong quá trình phát triển. Ngoài ra, còn phải xác định các khu vực sinh thái cần bảo tồn. Các hoạt động phát triển sẽ được đề xuất sao cho tránh nguy hại đến các khu vực sinh thái và hạn chế chuyển đổi chức năng các vùng canh tác nông-lâm-ngư nghiệp có giá trị đã được xác định. 8.13 Công cụ phân tích là bản đồ đánh giá điều kiện đất đai phát triển nông-lâm-ngư nghiệp, được chồng lớp các lớp thông tin về phân loại địa chất và hiện trạng canh tác nuôi trồng nông-lâm-thủy sản. Sẽ chuẩn bị một bản đồ phân tích sơ bộ, còn bản đồ chi tiết hơn sẽ được lập theo định dạng GIS (Hình 8.3.2). Các dữ liệu sau được thể hiện trên bản đồ: (a) Rừng bảo tồn: Hiện tại ở Long An có trên 50.000 ha rừng, bao gồm rừng tự nhiên/bảo tồn và rừng phòng hộ/sản xuất. Rừng tự nhiên/bảo tồn tập trung chủ yếu ở Tân Hưng và Mộc Hóa, đặc biệt là khu bảo tồn ngập nước Láng Sen ở huyện Tân Hưng nơi tỉnh có quy hoạch mở rộng vùng đệm để bảo vệ loại rừng này. Ngoài ra, cần kể đến rừng Tràm Gió phục vụ chiết xuất tinh dầu dược liệu ở huyện Mộc Hóa. (b) Rừng phòng hộ và rừng sản xuất: Rừng sản xuất tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, chiếm trên 90% tổng diện tích rừng của tỉnh. Rừng phòng hộ chủ yếu ở các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ. Vùng Hạ có khoảng 64 ha rừng phòng hộ, chiếm 3,1% tổng diện tích rừng phòng hộ của toàn tỉnh. (c) Vùng đất trồng lúa chất lượng cao: Diện tích này phân bố chủ yếu dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và khu vực Tp.Tân An, các huyện Tân Trụ, Châu Thành và một phần của hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước. Những khu vực này là đất phù sa màu mỡ rất phù hợp cho canh tác lúa và rau xanh có năng suất và chất lượng cao. Những khu vực này cũng bao gồm cả những vùng rất thuận lợi để trồng các loại cây ăn quả như dưa hấu, thơm, thanh long. (d) Vùng lúa cao sản hay vùng an ninh lương thực: Vùng này rộng trên 200.000 ha và cho 2 vụ lúa trong một năm. Có thể kết hợp trồng xen canh lúa và rau màu khác. (e) Vùng nuôi trồng thủy sản: Long An hiện có khu vực nuôi tôm và kết hợp nuôi tôm – trồng lúa khá lớn (khoảng 7.000ha) phía Đông Nam khu vực cửa sông Vàm Cỏ và sông Cần Giuộc. Ngoài ra, Long An có khoảng 5.500 ha đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong các ao hồ và nuôi cá trên ruộng lúa nằm phân tán ở vùng ĐTM và huyện Đức Huệ. Quỹ đất này không được thể hiện trên bản đồ do quy mô ít và phân tán. 8.14 Định hướng chung là hạn chế chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp chất lượng cao, đất khu vực an ninh lương thực thành đất công nghiệp, đô thị. Tất nhiên, hạn chế không có nghĩa là tuyệt đối cấm vì việc bố trí đất công nghiệp, đô thị còn được xem xét trên cả những phương diện khác như kết nối giao thông, các cực hút phát triển .v.v…

8-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 8.3.2

Điều kiện phát triển nông – lâm – ngư nghiệp

CHÚ GIẢI Đất rừng Đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp Đất an ninh lương thực Đất phù hợp cho ngư nghiệp Vùng phát triển kinh tế Vùng phát triển nông lâm ngư nghiệp Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

3) Nhận diện các yếu tố cấu trúc cảnh quan tự nhiên của Long An 8.15 Từ quan điểm lý luận về đô thị học cảnh quan1 (landscape urbanism) hướng đến sự phát triển bền vững thì bước đầu tiên khi quy hoạch không gian là phải nhận diện những yếu tố cấu trúc về cảnh quan của vùng. Đó là những yếu tố tự nhiên vốn có, hoặc là yếu tố lịch sử đã hình thành từ rất lâu đời nên trở thành những thực tế khách quan. Long An, cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, có những đặc trưng rất cơ bản về cấu trúc cảnh quan: (i) Trước hết, đó là hệ thống sông, kênh chằng chịt, hình thành lối sống sông nước nhiều đời nay. Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây là hai dòng sông chảy gần như song song trong lãnh thổ Long An, hợp lưu ở phía đông nam và thành sông Vàm Cỏ. Ngoài ra có sông Cần Giuộc, chảy qua huyện Cần Giuộc, hợp với sông Vàm Cỏ thành sông Soài Rạp. Các con kênh chằng chịt, cả kênh tự nhiên và kênh đào, nối với các sông tạo thành một hệ huyết mạch liên thông, phục vụ vận tải, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. Đây cũng là yếu tố tạo bản sắc của Long An. (ii) Cần nhìn nhận hệ thống sông nước này như là yếu tố cấu trúc căn bản trong sự phát triển lâu dài và bền vững của tỉnh. Vì vậy, song song với phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc quy hoạch thêm đường giao thông và các khu công nghiệp và dân cư phải được xem xét thận trọng để hỗ trợ cho hệ thống cơ sở hạ tầng sông nước vốn có này, chứ không thể làm suy giảm và nguy hại đến hệ thống quan trọng về nhiều mặt này. (iii) Cảnh quan canh tác nông-lâm-ngư nghiệp.

1

Đô thị học cảnh quan là lý thuyết về đô thị cho rằng cảnh quan chứ không phải là kiến trúc phù hợp hơn với cấu trúc của thành phố và tăng cường kinh nghiệm đô thị (Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Landscape_ urbanism).

8-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 8.3.3

Mạng lưới mặt nước trên địa bàn Long An

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

4) Hiện trạng phân bố cụm/khu công nghiệp 8.16 Trên địa bàn tỉnh Long An có tổng cộng 23 khu công nghiệp được chính thức phê duyệt với tổng diện tích 9.775 ha và có tổng cộng 42 cụm công nghiệp được chính thức phê duyệt với tổng diện tích 5.712 ha. Nhìn chung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp có tiến độ triển khai khác nhau, nhưng đều đã khởi động và phần lớn là chưa hoàn thành mà mới đang trong giai đoạn triển khai. Dựa vào bản đồ phân bố các dự án KCN, cụm công nghiệp do Sở Xây dựng Long An cung cấp, có thể nhận xét rằng các dự án này phân bố khá lộn xộn, không theo một quy hoạch có luận cứ và trình tự logic được lập trước. Các dự án chủ yếu tập trung ở 3 vùng chính (xem Hình 8.3.4): (i) Tập trung khá dày đặc tại huyện Đức Hòa, ở các vị trí giáp ranh với Tp.HCM: Các khu và cụm công nghiệp của tỉnh thường tập trung ở các khu vực này nhằm khai thác lợi thế về mặt vị trí sát với Tp.HCM, gần với các khu công nghiệp tại khu vực này của Tp.HCM (ii) Tại huyện Bến lức, Cần Đước, Tân Trụ nằm dọc ven sông Vàm Cỏ Đông; nhằm khai thác lợi thế về vận tải đường sông (iii) Tại huyện Cần Giuộc thành một chuỗi dọc bờ Tây sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ và sông Cần Giuộc nhằm khai thác vận tải đường sông và vị trí gần với cụm cảng Hiệp Phước và cảng Đông Nam Á (trong tương lai). 8.17 sau:

Cần phải phân bố lại các khu, cụm công nghiệp trên cơ sở cân nhắc các vấn đề

(i) Cung cấp không gian cạnh tranh cho đầu tư vào ngành công nghiệp chính là một yếu tố quan trọng quyết định thành công khi Long An muốn tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh khác ở Việt Nam nói chung và vùng KTTĐPN nói riêng. Do đó, các khu công nghiệp cần di dời tới các vị trí chiến lược, có đường vào tốt và có hạ tầng kỹ thuật. (ii) Các khu công nghiệp, và cũng tùy vào loại hình công nghiệp và ngành nghề, không phải lúc nào cũng phù hợp với các mục đích sử dụng đất khác, ví dụ như đất ở, sản

8-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

xuất nông nghiệp và các hoạt động đô thị. Để giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy các công trình hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật thì các khu công nghiệp cần được bố trí tập trung tại các vị trí chiến lược; và (iii) Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang ngày càng phải chú ý nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, nhất là ô nhiễm. Để có thể đưa ra các biện pháp xử lý cần thiết, cần cân nhắc lại vị trí của các khu, cụm công nghiệp này. 8.18 Các khu, cụm công nghiệp luôn chiếm diện tích đất lớn và vì thế ảnh hưởng không chỉ tới vấn đề sử dụng đất và các hoạt động kinh tế – xã hội ở các khu vực xung quanh mà còn tác động đến cả cảnh quan và hình ảnh của tỉnh. Để có thể phát huy chức năng của các khu công nghiệp và đồng thời cải thiện cảnh quan, cần cân nhắc thực hiện các biện pháp sau đây: (i) Nhóm lại các khu công nghiệp hiện có và đã quy hoạch để xác định loại hình hoạt động và di dời tới các khu vực có chức năng tương tự và đã có các công trình tương tự. Từng bước cưỡng chế hoặc khuyến khích tự di dời các cơ sở gây ô nhiễm tới các khu công nghiệp đã có các biện pháp xử lý thích hợp. (ii) Bố trí các khu công nghiệp cho các ngành về sinh thái và công nghệ cao. Các khu công nghiệp này có thể đan xen với các hoạt động và mục đích sử dụng đất đô thị khác. Trong tương lai sẽ có nhiều nhu cầu về loại khu công nghiệp này. Hình 8.3.4

Vị trí các khu/cụm công nghiệp của tỉnh Long An

Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Long An

5) Đánh giá hiện trạng các vùng mặt nước 8.19 Với bản chất là một vùng sông nước khi các hoạt động của con người đều gắn liền với hệ thống sông nước thì chính môi trường nước phải gánh chịu những ô nhiễm đầu tiên và nặng nề do các hoạt động của con người gây ra (xem Hình 8.3.5). 8.20 Từ báo cáo quan trắc chất lượng nước các sông chảy qua địa phận tỉnh Long An năm 2008, mức độ ô nhiễm của các sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông được phân ra làm 3 giới hạn ô nhiễm bao gồm: Giới hạn A, Giới hạn B và Quá giới hạn cho phép. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Tây có mức độ ô nhiễm thấp nhất ở giới hạn A.

8-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Các khu vực có mức ô nhiễm tăng cao là ở khu vực Ngã 3 kênh T21, chợ Mộc Hóa, cầu Mộc Hóa và phà Phú Mỹ. Có thể thấy nguồn nước sông Vàm Cỏ Tây chủ yếu bị ảnh hưởng do các hoạt động sinh hoạt của nhân dân (khu vực sông Tra, UBND xã Thanh Vĩnh Đông, chợ Thạnh Hóa) và giao thông thủy (bến đò Chú Tiết, phà Bình Tịnh) ngoài ra còn chịu tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như nguồn nước thải từ Khu công nghiệp Bình Lợi Nhơn (Tân An). Ngoài các khu vực trên, Vàm Cỏ Tây được đánh giá là sông có chất lượng nguồn nước vào loại tốt nhất trong 3 sông được quan trắc. 8.21 B là giới hạn được đánh giá cho chất lượng nước sông Cần Giuộc năm 2008 với nồng độ ô nhiễm tăng cao tại khu vực ngã 3 Rạch Cát & chợ Cần Giuộc do chịu ảnh hưởng của các nguồn nước thải “đen” từ các nhà máy, khu dân cư Hiệp Phước – Nhà Bè, Bình Điền – Bình Chánh thuộc TPHCM và chợ Cần Giuộc thuộc Long An. Tuy vẫn có một số điểm có thông số tăng cao đột ngột như khu vực cầu Thủ Bộ và một số điểm ngập mặn tại thị trấn Cần Giuộc, nhưng nhìn chung chất lượng nước sông Cần Giuộc đang có khuynh hướng giảm dần ô nhiễm so với các năm trước đó. 8.22 Vàm Cỏ Đông được xem là có mức độ ô nhiễm cao nhất, vượt giới hạn B. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông chịu ảnh hưởng chủ yếu từ nguồn thải của các nhà máy (phần lớn tập trung ở thị trấn Bến Lức) với các thông số tại các cống thải luôn cao hơn các khu vực khác, đặc biệt tại cống xả của công ty đường Hiệp Hòa, công ty Formosa. Cách càng xa các khu vực này, chất lượng nước sông càng đỡ ô nhiễm hơn. Nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau làm cho chất lượng nước sông không ổn định như hoạt động sản xuất của các nhà máy, các khu dân cư tập trung, chợ (Trà Cú, Lộc Giang, cầu tàu Hựu Thạnh), hoạt động sinh hoạt của dân cư ven sông, nuôi trồng thủy sản (ngã 3 sông Vàm Cỏ Đông – Vàm Cỏ Tây, cầu Đức Huệ), các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động giao thông đường thủy (phà Tân Phước - Tân Trụ, phà Sa Bãi – Tân Trụ). Tại cửa cống thải của các công ty, xí nghiệp, khu dân cư, nồng độ của các thông số đánh giá ô nhiễm chính đã vượt tiêu chuẩn cho phép, có chỉ tiêu vượt hàng trăm lần. Mức độ ô nhiễm nước sông Vàm Cỏ Đông đang có xu hướng tăng nhanh nên cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời. 8.23 Tình trạng ô nhiễm như trên khiến xã hội phải nhìn nhận lại vai trò sinh thái và giá trị môi trường của các dòng sông, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian và quản lý môi trường thông minh và hiệu quả hơn. Hình 8.3.5

Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước

CHÚ GIẢI Quá giới hạn Mức B Mức A Khu công nghiệp Khu dân cư, khác Khu vực ô nhiễm nặng

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES 8-10

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6) Phân vùng đề xuất 8.24 Trên cơ sở nghiên cứu nêu trên, có thể phân chia Long An thành 3 vùng chính (xem Hình 8.3.6). Nhìn chung, có thể coi sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây là ranh giới của 3 vùng này. Cụ thể như sau: (a) Vùng 1 (Vùng an ninh lương thực, du lịch và kinh tế cửa khẩu): Vùng này bao gồm các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Châu Thành và một phần huyện Thủ Thừa, là vùng chính duy trì các hoạt động thâm canh nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, giúp tỉnh có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp. Vùng này cũng có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan, thu hút khách du lịch. Do đó, định hướng phát triển không chỉ là thiên về nông – lâm – ngư mà cần phải phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn xen kẽ các khu dân cư và phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm cải thiện đời sống của nhân dân và khai thác các cơ hội về phát triển du lịch sinh thái. Bảo tồn các nguồn lực nông thôn và văn hóa cũng là nội dung quan trọng. Để củng cố hơn nữa vai trò của Vùng 1, cần tăng cường công tác quy hoạch với trung tâm vùng là thị trấn Mộc Hóa thực hiện giao lưu thương mại, dịch vụ nội vùng Đồng Tháp Mười và thành phố Tân An. Để có thể thúc đẩy các hoạt động phát triển theo định hướng đề ra cần có sự phối hợp với các tỉnh lân cận, gồm cả các tỉnh ở nước bạn Campuchia. (b) Vùng 2 (Vùng đệm sinh thái): Vùng này chủ yếu nằm giữa hành lang sinh thái là 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mục tiêu chính và tầm quan trọng của vùng 2 là: (i) bảo vệ vùng 1 khỏi tác động từ hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp quá mức của Vùng 3; tạo cảnh quan đặc biệt về sử dụng đất bằng việc kết hợp giữa các đặc điểm đô thị và nông thôn; giảm ô nhiễm cho sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây khi các dự án phát triển sẽ ngày càng nhiều trong tương lai; và bảo tồn không gian trù phú để phát triển sau này, sau năm 2020 hay 2030, tùy theo định hướng phát triển vào lúc đó. Trước mắt, vùng 2 được định hướng phát triển nông nghiệp thế mạnh, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh. Trung tâm vùng là thị trấn Thủ Thừa kết nối khu công nghiệp xử lý chất thải rắn và khu đô thị sinh thái Sài Gòn-Mê Kông, trung tâm giao thông thủy, bộ kết nối các tiểu vùng kinh tế của tỉnh, giữa cửa khẩu đất liền và cảng biển. Nhìn chung, cần kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của vùng 2 và chỉ cho phép phát triển ở các khu vực đã quy định dọc các tuyến đường và ở một số khu vực chỉ định khác. (c) Vùng 3 (Vùng phát triển đô thị và công nghiệp): Vùng này bao gồm sông Vàm Cỏ Đông và các huyện vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh là Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước cũng như một phần huyện Tân Trụ ở vùng Hạ, thành phố Tân An và một phần huyện Thủ Thừa. Sẽ tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức –Tân An và các đô thị công nghiệp đặc thù Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước thông qua việc cung cấp hạ tầng hiệu quả, nhu cầu về các khu đô thị và nhu cầu phát triển cao, đã có thị trường. Vùng này nhằm thúc đẩy phát triển đô thị và công nghiệp cạnh tran hơn và thiết lập hành lang đô thị Tân An – Bến Lức và các trung tâm đô thị và công nghiệp đặc biệt ở Đức Hòa, Cần Giuộc và Cần Đước.

8-11

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8.25 Từ đặc điểm của các vùng như trên, có thể xác định được các loại hình phát triển tương ứng (xem Bảng 8.3.2) Phân vùng phát triển của tỉnh Long An

Hình 8.3.6

Vùng 2 Vùng 1

Vùng 3 Vùng 1

Vùng 1: Vùng nông nghiệp, du lịch và kinh tế cửa khẩu Vùng 2: Vùng đệm sinh thái Vùng 3: Vùng kinh tế trọng điểm (vùng phát triển đô thị và CN) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng 8.3.2

Các chức năng đề xuất trong từng vùng

Mục đích sử dụng đất/hoạt động Lúa màu Rau xanh/hoa/quả Nông-lâm-ngư nghiệp Chăn nuôi Thủy sản Khu công nghiệp Chế biến nhỏ / Kho tàng Công nghiệp Trung tâm kho vận Nghiên cứu phát triển / công nghệ cao Khu thương mại trung tâm Trung tâm khu vực nông Đô thị thôn1) Du lịch/giải trí Công trình công Bãi chôn lấp rác thải ích

Vùng 1 ○ ○ △ ○ × ○ △

Vùng 2 ○ ○ ○ ○ △ ○ ○

Vùng 3 × △ × × ○ △ ○







×

×







×













Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES 1) Là trung tâm cung cấp dịch vụ đô thị chất lượng cao ở khu vực nông thôn Chú thích: ○ loại hình phát triển phù hợp, chấp nhận được. △ loại hình phát triển phụ thuộc vào nội dung cụ thể. Về cơ bản loại hình phát triển này tác động mạnh tới môi trường tự nhiên và không hạn chế các công trình hạ tầng. × là loại hình phát triển buộc phải hạn chế.

8-12

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8.4

Cấu trúc không gian 1) Mô hình cơ bản 8.26 Mô hình cơ bản trong quy hoạch cấu trúc không gian kết hợp giữa “hành lang” và “cụm” phát triển. Hành lang là tuyến vận tải nối các trung tâm tăng trưởng một cách thuận lợi, còn cụm là khu vực có các hoạt động kinh tế-xã hội tập trung cao và thể hiện được một chức năng đặc trưng. Cụm cũng tạo điều kiện phát triển hay kích thích các hoạt động có mật độ tương đối cao, giúp sử dụng không gian hiệu quả trong mô hình nén. Nhờ đó có thể sử dụng hiệu quả quỹ đất, nâng cao năng suất và hiệu quả của các hoạt động, đảm bảo bố trí được không gian mở (xem Hình 8.4.1). Hình 8.4.1

Mô hình “hành lang” + “cụm” phát triển

Hành lang Cụm Không gian mở Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8.27 Khi áp khái niệm “Hành lang + Cụm” này vào trong các điều kiện thực tế bằng cách chồng lớp các phân vùng cơ bản đã bàn ở phần trước thì ý tưởng phát triển tỉnh có thể được thể hiện như trong Hình 8.4.2 dưới đây. Hình 8.4.2

Phân vùng phát triển và ý tưởng phát triển không gian cơ bản

Thành phố Hồ Chí Minh

Vùng phát triển Vùng sinh thái/đệm Vùng nông nghiệp Mặt nước/đệm Vùng nông nghiệp

Vùng đệm

Đô thị

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8-13

TpHCM

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2) Các hành lang chính 8.28 Các hành lang gồm “hành lang hướng tâm” và “hành lang vành đai” (xem Hình 8.4.3). Chức năng và vai trò chính của các hành lang như sau: (a) Hành lang hướng tâm: Hành lang hướng tâm tỏa đi từ khu vực TPHCM và không chỉ kết nối Long An với vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL mà còn tăng cường kết nối giữa vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL. Có 4 hành lang hướng tâm như sau: (i) Hành lang cửa ngõ chính: Hành lang này là hành lang quan trọng nhất đối với sự phát triển mang tính chiến lược của Long An. Hành lang này bao gồm QL1A, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, tuyến đường sắt quy hoạch trong tương lai và hệ thống UMRT đề xuất (vận tải đô thị khối lượng lớn gồm BRT và LRT (xe buýt nhanh và đường sắt nhẹ)). Chức năng chính của hành lang là: 

Tạo cơ sở cạnh tranh cho phát triển đô thị theo quy hoạch trong tương lai dọc hành lang



Cung cấp đủ năng lực cho luồng vận tải giữa vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL, giảm ùn tắc và xung đột giao thông trên địa bàn tỉnh Long An.



Tăng cường sự kết nối với các cửa ngõ quốc tế, gồm các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành (quy hoạch), cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải qua Vành đai 3 và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.



Tăng cường sự kết nối với các tỉnh, thành trong vùng KTTĐ phía Nam.

(ii) Hành lang biên giới phía Bắc: Hành lang này nằm ở phía Bắc, kết nối với khu vực phía bắc TPHCM, Hậu Nghĩa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, v.v. Hành lang này là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh và dự kiến sẽ là một trục hành lang vận tải quốc gia theo hướng đông-tây nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong vùng ĐBSCL. Tuyến đường này giúp tiếp cận các cửa khẩu biên giới Campuchia và đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia. (iii) Hành lang hướng tâm phía Nam: Hành lang này gồm QL50 kết nối khu vực Cần Giuộc và Cần Đước với TPHCM và cung cấp đường vào cảng Hiệp Phước và cảng Tân Tập. Hành lang này dự kiến sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong tương lai khi vùng TPHCM và vùng ĐBSCL phát triển. Hành lang này chiếm tỷ lệ lưu lượng giao thông lớn giữa vùng KTTĐ phía Nam và vùng ĐBSCL nếu được phát triển phù hợp. (b) Hành lang vành đai: Chức năng chính của các hành lang này là nhằm giảm tải mức độ tập trung giao thông và các hoạt động trong khu vực trung tâm TPHCM. Từ góc độ phát triển của tỉnh Long An, các hành lang này sẽ tạo cơ hội để phát triển một cách có trật tự và tăng cường sự kết nối với các hành lang hướng tâm nhằm tạo ra một mạng lưới hành lang hiệu quả. Với việc kết hợp các hành lang hướng tâm và hành lang vành đai, tỉnh sẽ có cơ sở vững chắc để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và quản lý môi trường. (i) Hành lang VĐ3+VĐ4: Hành lang này đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với Long An mà cả với TPHCM vì nhiều lý do như sau: 

Hàng lang này đóng vai trò quan trọng nhất về mặt kinh tế đối với sự phát triển của tỉnh trong tương lai. Bên cạnh đó, sự mở rộng đô thị đi cùng với các hoạt động phát triển của TPHCM dự kiến cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát

8-14

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

triển khu vực giữa VĐ3 và VĐ4 khi khả năng tiếp cận được cải thiện và điều kiện đất đai rất phù hợp cho phát triển. Hành lang đóng vai trò quan trọng để chuyển hướng luồng giao thông ra vào các khu vực ở TPHCM và vùng KTTĐ phía Nam mà không cần đi qua khu vực trung tâm đông đúc của TPHCM. Đối với Long An, hành lang này góp phần củng cố sự kết nối tới các cửa ngõ quốc tế bằng đường biển và đường hàng không. Long An được kỳ vọng đóng vai trò cửa ngõ quan trọng. 

Góp phần tăng cường kết nối khu vực phía bắc và phía nam của tỉnh, gồm các khu vực Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Bến Lức và Cần Giuộc.



Đóng vai trò là cửa ngõ của khu vực đô thị mở rộng nên không ảnh hưởng đến các vùng sản xuất nông nghiệp trong vùng ĐBSCL, ngoại trừ các khu vực dọc hành lang cửa ngõ và hành lang hướng tâm phía Nam.

(ii) Hành lang xương sống trung tâm: Hành lang này có thể bao gồm một tuyến đường mới nối Mỹ Quý Tây – Bình Thành – Thủ Thừa, Tân Trụ-Cần Đước-cảng Tân Tập. Hành lang này có ba chức năng chính: một là đảm bảo ngăn chặn sự mở rộng đô thị của thành phố HCMC và của tỉnh, ngoại trừ các hoạt động phát triển hạn chế, thân thiện với môi trường; hai là cung cấp điều kiện tiếp cận để quản lý hiệu quả các vùng đệm; và ba là kết nối trực tiếp Tp.Tân An và Bến Lức với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tới nước bạn Campuchia. (iii) Hành lang phía tây: Hành lang này nối Mộc Hóa với Tân Thạnh và vùng Đồng Tháp Mười với Campuchia qua cửa khẩu Bình Hiệp và đường cao tốc từ TpHCM đi ĐBSCL. Hình 8.4.3

Các hành lang đã xác định

CHÚ THÍCH Vùng đô thị CN Vùng nông nghiệp Vùng đệm Trung tâm huyện Đường cao tốc Đường cấp 1 Đường cấp 2 Đường thủy Hành lang BRT

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8-15

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

3) Các cụm phát triển chính 8.29 Phân vùng môi trường chính là cơ sở để chia tỉnh thành ba vùng là “vùng phát triển đô thị và công nghiệp”, “vùng an ninh lương thực, du lịch và kinh tế của khẩu” và “vùng đệm sinh thái”. Các hình thái cụm phát triển được đề xuất như sau: (i) Cụm đô thị: Là nơi tập trung phát triển đô thị mạnh mẽ, có hạ tầng hỗ trợ tốt và phù hợp. (ii) Cụm phát triển nông nghiệp: Là nơi tập trung các ngành nghề dựa trên nền nông nghệp và cung cấp các chức năng dịch vụ hỗ trợ. (iii) Cụm phát triển công nghiệp: Các dự án phát triển công nghiệp sẽ được tập trung tại các cụm có hạ tầng phù hợp và có các biện pháp chống ô nhiễm.

4) Quy hoạch cấu trúc không gian đề xuất 8.30 Trên cơ sở những nội dung trên, đã lập ra quy hoạch cấu trúc không gian (xem Hình 8.4.4) với các đặc điểm cơ bản như sau: (a) Chính sách sử dụng đất rõ ràng: Về cơ bản tỉnh được chia thành ba vùng để tạo điều kiện bảo vệ môi trường và phát triển đô thị hữu hiệu, đó là vùng phát triển đô thị và công nghiệp, vùng an ninh lương thực, du lịch và kinh tế cửa khẩu và vùng đệm sinh thái. Việc phân vùng cơ bản này cũng giúp hạn chế sự phát triển đô thị tràn lan. (b) Mạng lưới giao thông được phân cấp rõ ràng: Các hành lang giao thông được xác định rõ ràng theo ba cấp (quốc tế, khu vực và tỉnh) để kết nối các trung tâm đô thị và trung tâm tăng trưởng một cách hiệu quả. (c) Các cụm phát triển kinh tế chính: Các khu vực trong vùng khuyến khích phát triển đô thị lại được chia thành ba tiểu vùng phát triển kinh tế tập trung như sau: 

Cụm đô thị Tân An – Bến Lức: Cụm này là một trung tâm đô thị có tính cạnh tranh cao, có quy mô dân số 0,5 triệu người, đóng vai trò đô thị vệ tinh chính trong vùng thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là trung tâm dịch vụ cửa ngõ thực sự cho vùng ĐBSCL và vùng KTĐPN.



Cụm Bắc Long An: Cụm này có trung tâm là Đức Hòa, sẽ được phát triển hơn nữa theo hướng khuyến khích các ngành sử dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường, cùng với các dịch vụ đô thị, sản xuất nông nghiệp giá trị cao ở ngoại thành.



Cụm công nghiệp Cần Giuộc: Cụm này trước tiên đóng vai trò cửa ngõ trung chuyển các mặt hàng quốc tế và khu vực cho vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN, và đồng thời bố trí các cơ sở công nghiệp, bao gồm cả các ngành gây ô nhiễm và các ngành có khối lượng hàng hóa ra/vào lớn.

(d) Cung cấp môi trường sống tốt hơn ở đô thị và nông thôn: Mặc dù vẫn chưa được thể hiện rõ ràng trên bản đồ định hướng, nhưng điều quan trọng là Long An phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về một môi trường sống tốt hơn cho người dân thành thị cũng như nông thôn. Đối với cư dân của TpHCM, Long An có thể cung cấp các dạng nhà nghỉ cuối tuần xây dựng trong các vùng đệm ven sông. Với những người sống ở khu vực nông thôn thuộc Long An và vùng ĐBSCL, tỉnh có thể tăng cường và mở rộng chương trình di dời các hộ dân tới các cụm dân cư vượt lũ. Đây cũng là cơ hội xây dựng một mô hình nhà ở và một ngành công nghiệp nhà ở

8-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

mới đảm bảo khả năng vượt lũ và tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí hợp lý cho cư dân trong ĐBSCL.

(e) Phát triển các cụm đô thị - nông thôn: Các khu vực nông thôn cũng sẽ đô thị hóa và cần có thêm nhiều các dịch vụ đô thị chất lượng cao để cải thiện hơn nữa cuộc sống của người dân nông thôn. Để đạt được điều đó cần phát triển các trung tâm đô thị tại nông thôn một cách gắn kết và đồng bộ với các trung tâm đô thị nông thôn khác, ví dụ như:  Cụm đô thị Thạnh Hóa – Tân Thạnh  Cụm đô thị Đông Thành – Hậu Nghĩa  Cụm đô thị Mộc Hóa – Bình Hiệp với mục tiêu phát triển vùng kinh tế cửa khẩu gắn kết với Mộc Hóa và tăng cường chức năng khu vực này một cách đồng bộ.  Phát triển hành lang/cụm cửa khẩu Tân Hưng – Vĩnh Hưng – Long Khốt để phục vụ các xã nằm dọc trên hành lang này.

 Hành lang Cửa khẩu Hữu Nghị – Khánh Hưng – Cửa khẩu Vàm Đồn trong đó Khánh Hưng đóng vai trò trung tâm đô thị lõi. (f) Phát triển hành lang sinh thái Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây: Hai dòng sông này là tài sản quý giá của tỉnh, không chỉ là nguồn cấp nước và phục vụ giao thông trong tỉnh và còn giúp tạo cơ hội phát triển các hoạt động sinh thái khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị, nông thôn và khách du lịch. Do đó các khu vực bên hai bờ của các con sông này cũng như các nhánh sông liên quan đều phải được quy hoạch cẩn trọng cũng như phải được bảo tồn và phát triển hài hòa. 5) Chiến lược đô thị hóa chung 8.31 Nhằm đáp ứng yêu cầu đô thị hóa chung của tỉnh, đề xuất cần thực hiện các chiến lược sau đây: (i) Phát triển các khu đô thị có sức cạnh tranh cao thông qua việc gắn kết Tân An và Bến Lức nhằm hỗ trợ GTVT hiệu quả và phát triển đô thị quy hoạch chiến lược dọc hành lang sẽ phát triển. Hành lang cũng sẽ kết nối hiệu quả với tuyến đường sắt đô thị TPHCM và mạng lưới GTVT. Khu đô thị gắn kết Tân An – Bến Lức dự kiến sẽ phát triển với dân số 500.000 người trong tương lai; (ii) Cấp đô thị tiếp theo là khu đô thị Đức Hòa với vai trò là trung tâm dịch vụ của khu vực phía đông bắc tỉnh. Khu vực này chịu ảnh hưởng lớn từ sự mở rộng TPHCM trong đó Đức Hòa dự kiến sẽ cung cấp các dịch vụ có chất lượng cho khu vực phía Tây Bắc TPHCM. Tương tự, Cần Giuộc cũng sẽ chịu ảnh hưởng do mở rộng TPHCM và dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ cho các cảng gồm cả cảng Hiệp Phước và cảng Long An cũng như khu vực nội địa; (iii) Cấp đô thị thứ ba là các khu đô thị cần được củng cố gồm các trung tâm huyện như Cần Đước, Tân Trụ, Thủ Thừa, Hậu Nghĩa, Đông Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng và Vĩnh Hưng; (iv) Đô thị hóa cũng sẽ diễn ra ở nhiều xã nông thôn nơi người dân cũng có nhu cầu về các dịch vụ đô thị. Do đó, cần mở rộng dịch vụ đô thị ở các trung tâm nông thôn và (v) Cần đô thị hóa các khu cửa khẩu hợp lý nhằm cung cấp cơ sở hiệu quả cho thương mại và các hoạt động qua biên giới.

8-17

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 8.4.4

Quy hoạch định hướng cấu trúc không gian đề xuất của tỉnh Long An

CHÚ GIẢI Khu vực bảo tồn KV sản xuất nông nghiệp Vùng đệm Khu vực đô thị Khu công nghiệp Cụm đô thị Cụm CN phục vụ NN Cụm công nghiệp Trung tâm huyện Trung tâm xã Đường cao tốc Đường chính yếu Đường thứ yếu Đường bổ trợ Đường sắt UMRT (BRT/LRT) Đường thủy

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu

8-18

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

6) Ý tưởng phát triển đô thị Tân An-Bến Lức gắn kết với UMRT (1) Cơ sở 8.32 Đô thị hóa và công nghiệp hóa dự kiến sẽ tăng nhanh ở Việt Nam. Long An cần chuẩn bị chủ động thích ứng với xu hướng này. Dự kiến một lượng lớn lao động sẽ chuyển từ các ngành kinh tế Khu vực I sang khu vực II/Khu vực III. Khi nông nghiệp, công nghiệp cũng như đời sống của người dân được hiện đại hóa, nhu cầu về các dịch vụ có chất lượng tốt hơn sẽ ngày càng tăng. Các khu đô thị không chỉ là nơi sinh sống với môi trường tốt mà còn là nơi cung cấp dịch vụ có chất lượng cho các hoạt động kinh tế-xã hội và là nơi thu hút đầu tư. 8.33 Khi Tp.HCM đang ngày càng đông đúc và chật chội hơn, điều kiện tiếp cận các dịch vụ giảm thì đây chính là cơ hội để các trung tâm đô thị mới ở khu vực ngoại vi vùng đô thị Tp.HCM phát triển. Nếu Long An thành công trong việc phát triển thành một trung tâm đô thị mới có chất lượng cao thì tỉnh có thể hỗ trợ chức năng chính của Tp.HCM và góp phần giảm sự tập trung quá mức ở Tp.HCM. 8.34 Long An có một vị trí địa lý chiến lược và đây là thời điểm thích hợp để tỉnh bắt đầu quy hoạch phát triển đô thị chiến lược nhằm tạo điều kiện để tỉnh tăng trưởng bền vững trong tương lai. (2) Mục tiêu 8.35

Mục tiêu chính trong đề xuất phát triển gồm:

(i) Thiết lập nền tảng cạnh tranh để cung cấp dịch vụ đô thị có chất lượng cho người dân, du khách và nhà đầu tư tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội trong tỉnh với tổng dân số mục tiêu cho năm 2030 là 500.000 người. (ii) Phát triển trung tâm đô thị vệ tinh cạnh tranh nhằm chia sẻ vai trò với TPHCM và qua đó, góp phần tránh sự tập trung quá mức các chức năng trong đô thị vốn đã đông đúc là Tp.HCM. (iii) Xây dựng một trung tâm đô thị độc đáo dựa vào hệ thống vận tải công cộng hiện đại, phát triển khu vực ven sông, hồ và môi trường trù phú nhằm tạo ra hình ảnh độc đáo của tỉnh trên trường quốc tế. (3) Ý tưởng phát triển 8.36

Ý tưởng phát triển bao gồm các điểm sau (xem Hình 8.4.5):

(i) Tân An và Bến Lức sẽ gắn kết thành một hệ thống đô thị dựa trên hệ thống vận tải nhanh, khối lượng lớn (UMRT) hiện đại. Hệ thống UMRT có thể bao gồm BRT (xe buýt nhanh), LRT (đường sắt nhẹ) hoặc HRT (đường sắt nặng) tùy thuộc vào nhu cầu, không gian sẵn có và năng lực cấp vốn. Theo đề xuất trong Quy hoạch này, BRT được xem là một lựa chọn hấp dẫn. (ii) Tuyến UMRT sẽ được phát triển như là trục xương sống đô thị mà dọc trục này, phát triển đô thị sẽ được tăng cường. Với sự phát triển này, người dân làm việc hoặc sinh sống ở các khu vực dọc tuyến UMRT được cung cấp dịch vụ vận tải công cộng có chất lượng cao, không tắc nghẽn và không phải phụ thuộc vào phương tiện vận tải cá nhân như xe máy và đặc biệt là xe ô tô con trong tương lai (xem Hình 8.4.5). (iii) Các hành lang UMRT không chỉ là xương sống của khu đô thị gắn kết Tân An – Bến Lức mà còn là xương sống của tuyến UMRT 3 của đô thị TPHCM. Khi tuyến này phát

8-19

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

triển, GTVT giữa Long An và TPHCM sẽ được cải thiện nhanh. Tuyến UMRT cũng có thể được mở rộng tới Mỹ Tho. (iv) Cả Tân An và Bến Lức sẽ phát triển thành các trung tâm đô thị ven sông với phương thức vận chuyển tiên tiến UMRT và được kết nối bởi các tuyến đường vành đai. Các khu đô thị hiện có sẽ được mở rộng dọc theo cả 2 bờ sông. (v) Hành lang UMRT sẽ được bổ trợ bởi các tuyến đường có năng lực lớn chạy song song: tuyến thứ nhất là QL1 hiện nay và tuyến kia là đường mới mở. Với sự kết hợp giữa UMRT và các tuyến đường song song, sẽ không xảy ra ùn tắc giao thông ở các khu đô thị mới và người dân có thể đi lại với sự thoải mái cao nhất. (4) Chiến lược phát triển 8.37 Đề xuất các chiến lược nhằm thúc đẩy và thực hiện phát triển hàng lang đô thị mới Tân An – Bến Lức như sau: (i)

Lập Quy hoạch tổng thể phát triển hành lang gồm nghiên cứu khả thi về phát triển các phương thức LRT/BRT và các dự án phát triển đô thị đã xác định dọc hành lang;

(ii) Gắn kết dự án hành lang đô thị mới Tân An – Bến Lức với các dự án phát triển GTVT quốc gia gồm QL1, đường cao tốc và đường sắt cao tốc cũng như các dự án GTVT của TPHCM gồm kéo dài tuyến Metro của TP, đường VĐ3, đường VĐ4, v.v. (iii) Lập quy hoạch dự án phát triển đô thị làm cơ sở để kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với tỉnh và (iv) Khai thác nguồn vốn ODA để phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược.

8-20

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 8.4.5

Ý tưởng phát triển đô thị gắn kết Tân An – Bến Lức

CHÚ GIẢI Sông, đường thủy Đường cao tốc Đường chính (quốc lộ, tỉnh lộ) Đường đô thị Hành lang UMRT (BRT/ LRT) và vị trí ga Khu thương mại trung tâm

Công nghiệp nhẹ

Mật độ cao (thương mại, kinh doanh, nhà cao tầng) Mật độ trung bình (hỗn hợp) Mật độ thấp

Tổ hợp dân cư ngoại thành Khu công nghiệp sinh thái

Công nghiệp nhẹ

Làng sinh thái ven sông Khu giải trí, sân golf Khu trường học Trung tâm y tế vùng

Làng sinh thái ven sông

Khu công nghệ cao/R&D

My Tho

Chú thích: Đây là ý tưởng phát triển theo cụm, không liên quan tới các vị trí cụ thể mà chỉ là ý tưởng ban đầu

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

BRT với nhà chờ xe buýt hình ống (Critiba, Brazil)

Bến xe buýt và trung tâm cộng đồng (Critiba)

8-21

Hành lang BRT với các công trình cao tầng (Critiba)

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 8.4.6

Ý tưởng cơ bản phát triển UMRT gắn kết

Nguồn: Dự án BRT Hà Nội

Hệ thống đường cấp 3 “Trinary” Road System Hành lang UMRT UMRT Corridor

Đường gom Service Road

High Capacity Roads Đường có năng lực cao Nguồn: Kinh nghiệm từ châu Mỹ La-tinh về Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) (Curitiba)

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8-22

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 8.4.7

Toàn cảnh khu vực gắn kết Tân An – Bến Lức

TpHCM

Trung tâm đô thị Bến Lức

Đường cao tốc

QL1

Đường sắt

Hành lang UMRT Đường bộ

Trung tâm đô thị Tân An

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

8-23

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7) Đề xuất ý tưởng phát triển các khu vực khác 8.38

Ý tưởng phát triển khác cho tỉnh bao gồm

(i) Hành lang sinh thái Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông: Sự phát triển dọc hai con sông này cần phải được kiểm soát và quản lý chặt chẽ vì nhiều lý do khác nhau, như bảo vệ sinh thái, tránh gây ô nhiễm nước, cải thiện cảnh quan, tạo cơ hội phát triển giá trị cao, v.v. Việc phát triển hành lang này có thể tạo ra lợi ích kinh tế đồng thời bảo vệ được môi trường. Hình 8.4.8

Ý tưởng phát triển hành lang sinh thái Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông  Làng nghỉ cuối tuần ven sông

Làng

 Vườn cây ăn trái  Lối đi bộ, đi xe đạp  Trung tâm dịch vụ Trung tâm dịch vụ đô thị nông thôn

 Bến sông

Làng

Sông

Khách sạn/ Nhà hàng

Dân cư Công nghiệp nhẹ

Trung tâm thương mại

Khu dân cư

8-24

Bến

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

8) Chương trình Phát triển nông thôn mới và Cụm tuyến dân cư vượt lũ 8.39 Để nâng cao điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, Long An hiện đang thực hiện hai chương trình quan trọng kể trên. Ở cấp quốc gia, chương trình phát triển nông thôn mới của Chính phủ vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi nhưng chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ của tỉnh đã và đang được thực hiện, như đã thảo luận trong Chương 2. Hai chương trình quan trọng này cần được lồng vào trong chiến lược và quy hoạch phát triển không gian. Mặc dù chi tiết có thể phát triển sau nhưng cần cân nhắc những vấn đề sau đây: (i)

Bố trí lại cấu trúc các khu dân cư ở khu vực nông thôn: Cân nhắc nội dung hai chương trình quan trọng có liên quan tới bố trí dân cư này trong tỉnh, cần đảm bảo sự gắn kết giữa hai bên để xây dựng được cơ cấu dân cư hữu hiệu nhất cho khu vực nông thôn, tạo điều kiện phát triển tương lai và các hoạt động kinh tế – xã hội hiệu quả hơn. Hình 8.4.9

Vị trí các trung tâm xã và khu dân cư

CHÚ GIẢI UBND tỉnh UBND huyện UBND xã Các điểm dân cư Khu dân cư lớn Khu dân cư nhỏ Cấp đường Quốc lộ Tỉnh lộ Mặt nước

Nguồn: Sở Xây dựng

(ii) Phát triển cụm theo mô hình nhỏ gọn nhằm bố trí được các dịch vụ, hạ tầng cần thiết cũng như có các biện pháp phòng chống thiên tai hữu hiệu: Để thực hiện được điều này cần lựa chọn vị trí và kết hợp hai chương trình này. Các điểm này phải thỏa mãn được điều kiện, yêu cầu của chương trình cụm dân cư vượt lũ cũng như khả năng mở rộng tương lai của trung tâm đô thị nông thôn. (iii) Áp dụng công nghệ mới: Việc bố trí hạ tầng cần thiết cho các khu vực này và cho các hộ dân luôn cần có nguồn kinh phí lớn. Cần xây dựng một tập hợp các giải pháp công nghệ phù hợp. Có thể cân nhắc áp dụng các công trình, hạ tầng sử dụng năng lượng tái tạo, các loại nhà tập thể chi phí thấp, triển khai đào tạo từ xa sử dụng công nghệ nghe nhìn mới, chữa bệnh từ xa và các công nghệ khác.

8-25

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9.

GIAO THÔNG VẬN TẢI

9.1

Các vấn đề chính 9.1 Phát triển giao thông vận tải ở Long An là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất, có tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự tăng trưởng và phát triển không gian của tỉnh. Các hành lang lớn kết nối vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL thông qua QL1, các tuyến đường cao tốc (và có thể là cả đường sắt cao tốc) sẽ chạy ngang qua tỉnh, và các tuyến đường vành đai của Tp. HCM. Các tuyến QL50, N1, N2 sẽ tạo ra tác động lớn về phát triển không gian và bố trí mạng lưới của hệ thống GTVT của tỉnh. Lưu lượng giao thông ước tính trên các hành lang chủ chốt này sẽ rất lớn nên Long An cần có sự chuẩn bị để không gây tác động tiêu cực tới môi trường và điều kiện an toàn trong tỉnh. Long An cần quy hoạch hệ thống vận tải của tỉnh theo cách thức để có thể phát huy lợi ích từ việc triển khai các dự án có tác động lớn này. Long An cũng có mạng lưới đường thủy nội địa rộng khắp, giữ vai trò chính trong việc đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa trong tương lai, do đó cần được phát huy hiệu quả hơn. 9.2 (i)

Cần quan tâm và giải quyết các vấn đề chính sau đây: Khả năng kết nối với Tp.HCM yếu do thiếu đường trục kết nối hoặc cấp độ đường không thực hiện được vai trò kết nối hiệu quả. Năng lực đường chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông và thiếu mạng lưới đường bộ phù hợp để kết nối hiệu quả các trung tâm đô thị, các khu dân cư, khu công nghiệp và các trung tâm hoạt động khác. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch v.v tại Long An.

(ii) Hầu hết các nút giao đường bộ là giao cắt đồng mức, khiến năng lực thông xe trên các đường giảm sút, dễ gây ùn tắc giao thông. (iii) Hệ thống đường và các dịch vụ giao thông vận tải chưa đáp ứng thỏa đáng nhu cầu của người dân. Ô nhiễm bụi khi trời không mưa, lầy lội khi mưa, hệ thống cầu yếu, tĩnh không thấp v.v. là những đặc điểm cơ bản mạng lưới giao thông đường bộ, với mặt đường bằng cấp phối sỏi đỏ, đường đất (có tới trên 60% đường tỉnh, đường huyện là loại đường này). Điều này ảnh hưởng lớn tới đi lại của người dân, các hoạt động dịch vụ vận tải công cộng, cũng như phát triển các hoạt động kinh tế địa phương. (iv) Thiếu kết nối thông suốt, hiệu quả qua cửa khẩu với Campuchia, để hình thành và thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia thông qua cửa khẩu tại Long An. (v) Chưa khai thác hiệu quả hệ thống đường thủy nội địa do thiếu công trình phù hợp, thiếu kết nối liên phương thức với giao thông đường bộ, an toàn giao thông kém và các biện pháp quản lý còn bất cập, thiếu bảo trì, v.v. (vi) Dịch vụ vận tải hành khách công cộng còn kém hiệu quả, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, đặc biệt nhu cầu đi lại giữa Long An và thành phố Hồ Chí Minh, giữa khu dân cư đô thị với các khu công nghiệp.

9-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9.2

Mục tiêu và Chiến lược 1) Mục tiêu 9.3 Phát triển giao thông là một trong những nội dung quan trọng nhất có ảnh hưởng sâu rộng tới phát triển không gian và tính bền vững về kinh tế-xã hội cũng như về môi trường, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn trọng để giải quyết những vấn đề hiện tại và đồng thời cần có các chiến lược phát huy các cơ hội phát triển của tỉnh trong tương lai. Các mục tiêu về phát triển giao thông cụ thể hơn như sau: (i) Tăng cường tính kết nối của Long An với các thị trường chính ở cả cấp độ quốc tế và khu vực. (ii) Tăng cường tính gắn kết và kết nối với các trung tâm đô thị lớn, các trung tâm tăng trưởng và cộng đồng trong tỉnh với nhau. (iii) Đảm bảo vận chuyển hàng hóa và hành khách an toàn và hiệu quả cũng như môi trường tốt trong tỉnh bằng cách tránh gây ra các vấn đề giao thông như tắc nghẽn, tai nạn và ô nhiễm không khí. (iv) Thiết lập cơ chế tổ chức và thể chế phù hợp để tạo dựng và quản lý mạng lưới và dịch vụ vận tải một cách hữu hiệu. 2) Chiến lược 9.4 Để đáp ứng các mục tiêu phát triển giao thông nói trên, đã đề xuất các chiến lược như sau: (i) Thiết lập mạng lưới vận tải liên phương thức cạnh tranh có tính gắn kết và phối hợp: Chiến lược này gồm các hợp phần sau; 

Phát huy các dự án giao thông quốc gia để tạo điều kiện kết nối tỉnh với các cửa ngõ quốc tế (cảng hàng không, cảng biển), các tỉnh trong vùng KTTĐPN, ĐBSCL và Tiểu vùng sông Mê-kông Mở rộng (GMS), đồng thời biến tỉnh thành cửa ngõ thực sự nối ĐBSCL và KTTĐPN.



Phát triển mạng lưới giao thông tỉnh (đường bộ và đường thủy) hiệu quả có tính cạnh tranh và gắn kết tốt với mạng lưới giao thông vùng và của vùng Tp.HCM.



Cải tạo đường giao thông nông thôn, nâng cấp phù hợp để đảm bảo không bị ngập lụt và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.

(ii) Phát triển các dịch vụ vận tải công cộng phù hợp giữa Long An với các tỉnh, thành lân cận, giữa các trung tâm huyện và các trung tâm tăng trưởng chính trong tỉnh và các khu vực đô thị. (iii) Tăng cường năng lực quản lý giao thông để giải quyết tắc nghẽn, nâng cao an toàn giao thông, bảo trì đường bộ và đường thủy nội địa. (iv) Sử dụng năng lực của khu vực tư nhân một cách chủ động và hiệu quả hơn trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông và cung cấp dịch vụ vận tải.

9-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9.3

Phát triển giao thông vùng 1) Mạng lưới giao thông vùng 9.5 Như đã đề cập ở Chương 4, với sự có mặt của nhiều dự án, bao gồm đường cao tốc, đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt, đường thủy nội địa ở cấp quốc gia và vùng, bộ mặt mạng lưới giao thông nói chung trong vùng KTTĐPN sẽ thay đổi đáng kể, đặc biệt là Long An. Long An sẽ có cơ hội lớn trở thành đầu mối giao thông khu vực phía nam. Các đặc điểm chính của mạng lưới giao thông vùng trong tương lai liên quan tới các cơ hội của Long An bao gồm: (i) Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ nối trực tiếp Long An với cửa ngõ quốc tế mới là sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển nước sâu quốc tế Cái Mép – Thị Vải mà không cần phải đi qua các tuyến đường bộ đông đúc trong Tp. HCM. Việc tiếp cận trực tiếp tới cảng Hiệp Phước cũng có thể thành hiện thực. (ii) Đường vành đai 4 sẽ cải thiện điều kiện kết nối giữa Long An với các tỉnh phía bắc vùng KTTĐPN, bao gồm Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, còn tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ nối Long An với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. (iii) Tuyến đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ tăng cường kết nối giữa các tỉnh ĐBSCL và Tp. HCM, trong đó Long An sẽ đóng vai trò điểm trung chuyển giữa vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN như đã nói ở trên. (iv) Triển khai thực hiện tốt dự án Phát triển công trình GTVT trong vùng ĐBSCL nhằm tạo mối liên kết hữu hiệu với các tỉnh vùng ĐBSCL. Xây mới cảng Tân An cho cỡ tàu 500÷1000 DWT. (v) Cải tạo tuyến đường thủy Sài Gòn – Kiên Lương/Đồng Tháp Mười, Kênh Chợ Gạo cũng như xây dựng cảng sông mới ở Tân Tập sẽ tăng cường kết nối đường thủy giữa ĐBSCL và các cảng cửa ngõ và tạo cơ hội cho cảng Tân Tập làm điểm trung chuyển hàng xuất, nhập khẩu cho các tỉnh ĐBSCL. (vi) Kết nối giữa Long An và TpHCM sẽ được tăng cường mạnh mẽ, khu vực phía đông của tỉnh sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với khu vực đô thị của TpHCM nhờ các dự án/quy hoạch sau đây: 

Đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương;



Đường vành đai 4;



Đại lộ Đông-Tây;



Tuyến UMRT kéo dài.

9.6 Thiết kế các đoạn cao tốc đi qua địa phận Long An có ý nghĩa quan trọng do sẽ chạy qua các khu vực đã và sẽ đô thị hóa. Dọc các đoạn cao tốc này cần bố trí các khu đệm xanh và các tuyến đường gom đô thị chạy song song để bảo vệ môi trường và tách luồng giao thông đô thị với giao thông liên tỉnh (xem Hình 9.3.1).

9-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 9.3.1

Các tuyến đường chính trong khu vực quy hoạch

Chú giải Biên giới quốc gia Ranh giới TPHCM Ranh giới tỉnh Cửa khẩu quốc tế Cửa khẩu quốc gia Cửa khẩu phụ Sân bay dân sự Sân bay quân sự Cảng Sông, biển, hồ Nút giao đồng mức Nút giao khác mức Đường VĐ, quốc lộ VĐ TPHCM N1, N2 VĐ1 QL hiện có QL quy hoạch Đường tỉnh Đường sắt hiện có Đường sắt liên tỉnh quy hoạch Đường sắt quy hoahcj Đường sắt cao tốc đề xuất

Nguồn: Quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2050

Hình 9.3.2

Mạng lưới đường bộ tương lai trong vùng Tp. HCM Chú giải Trung tâm TPHCM Khu đô thị lân cận Đất đô thị Đất ở Đất dân cư dự trữ Đất quân đội Đất cây xanh Đất trũng Đất công nghiệp Đường vành đai Hiện có Chưa xây dựng Đường cao tốc Quốc lộ Tỉnh lộ Tới trung tâm khác Đường TT đô thị Đường sắt hiện có Đường sắt QH Cảng hiện có Cảng QH Cảng tiềm nang Sông hồ

Nguồn: Quy hoạch mạng lưới GTVT thành phố HCM tới năm 2020

9-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 9.3.3

Mặt cắt điển hình của đường cao tốc với hành lang cây xanh vì sự phát triển bền vững

Giai đoạn 2

Giai đoạn 1

Nguồn: Dự án đường cao tốc Tp. HCM – Long Thành - Dầu Giây

9.7

Giao thông đường sắt có hai dự án dài hạn sau:

(i) Tuyến đường sắt cao tốc quốc gia TPHCM-Cần Thơ đi qua Long An, vận tốc thiết kế 200 km/h nằm trong quy hoạch đường sắt quốc gia. Tuyến ĐSCT này chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách đường dài. (ii) Để phục nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân giữa TPHCM và Tân An dọc theo hành lang QL1A, cần nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt ngoại vi nối Tân An-Tân Kiên kết nối Tân An với ga đường sắt Tân Kiên tại TPHCM theo QL1A. 9.8 Khả năng tiếp cận các dịch vụ hàng không của Long An sẽ có thay đổi lớn khi xây dựng sân bay Long Thành hỗ trợ cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Tuy nhiên các dự án xây dựng đường cao tốc và đường vành đai sẽ cải thiện khả năng tiếp cận tới cả hai sân bay cho người dân tại Long An. 9.9 Khả năng tiếp cận cảng cửa ngõ, bao gồm cảng Cái Mép – Thị Vải và Hiệp Phước cũng sẽ được cải thiện nhờ dự án phát triển đường cao tốc, đường vành đai và cả đường thủy nội địa khi có cảng Tân Tập mới ở Long An. 9.10 Vận tải qua biên giới giữa Long An và Campuchia sẽ được tăng cường thông qua việc mở cửa các cửa ngõ quốc tế tại Bình Hiệp và Mỹ Quý Tây và cải tạo các tuyến tỉnh lộ có liên quan.

9-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

2) Nhu cầu giao thông vùng 9.11 Nhu cầu giao thông ở Việt Nam nói chung, theo ước tính, sẽ tăng mạnh, cả về lưu lượng hành khách và hàng hóa trong tương lai. Nhìn chung, lưu lượng sẽ tăng 3-4 lần trong giai đoạn 2008 – 2030 (xem Bảng 9.3.1). Bảng 9.3.1

Nhu cầu giao thông liên tỉnh

1999 Hành khách

Hàng hóa

2008

Tỉ lệ tăng

2030

2008/1999

2030/2008

Lượt/ngày (000)

595

985

2.978

1,7

3,0

Hk-km/ngày (triệu)

113

161

686

1,4

4,3

Tấn/ngày (000)

241

1.332

3.732

5,5

2,8

72

237

810

3,3

3,4

Tấn-km/ngày (triệu)

Nguồn: VITRANSS (1999), Nghiên cứu tiếp theo VITRANSS (2005) và VITRANSS 2 1) Không tính nhu cầu giao thông xe máy

9.12 Nhu cầu giao thông đặc biệt cao ở phía nam. Theo ước tính thì số lượng hành khách luân chuyển giữa ĐBSCL và Đông Nam Bộ sẽ tăng từ 74.000 lượt/ngày lên 342.000 lượt/ngày trong giai đoạn 2008 – 2030. Tương tự, luân chuyển hàng hóa trong giai đoạn này cũng tăng từ 213.000 tấn/ngày lên 601.000 tấn/ngày. Hầu như tất cả lưu lượng luân chuyển này đều sẽ đi qua Long An. 9.13 Mô hình phân bổ giao thông đã được phân tích để xác định mức độ tác động tới Long An. Một mặt sự tương tác giữa Long An và hai vùng (ĐBSCL và KTTĐPN) sẽ ngày càng tăng, mặt khác lưu lượng giao thông giữa ĐBSCL và KTTĐPN hiện nay là khá lớn (xem Hình 9.3.4 và Hình 9.3.5). Hình 9.3.4

Lưu lượng hành khách giữa Long An và các vùng khác Vùng KTTĐPN SFEZ

41.1

CácProvinces tỉnh khác Other

231

272.5

667

20.7

79.8 351.0

58.3

985

8.5

1.0 23.0

2.9

Long An

75

16.7 28.5

210 Vùng ĐBSCL MRD

000 lượt HK/ngày 2008 2030

Nguồn: Căn cứ vào dữ liệu giao thông của VITRANSS 2

9-6

2978

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 9.3.5

Lưu lượng hàng hóa giữa Long An và các vùng khác Vùng KTTĐPN

SFEZ

184.1

tỉnh khác OtherCác Provinces

168

562.3

673

27.9

73.0 341.7

69.1

1332

17.4

1.6 30.4

3732

5.2

Long An

89

12.5 48.5

167 VùngMRD ĐBSCL

2008

000 tấn/ngày

2030 Nguồn: Dựa trên số liệu giao thông của VITRANSS 2

9.14 Tình hình giao thông tương lai ước tính cho vùng được căn cứ vào số liệu giao thông có được hiện nay, đặc biệt là dữ liệu của VITRANSS 2. Các bước phân tích gồm:

(i) Nếu không tác động thì tình hình giao thông đường bộ sẽ như thế nào? Tất cả các tuyến đường chính trong vùng KTTĐPN và các tuyến nối với ĐBSCL sẽ tắc nghẽn nghiêm trọng. Trên thực tế, khi năng lực của các tuyến đường không đủ đáp ứng nhu cầu, giao thông sẽ ngưng trệ, có nghĩa rằng các hoạt động kinh tế-xã hội sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng (xem Hình 9.3.6). Hình 9.3.6

Giao thông đường bộ năm 2008 và 2030 (kịch bản không tác động)

Giao thông đường bộ

Giao thông đường bộ

2008

năm 2030 (kịch bản không tác động)

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES sử dụng dữ liệu giao thông của VITRANSS 2

9-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(ii) Nếu mạng lưới đường cao tốc hoàn thiện thì tình hình giao thông đường bộ sẽ như thế nào trên các tuyến quốc lộ và cao tốc? Tình hình giao thông trên các tuyến quốc lộ sẽ được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn sẽ có những điểm tắc nghẽn trên các đoạn thuộc tỉnh Long An (xem Hình 9.3.7). Về vấn đề này, Long An cần đề xuất mở rộng mạng lưới quốc lộ sao cho khuyến khích được người dân chuyển sang sử dụng các tuyến mới thay vì QL1 hiện nay. Hình 9.3.7

Tác động từ phát triển đường cao tốc

Lưu lượng trên đường cao tốc 2030

Lưu lượng trên quốc lộ 2030

Chú giải

Chú giải

PCU/ngày

PCU/ngày

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES sử dụng số liệu giao thông của VITRANSS 2

9.15 Đường thủy nội địa cũng tăng trưởng mạnh (xem Hình 9.3.8). Khi lưu lượng tăng, tỉnh cần đảm bảo an toàn và và điều kiện hỗ trợ cho đường thủy bằng các biện pháp quản lý, kiểm soát tình hình khi tàu đường dài chạy xen kẽ tàu địa phương. Hình 9.3.8

Lưu lượng giao thông đường thủy nội địa năm 2008 và 2030

Tấn (000/ngày)

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES sử dụng dữ liệu giao thông của VITRANSS 2

9-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9.4

Phát triển hệ thống giao thông tỉnh 1) Đường bộ 9.16 Phát triển đường bộ trong tỉnh cũng là yếu tố quan trọng quyết định mô hình phát triển không gian tương lai, do đó cần cân nhắc các vấn đề sau; (i)

Cung cấp đầu mối và kết nối hiệu quả với mạng lưới giao thông vùng để phát huy tối đa lợi ích từ phát triển gắn kết và giảm thiểu tác động tiêu cực như luồng giao thông hỗn hợp, ùn tắc và tai nạn giao thông.

(ii) Bố trí mạng lưới đường tỉnh có phân cấp phù hợp, gồm các tuyến đường tỉnh (chính yếu) nối các trung tâm huyện và các trung tâm tăng trưởng với nhau và với mạng lưới giao thông vùng; các tuyến đường huyện (thứ yếu) kết nối các xã với các trung tâm huyện, và các tuyến đường xã (bổ trợ). (iii) Bố trí dịch vụ liên phương thức phù hợp nơi có cả đường bộ và đường thủy. Đường thủy nắm vai trò chính yếu cho vận tải hàng hóa, nhưng cũng cần cân nhắc cơ hội cung cấp dịch vụ du lịch và phục vụ hoạt động hàng ngày của người dân. (iv) Thiết lập các tiêu chuẩn thiết kế phù hợp, các phương pháp xây dựng và duy tu bảo dưỡng sao cho đảm bảo tính ổn định của kết cấu đường bộ và lưu thông thông suốt của phương tiện vốn luôn bị đe dọa bởi lũ lụt thường niên và các điều kiện tự nhiên bất lợi trong tỉnh. 9.17

Các tuyến đường tỉnh chính của dự án như sau: Hình 9.4.1

Mạng lưới giao thông ở Long An giai đoạn 2020-2030

Nguồn: Sở GTVT Long An

9-10

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9.18 Vùng KTTĐPN và mạng lưới đường bộ nối Long An và TP.HCM đã được quy họach đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được trình bày trong Bảng 9.4.1 dưới đây. Bảng 9.4.1

Danh sách dự án đường bộ chính yếu quốc gia và vùng KTTĐPN qua Long An (Đường cấp I) Chiều dài (km) *

Tên dự án

STT

Loại DA

Đường cao tốc TPHCM-Trung Lương 28 C Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành 14,7 N Đường cao tốc Tân Sơn Nhất – Tân An 35,0 N Đường cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa 25,0 N QL1A 33 EX Đường Vành đai 3 (Bình Chánh – Dĩ An) 59,0 N Đường vành đai 4 (Bến Lức – Thủ Dầu Một) 7 (ĐT823+ĐT825+ĐT830+ĐT835 tới khu vực cảng Hiệp 80,2 N/EX Phước) 8 ĐT10 (ĐT825) 36,4 N/EX 9 QL50 7,2 N/EX 10 QL N1 95 N/EX QL N2 (đường Hồ Chí Minh) 11 50 N/EX (sau năm 2020 sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc) 12 QL62 (qua biên giới) 77 EX Tổng 562,3 Nguồn: Viện Quy hoạch Xây dựng TPHCM và Đoàn Nghiên cứu LAPIDES Ghi chú: EX: mở rộng, N: xây mới, C: hoàn thành, (*) chiều dài trong phạm vi tỉnh Long An. 1 2 3 4 5 6

Hình 9.4.2

60 - 140 60 - 140 60 - 140 60 40 - 120 60

Số làn (GĐ I đến năm 2020) 4+2 4+2 4 4 6 6

60

6

34 - 120 60 60 60

4-6 4-6 2-4

40

4 -

Chỉ giới đường (m)

2-4

Danh mục các dự án đường bộ chính cấp quốc gia và vùng đi qua Long An

Chú giải DA đề xuất cấp I Phân loại đường Quốc lộ Tỉnh lộ Đường khác Ranh giới huyện/thị Mặt nước

Nguồn: Dựa theo số liệu của Sở GTVT Long An

9-11

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(1) Đề xuất phát triển mạng lưới đường bộ 9.19 Định hướng quy hoạch các chỉ tiêu mật độ giao thông đường tỉnh và đường huyện thuộc tỉnh Long An, đề xuất theo Bảng 9.4.2. 9.20 Để phát triển và cải tiến chất lượng dịch vụ vận tải trong khu vực, cần nghiên cứu xây dựng một số tuyến đường địa phương, đường dân sinh đô thị hoặc đường trong khu công nghiệp chạy song song với đường cao tốc, kết nối hữu hiệu với các tuyến chính để phục vụ vận tải nội vùng. Trồng cây xanh hai bên đường để tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. 9.21 Để giảm tối thiểu ảnh hưởng tiêu cực do lũ lụt gây ra cho hệ thống đường bộ ở khu vực Đồng Tháp Mười, trong tương lai cần nghiên cứu xây dựng các tuyến đường bộ chạy trên cao. Bảng 9.4.2

Chỉ tiêu về mật độ đường bộ (đường tỉnh và đường huyện) đến năm 2030 Hiện trạng năm 2010

TT

Huyện/thị

Chiều dài (Km)

Mật độ (Km/km2)

Định hướng đến 2030

Mật độ (Km/1.000dân)

Chiều dài (Km)

1

Tp. Tân An

2

Huyện Châu Thành

175

1,17

1,66

236

3

Huyện Tân Trụ

103

0,96

1,59

168

4 5 6 7 8

Huyện Bến Lức Huyện Thủ Thừa Huyện Cần Đước Huyện Cần Giuộc Huyện Đức Hòa

9

Huyện Đức Huệ

10

Huyện Thạnh Hóa

11

Huyện Tân Thạnh

12

Huyện Mộc Hóa

13

Huyện Vĩnh Hưng

14

Huyện Tân Hưng

278

186 138 103 106 332 107 136 135 129 61 111

3,39

0,64 0,46 0,47 0,51 0,78 0,25 0,29 0,32 0,26 0,12 0,29

2,25

1,41 1,50 0,58 0,63 1,60 1,54 2,45 1,61 1,83 1,35 2,40

413

495 250 331 341 728 193 203 181 174 195 201

Mật độ (Km/km2)

Mật độ (Km/1.000dân)

5,04 1,57 1,57 1,71 0,84 1,52 1,63 1,70 0,45 0,43 0,43 0,35 0,39 0,52

Nguồn: Sở GTVT tỉnh Long An, Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

9.22 Các tuyến đường tỉnh (đường cấp II) kết nối với đường liên khu vực được đề xuất trong chiến lược phát triển hệ thống đường bộ chính tỉnh Long An. Bao gồm các tuyến phục vụ thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp (khu vực các huyện Đức Hòa, một phần Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, một phần Thủ Thừa, Tân An và Châu Thành). Các tuyến đường phục vụ dân cư vùng Đồng Tháp Mười. Các thông tin về lộ giới, quy mô quy hoạch được tổng hợp trong Bảng 9.4.3.

9-12

2,2 1,7 1,8 2,5 1,8 1,2 1,3 2,3 2,0 2,6 1,6 1,8 3,1 3,1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 9.4.3

Đề xuất các trục đường bộ thứ cấp (cấp II) Chiều Lọai công dài trình (km)

TT

Tên dự án

1

ĐT.821+ĐT.825 Đức Lập-Mỹ Hạnh+ĐT.824 (nối vành đai số 3 và vành đai số 4) ĐT.824 nối quốc lộ N.2 Đường Tân Hòa-Lương Hòa (Nối vành đai 3 và vành đai 4 tại Bến Lức) ĐT.826+ĐH.22+ĐH.25+ĐT.827D+đường Ngãi Trị-Hiệp Thạnh ĐT.826 (Đoạn nối vành đai 4 và QL 50)

2 3 4 5 6 7

ĐH.12

8

Đường Long Hậu – Tân Lập

9 10

Đường dọc kênh Bobo+ĐT.833 nối QL.50 Đường vành đai Tân An+ ĐT.827 nối QL.50

TỔNG Ghi chú: MR: Mở rộng; M: Xây dựng mới; Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Hình 9.4.3

32

MR

6

M

12

M

8

MR

22

M/MR

7

MR

18,5

M/MR

17

MR

42 35 199.5

M/MR

Số làn xe (làn)

Số làn xe giai đọan đến 2020

4 4

4

4 6

4

4 4 4 4-6 4 4

Mạng lưới đường thứ cấp (cấp II) đề xuất

Chú giải DA đường cấp II đề xuất Phân cấp đường Quốc lộ Tỉnh lộ Các đường khác Đường bao huyện Mặt nước

Nguồn: Dựa theo số liệu của Sở GTVT Long An

9-13

Ghi chú

4

4 2

Nâng cấp lên đường tỉnh

2 2 4-6 2 2

Nâng cấp lên đường tỉnh Nâng cấp lên đường tỉnh

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9.23 Để kết nối hữu hiệu với hệ thống đường cấp I, cấp II, cần xây dựng hệ thống đường cấp III. Danh mục các tuyến đường tỉnh cấp III được quy hoạch tổng hợp trong Bảng 9.4.4 Bảng 9.4.4

TT

Mạng lưới đường cấp III đề xuất

Tên dự án

ĐT.822 (Đức Hòa) ĐT.823 (Đức Hòa) ĐT.835B (Bến Lức-Cần Giuộc) ĐT.835C (Bến Lức-Cần Đước) ĐH.16 (Cần Đước) ĐT.826B (Cần Đước) ĐT.832 (Tân Trụ) ĐT.827B (Châu Thành) ĐT.833 (đoạn qua Tân An) ĐT.827C (Châu Thành) ĐT.837 (Mộc Hóa-Tân Thạnh) Đường Thạnh Phú-Tân Hiệp (Thạnh Hóa) ĐT.831C (Vĩnh Hưng) Đường ven kênh 79 Đường ven kênh Quan Đường Vĩnh Hưng – Tân Hưng Đường Tân Hưng – Hưng Điền Đường Tân Thạnh – Tân Hiệp ĐT.830 kéo dài (Đức Hòa) Cộng Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES Ghi chú: MR: Mở rộng, M: xây mới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Hình 9.4.4

Chiều dài (km)

Lọai công trình

Số làn xe (làn)

Số làn xe giai đọan đến 2020

10 7 12 4,5 18 13 11 13 7 4 27 10 8 42 19 12 18 28 16 279,5

MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR MR/M MR

4 4 2 4 4 2 2 2 4 2 2 2 2 2 4 2 2 2 4

2 4 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Đề xuất đường cấp 3

Chú giải DA đường cấp III đề xuất Phân cấp đường Quốc lộ Tỉnh lộ Các đường khác Đường bao huyện Mặt nước

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của Sở GTVT Long An

9-14

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

9.24 Các tuyến đường tỉnh chính phục vụ giao thông nông thôn cho xe tải nhẹ lưu thông được đề xuất quy hoạch theo Bảng 9.4.5 Bảng 9.4.5 TT 1 2 3 4 5 6 7

Các tuyến đường giao thông nông thôn chính theo quy hoạch Số làn xe Số làn xe Chiều dài Loại công quy hoạch Tên dự án giai đoạn I (m) (km)(*) trình đến 2020

Đường ven sông Vàm Cỏ Đông Đường ven sông Vàm Cỏ Tây Đường ven kênh 79 Đường ven kênh quận Đường Vĩnh Đại-Vĩnh Bình Đường Vĩnh Hưng-Tân Hưng Đường Tân Hưng-Hưng Điền Cộng

32 65 42 19 25 12 9 204

MR MR MR MR MR MR MR

4 4 2 4 4 2 2

2 2 2 2 2 2 2

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES Ghi chú: MR: Mở rộng;

Hình 9.4.5

Các tuyến đường nông thôn chính ở Long An

Chú giải DA đường nông thôn đề xuất Phân cấp đường Quốc lộ Tỉnh lộ Các đường khác Đường bao huyện Mặt nước

Nguồn: Dựa theo số liệu của Sở GTVT Long An

9.25 Đối với hệ thống đường giao thông nông thôn nội huyện, cần có kế hoạch đầu tư để cải thiện chất lượng mặt đường, gia cố nền đường, cải tạo, xây dựng mới hệ thống cầu cho xe ôtô con, xe tải nhỏ có tải trọng 1-5 tấn lưu thông.

9-15

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Cầu vượt và nút giao 9.26 Cần xây dựng nhiều cầu vượt và cải thiện các giao lộ hiện có để giúp cho mạng lưới giao thông hoạt động hiệu quả hơn. (3) Ước tính chi phí sơ bộ 9.27 Bảng 9.4.5 tổng hợp kết quả khái toán sơ bộ chi phí đầu tư phát triển hệ thống đường bộ và cầu đường bộ của tỉnh Long An. Bảng 9.4.6 Ước tính chi phí sơ bộ đầu tư hệ thống cầu đường bộ trong phạm vi tỉnh Long An Giai đọan I 2010-2020 (triệu USD)

Giai đọan II 2020-2030 (triệu USD)

Tổng chiều dài (km)

Tổng chi phí (triệu USD)

1) Đường cao tốc (*)

102,6

1,562

600

962

2) Đường cấp I

459,6

1,850

850

1.000

3) Đường cấp II

199,5

320

150

170

4) Đường cấp III

279,5

360

200

160

1.041,2

4.092

1.800

2.292

Tổng

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES (*) Không bao gồm đường cao tốc TPHCM-Trung Lương

2) Đường thủy nội địa 9.28 Tận dụng tối đa lợi thế từ việc khai thác một số tuyến đường thủy chính của vùng ĐBSCL đi qua Long An, gồm: (i) Tuyến TPHCM – Mộc Hóa: Chạy dọc theo sông Bến Lức – sông Vàm Cỏ Đông – Kênh Thủ Thừa – sông Vàm Cỏ Tây. (ii) Tuyến TPHCM đi ĐBSCL theo sông Cần Giuộc – sông Sòai Rạp – Rạch Lá – Kênh Chợ Gạo. (iii) Các tuyến đường thủy vùng theo sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, kênh Dương Văn Dương, kênh Bo Bo đều là các tuyến đường thủy chính của vùng. (iv) Khai thác hiệu quả 1.700 km kênh do huyện quản lý nhằm thúc đẩy vận chuyển hàng hóa tới từng thôn, xóm ở khu vực nông thôn. 9.29 Các tuyến đường thủy chính do trung ương và tỉnh quản lý được tổng hợp trong Bảng 9.4.7. 9.30 Các tuyến đường thủy chính đang được nạo vét, duy tu cho tàu tự hành: 50-70100-200-300 DWT và sà lan: 400-500-600-750 DWT lưu thông. Một số các lọai hình phương tiện thủy nội địa chạy trên các tuyến giao thông thủy chính được tổng hợp trong Hình 9.4.6.

9-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 9.4.7 STT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6

Tuyến sông/kênh

Các tuyến đường thủy chính do trung ương và tỉnh quản lý Chiều dài (Km)

Do Trung ương quản lý Sông Vàm Cỏ 35.5 Sông Vàm Cỏ Đông 131 Sông Vàm Cỏ Tây 128.8 Kênh Thủ Thừa 10.5 Sông Cần Giuộc 35 Kênh Nước Mặn 2 Sông Soài Rạp 31 Sông Chợ Đệm – Bến Lức 20 Sông Rạch Lá 10 Kênh Dương Văn Dương 42 Do tỉnh quản lý Sông Vàm Cỏ Tây 20 Sông Nhật Tảo 11 Sông Cần Đước 5 Sông Lò Gạch 10 Sông Tam Vùng 11 Sông Xáng Lớn 17

Cấp

STT

Tuyến sông/kênh

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Do tỉnh quản lý Kênh An Hạ Kênh Bo Bo Kênh Hèo Kênh Cái Rừng Kênh Cái Ráng Kênh Bàu Náu Kênh Lòng Khốt Kênh Trà Cú Thượng Kênh 75-76 (Ba Giai) Kênh Ba Mía Kênh Thủy Tần Kênh Ba Miếu Kênh 12 Kênh thước 7 Kênh Ngang (504) c Kênh Cát Bài Kênh Đường Ban

1 2 2 2 2 2 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Chiều dài (Km)

Cấp

20 20 5 7 5 4 10 22 20 16 12 10 25 43 10 21 11

2 2 2 3 3 3 3 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3

Nguồn: Sở GTVT Long An

Hình 9.4.6

Sơ đồ tổ chức tàu và sàn lan trên các tuyến đường thủy chính

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

9.31 Nhìn chung, đối với hệ thống đường thủy chính, các tuyến nhánh, tuyến giao thông nội huyện cần nghiên cứu để đầu tư khai thác có hiệu quả theo các tiêu chí sau: (i) Xây dựng và kiên cố hóa các bến bốc xếp tại các xã, huyện và tỉnh, nhằm phát huy hiệu quả vai trò các điểm trung chuyển giữa vận tải đường bộ và đường thuỷ; (ii) Việc xây dựng hệ thống cầu đường bộ phải được tính toán kỹ, tránh gây cản trở đến hoạt động của phương tiện đường sông khi đi dưới cầu. Phải có kế họach khảo sát và nạo vét, bảo dưỡng thường xuyên luồng tàu chạy để duy trì mực nước cho tĩnh không thông thuyền; (iii) Xây dựng, cải thiện các đường dẫn từ các điểm tập trung tới các trục đường bộ và đường thuỷ chính; (iv) Trang bị hệ thống phao tiêu tín hiệu nhằm đảm bảo công suất và độ an toàn cho hoạt động vận tải đường thuỷ đặc biệt là vào ban đêm, nhằm phát huy tốt hiệu quả khai thác;

9-17

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(v) Cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống Logistics nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong họat động vận tải thủy.

Hình 9.4.7 Bản đồ quy hoạch giao thông thủy tỉnh Long An đến năm 2020

N Nguồn: Sở GTVT Long An

9.32 Trong số 5 hành lang giao thông chính đã xác định trong Dự án Phát triển Hạ tầng Giao thông vùng ĐBSCL (MTIDP), có 2 hành lang (tuyến Hành lang 2 và 3) trực tiếp đi qua địa phận tỉnh Long An (xem Bảng 9.4.8 và Hình 9.4.8). Bảng 9.4.8 Các tuyến vận tải thủy nội địa chính trong vùng ĐBSCL Hành lang Tuyến HL 1 Tuyến HL 2 Tuyến HL 3 Tuyến HL 4 Tuyến HL 5

Mô tả Tp. HCM – sông Bến Lức – kênh Thủ Thừa – sông Vàm Cỏ Tây – kênh Largrange (tại Long An) – kênh Đồng Tiến – Phú Tân – Cái Dầu – Tri Tôn Tp. HCM – sông Bến Lức – kênh Thủ Thừa (tại Tân An, Long An) – kênh Rạch Chanh – kênh Nguyễn Văn Tiếp – Phong Mỹ – Cái Dầu – Tri Tôn Tp. HCM – Mỹ Tho – Trà Vinh – Cà Mau – Rạch Sỏi Chợ Lách – Bến Tre – biển Đông (tại sông Hàm Luông) Kênh Nhị Bình (đường tránh Chợ Gạo)

Nguồn: Dự án phát triển CSHT GTVT Vùng ĐBSCL

9-18

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 9.4.8 Toàn cảnh hành lang vận tải thủy theo dự án phát triển CSHT GTVT vùng ĐBSCL

Nguồn: Dự án phát triển CSHT GTVT Vùng ĐBSCL

3) Định hướng phát triển vận tải công cộng 9.33 Trọng tâm công tác quản lý giao thông là cải thiện điều kiện giao thông trên các hành lang chính trong khu vực. Áp dụng các biện pháp ưu tiên xe buýt phải phù hợp với sự gia tăng nhu cầu đi lại bằng xe buýt. Để cải thiện điều kiện các hành lang xe buýt cần nghiên cứu các nội dung cơ bản sau: (i) Cải thiện các cơ sở hạ tầng như bảo trì mặt đường, mở rộng lòng đường, lắp đèn tín hiệu v.v.; (ii) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật giao thông tại các điểm nút giao thông bằng các vạch kẻ đường, biển báo, dải phân cách; (iii) Hỗ trợ khai thác xe buýt bằng cách tạo ra một hành lang phục vụ vận tải công cộng sao cho dễ tiếp cận đến bến xe buýt và các công trình chuyển đổi phương thức vận tải; (iv) Tạo ra sự thoải mái với cảnh quan đẹp, có vỉa hè, đèn đường và sạch sẽ;

9-19

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(v) Nâng cấp chất lượng phương tiện xe buýt tiện nghi, hiện đại. Dần đưa vào sử dụng phương tiện chạy bằng nhiên liệu CNG, LPG thay vì xăng dầu như hiện nay. Xe buýt chạy bằng điện cũng cần nghiên cứu trên một số hành lang thích hợp trong tương lai nhằm bảo vệ môi trường và phục vụ phát triển bền vững. 9.34 Sơ đồ các tuyến xe buýt chính liên tỉnh và nội tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 (do Trung tâm nghiên cứu phát triển giao thông vận tải phía Nam đề xuất), xem Hình 9.4.9. Hình 9.4.9

Bản đồ quy hoạch các tuyến xe khách chính ở Long An tới năm 2020

Nguồn: Sở GTVT Long An

4) Quản lý giao thông (a) Cải thiện năng lực điều hành giao thông: Giao thông sẽ trở nên hiệu quả và an toàn hơn nếu biết áp dụng kiến thức chuyên ngành về quản lý và thiết kế công trình giao thông. Long An cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giao thông tỉnh và các huyện theo hướng tiếp cận khoa học trong kỹ thuật điều hành và quản lý giao thông. (b) Nâng cao an toàn giao thông: Để giảm thiểu tai nạn giao thông, cần lên kế hoạch triển khai liên tục và đồng bộ nhiều hoạt động khác nhau như thiết kế kỹ thuật, thực thi pháp luật và chương trình tuyên truyền giáo dục, xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn, phân tích nguyên nhân và có các giải pháp tích cực, thích hợp nhằm cải thiện tình hình.

9-20

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(c) Cải thiện chất lượng không khí: Giảm lượng khí thải ô nhiễm từ các phương tiện cơ giới giúp cải thiện chất lượng không khí và giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân. Hướng tới mục tiêu đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về chất lượng không khí. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng tiêu thụ. Do đó, cần xây dựng các quy định liên quan với chế tài xử lý vi phạm, mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững giao thông khu vực. Giải pháp trồng cây xanh dọc các tuyến đường giao thông được cho là hữu hiệu. Cần dành đất dọc hai bên đường để trồng cây xanh, đồng thời dự phòng cho mở rộng nâng cấp trong tương lai. Tỷ lệ đô thị hóa ở Long An hiện còn ở mức thấp, điều này tạo ra điều kiện rất thuận lợi để thực hiện mục tiêu hữu ích này. 5) Trung tâm Logistics 9.35 Trong tương lai sẽ hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn tại Long An và các tỉnh Vùng ĐBSCL, tạo ra khối lượng lớn hàng hóa từ các sản phẩm nông nghiệp và được tiêu thụ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó khi các tuyến đường cao tốc Bến Lức-Long Thành và các tuyến vành đai 3 và 4 hoàn thành đưa vào khai thác, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa từ Long An đến mọi nơi trong vùng. Lúc này, với lợi thế là cửa ngõ ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ, việc nghiên cứu xây dựng một trung tâm trung chuyển hàng hóa cấp vùng (logistics), quy mô khoảng 600-800 ha tại Long An là rất cần thiết. Ý tưởng này cần phải sớm được nghiên cứu để có kế hoạch dành quỹ đất cho dự án này. 9.36 Chức năng chính của Trung tâm trung chuyển hàng hóa là thu gom, tập kết hoặc phân chia hàng hóa xuất phát và đến từ ĐBSCL đến 3 khu vực theo ba nhánh chính gồm: (i) đến/đi thành phố Hồ Chí Minh theo hành lang QL1, cao tốc TPHCM-Trung Lương; (ii) đến/đi các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, các tỉnh phía Bắc theo cao tốc Bến Lức-Long Thành và đường sông; (iii) đến/đi các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên theo các tuyến Vành đai 4, Vành đai 3. (iv) Khai thác lợi thế của các tuyến đường thủy quốc tế (sông Soài Rạp) và các cảng sông, cảng biển, kết nối với cảng quốc tế Tân Tập với các tuyến đường trên đển xây dựng trung tâm logistics nhằm tạo lợi thế riêng, cạnh tranh với TPHCM. 9.37 Điểm trung chuyển hàng hóa cần kết hợp với vận tải đường sông nội địa. Xây dựng một Trung tâm trung chuyển hàng hóa tại khu ven thị trấn Bến Lức, kề Vành đai 4, Vành đai 3 và QL1A và sông Bến Lức hoặc một vị trí thích hợp khác tại Cần Giuộc hoặc Cần Đước (xem Hình 9.4.10).

9-21

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 9.4.10

Đề xuất vị trí trung tâm Logistics

Trung tâm logistics

Nguồn: Quy hoạch mạng lưới GTVT TPHCM tới năm 2020

6) Cải thiện giao thông nông thôn (1) Đặc điểm người tham gia giao thông nông thôn 9.38 Nhằm xác định nhu cầu cải thiện giao thông nông thôn ở các vùng nông thôn, Nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát phỏng vấn khoảng 600 hộ gia đình (gồm 150 hộ gia đình ở các huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng). Kết quả khảo sát có thể tổng hợp như sau (xem Bảng 9.4.9): (i) Hầu hết các hộ gia đình thực hiện các chuyến “đi làm” và “đi công việc”trong phạm vi xã và huyện nơi họ sinh sống trong khi các chuyến “đi học” và “cá nhân” lại thường kết thúc ở các huyện khác trong tỉnh. Điều này cho thấy các xã nông thôn chưa có đủ dịch vụ giáo dục và đô thị. (ii) Các phương thức vận tải chính thay đổi theo mục đích chuyến đi. Đối với các chuyến “đi làm” và “công việc”, tự điều khiển xe máy là phương thức chính, tiếp đến là đi bộ. Tỷ lệ chuyến đi bằng ghe/xuồng khá lớn ở Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Đối với các chuyến “đi học”, xe đạp là phương tiện đi lại chính, tiếp đến là đi bộ. Đối với các chuyến đi “cá nhân”, tự điều khiển xe máy là phương thức chính mặc dù sử dụng ghe/xuồng ở huyện Thạnh Hóa và thuê xe con ở huyện Tân Hưng khá cao. Sử dụng vận tải công cộng (xe buýt) còn khá hạn chế. (iii) Đánh giá về tình trạng đường sá thay đổi theo khu vực. Nhìn chung, điều kiện đường còn kém ở huyện Thạnh Hóa (56% trả lời “đường xấu”) trong khi điều kiện đường ở Tân Hưng tốt hơn (41% trả lời “đường tốt”). Tuy nhiên, tất cả các xã đều đánh giá tình trạng ngập lụt xấu (54-71% trả lời “xấu) ngoại trừ ở huyện Vĩnh Hưng (chỉ có 27% trả lời xấu). Điều kiện đi lại được đánh giá “kém” ở huyện Thạnh Hóa (56% trả lời “kém”),

9-22

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

tiếp đến là Đức Huệ (39% trả lời “kém”) trong khi người dân ở các huyện Vĩnh Hưng và Tân Hưng đánh giá điều kiện đi lại tốt hơn với lần lượt 41% và 39% trả lời “’tốt”. (iv) Dịch vụ GTVT công cộng chưa bao quát hết các khu vực mà người dân muốn đi lại dù thay đổi theo xã/thị trấn. Thạnh Hóa và Vĩnh Hưng có dịch vụ vận tải công cộng tương đối tốt hơn. Nhu cầu của người dân về dịch vụ vận tải công cộng như sau:  Nhìn chung, người dân sẵn sàng sử dụng VTCC, đặc biệt là đối với các chuyến đi dài như tới các tỉnh/thành khác cũng như tới thành phố Tân An và các huyện/thị khác.  Người dân muốn sử dụng VTCC chủ yếu cho các chuyến đi cá nhân mặc dù nhu cầu khác nhau theo từng xã. Do nhiều người chưa quen với sử dụng VTCC nên khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác về mục đích chuyến đi mà họ sẵn sàng sử dụng VTCC.  Các yếu tố quan trọng đối với VTCC là an toàn, giá vé hợp lý, thời gian đi lại, không bị gián đoạn theo mùa, v.v. 9.39 Về cải tạo đường giao thông nông thôn, khảo sát ý kiến người dân ở từng khu vực nông thôn là rất hữu ích nhằm xác định lĩnh vực cần cải thiện cụ thể để ưu tiên do nguồn lực hạn chế. 9.40 Đánh giá ở trên cho thấy người dân nông thôn muốn có dịch vụ VTCC với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, rõ ràng là khó có thể cung cấp dịch vụ tốt nếu không có hệ thống đường tốt, đặc biệt là khi nhu cầu vận tải đường dài khá lớn.

9-23

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng 9.4.9 Đặc điểm giao thông nông thôn Khu vực khảo sát Đức Huệ

Điểm đến chính theo mục đích chuyến đi PT chính

Trong xã Trong huyện

Thạnh Hóa Vĩnh Hưng Tân Hưng Tới Tới Đi làm/ Đi làm/ Tới Cá Đi làm/ Cá Đi làm/ Cá Tới Cá trườn trườn công công việc trường nhân công việc nhân công việc nhân trường nhân g g việc 54,1% 94,0% 36,1% 88,4% 76,1% 26,8% 60,0% 88,6% 2,3% 77,2% 90,9% 6,1% 38,6%

2,3% 32,5%

13,1%

5,7% 47,6%

Trong tỉnh

6,1%

1,2%

9,0%

1,4%

3,3% 21,7%

0,7%

8,0% 52,3%

6,9%

0,0% 42,2%

Tới tỉnh/thành khác

3,4%

0,0% 12,3%

0,0%

0,0%

2,9%

0,7%

1,1% 13,1%

0,0%

0,0%

4,1%

28,5

19,6

0,7

19,1

14,1

13,8

18,2

0,8

Đi bộ Xe đạp

36,5%

4,8% 42,6%

16,7

16,7

0,0

10,3% 20,7% 48,6%

0,0

6,9

70,2

10,7

9,5

54,3

7,6

4,3

64,7

4,1

7,6

62,5

0,8

71,5

9,5

82,7

59,1

20,7

61,1

58,2

3,5

81,6

51,7

10,2

55,4

Được chở

0,0

2,4

0,0

0,0

0,0

0,0

1,4

16,5

0,0

0,0

9,1

0,0

Đi xe ôm

0,0

0,0

2,0

0,7

0,0

4,2

0,0

0,0

7,5

0,0

0,0

1,5

Tự lái

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,7

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,8

Được chở

1,4

0,0

0,0

0,0

0,0

0,7

0,0

0,0

4,1

0,7

0,0

33,8

Xe buýt

1,4

1,2

4,7

0,0

4,3

0,7

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Ghe/tàu

0,7

0,0

0,0

2,2

1,1

23,6

15,6

1,2

2,7

24,8

0,0

0,8

Tự lái Xe máy Phương thức Xe chính con

Khác Thời gian đi lại trung bình (phút) Đánh giá chung Đánh giá điều kiện đi Ngập lụt lại (% kém/rất kém – Điều kiện đi lại tốt/rất tốt) Sự an toàn Hiện trạng (% trả lời “có” trên tổng số mẫu) Sẵn sàng sử dụng (% trả lời có) Nhu cầu về VTCC

Tới trung tâm xã Nội huyện/thị

0,0

0,0

0,0

0,0

0,7

1,4

0,0

0,0

1,4

0,0

6,2

11,5

33,5

17,1

19,8

56,5

29,2

21,4

114,8

33,4

20,4

61,7

8,6 - 75,8 - 15,6

55,9 - 40,0 - 4,1

11,0 - 68,6 - 20,5

13,3 - 45,7 - 41,0

53,8 - 36,6 - 9,5

58,5 - 40,3 - 1,2

26,7 - 53,7 - 19,5

71,3 - 17,3 - 11,4

38,7 - 46,7 - 14,6

56,3 - 40,4 - 3,2

8,6 - 55,6 - 35,7

13,4 - 41,1 - 45,4

76,8 - 0,5 - 22,7

56,6 - 38,0 - 5,4

9,6 - 49,1 - 41,3

17,1 - 44,3 - 38,6

10,0

0

45,6

0

0

2,8

69,1

0

Trung tâm huyện

67,3

0,0

69,1

0

Tới huyện/thị khác

98,0

43,2

71,1

32,0

TP Tân An

98,0

43,2

71,8

32,0

Tỉnh/thành khác

97,3

43,2

67,1

32,0

Tới trung tâm xã

100

0

77,8

-

-

75,0

62,6

-

Nội huyện/thị Trung tâm huyện

96,9

0

67,0

-

Tới huyện/thị khác

97,8

57,4

74,4

31,3

TP Tân An

97,8

57,4

76,6

91,7

Tỉnh/thành khác

97,1

57,4

80,3

89,6

Giảm thời gian đi lại Lý do lựa chọn sử dụng VTCC (% câu trả lời có trong tổng số mẫu )

1,4 25,2

6,1

79,1

83,9

71,1

Đúng giờ

26,4

63,5

71,4

67,1

Mức phí hợp lý

31,8

51,4

78,6

45,0

2,0

26,4

7,1

9,4

6,1

29,1

36,6

57,0

83,1

90,5

88,4

83,2

Dễ tiếp cận VTCC Sự thân thiện của lái xe Không bị gián đoạn theo mùa Khác

14,9

10,1

32,1

10,7

0,7

16,2

11,6

6,0

2,7

68,9

54,5

84,6

0,0

0,0

0,9

17,4

Không có yếu tố nào

2,0

0,0

13,4

12,8

Tần suất DV cao Phục vụ từ sáng sớm tới khuya Sự an toàn

Nguồn: Điều tra phỏng vấn giao thông nông thôn về nhu cầu của hộ gia đình

9-24

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(2) Đề xuất ý tưởng phát triển giao thông nông thôn 9.41 Tỉnh có 166 xã nông thôn trong tổng số 181 xã/phường. Các làng, xóm phân bố rải rác ở khu vực nông thôn và thường chưa được cung cấp đầy đủ hạ tầng GTVT. Tỉnh có chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng và dịch vụ GTVT phù hợp nhằm kết nối các cộng đồng nông thôn với các trung tâm cụm xã/huyện/tỉnh và giữa các xã với nhau. Ngay cả các khu vực có đường đảm bảo lưu thông trong mọi điều kiện thời tiết thì cầu đường bộ cũng chỉ có trọng tải trên 8 tấn. Phương tiện giao thông hạng nặng cũng làm hư hại mặt đường. 9.42 Ý tưởng phát triển mạng lưới GTVT nông thôn cơ bản được khái quát như sau: Cần áp dụng hệ thống phân cấp mạng lưới theo chức năng. Các tuyến đường chính phải có đủ năng lực để khai thác xe hạng nặng nhằm kết nối các khu vực nông thôn với các trung tâm, đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hóa hiệu quả. Các cầu và đường phải đạt tiêu chuẩn thiết kế phù hợp. Ngoài ra, cần phát triển mạng lưới đường thứ yếu kết nối tới các trung tâm xã tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu vận tải của địa phương. Các tuyến đường tối thiểu phải đảm bảo lưu thông thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết, có 2 làn xe nhằm thúc đẩy tiếp cận bằng phương tiện hạng nhẹ. Tuy nhiên, các tuyến đường kết nối các làng với trung tâm xã cần có thiết kế linh hoạt dựa trên điều kiện thực tế của địa phương nhưng phải đảm bảo đi lại thuận tiện bằng xe máy, xe đạp và các thiết bị nông nghiệp khác. Ở các khu vực có đường thủy nội địa, cần khai thác tối đa năng lực của các tuyến đường thủy này nhằm phục vụ vận chuyển hàng rời cũng như các hoạt động sinh hoạt thường nhật. Hình 9.4.11 Ý tưởng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn Đường thủy

Đường chính

Đường thứ yếu

Trung tâm xã Làng Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

9-25

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

7) Tổng hợp định hướng phát triển GTVT 9.43

Định hướng phát triển GTVT của tỉnh được tổng hợp trong Bảng 9.4.10.

Bảng 9.4.10 Định hướng phát triển GTVT Long An Mục tiêu  Tăng cường tính kết nối của Long An với các thị trường chính ở cả cấp độ quốc tế và khu vực;  Tăng cường tính gắn kết và kết nối với các trung tâm đô thị lớn, các trung tâm tăng trưởng và cộng đồng trong tỉnh với nhau;  Đảm bảo vận chuyển hàng hóa và hành khách an toàn và hiệu quả cũng như môi trường tốt trong tỉnh;  Thiết lập cơ chế tổ chức và thể chế phù hợp để tạo dựng và quản lý mạng lưới và dịch vụ vận tải một cách hữu hiệu.

Chiến lược  Phát huy các dự án giao thông quốc gia để tạo điều kiện kết nối tỉnh với các cửa ngõ quốc tế, các tỉnh trong vùng KTTĐPN, ĐBSCL và Tiểu vùng sông Mê-kông Mở rộng (GMS) .  Phát triển mạng lưới GTVT tỉnh cạnh tranh và hiệu quả gắn kết với mạng lưới GTVT vùng và đô thị.  Cải tạo đường giao thông nông thôn, nâng cấp phù hợp để đảm bảo không bị ngập lụt và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.  Phát triển các dịch vụ vận tải công cộng phù hợp giữa Long An và các tỉnh/thành phố khác và giữa các trung tâm huyện, các trung tâm tăng trưởng trong tỉnh cũng như các khu đô thị.  Tăng cường năng lực quản lý giao thông để giải quyết tắc nghẽn, nâng cao an toàn giao thông, bảo trì đường bộ và đường thủy nội địa.  Sử dụng năng lực của khu vực tư nhân một cách chủ động và hiệu quả hơn trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông và cung cấp dịch vụ vận tải.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

9-26

Dự án/ Hành động  Đảm bảo tính kết nối hiệu quả với các tuyến cao tốc, đường sắt, cảng và cảng hàng không cấp vùng.  Tăng cường tính kết nối tại các cửa khẩu và khu vực ranh giới với các vùng lân cận.  Phát triển mạng lưới GTVT tỉnh hiệu quả gồm đường bộ và đường thủy nội địa với phân cấp theo chức năng phù hợp.  Dự án G-3: Thực hiện các gói dự án phát triển đường ưu tiên.  Lập kế hoạch phát triển giao thông nông thôn để có thể tận dụng nguồn quỹ ODA.

 Phát triển tuyến UMRT nối Tp. HCM – Bến Lức – Tân An (Dự án H-1).  Tăng cường các dịch vụ GTVT.

 Tăng cường quản lý giao thông dọc các hành lang giao thông chính bao gồm các quốc lộ và các tuyến thủy nội địa chính.  Cải thiện khả năng lưu thông trong khu vực trung tâm Tp. Tân An.  Thiết lập gói đầu tư hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) hấp dẫn, ví dụ cho phát triển hành lang UMRT (UMRT + phát triển đất đai).

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

10

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1) Các vấn đề chính 10.1 Nguồn nhân lực là động lực chính thúc đẩy phát triển bền vững tại tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực cũng là yếu tố chủ đạo để thu hút và duy trì các nguồn vốn đầu tư trong môi trường cạnh tranh. Chính vì thế, năng lực của nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh trên nhiều phương diện. 10.2 Trong khi tiến hành rà soát hiện trạng phát triển nguồn nhân lực cũng như qua phỏng vấn doanh nghiệp và nhà đầu tư, đã xác định được một vài vấn đề nổi cộm hiện nay về phát triển nguồn nhân lực, thể hiện trong bảng phân tích SWOT dưới đây: Bảng 10.1

Bảng phân tích SWOT về nguồn nhân lực Long An

ĐIỂM MẠNH (S) Lực lượng lao động trong tỉnh nhìn chung dồi dào và trẻ tuổi.  Có nhu cầu rất lớn về lao động có kỹ năng và lao động phổ thông cho các ngành công nghiệp mới hình thành ở Long An  Trình độ dân trí khá cao, người dân có truyền thống hiếu học, năng động ĐIỂM YẾU (W)  Mặc dù vẫn ở mức kiểm soát được, nhưng có hiện tượng thuyên chuyển, nhất là đối với nhóm người có trình độ và kỹ năng, tới các tỉnh lân cận phát triển hơn (như TpHCM và vùng KTTĐPN) do có nhiều cơ hội việc làm hơn, thu nhập cao hơn, cơ hội học tập tốt hơn.  Chất lượng của nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các công việc đòi hỏi công nghệ và chuyên môn cao  Đa số lao động nông nghiệp cần có thời gian đào tạo nghề và thay đổi thói quen để chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp  Nguồn nhân lực trình độ cao trong các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế. Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES 

10.3

  

 



CƠ HỘI (O) Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Long An đang tạo ra nhiều việc làm và thu nhập trong tỉnh Xu thế hợp tác với các tỉnh láng giềng thuộc Campuchia gia tăng Chương trình phát triển nguồn nhân lực của TW đã được triển khai rộng khắp và các nguồn tài trợ đào tạo nguồn nhân lực từ các tổ chức quốc tế ngày càng nhiều THÁCH THỨC (T) Số lao động từ các tỉnh, thành khác tới Long An đang tăng do Long An đang thu hút thêm đầu tư. Cấu trúc dân số và lao động đang thay đổi nhanh chóng trong tỉnh, có thể gây ra nhiều vấn đề bất cập về xã hội, an ninh, cung – cầu lao động. Ví dụ, có thể thấy rõ xu hướng chuyển dịch lao động từ các ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ do thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn, lối sống có những thay đổi tích cực hơn, v.v. Yêu cầu trình độ, kỹ năng lao động ngày càng cao trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới.

Cơ cấu lực lượng lao động tới năm 2030 được thể hiện trong Hình 10.1.1. Hình 10.1

Chuyển đổi cơ cấu lực lượng lao động

10-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Formatted: Caption,図表番号 Char Char, Centered, Indent: Left: 0 cm, Line spacing: single, Widow/Orphan control, Keep with next, Font Alignment: Auto

1.089.600 (100%)

967.079 (100%) 817.000 (100%)

201,000 (48,5%) Dịch vụ Công nghiệp Nông-lâmngư nghiệp

220.000 (26,9%) 396.000 (24,6%)

+128.177

+145.851

-123.949

329.177 (28,1%)

+106.663

365.851 (37,8%)

+124.469

272.051 (34,0%)

2008

2020

-108.611

435.840 (40,0%)

490.320 (45,0%)

163.440 (15,0%) 2030

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2) Mục tiêu 10.710.5 Mục tiêu đối với công tác phát triển nguồn nhân lực nên có sự cân bằng hiệu quả nhằm hỗ trợ phát triển nền kinh tế có sức cạnh tranh mà không ảnh hưởng tới tính bền vững và ổn định của môi trường tại tỉnh. Các mục tiêu đó là: (i)

Tăng cường và củng cố sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh

(ii) Phát triển kinh tế không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tính bền vững về môi trường và văn hóa-xã hội (iii) Phát triển kinh tế có sự cân bằng trong sử dụng lao động giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng và thương mại – dịch vụ. (iv) Cải thiện bữa ăn của người dân, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân béo phì góp phần hạn chế các bệnh mản tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. 10.810.6 Định hướng phát triển nguồn nhân lực sẽ tuân thủ định hướng phát triển của ngành công nghiệp – là ngành động lực giúp Long An trở thành trung tâm công

10-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

nghiệp công nghệ sinh thái tiên tiến của Việt Nam trong tương lai. Chỉ tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Bảng 10.2 Chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực

Người trong Số lượng độ tuổi lao % dân số động Số sinh viên trong độ tuổi lao động (người) % phụ nữ ở nhà trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động

Cơ cấu lao động (%)

2030 1.089.600

62,8

58,0

58,0

56.566

72.680

94.446

4,4

5,0

5,6

Nông nghiệp

48,5

28,1

15,0

Công nghiệp, xây dựng

26,9

37,8

45,0

Thương mại dịch vụ

24,6 -

34,0 417.169

40,0 617.512

-

3,7

4,0

Trung tâm đào tạo nghề

Dịch vụ và cơ sở đào tạo

Chỉ tiêu phát triển 2020 967.079

Lao động Số lượng LĐ tiểu thủ công Tốc độ tăng trưởng (%) nghiệp Lao động qua đào tạo

Phát triển nguồn nhân lực

Hiện trạng (2008) 907.246

Số lượng cơ sở đào tạo nghề mới

Trường đào tạo nghề Trung tâm giới thiệu việc làm Các cơ sở khác của nhà nước Số trung tâm đào tạo nghề Số lượng được đào tạo nghề lâu dài hàng năm (%)

Tạo việc làm

-

628.601

762.720

3 ('07)

4

8

2 ('07)

3

5

2 ('07)

2

5

2 ('07)

3

5

1 ('07)

5

10

-

22-23

25

35.400

180.000

190.000

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

2)3)

Chiến lược chung

10.910.7 Phát triển nguồn nhân lực tại Long An cần đáp ứng được những biến động về cơ cấu xã hội nói chung và kinh tế-văn hóa nói riêng. Hình 10.2 đưa ra tổng quan về thay đổi cơ cấu đó làm cơ sở cho các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành. Hình 10.2 Tổng quan chiến lược và kế hoạch phát triển ngành

10-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

10.1010.8 Các chiến lược ngành về phát triển nguồn nhân lực được đề xuất dưới đây nhằm giải quyết các khó khăn và thực hiện mục tiêu ngành: (i)

Tăng cường sức cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh thông qua cải thiện các chỉ số cạnh tranh (ví dụ: chỉ số cạnh tranh của tỉnh [PCI]);

(ii) Cải thiện các chỉ tiêu phát triển của địa phương như điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và các dịch vụ khác; (iii) Ổn định dân số và cơ cấu lao động nhằm duy trì lực lượng lao động và mức sống ổn định; (iv) Đào tạo lao động để tạo nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng và kỹ năng cao trên địa bàn tỉnh; (v) Thu hút lao động phù hợp từ các tỉnh khác và từ nước ngoài, đặc biệt là thu hút chuyên gia về làm việc tại tỉnh. 10.1110.9 Trên cơ sở các chiến lược đã nêu, chương trình hành động được gộp thành 3 nhóm sau: (i)

Xây dựng các ngành công nghiệp có sức cạnh tranh cao;

(ii) Xây dựng ngành nông nghiệp có sức cạnh tranh và thân thiện môi trường; (iii) Xây dựng, cải tiến hệ thống giáo dục cơ sở.

3)4)

Các chiến lược và kế hoạch hành động đề xuất

(1) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế có sức cạnh tranh cao 10.1210.10 Nhằm tăng cường xây dựng nền kinh tế có sức cạnh tranh cao ở tỉnh, cần thực hiện các biện pháp sau: 10-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(i)

Cải thiện chỉ số PCI của tỉnh;

(ii) Tăng cường chất lượng đào tạo, mở rộng các hệ thống giáo dục, mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh, từ bậc học tiểu học lên đến cao đẳng, đại học; (iii) Cân bằng chất lượng giáo dục, tiến tới cân bằng chất lượng giữa các huyện và thị trấn, thị xã trên địa bàn tỉnh. 10.1310.11 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ nội địa hóa các doanh nghiệp nước ngoài: Nội địa hóa các doanh nghiệp nước ngoài dưới dạng liên doanh trên cơ sở công nghệ và bí quyết kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài là hướng đi cần thực hiện tại tỉnh Long An nhằm tăng cường tính cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này, việc đào tạo và tuyển dụng đội ngũ quản lý, kỹ sư, chuyên gia là yếu tố then chốt trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Cần thực hiện các biện pháp sau: (i)

Chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo quản lý doanh nghiệp dành cho đội ngũ quản lý có trình độ tiếng Anh cơ bản và có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

(ii) Thu hút chuyên gia và đội ngũ lao động có kinh nghiệm từ các tỉnh khác và từ nước ngoài đến làm việc bên cạnh lao động của địa phương. Qua đó, việc đào tạo tại chỗ sẽ thực hiện thường xuyên liên tục. (iii) Hỗ trợ hướng dẫn nông dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất và dịch vụ nông nghiệp năng suất cao. 10.1410.12 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ các khu công nghiệp và ngành nghề mới: Công tác phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng nhu cầu thay đổi của các ngành nghề; (i)

Chú trọng đào tạo nghề, kỹ năng cơ bản và công nghệ để có thể hỗ trợ các ngành nghề mới như công nghệ sinh thái, kỹ thuật môi trường, vận tải logistics, thông tin truyền thông, các dịch vụ chuyên sâu , v.v.

(ii) Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Mục tiêu là có thêm nhiều trường học, trường cao đẳng, đại học, trung tâm học tập tại tỉnh để nâng cao chất lượng lực lượng lao động. (iii) Đối với ngành du lịch, khuyến khích (1) thành lập các cơ sở đào tạo dịch vụ khách sạn, nhà hàng, (2) cấp chứng chỉ nghề về dịch vụ khách sạn, nhà hàng, và (3) tăng cường đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh du lịch. (2) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp năng suất cao thân thiện môi trường 10.1510.13 Nhìn chung, tỉ lệ lao động qua đào tạo làm việc trong lĩnh vực nông-lâmngư còn rất thấp (chỉ ở mức 1,35%). Sở NNPTNT cho biết có đến hơn 98% lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu lao động mới chỉ đạt trình độ giáo dục cơ sở. Do đó, nội dung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nông nghiệp sản xuất hàng hóa tại Long An, mang tính bền vững, theo cơ chế thị trường trong tiến trình hội nhập sẽ là: (i)

Đào tạo lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, khoảng 40.000 lao động mỗi năm, để họ có thể nắm bắt kiến thức, kỹ thuật cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy-hải sản, sản xuất lâm nghiệp.

(ii) Đào tạo lao động có cấp chứng chỉ kỹ thuật khuyến nông và thú y cơ sở tại các xã (mỗi xã cần 2 kỹ thuật viên). (iii) Tuyển dụng lao động mới tốt nghiệp đại học làm việc tại các huyện (mỗi huyện có một cử nhân chuyên ngành như lâm nghiệp, chăn nuôi, nông học, kỹ thuật và nuôi

10-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

trồng thủy-hải sản v.v). (iv) Dự tính đến năm 2020, mỗi xã sẽ có 1 cán bộ có trình độ đại học thông qua đào tạo tại chức (chuyên ngành nông học, chăn nuôi, và nuôi trồng thủy-hải sản). 10.1610.14 (i)

Phát triển nguồn nhân lực các ngành nghề mới;

Nuôi trồng thủy-hải sản (chăm sóc, nhân giống, ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng)

(ii) Nông học (nhân giống, ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp GAP…) (iii) Chăn nuôi (giống, lai tạo, thú y…) (iv) Quản lý môi trường (sản xuất an toàn, duy trì môi sinh…) (v) Quản lý sản xuất (kiến thức về khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý, pháp luật…) (vi) Thiết lập mô hình quản lý hợp tác xã và tổ chức quản lý hợp tác xã nông nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa nông nghiệp. 10.1710.15 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp, nông nghiệp mang tính cạnh tranh cao gồm: (i)

Ngành chế biến (các sản phẩm chất lượng cao…)

(ii) Ngành bảo quản (bảo quản lạnh, các cơ sở bảo quản quy mô trung bình và lớn) (iii) Ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp (đặc biệt là máy gặt đập, gieo hạt, máy gặt lúa, các thiết bị phơi, sấy…). (3) Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động trong ngành sản xuất thủ công truyền thống 10.1810.16 Bồi dưỡng nâng cao tay nghề của các thợ thủ công để góp phần tăng thu nhập của hộ nông thôn, bảo tồn văn hóa địa phương và tạo các mặt hàng thủ công địa phương thu hút khách du lịch. Trong đó có: (i)

Đào tạo nhằm nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm, kỹ năng sản xuất

(ii) Đào tạo việc bảo tồn và khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống tại Long An (iii) Đào tạo phát triển các ngành thủ công mới phù hợp với Long An.

(4) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hệ thống chính trị 10.1910.17 Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội là một quy hoạch toàn diện, đòi hỏi hướng tiếp cận phối hợp trong công tác lập quy hoạch, phân bổ ngân sách và chu trình giám sát. Quản lý quá trình này không dễ dàng và đòi hỏi phải có kiến thức về quản lý quy hoạch và thực hiện phối hợp các chính sách và dự án liên quan. Xây dựng năng lực quản lý về thực hiện chính sách có thể được thực hiện thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học có chất lượng cũng như các cơ quan tài trợ quốc tế. (5) Tiếp tục tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Sớm đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng. Tích cực phối hợp triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.

10-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

4)5)

Tổng hợp định hướng phát triển nguồn nhân lực

10.2010.18

Định hướng phát triển nguồn nhân lực được tổng hợp trong Bảng 10.3. Bảng10.1.3 Tổng hợp định hướng phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu 



Chiến lược

Củng cố và tăng cường  sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh thông qua phát triển nguồn nhân lực phù hợp  Khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội và quản lý môi trường bền vững thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 





Dự án/kế hoạch hành động

Tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và phường/xã Củng cố và tăng cường trang thiết bị, chương trình đào tạo và đào tạo lại giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của xã hội và thị trường Thiết lập cơ chế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung ứng không chỉ cho tỉnh mà còn cho cả vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam trên cơ sở phối hợp với các viện nghiên cứu hàng đầu trong vùng và trong cả nước cũng như ở nước ngoài



Đề ra các chương trình tăng cường năng lực quản lý đặc thù cho cán bộ lãnh đạo các cấp.



Xây dựng chương trình phát triển năng lực quản lý Dự án F-1: Thành lập Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực

Thiết lập cơ chế phù hợp để lao động nông-lâm-ngư nghiệp chuyển đổi sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Củng cố ngề thủ công truyền thống và nâng cao tay nghề của độ ngũ thợ thủ công



   

   

Xác định các đối tác phù hợp để xây dựng hệ thống phát triển nguồn nhân lực của Long An. Thành lập trung tâm công nghệ sinh thái hàng đầu gồm trường dạy nghề, chương trình phát triển nguồn nhân lực, v.v. Dự án A-1: Trung tâm Công nghệ sinh thái hàng đầu ở Long An Thành lập trung tâm công nghệ sinh thái hàng đầu gồm trường dạy nghề, chương trình phát triển nguồn nhân lực, v.v Xác định các nghề thủ công truyền thống tiềm năng có thể đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nâng cao năng lực thiết kế và sản xuất Bảo tồn và khôi phục các nghề truyền thống Phát triển các nghề mới phù hợp với địa phương.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Formatted: Vietnamese

10-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

11

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1) Các vấn đề chính 11.1 Long An cần nỗ lực thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đủ lượng vốn cần thiết cho phát triển kinh tế. Để làm được điều đó, Nghiên cứu đã tiến hành phân tích SWOT để xác định các vấn đề cần giải quyết, cụ thể như trong bảng sau đây: Bảng 11.1

Bảng phân tích SWOT về đầu tư ở Long An

ĐIỂM MẠNH (S)  Long An đang thu hút các nhà đầu tư nhờ lợi thế về quỹ đất đai, sự hỗ trợ mạnh mẽ của trung ương và địa phương về phát triển công nghiệp.  Có lực lượng lao động dồi dào  Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phục vụ phát triển nông nghiệp.  Hiện đã có các khu, cụm công nghiệp  Các hoạt động nhằm tăng cường đầu tư hiệu quả, tạo giá trị gia tăng, giảm ô nhiễm, phát triển công nghệ cao thường xuyên được triển khai ĐIỂM YẾU (W)  Chi phí xây dựng lớn  Hệ thống vận tải kém  Chưa có hình ảnh đặc thù để thu hút nhà đầu tư và phát triển  Chất lượng lực lượng lao động còn thấp

CƠ HỘI (O)  Vị trí chiến lược nằm giữa vùng ĐBSCL và KTTĐPN  Sự ổn định chính trị ở Việt Nam  Nguồn lao động dồi dào  Lợi thế về mặt vị trí có thể hỗ trợ phát triển công nghiệp ở TPHCM.

THÁCH THỨC (T)  Các hoạt động phát triển tại các tỉnh đối thủ lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và TpHCM , v.v.  Chi phí đầu tư ở tỉnh Long An cao hơn so với các tỉnh khác do đất trũng khiến chi phí phát triển hạ tầng cao hơn

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu

2) Mục tiêu 11.2 Định hướng phát triển đầu tư sẽ dựa vào sự tăng trưởng theo kế hoạch của ngành công nghiệp Long An căn cứ vào các chỉ tiêu như trong Bảng 11.2; Bảng 11.2 Các chỉ tiêu đề ra Chỉ tiêu

Hiện trạng

Tư nhân Đầu tư NN Nhà nước Tốc độ tăng trưởng Tư nhân theo hình thức sở Đầu tư NN hữu (%/năm) Nhà nước

51,8 23,6 24,6 8,5 20,3 11,7

Theo hình thức sở hữu(%) GDP

Chỉ tiêu đề ra 2020 2030 33,8 60,0 65,4 40,0 0,8 0,0 6,2 18,6 20,0 6,6 -11,7 -

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

11.3 Mục tiêu của xúc tiến đầu tư là nhằm thực hiện công nghiệp hóa chiến lược tại Long An. Có thể đạt được mục tiêu đó khi tạo lập được một liên minh giữa doanh nghiệp quốc tế và doanh nghiệp địa phương có khả năng cạnh tranh. Liên minh này sẽ được tạo điều kiện và tăng cường khi có được các dịch vụ hỗ trợ và nguồn nhân lực có chất lượng. Dịch vụ hỗ trợ quan trọng nhất là dịch vụ công và khung chính sách rõ ràng do tỉnh ban hành nhằm xúc tiến đầu tư trên địa bàn Long An (xem Hình 11.1). Mục tiêu được xác định về xúc tiến đầu tư chiến lược cho tỉnh như sau: (i)

Cung ứng dịch vụ hạ tầng phù hợp phục vụ phát triển kinh doanh quốc tế

11-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(ii)

Có các khu công nghiệp chất lượng cao phục vụ nhà đầu tư nước ngoài

(iii)

Hình thành hệ thống hỗ trợ có hiệu quả và có hiệu suất phục vụ nhà đầu tư và doanh nghiệp tại Long An

(iv)

Thường xuyên tiến hành các hoạt động thu hút và xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư tiềm năng.

11.4

Chương trình hoạt động được xây dựng thành 3 nhóm như sau:

(i)

Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ

(ii)

Tăng cường năng lực hành chính công và dịch vụ công cộng

(iii)

Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao Hình 11.1 Hướng tiếp cận Quy hoạch ngành Môi trường đầu tư

Quy hoạ ch ngành

Dịch vụ hỗ trợ

Công nghiê ̣p hóa mang tính chiến lược

- Khu CN cạnh tranh - CT tiê ̣n ic ́ h & Logistics - Dịch vụ CNTT - DV chuyên nghiê ̣p - DV tài chin ́ h - Dịch vụ và quản lý công

Tăng cường các DV hỗ trợ • Khu CN cạnh tranh ̣ ic • Công trin ̀ h tiê n ́ h & Logistics • Dịch vụ CNTT DV chuyên nghiệp • • DV tài chin ́ h

Tăng cường dịch vụ và Năng lực quản lý công • Khung chính sách và ưu đaĩ • Năng lực quản lý công ty • Xúc tiến đầu tư • Chương trin ̀ h tăng cường thu hút FDI và liên doanh, liên kế t

Công ty

Công ty toàn cầ u Công ty cạnh tranh trong nước

Cung ứng nguồn nhân lực Chất lượng cao • Hệ thống đào tạo n ghề dựa trên dân số của toàn vùng ĐBSCL

Phát triển nguồ n nhân lực

• Các chương trin ̀ h phát triển Nguồn nhân lực của từng ngành

- Quản lý cấ p trung - Lao đô ̣ng rẻ và hiê ̣u quả

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

3) Chiến lược và kế hoạch hành động đề xuất (1) Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ 11.5

Nội dung chiến lược như sau;

(a) Hình thành khu công nghiệp cạnh tranh: Ngành dịch vụ hỗ trợ quan trọng nhất đối với lĩnh vực đầu tư là tạo môi trường đầy đủ hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ để nhà đầu tư triển khai hoạt động kinh doanh thuận lợi. Thúc đẩy phát triển các KCN cạnh tranh như mô tả trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp như là một hình thức thu hút đầu tư từ bên ngoài. (b) Các tiện ích và dịch vụ Logistics: Cung ứng các tiện ích đầy đủ và ổn định là nền tảng cho công nghiệp chế tạo và chế biến. Phân phối nguyên liệu và sản phẩm là hoạt động cơ bản đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, do đó hệ thống logistic phục vụ chế tạo và chế biến đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến đầu tư.

11-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(c) Dịch vụ công nghệ thông tin-truyền thông: Bất cứ một khâu nào trong hoạt động của kinh doanh toàn cầu bao gồm quản lý hành chính, marketing, tài chính, cung ứng nguyên vật liệu, chế tạo, logistics, vận tải hàng hóa, dịch vụ khách hàng v.v. đều được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin và truyền thông, do đó, một điều rất quan trọng là tỉnh cần hình thành và thúc đẩy phát triển môi trường đầu tư với các dịch vụ thông tin, truyền thông sẵn có. (d) Các dịch vụ chuyên ngành: Nghiên cứu thị trường, thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép đầu tư, thành lập liên doanh, v.v là những bước cơ bản trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Cần thiết lập cơ chế một cửa để tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ đó tại bộ phận phụ trách đầu tư trực thuộc UBND tỉnh. (e) Dịch vụ tài chính: Các dịch vụ tài chính doanh nghiệp quy mô lớn đã có ở TPHCM. Tuy nhiên Long An cần hình thành các dịch vụ tài chính cơ bản ở trung tâm đô thị chính của tỉnh như các dịch vụ quyết toán tài chính và thu đổi ngoại tệ . (2) Tăng cường dịch vụ công và năng lực quản lý hành chính công 11.6

Nội dung này gồm:

(a) Chính sách và cơ chế khuyến khích: Cần đặt trọng tâm vào công tác hoạch định khung chính sách để nhà đầu tư tiềm năng nhận được hỗ trợ từ dịch vụ công một cách nhanh chóng và hiệu quả để có thể tiến hành ngay các hoạt động đầu tư cụ thể. Cần thành lập các đơn vị, các tổ công tác chuyên trách nhằm hỗ trợ nhà đầu tư và xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Các đơn vị trên đảm nhận vai trò chính trong hoạt động xúc tiến đầu tư, kể cả hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, nền tảng là hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn và hiệu quả do các đơn vị quản lý trên địa bàn tỉnh Long An thực hiện. Cần duy trì tính thống nhất và ổn định của chính sách để tạo lòng tin của nhà đầu tư vào chính quyền, đồng thời cần thường xuyên tham vấn các nhà đầu tư về việc xây dựng môi trường đầu tư cạnh tranh tại Long An. (b) Năng lực hành chính: Một trong những yếu tố cạnh tranh nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư là tốc độ đáp ứng và giải quyết các thủ tục hành chính. Do đó, tỉnh cần thành lập Ban chuyên trách nhằm hỗ trợ và tham mưu cho các cấp lãnh đạo đưa ra quyết định trong quá trình thẩm định năng lực của nhà đầu tư. (c) Xúc tiến đầu tư: Cần thường xuyên tổ chức các chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, quảng bá các chính sách ưu đãi đầu tư tới các nhà đầu tư tiềm năng. Các chương trình và hội nghị này cần được thực hiện cả trong và ngoài nước cũng như ngay tại Long An. (d) Tăng cường các chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên doanh: Cần xác định và tổ chức các doanh nghiệp của tỉnh có năng lực trở thành đối tác liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. (3) Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao 11.7

Nội dung như sau:

(a) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc nội địa hóa doanh nghiệp nước ngoài: Các công ty quốc tế cần bản địa hóa lợi ích kinh doanh của họ một cách hiệu quả về chi phí. Điều này đòi hỏi phải thành lập doanh nghiệp và đưa vào hoạt động nhanh chóng. Do đó nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. Về vấn đề này rất cần có đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật viên đủ trình độ và kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa hóa này.

11-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(b) Các chương trình trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành: Các chương trình khác trong Quy hoạch Phát triển nguồn nhân lực ngành cũng rất cần thiết đối với các hoạt động xúc tiến đầu tư (Xem thêm Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành).

4) Tổng hợp định hướng tăng cường xúc tiến đầu tư 10.6

Định hướng tăng cường xúc tiến đầu tư được tổng hợp trong Bảng 11.3.

Bảng 11.3 Mục tiêu  Thu hút đầu tư chất lượng cao trong và ngoài nước, góp phần phát triển tỉnh bền vững.  Quảng bá rộng rãi hình ảnh của tỉnh trên thế giới.  Khuyến khích đầu tư địa phương vào các ngành kinh doanh quy mô nhỏ và lĩnh vực phi chính thức.

Định hướng tăng cường xúc tiến đầu tư cho Long An Chiến lược  Cung cấp dịch vụ hạ tầng phù hợp cho phát triển kinh doanh quốc tế gồm cả các khu công nghiệp chất lượng cao.  Tăng cường dịch vụ bổ trợ gồm các khu công nghiệp cạnh tranh, tiện ích và logistics, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ chuyên môn và dịch vụ tài chính.  Tăng cường năng lực hành chính công gồm khung chính sách và ưu đãi, năng lực quản lý, xúc tiến đầu tư, chương trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, v.v.  Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao gồm phát triển nguồn nhân lực để nội địa hóa kinh doanh toàn cầu và các chương trình trong phần quy hoạch phát triển nguồn nhân lực  Thường xuyên thực hiện các chương trình xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư tiềm năng.

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

11-4

Dự án/ Hành động  Dự án A-1: Trung tâm Công nghệ sinh thái hàng đầu ở Long An  Khuyến khích tập trung dịch vụ chuyên môn ở các trung tâm đô thị  Phát triển trung tâm logistics kết nối vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN  Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu & phát triển (R&D).  Dự án A-3: Gói xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư toàn diện  Dự án D-3: Khuyến khích tập trung dịch vụ chuyên môn ở các trung tâm đô thị  Dự án A-1: Trung tâm công nghệ sinh thái hàng đầu của Long An  Dự án F-1: Thành lập Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực  Xây dựng các công cụ xúc tiến đầu tư cần thiết  Thực hiện các sự kiện/chương trình du lịch xúc tiến đầu tư ở cả trong và ngoài nước.

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

12

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

12.1 Danh mục các dự án 12.1 Các dự án hiện có được tổng hợp từ các sở, ngành chức năng (xem Phụ lục 12.1). Các dự án này bao gồm danh mục các dự án hiện có của tỉnh và dự án đề xuất thêm của Quy hoạch. Quy hoạch đã xác định tổng số 512 dự án, gồm 474 dự án hiện có của tỉnh và 38 dự án đề xuất thêm của Quy hoạch (Xem Bảng 12.1.1). Các dự án đã xác định lại được chia thành các nhóm theo chi phí và nguồn vốn tiềm năng (xem Bảng 12.1.2). 12.2 Các dự án đã xác định được chia thành các nhóm là: (i) phát triển kinh tế, (ii) phát triển xã hội, (iii) quản lý môi trường, (iv) phát triển hạ tầng, (v) phát triển đô thị, và (vi) các dự án khác. Đặc điểm chính của các dự án đã xác định như sau: 

Nhìn chung các dự án nhằm bao quát tất cả các lĩnh vực chính một cách toàn diện. Mặc dù nhóm quản lý môi trường chỉ có một số ít dự án nhưng các dự án nhóm khác cũng đã có nội dung môi trường, ví dụ như phát triển công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực v.v.



Một số khá lớn dự án dành cho các ngành giao thông, công nghiệp, tái định cư, nông nghiệp, dân cư, giáo dục và y tế. Đây cũng có thể coi là gợi ý về thứ tự ưu tiên và trọng tâm phát triển cho tỉnh.



Tuy nhiên, nhiều dự án còn thiếu thông tin cụ thể khiến việc phân loại cụ thể trở nên khó khăn. Trong số 512 dự án chỉ có 280 dự án có thông tin về chi phí và chỉ có 124 dự án có nguồn vốn. Đề xuất sau này nên tập hợp các thông tin cơ bản cho từng dự án đã xác định (kỷ yếu dự án) để có thể quản lý hữu hiệu các dự án này. Kỷ yếu dự án cũng tạo điều kiện chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các dự án liên quan và các bên liên quan. Tập Kỷ yếu dự án cũng góp phần tạo điều kiện xúc tiến đầu tư.



Các chiến lược cấp vốn cũng cần được làm rõ hơn, nhất là từ quan điểm có sự tham gia của khu vực tư nhân do khu vực công có thể bị thiếu nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 5-10 năm tới.



Do các dự án phát triển hạ tầng giao thông luôn rất tốn kém và không tạo đủ doanh thu để thu hồi chi phí nên cần xây dựng, thiết kế các dự án giao thông gắn kết với phát triển đô thị và vùng để phát huy tối đa lợi ích mang lại. Bảng 12.1.1 Tổng hợp các dự án đầu tư của các Sở, ngành (số dự án) Lĩnh vực

Phát triển kinh tế

Phát triển xã hội

Ngành

Long An

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Xúc tiến đầu tư Tổng Giáo dục, đào tạo Y tế Văn hóa Nguồn nhân lực Tái định cư Khác

41 70 4 0 115 32 24 9 4 56 4

12-1

Đoàn Nghiên cứu 12 12 2 3 29 0 1 0 1 0 0

Tổng 53 82 6 3 144 32 25 9 5 56 4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Lĩnh vực

Ngành

Long An

Tổng Quản lý môi trường Giao thông vận tải Phát triển hạ Công trình tiện ích tầng Tổng Không gian Khu dân cư Phát triển đô Thương mại thị Tổ hợp đô thị Tổng Khác Tổng

Đoàn Nghiên cứu

129 4 152 12 164 0 46 2 10 58 4 474

Tổng

2 0 4 0 4 1 2 0 0 3 0 38

131 4 156 12 168 1 48 2 10 61 4 512

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng 12.1.2 Tổng hợp dự án theo quy mô vốn đầu tư Lĩnh vực

Phát triển kinh tế

Ngành Nông nghiệp Công nghiệp

Dịch vụ Xúc tiến đầu tư Tổng phụ Giáo dục, đào tạo Y tế Văn hóa Phát triển Phát triển nguồn nhân lực xã hội Tái định cư Khác Tổng Quản lý môi trường Giao thông vận tải Phát triển Công trình tiện ích hạ tầng Tổng Không gian Khu dân cư Phát triển Thương mại đô thị Tổ hợp đô thị Tổng Khác Tổng

Quy mô vốn đầu tư Trung Cao Nhỏ Tổng bình 1 10 13 24 6 0 1 7 0 0 7 4 2 0 0 0 0 6 2 29 0 29 0 0 0 0 0 1 45

0 2 12 23 17 7 3 0 0 50 1 106 9 115 0 0 0 0 0 1 179

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES Ghi chú: Cao: >100 tỷ đồng, Trung bình: >= 10 tỷ đồng, Nhỏ: < 10 tỷ đồng

12-2

5 0 19 4 4 2 1 0 4 15 1 17 3 20 0 0 0 0 0 0 55

5 2 38 31 23 9 4 0 4 71 4 153 12 165 0 0 0 0 0 2 280

Nguồn vốn đầu tư Tư Ngân sách ODA Khác nhân 10 2 0 0 0 1 1 3 5 0 15 3 5 0 0 0 4 12 0 80 1 81 0 0 0 0 0 0 108

0 0 3 1 2 0 0 0 0 3 0 1 1 2 0 0 0 0 0 0 8

0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 2

0 2 5 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6

Tổng 12 5 5 2 24 4 7 0 1 0 4 16 0 82 2 84 0 0 0 0 0 0 124

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

12.2 Khả năng huy động vốn đầu tư 12.3 Cần ước tính lượng vốn huy động được của tỉnh để thực hiện các dự án trong tương lai. Nhằm ước tính khả năng huy động vốn, Nghiên cứu đã phân tích tình hình tài chính của tỉnh năm 2008 như sau (xem Bảng 12.2.1) (i)

Thu ngân sách năm 2008 đạt 2.566 tỷ đồng, chiếm 11% GDP của tỉnh năm 2008. Điều này có nghĩa là có thể ước tính thu ngân sách của Long An trong tương lai dựa trên dự báo GDP.

(ii) Chi ngân sách năm 2008 là 2,583 tỷ đồng trong đó 1.807 tỷ đồng hay 70% cho chi thường xuyên, 776 tỷ đồng hay 30% cho đầu tư. Điều này có nghĩa là tỉnh có thể dành 3,3% GDP để đầu tư cho các dự án. 12.4 Dựa trên GDP dự báo, có thể ước tính khả năng huy động vốn đầu tư của Long An như tổng hợp trong Bảng 11.2.2. Điều này cho thấy: (i)

Lượng ngân sách ước tính của tỉnh đạt 25.528 tỷ đồng (tương đương 1.258 triệu USD) trong giai đoạn 2011-2015, trong đó lượng vốn đầu tư là 7.268 tỷ đồng (373 triệu USD). Lượng vốn này không đủ để thực hiện các dự án quy mô lớn trừ khi tỉnh tăng cường vay ODA.

(ii) Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp diễn trong tương lai, thu ngân sách của tỉnh có thể sẽ tăng đáng kể. Ví dụ từ năm 2020 cho đến 2030, thu ngân sách dự báo sẽ đạt 219.939 tỷ đồng (11.279 tỷ USD), trong đó vốn đầu tư là 5.167 tỷ đồng (3.342 triệu USD). Do đó, năng lực trả nợ vay của tỉnh trong tương lai là khá lớn. Bảng 12.2.1 Ước tính khả năng cấp vốn ngân sách trong tương lai

GDP (tỷ đồng) Thu ngân sách (tỷ đồng) Thường xuyên Chi ngân sách Đầu tư

2008 23.843 2.566 (10,76%) 1.807 (70,0%) 776 (30,0%)

2015 57.654 5.765 (10%) 2.034

2020 103.894 11.220(10,8%) 3.665

2030 322.678 34.849(10,8%) 11.834

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Bảng 12.2.2 Ước tính khả năng huy động vốn đầu tư của tỉnh (giá cố định năm 2008) ĐVT: Tỷ đồng

Giai đoạn 2011 – 2015 2016 – 2020 2021 – 2030 Tổng 2011 – 2030

Thu ngân sách 25.528 44.824 219.939

289.291

Khả năng huy động vốn đầu tư 7.268 13.281 65.167 85.716

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Nhằm thu hút hơn nữa đầu tư vào tỉnh để thúc đẩy tăng trưởng, cần sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài gồm cả vốn vay ODA và mô hình Hợp tác Nhà nước – Tư nhân. Ngân sách nhà nước sẽ được đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không doanh thu. ODA sẽ được sử dụng để thực hiện dự án giao thông trọng điểm. Đấu thầu đất sử dụng sẽ được đẩy mạnh để nâng cao đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Các nguồn lực từ đất đai, đầu tư nước ngoài, BOT, PPP, v.v được huy động có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thoát nước và đầu tư cấp nước được ưu tiên để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã

12.5

12-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

hội của thành phố. Hoạt động dự án đầu tư ngân sách nhà nước sẽ được thúc đẩy để thu hồi chi phí đầu tư để đầu tư cho việc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng khác. Duy trì tốc độ tăng thu ngân sách giai đoạn 2011-2030; phấn đấu chỉ tiêu tăng thu nội địa giai đoạn 2011-2015 đạt trên 28,5%, các năm tiếp theo đạt nguồn thu tích cực để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển.

12.3 Chi ngân sách Cần phân bổ vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng và công trình đô thị, đặc biệt là GTVT đô thị, thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường và kết cấu hạ tầng xã hội cơ bản (giáo dục và y tế, v.v.) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện hiệu quả đầu tư. Chi ngân sách cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo và y tế cần tăng cao hơn các ngành khác trong chi thường xuyên; thay đổi cơ cấu đầu tư cho khoa học và công nghệ, tăng đầu tư ứng dụng khoa học và tăng cường hợp tác, liên doanh để cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và điều kiện sống. Chú trọng phân bổ ngân sách cải thiện phúc lợi xã hội, cải thiện mức sống của người dân, đặc biệt là các hộ chính sách và hộ nghèo.

12.4 Tổ chức thực hiện 12.6 (i)

UBND tỉnh sẽ triển khai các hoạt động sau khi quy hoạch được thông qua: Công bố quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau để các bên liên quan như các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân phối hợp và thực hiện quy hoạch hiệu quả, đảm bảo dân chủ, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tăng cường giám sát thực hiện;

(ii) Hướng dẫn các cơ quan hữu quan phối hợp với bộ ngành Trung ương cụ thể hóa nội dung quy hoạch trong kế hoạch phát triển 5 năm; thường xuyên cập nhật và rà soát kết quả thực hiện quay hoạch; (iii) Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch ở cuối các giai đoạn (2015, 2020, 2030) để tiến hành điều chỉnh và bổ sung nhằm đáp ứng điều kiện thực tế; (iv) Chính quyền địa phương, các ngành sẽ căn cứ vào quy hoạch tổng thể này để lập quy hoạch phát triển ngành/địa phương tương ứng; và, (v) Tỉnh sẽ phối hợp với Trung ương và các tỉnh có liên quan lập chương trình hợp tác và phát triển, tăng cường liên kết vùng. 12.7 (i)

Các nội dung sau cần được cân nhắc khi thực hiện triển khai quy hoạch: Xây dựng các chương trình hành động để triển khai quy hoạch và rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, dự án có liên quan ở từng địa phương, từng ngành;

(ii) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành liên quan để thực hiện quy hoạch hiệu quả; (iii) Tiếp tục cải cách hành chính để nâng cao năng lực các cấp về quản lý phát triển kinh tế-xã hội; (iv) Tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhất là ở các cấp cơ sở; (v) Tiếp tục đổi mới, cải tiến các chính sách và cơ chế hỗ trợ phát triển; (vi) Thực hiện phân cấp quản lý để hát huy tính sáng tạo, năng động trong cải tiến, phát triển các ngành, nghề chính;

12-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(vii) Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ đầu tư từ bên trong và bên ngoài tỉnh; (viii) Tăng cường các hoạt động giáo dục và đào tạo, chú trọng đào tạo dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành để đạt chất lượng phát triển cao hơn; và (ix) Tìm kiếm và huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện quy hoạch trên cơ sở xây dựng lộ trình đầu tư để thu hút nhà đầu tư tham gia vào nhiều hình thức hợp tác khác nhau, như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, liên doanh, BT, BOT, BTO và các hình thức khác, đồng thời chuẩn bị các biện pháp phù hợp để cải thiện đầu tư.

12-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13.1 Có một số ý kiến quan ngại quy hoạch quá lớn nên tỉnh khó thực hiện. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn quy hoạch chiến lược nên cần phải xây dựng tầm nhìn rõ ràng và chiến lược dài hạn cho tương lai. Hiện nay Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 20 năm tới. Tình hình trong tương lai sẽ rất khác và chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi lớn trong 20 năm tới này, đơn cử như sự phát triển vượt bậc của Hà Nội ngày nay so với 10-15 năm trước. Những thay đổi như vậy cũng sẽ xảy ra ở Long An trong thời gian tới. 13.2 Tuy nhiên khi đã có quy hoạch thì điều quan trọng hơn là phải vạch ra chiến lược thực hiện quy hoạch đó. Có ba điều quan trọng để Long An thực hiện được tầm nhìn dài hạn trong tương lai: (i) Thứ nhất đó là phải tạo dựng được hình ảnh rõ ràng cho tỉnh do hiện nay Long An vẫn chưa được biết tới nhiều trên trường quốc tế. Vấn đề là làm thế nào để thiết lập được hình ảnh đặc trưng, hấp dẫn với thế giới bên ngoài. (ii) Thứ hai là tạo dựng “chất lượng”, bao gồm chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm và năng suất của các ngành kinh tế. (iii) Thứ ba là triển khai thực hiện “gắn kết”, bao gồm gắn kết giữa các ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội, môi trường), gắn kết không gian giữa Long An với các tỉnh thành phụ cận và các trung tâm tăng trưởng, và gắn kết trên bình diện quốc tế và vùng. 13.3 Tất nhiên vấn đề vốn cho phát triển là hết sức quan trọng. Khả năng ngân sách ước tính trong nghiên cứu này dựa trên kết quả so sánh quy mô GDP tương lai của tỉnh và giả định rằng Long An có thể huy động 11% từ GDP đó. Trên cơ sở mức tăng trưởng kinh tế ước tính cho 10 năm tới, 2010 – 2020, dự báo Long An có thể huy động khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Nhưng trong giai đoạn 2021-2030, nếu xu hướng tăng trưởng kinh tế đó tiếp tục được duy trì thì Long An có thể huy động tới 65 nghìn tỷ đồng. Điều đó có nghĩa rằng khả năng cấp vốn của tỉnh có mối liên hệ mật thiết tới mức tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Hiện tại có thể Long An vẫn bị hạn chế về vốn nhưng nếu duy trì được nhịp độ tăng trưởng hiện nay thì khả năng cấp vốn sẽ được cải thiện đáng kể. 13.4 Có thể đi đến kết luận rằng Long An có rất nhiều cơ hội phát triển hơn nữa và trở thành điển hình về phát triển bền vững. Nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển, Long An cần phát triển các lĩnh vực sau đây (i) phát triển cân bằng các ngành kinh tế theo phương thức phối hợp hướng tới phát triển bền vững cả ở khu vực thành thị và nông thôn, (ii) phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên tỉnh, (iii) phát triển không gian gắn kết với quản lý môi trường nhằm tạo hình ảnh đặc trưng cho tỉnh và tránh các tác động tiêu cực đối với các lĩnh vực liên quan, (iv) phát triển mạng lưới GTVT chiến lược nhằm tăng cường khả năng hội nhập giữa các vùng trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, (v) phát triển nguồn nhân lực có khả năng quản lý các định hướng phát triển một cách hợp lý và hiệu quả và (vi) tăng cường cải thiện môi trường đầu tư nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, sự phát triển bền vững của tỉnh cũng chỉ có thể đạt được thông qua sự hợp tác của tất cả các bên liên quan trong tỉnh bao gồm các ban, ngành chức năng, khu vực tư nhân và người dân. Khi nền kinh tế đã vững mạnh thì tỉnh không nên chỉ dựa vào Ngân sách Nhà nước mà cần tìm kiếm nguồn đầu tư từ vốn vay, tiền tiết kiệm trong dân và cả vốn đầu tư của khu vực tư nhân.

13-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ: TÓM TẮT

13.5 Long An cần triển khai các dự án/kế hoạch hành động nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. Với chức năng tạo động lực cho quá trình phát triển của tỉnh, đề xuất tập trung triển khai các dự án sau đây: (i) Xây dựng mô hình cải thiện đồng bộ Vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười: Với Long An nói riêng và Việt Nam nói chung, sản xuất lúa gạo đóng vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù gạo hiện là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam nhưng tính cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường quốc tế còn chưa cao, do dó Quy hoạch đã đề xuất một dự án nhằm cải thiện hoạt động sản xuất gạo và đời sống của người dân trong khu vực Đồng Tháp Mười. Dự án này nhằm mục đích thiết lập một cơ sở sản xuất lúa gạo cũng như các nông sản khác với tính cạnh tranh cao, hướng đến đảm bảo tính bền vững cho ngành nông-lâm-ngư nghiệp của tỉnh, nhằm tăng cường phát triển KT-XH tại các khu vực nông thôn, đồng thời góp phần củng cố chính sách quốc gia về an ninh lương thực. (ii) Trung tâm Công nghệ Sinh thái Long An (LALETEC): Dự án thứ hai là trung tâm công nghệ sinh thái với trọng tâm là nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay số liệu thống kê luôn đề cập tới xuất khẩu với khối lượng sản phẩm nhưng điểm quan trọng lại là giá trị của các sản phẩm đó, giá trị lại liên quan mật thiết với chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Trung tâm công nghệ sinh thái này sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng, không chỉ cho ngành nông nghiệp và mà cả các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do hiện nay ở Việt Nam chưa có trung tâm nào tương tự nên khi dự án này thành công thì có thể thu hút được nhiều đối tác tham gia từ khắp nơi trên cả nước. Dự án này nhằm tăng cường cho ngành công nghiệp và dịch vụ để thực hiện công nghiệp hóa hữu hiệu và có tính cạnh tranh. LALETEC cũng có thể góp phần trong công cuộc phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp hóa một cách thân thiện với môi trường. Việc phát triển các ngành nghề về sinh thái cũng sẽ là một trong những trọng tâm của dự án này.

(iii) Phát triển gắn kết trục đô thị Tân An – Bến Lức: Dự án thứ ba là trục đô thị mới Tân An – Bến Lức. Vấn đề trong phát triển đô thị ở TpHCM hiện nay đang trở nên hết sức bất cập, môi trường đô thị của TpHCM đang xuống cấp nghiêm trọng. Trong vòng 10-20 năm tới, tình hình này sẽ khó có thể cải thiện được do ngày càng có nhiều người tới thành phố sinh sống, làm việc và đầu tư. Một trong những lý do cho việc bất cập chính là quá trình phát triển đô thị và mở rộng đô thị của TpHCM không được gắn kết tốt với hệ thống giao thông. Người dân có thể mua đất, mua nhà bên ngoài thành phố nhưng vẫn phải đi lại hàng ngày vào trung tâm thành phố để làm việc, nhưng không có các tuyến đường tiếp cận tốt. Thành phố Hồ Chí Minh cần gắn kết tốt phát triển đô thị với hệ thống vận tải công cộng thì mới giải quyết được vấn đề đô thị hiện nay. Nếu Long An có thể bố trí được hành lang đô thị tốt, ví dụ như trục Tân An – Bến Lức, có sự gắn kết tốt giữa hạ tầng giao thông và công trình đô thị thì hành lang đó không chỉ giúp cho Long An mà cũng giúp giải quyết rất nhiều bức xúc về phát triển đô thị ở TpHCM. Đây cũng chính là mô hình phát triển, mở rộng đô thị ở Tokyo hiện nay nơi có tới 30 triệu người sinh sống và làm việc trong vùng thành phố nhưng vấn đề đi lại hàng ngày vẫn thuận tiện và dễ dàng, thành phố vận hành tốt nhờ có gắn kết tốt giữa giao thông và đô thị. Trục Tân An – Bến Lức có thể mở ra nhiều cơ hội mới và có thể trở thành hình mẫu về phát triển cho cả Hà Nội và TpHCM, cũng như các đô thị lớn khác. Cặp đô thị này có thể là cơ sở cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho các hoạt động kinh tế xã hội trong tỉnh và cho các nhà đầu tư và cũng giúp nâng cao hình ảnh của tỉnh. Ngoài ra, trục này cũng giúp kết nối tốt hơn giữa Long An và các tỉnh trong vùng KTTĐPN và vùng ĐBSCL bằng hệ thống vận tải khối lượng lớn hiện đại. Dự án này cũng sẽ thu hút nhiều đầu tư từ khu vực tư nhân và cả vốn đầu tư ODA, một khi đã được quy hoạch và thiết kế tốt. 13-2

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

14

SƠ LƯỢC CÁC DỰ ÁN ĐỀ XUẤT CỦA LAPIDES

14.1 Tổng quan 14.1 Ngoài các dự án đã nằm trong quy hoạch của Long An, Đoàn Nghiên cứu đã xác định và xem xét sơ bộ nội dung của một số dự án (xem Bảng 14.1.1). Các dự án đã xác định này đều có tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trên cơ sở tầm nhìn và mục tiêu đề ra là giúp Long An trở nên cạnh tranh, có bản sắc và hấp dẫn trong vùng ĐBSCL, KTTĐPN và cả nước. Các dự án được xác định cho các ngành chính, bao gồm công nghiệp, nông – lâm – ngư, quản lý môi trường, dịch vụ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, giao thông và phát triển đô thị. Bảng 14.1.1

Lĩnh vực A. Phát triển công nghiệp mang tính chiến lược B. Phát triển nônglâm-ngư nghiệp C. Quản lý môi trường

D. Cung cấp dịch vụ E. Xúc tiến đầu tư

F. Phát triển nguồn nhân lực G. Phát triển GTVT

H. Phát triển đô thị

Các dự án do Đoàn Nghiên cứu xác định

Mã số Tên Dự án A-1 Trung tâm Công nghệ sinh thái hàng đầu Long An (LALETEC) A-2 Phát triển khu công nghiệp sạch, chất lượng cao có khả năng xử lý chất thải B-1 B-2 B-3 C-1 C-2 C-3 C-4 D-1 D-2 E-1 E2 E-3 F-1 G-1 G-2 G-3

H-1 H-2 H-3

Xây dựng mô hình cải thiện đồng bộ Vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Xây dựng Trung tâm Kho vận lương thực tại Vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An Dự án tăng cường phòng chống ô nhiễm môi trường Phát triển phù hợp với tư cách “Nhà quản lý Kiểm soát Ô nhiễm môi trường đã được chứng nhận” Chương trình Đào tạo Lãnh đạo Cộng đồng cho Quản lý Môi trường hướng tới Cộng đồng Thành lập Hệ thống Giám sát toàn diện các yếu tố môi trường Trung tâm y tế quốc tế chất lượng cao Xây dựng trung tâm thương mại ngoại ô Thành lập Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư Phát triển Phong trào “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” tại các khu vực nông thôn của Long An Xây dựng trạm dừng nghỉ đường bộ Xây dựng trung tâm phát triển nguồn nhân lực Thành lập Trung tâm kho vận Hoàn thành cải tạo hệ thống kênh chính Cái Cỏ – Long Khốt và các kênh liên quan Gói dự án đường bộ ưu tiên (đường song song với đường Tân Tập – Long Hậu, đường tỉh 830, đường tỉnh 826B, đường dọc kênh 79, đường dọc sông Vàm Cỏ Tây và đường dọc sông Vàm Cỏ Đông) Phát triển gắn kết các khu đô thị Tân An – Bến Lức Xây dựng khu làng sinh thái cuối tuần ven sông Phát triển nhà tập thể giá phù hợp, chống được thiên tai, tiết kiệm năng lượng

14.2 Các dự án đã xác định ở trên có mức độ cụ thể khác nhau. Một số dự án vẫn còn ở mức ý tưởng, một số lại căn cứ vào bài học kinh nghiệm thực tế và có đầy đủ thông tin cần thiết. Tuy nhiên, các dự án này vẫn hữu ích cho việc thể hiện những ý tưởng để tỉnh thiết lập các chiến lược có tính cạnh tranh.

14-1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

14.2 Mô tả dự án A

Phát triển công nghiệp chiến lược

A-1

Trung tâm Công nghệ sinh thái hàng đầu Long An (LALETEC) 14.3 Nếu như tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nói chung là xu hướng không tránh khỏi ở Việt Nam và sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai, thì việc phát triển các ngành công nghiệp cạnh tranh là chìa khóa giúp Long An tăng trưởng trong những thập kỷ sắp tới. Điều tất yếu là Việt Nam phải phát huy được lợi thế của người đến sau trong phát triển công nghiệp để tạo dựng tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Cách duy nhất để làm điều đó là tập trung áp dụng và tiếp thu công nghệ tiên tiến mà những người đi trước trong công nghiệp hóa mới chỉ bắt đầu tích lũy, đó chính là công nghệ sinh thái. 14.4 Trung tâm công nghệ sinh thái hàng đầu Long An (LALETEC) nhằm (i) tạo điều kiện cải tạo và đổi mới các ngành công nghiệp hiện và sẽ được bố trí tại các khu, cụm công nghiệp hiện có hay đã quy hoạch, (ii) thúc đẩy phát triển và khai thác các loại hình công nghiệp mới sẽ trở nên quan trọng trong tương lại gần, và (iii) thực hiện chức năng là trung tâm tri thức về công nghệ sinh thái ở vùng KTTĐPN và ĐBSCL. Các mục tiêu cụ thể như sau:

14.5 (i)

Thành lập trung tâm công nghệ gắn kết tại tỉnh Long An, đặt trọng tâm vào việc ứng dụng thực tế công nghệ sinh thái hàng đầu;

(ii) Tạo dựng không gian cho công tác nghiên cứu và phát triển cũng như triển khai các công việc kinh doanh thực sự; (iii) Tiếp thu công nghệ sinh thái tiên tiến của các nước công nghiệp hàng đầu (nhất là Nhật Bản) đồng thời với quá trình hình thành trung tâm; (iv) Tạo dựng được một mô hình mẫu giúp triển khai công nghiệp hóa chiến lược Long An bằng cách bố trí các cụm công nghiệp với mô hình “xanh và sạch”, “kết nối vùng ĐBSCL với KTTĐPN” và “phát triển gắn kết”. 14.6 Ý tưởng, mô hình đề xuất về LALETEC được minh họa trong Hình 14.2.1. Dưới cơ quan quản lý có các khu nghiên cứu và phát triển, khu công nghiệp với các mô hình “xanh và sạch”, “kết nối vùng ĐBSCL với KTTĐPN” và “phát triển gắn kết”. Năm hợp phần dự án đường thể hiện trong Khung A-1-(1), Khung A-1-(2), Khung A-1-(3), Khung A-1-(4), và Khung A-1-(5). Hình 14.2.1 Hợp phần LALETEC

HỀ

HỀ (nghi n)

n2: LARDP

• Viằ ằ cao • Trung t ặ c • Trung t ậ ằ ng • Trung t ạ ậ ng

HỀ c ch”

n 1: Công viên c Long An 21 (c

HỀ c

n 3: Khu “xanh

•T

n 4: Khu

HỀp ph n 5: Khu c

i KTTĐPN

ă ằ

i )

• Trung t •C ă n

ă

ch

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

14-2

n ậ ậ

t •T

ă ằ

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

14.7 Mặc dù dự án này là khá tham vọng và đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật tốt, nhưng có thể áp dụng các chiến lược cơ bản để xúc tiến dự án này như sau: (i)

Lập quy hoạch tổng thể và lộ trình căn cứ vào kết quả quy hoạch chi tiết và nghiên cứu khả thi.

(ii) Phát triển theo giai đoạn, sử dụng các khu công nghiệp hiện có sẽ được gắn kết và phối hợp theo mô hình LALETEC. (iii) Kiến nghị triển khai dự án LALETEC theo mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP), theo đó tỉnh Long An sẽ thành lập một công ty liên doanh (Công viên công nghệ sinh thái Long An 21) với các đối tác chiến lược trong khu vực tư nhân, có thể là thông qua một nhà đầu tư trực thuộc tỉnh. (iv) Các đối tác chiến lược nên là các doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Long An và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu về lĩnh vực công nghệ sinh thái, và các công ty thương mại Nhật Bản có bí quyết toàn diện về xây dựng và quản lý các tổ hợp công nghệ cao ở Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác. Các doanh nghiệp này phải có mạng lưới khách hàng rộng khắp có thể trở thành những đối tác chiến lược tiềm năng và sử dụng không gian trong LALETEC. (v) Quá trình phát triển nên được chia thành nhiều giai đoạn, theo đó các hợp phần dễ hơn như bố trí các doanh nghiệp công nghệ sinh thái đã có cơ sở chế tạo và nhu cầu thực tế ở Việt Nam được đưa vào giai đoạn phát triển đầu tiên. Để lập một danh sách thu gọn và lựa chọn các đối tác chiến lược tiềm năng thì cần hợp tác với các tỉnh, thành ở Nhật Bản, ví dụ như vùng thành phố Tokyo, thành phố Osaka và tỉnh Osaka vì có nhiều doanh nghiệp công nghệ sinh thái tại các địa phương này.

A-2

Phát triển khu công nghiệp s ch, ch t lượng cao có khả n ng xử lý ch t thải 14.8 Dự án này nhằm xây dựng khu công nghiệp sạch, được trang bị các công trình xử lý nước thải chất lượng cao, là mô hình mẫu cho các khu công nghiệp khác (xem Khung A-2). Điều quan trọng là chính quyền địa phương phải nhận thức được rằng đây là mô hình mới về phát triển khu công nghiệp, và mục đích của dự án này là chấm dứt sự ô nhiễm nước tại hệ thống sông ngòi nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý tốt 14.9 Để mở rộng mô hình này, thì điều quan trọng là cần thu phí những đối tượng sử dụng/các cơ sở sản xuất được bố trí và hưởng lợi từ các công trình xử lý nước thải này. Dự án này có thể liên kết với dự án A-1.

B

Phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp

B-1

Xây dựng mô hình cải thiện đồng bộ Vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười 14.10 Dự án này nhằm tăng cường khả năng sản xuất lúa để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tạo giá trị gia tăng. Tăng năng suất và chất lượng gạo là chủ đề chính của dự án này. Nếu không nâng cao được tính cạnh tranh của ngành sản xuất gạo thì Long An có thể không đáp ứng được những yêu cầu về cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và yêu cầu về an ninh lương thực. Dự án này không chỉ nhằm cải thiện khả năng sản xuất mà còn tăng cường toàn bộ giá trị của chuỗi sản xuất, cung ứng gạo và cải thiện đời sống và điều kiện sống cho người dân nông thôn (xem Khung B-1). 14.11 Kiến nghị lập kế hoạch và chiến lược thực hiện. Dự án này phù hợp cho cấp vốn ODA.

14-3

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

B-2

Phát triển vùng sản xu t nông nghiệp công nghệ cao 14.12 Dự án này nhằm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp mới sử dụng công nghệ cao cấp. Long An có vị trí hết sức thuận lợi là giáp ranh TpHCM là thị trường mục tiêu của dự án này. Nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao (xem Khung B-2). 14.13 Kiến nghị tìm kiếm đối tác hay nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật Bản là nơi đã có nhiều thành công cũng như có nhiều đối tượng tham gia.

B-3

Xây dựng Trung tâm Kho v n lương thực tỉnh Long An 14.14 Dự án này nhằm cải thiện chuỗi giá trị của gạo xuất khẩu nhờ vận chuyển một cách hiệu quả nhất gạo đã qua kiểm soát chất lượng (xem Khung B-3). 14.15 Kiến nghị thực hiện một nghiên cứu khả thi để phát triển tiếp ý tưởng này và lập kế hoạch thực hiện cụ thể. Có thể tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng ngay trong nước.

C

Quản lý môi trường

C-1

Dự án t ng cường phòng chống ô nhiễm môi trường 14.16 Dự án này là một gói chương trình bao gồm một số hợp phần, dự án quy mô nhỏ cần thiết về mặt môi trường. Các hợp phần mềm như rà soát thể chế và phát triển nguồn nhân lực cũng cần đưa vào gói dự án này. 14.17 Các nhà tài trợ quốc tế/song phương cần hỗ trợ tích cực cả công tác chuẩn bị (như nghiên cứu khả thi) và thực hiện gói dự án này càng sớm càng tốt. 14.18 Ý chí và cam kết mạnh mẽ của tỉnh để thực hiện thành công dự án dựa trên việc nhận thức tầm quan trọng đặc biệt của dự án. Cần áp dụng/lựa chọn công nghệ, kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

C-2

Phát triển phù hợp với tư cách “Nhà quản lý Kiểm soát Ô nhiễm môi trường đã được chứng nh n” 14.19 Nghiên cứu giới thiệu hệ thống “Nhà kiểm soát ô nhiễm môi trường đã được chứng nhận” (CPCM) dựa trên kinh nghiệm thành công của Nhật bản trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng ở Nhật Bản trong thập niên 70 làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng ngàn người. Hệ thống này nhằm định hướng các hoạt động công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Tất nhiên, hệ thống cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. 14.20 Xét về bản chất, hệ thống CPCM không chỉ là chính sách địa phương mà còn là chính sách quốc gia. Nếu Long An là tỉnh duy nhất áp dụng hệ thống CPCM, các ngành công nghiệp mới sẽ không được xây dựng ở tỉnh Long An do tốn kém. Tuy nhiên, trước khi áp dụng hệ thống này, cần xây dựng mô hình tiên phong cho tỉnh Long An với sự hỗ trợ toàn diện từ Chính phủ. 14.21 Cần có sự phối hợp với các ngành công nghiệp và các hiệp hội kinh doanh. 14.22 Thiết lập hệ thống CPCM phối hợp với các trung tâm đào tạo bậc cao và viện nghiên cứu chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và kiến thức để kiểm tra cấp bằng chuyên nghiệp.

14-4

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

C-3

Chương trình Đào t o Lãnh đ o Cộng đồng cho Quản lý Môi trường hướng tới Cộng đồng 14.23 Một số mô hình hệ thống giáo dục đã được phát triển cho cả các nước đang và đã phát triển. Để thực hiện các mô hình này, cần xây dựng các tài liệu đào tạo phù hợp với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ và/hoặc tổ chức phi chính phủ. 14.24 Mặc dù chưa thể đưa ra kết quả cụ thể của dự án nhưng dự án đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động sức mạnh của toàn xã hội. Cần đạt được sự đồng thuận về vấn đề này giữa các cơ quan hữu quan. 14.25 Sự phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục Đào tạo là chìa khóa đảm bảo thành công cho việc tổ chức hệ thống giáo dục xã hội song song với hệ thống giáo dục bắt buộc.

C-4

Thiết l p hệ thống giám sát toàn diện các yếu tố môi trường chính 14.26 Dự án này cần thiết nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường của Sở TNMT về các vấn đề biện pháp phòng chống ô nhiễm, đánh giá số liệu giám sát, xác định giải pháp hợp lý nhất và xây dựng cơ sở dữ liệu hữu ích có thể thực hiện phân tích theo chuỗi thời gian. Cần áp dụng hệ thống giám sát môi trường dựa vào CNTT kết hợp với thông tin vệ tinh. 14.27 Các yếu tố then chốt đảm bảo thực hiện thành công là chính sách thống nhất của Sở TNMT và sự phối hợp chặt chẽ với các trường đại học trong đánh giá môi trường và phân tích trong phòng thí nghiệm.

D

Cung c p dịch vụ

D-1

Trung tâm y tế quốc tế hiện đ i 14.28 Dự án nhằm phát triển các trung tâm y tế cạnh tranh quốc tế ở địa điểm môi trường lý tưởng như Long An. Nhu cầu chăm sóc y tế với chi phí cao ngày càng tăng trong nước và quốc tế. Long An có thể khai thác lợi thế vị trí địa lý như gần TPHCM và các cảng hàng không quốc tế nhất. Mô hình này đã được thực hiện thành công ở nhiều nơi như Thái Lan, Malaysia và Singapor. 14.29 Kiến nghị nghiên cứu mô hình liên kết với các tổ chức hiện có hoặc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài.

D-2

Phát triển trung tâm thương m i quy mô lớn ở ngo i ô (trung tâm mua s m) 14.30 Dự án nhằm thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại quy mô lớn ở tỉnh Long An (xem Khung D-2). 14.31 Kiến nghị tìm kiếm đối tác hay nhà đầu tư nước ngoài khi hạ tầng giao thông đã được bố trí phù hợp trong khu vực dự án F1.

E

Xúc tiến đầu tư

E-1

Thành l p Chương trình Xúc tiến đầu tư toàn diện 14.32 Chương trình này gồm 3 dự án trước đây là E-1 (Thành lập Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư), A-3 (gói xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư toàn diện) và D-3 (khuyến khích tập trung các dịch vụ chuyên nghiệp trong các trung tâm đô thị), cụ thể như sau: (i) E-1 nhằm tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh thông qua việc thành lập Ban Chuyên trách Xúc tiến đầu tư (xem Khung E-1).

14-5

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

(ii) A-3 nhằm tăng cường năng lực xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh bằng cách cải thiện thể chế/quy định, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực (Khung A-3). (iii) D-3 nhằm tăng cường và hỗ trợ các quy trình cần thiết phục vụ đầu tư (xem Khung D-3). Nhằm tập trung các dịch vụ chuyên nghiệp cần thiết, các trung tâm này cần là một phần phát triển đô thị của Tân An. 14.33 Kiến nghị lập một kế hoạch xúc tiến đầu tư toàn diện có cân nhắc các vấn đề sau (i) Với bối cảnh có sự cạnh tranh giữa các tỉnh ở khu vực phía nam, cả nước và trong khu vực, thì dự án này có ý nghĩa ngày càng quan trọng. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư phải đi song song với nhau. Về vấn đề này, kiến nghị lập một gói dự án toàn diện và do một Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư thực hiện. (ii) Đề xuất UBND tỉnh nên phối hợp với chính quyền thành phố Tokyo và tỉnh Osaka cũng như các thành phố đang có chương trình hỗ trợ các công ty địa phương đầu tư ra nước ngoài. (iii) Đề xuất nên xác định rõ các yêu cầu cụ thể về dịch vụ chuyên nghiệp cần thiết của nhà đầu tư nhằm xây dựng chương trình hiệu quả.

E-2

Phát triển Phong trào “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” t i các khu vực nông thôn của Long An (phối hợp với Dự án Phát triển Ngành nghề Nông thôn) 14.34 Dự án nhằm khuyến khích các hộ nông thôn và các xã phát triển các sản phẩm đặc trưng để bán trên thị trường nhằm nâng cao thu nhập đồng thời quảng bá hình ảnh của Long An. Sáng kiến này đã được thực hiện thành công rộng rãi ở nhiều nước, đặc biệt là ở Nhật Bản và Thái Lan. 14.35 Mặc dù không phải lúc nào cũng thành công nhưng đề xuất tỉnh nên khởi xướng phong trào này bằng việc lựa chọn một số xã có đủ năng lực để thực hiện thí điểm (xem Bảng 12.2.1), sau đó có thể nhân rộng mô hình ở các xã khác. Cần thường xuyên tổ chức triển lãm và hội chợ giới thiệu sản phẩm ở TP Tân An, nơi du khách từ nơi khác đến có thể tiếp cận dễ dàng. Cũng cần tiếp thị các sản phẩm tại các trạm dừng nghỉ đường bộ (Dự án E-3). Bảng14.2.1 Danh mục các sản phẩm thủ công và các làng nghề thủ công t i Long An

Tên nghề Nghề dệt chiếu cói truyền thống Nghề làm gỗ truyền thống Nghề đan mây, tre truyền thống Nghề rèn truyền thống Nghề đóng thuyền truyền thống Nghề làm trống truyền thống Nghề nấu rượu truyền thống Nghề làm bánh bông tuyết truyền thống Nghề trồng mai truyền thống Nghề làm giấy thờ cúng

Làng nghề Các xã An Nhật Tân (Tân Trụ); Long Cang, Long Đình, Long Sơn và Phước Vân (Cần Đước). Xã Tân Lân (Cần Đước) Xã An Ninh Đông (Đức Hòa) Xã Nhị Thanh (Thủ Thừa); Mỹ Lộc (Cần Đước) Xã Long Hựu Tây và Tân Chánh (Cần Đước) Xã Bình Lãng, Bình Tịnh, Lạc Tân (Tân Trù) Các xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp (Bến Lức); Phước Vân (Cần Đước), Phước Lý (Cần Đước)... Xã Long Hựu Đông (Cần Đước) Xã Thanh Hòa (Bến Lức) Các xã Phước Tuy, Tân Chánh (Cần Đước)

Nghề đan sản phẩm từ cây lục bình Châu Thành Nghề làm mắm truyền thống Các xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây (Cần Đước) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

14-6

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

E-3

Phát triển tr m dừng nghỉ đường bộ (Michi-no-Eki) 14.36 Michi-no-Eki hay trạm dừng nghỉ đường bộ được phát triển ở Nhật Bản, nơi có trên 800 trạm đã được phát triển dọc các tuyến quốc lộ và đường chính. Ở Việt Nam, 3 trạm Michi-noEki đã được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của JICA ở Bắc Giang, Hòa Bình và Ninh Bình do Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và chính quyền các tỉnh trên quản lý. 14.37 Mich-no-Eki có 6 chức năng chính như tổng hợp trong hình dưới đây. Hình 14.2.2 Chức n ng chính của tr m dừng nghỉ

Dịch vụ cho người đi đường: Thông tin đi lại, nghỉ ngơi thư giãn Triển lãm thiết bị vật tư công nghiệp cần

Trung tâm dịch vụ phương tiện

thiết cho ĐGSCL và

Chức năng cửa ngõ “Điểm nhấn của Long An”

đường bộ

vùng KTTĐPN

Kinh doanh các sản phẩm địa phương

Tổ chức sự kiện

liên quan đến

cho cộng đồng địa

chương trình “Mỗi

phương

địa phương một sản phẩm” Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

14.38 Việc xây dựng các trạm MichinoEki là cần thiết và có lợi để quảng bá hình ảnh tại điểm dừng chân và dịch vụ dọc đường xa lộ. Dịch vụ nghỉ ngơi thư giãn nên có thêm nhà hàng, trạm xăng. Việc này sẽ khuyến khích sự phát triển của du lịch địa phương, tạo thêm việc làm và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách. Trạm dừng chân Michi-No-Eki sẽ được xây dựng kết hợp với chức năng và sự phát triển của các làng nghề và nghệ thuật địa phương để khuyến khích việc kinh doanh các sản phẩm của địa phương. Tổng diện tích sàn là 3.000 m2. Dự án cần được thầu theo hình thức thầu công-tư và đối tác tư nhân sẽ được lựa chọn để thực hiện dự án. Tỉnh Long An sẽ cung cấp đất cho tái định cư nếu cần thiết.

14-7

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Hình 14.2.3 Hình ảnh m ng lưới địa phương ở trung tâm Tr m dừng nghỉ Chính quyền địa phương

Cánh

Công trình chính

thương mại

Sản phẩm & thông tin

Ban công tác (chính quyền địa phương)

Doanh nghiệp tư nhân Ban quản lý & nhóm nhân viên địa phương

Thông tin & dịch vụ Nhà phân phối/Xe khách địa phương

Khách du lịch

Sản phẩm &

Thông tin

Công trình công cộng (bệnh viện, bảo tàng, cảnh sát...)

dịch vụ Nhà sx địa phương

Khu du lịch

Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

F

Xúc tiến đầu tư

F-1

Xây dựng Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực (cũng đề xu t trong Kế ho ch ngành Phát triển nguồn nhân lực) 14.39 Dự án này nhằm tằng cường hơn nữa nguồn nhân lực cho tỉnh đáp ứng nhu cầu của thị trường (xem Khung F-1). 14.40 Trong quá trình triển khai dự án, cần phải đánh giá nhu cầu đào tạo của các ngành nhằm chuẩn bị cho việc triển khai hiệu quả kế hoạch. Bên cạnh đó, cũng cần phối hợp với các thể chế đào tạo hiện có để xác định chia sẻ vai trò.

G

Phát triển Giao thông V n tải

G-1

Thành l p Trung tâm kho v n 14.41 Dự án này rất cần cho Long An nhằm tăng cường vai trò của tỉnh là cửa ngõ đối với vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN cũng như của thế giới (xem Hộp G-1). 14.42 Đề xuất xem xét khả năng Hỗ trợ Kỹ thuật ODA (Grant) và nguồn tài chính ODA phục vụ cho việc chuẩn bị và phân bổ quỹ đối với các dự án được nhà nước tài trợ một phần.

G-2

Hoàn thành việc cải thiện Hệ thống kênh chính Cái Cỏ – Long Khốt và các kênh nhánh liên quan 14.43 Dự án này nhằm cải thiện hệ thống tưới tiêu trong vùng ĐBSCL thông qua: (i) Kênh Hồng Ngự: cải thiện năng lực tưới tiêu và thoát nước cho vùng ĐTM (ii) Kênh 61 – Bo Bo và các kênh trục giữa 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây: Nhằm cải thiện hệ thống thủy lợi là chính, bên cạnh đó, cải thiện năng lực tiêu thoát nước cho vùng ĐTM. (iii) Hệ thống kênh Rạch Tràm – Mỹ Bình: Cải thiện năng lực lấy nước từ sông Vàm Cỏ Đông (thông qua hồ Dầu Tiếng) phục vụ tưới nước cho nông nghiệp của huyện Đức Huệ.

14-8

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

14.44 Dự án này dựa trên quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam, Ban quản lý Trưng ương Dự án Thủy lợi (CPO), Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT tỉnh Long An. Tuy nhiên, dự án chưa hoàn chỉnh và vẫn đang trong quá trình thảo luận giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia nhằm đạt được sự đồng thuận giữa 2 bên. Khi đã đạt được sự thống nhất, đề xuát sẽ triển khai giai đoạn 2 của dự án.

G-3

Gói dự án đường bộ ưu tiên 14.45 Dự án này nhằm xây dựng gói phát triển đường bộ nhằm tăng cường tính kết nối của mạng lưới và cải thiện khả năng tiếp cận trong tỉnh (xem Bảng 12.2.2 và Hình 12.2.3). 14.46 Phạm vi dự án như sau: (i) Đường song song với đường Tân Lập – Long Hậu: Kết nối với các khu phát triển công nghiệp cũng như cảng Tân Lập, giao cắt với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (nối Long An với TPHCM và Đồng Nai). (ii) ĐT830: Mật độ giao thông cao so với các tuyến đường tỉnh khác. Phát triển khu dân cư đô thị, KCN và hạ tầng xã hội. (iii) ĐT826B: Hệ thống đường chưa phát triển ở các xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây do bị chia cắt bởi sông Vàm Cỏ và sông Cần Giuộc. Giao cắt với các tuyến đường thủy chính từ TPHCM tới vùng ĐBSCL. (iv) Đường dọc Kênh 79: Kết quả Điều tra Phỏng vấn Hộ gia đình cho thấy người dân Tân Hưng mong muốn xây dựng tuyến đường này. Để giảm một nửa cự ly đi lại giữa Tân Thạnh và Tân Hưng so với tuyến đường hiện nay. (v) Đường dọc sông Vàm Cỏ Tây: Mật độ dân số sinh sống dọc tuyến đường rất cao. 14.47 Đề xuất tìm kiếm thêm nguồn vốn ODA.

14-9

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Bảng14.2.2 Thông tin tóm t t các Dự án đường bộ đề xu t Tên dự án Đường song song với đường Tân Lập – Long Hậu

Mô tả             

Vị trí: Từ đường huyện 12 tới xã Tân Lập (huyện Cần Giuộc). Chiều dài: 17km Tiêu chuẩn thiết kế: 4 - 6 làn Đề xuất: Sở GTVT ĐT 830 Vị trí: Từ QL1A (thị trấn Bến Lức) tới xã Hữu Thạnh Nam (huyện Đức Hòa). Chiều dài: 24 km Tiêu chuẩn thiết kế: 4 làn Đề xuất: Sở GTVT ĐT826B Vị trí: Từ QL50 (xã Phước Đồng) tới xã Long Hựu Đông (huyện Cần Đước) Chiều dài: 12km Tiêu chuẩn thiết kế: 2 làn Đề xuất: Sở GTVT Đường dọc kênh 79 Vị trí: Từ QL 62 (Tân Lập – Mộc Hóa) tới thị trấn Tân Hưng qua các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng.  Chiều dài: 42km  Tiêu chuẩn thiết kế: Nền đường rộng 6,5 m - 9 m và mặt đường rộng 3,5m - 6 m  Cân nhắc: Thiết kê cẩn trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt.  Đề xuất: Sở GTVT. Đường dọc sông Vàm  Vị trí: Từ xã Bình An (huyện Thủ Thừa) tới xã Bình Hiệp (huyện Mộc Hóa) qua các Cỏ Tây huyện Thủy Thừa, Thạnh Hóa và Mộc Hóa.  Chiều dài: 65km  Tiêu chuẩn thiết kế: Nền đường rộng 6,5 m - 9 m và mặt đường rộng 3,5m - 6 m  Đề xuất: Đoàn Nghiên cứu. Đường dọc sông Vàm  Vị trí: Từ xã Bình Đức (huyện Bến Lức) tới xã Đông Thạnh (huyện Đức Huệ) qua Cỏ Đông các huyện Bến Lức và Đức Huệ.  Chiều dài: 32km  Tiêu chuẩn thiết kế: Nền đường rộng 6,5 m - 9 m và mặt đường rộng 3,5m - 6 m  Đề xuất: Đoàn Nghiên cứu. Tổng Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

Hình 14.2.4

Vị trí các gói dự án đề xu t

Nguồn số liệu: Sở GTVT Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 của Bộ TNMT Bản đồ sử dụng đất của Sở TNMT năm 2002

14-10

Dự toán chi phí (triệu USD) 45,0

45,0

12,0

11,0

18,0

10,0

141

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu LAPIDES

H

Phát triển Đô thị

H-1

Phát triển g n kết đô thị cho khu vực Tân An – Bến Lức 14.48 Dự án nhằm phát triển khu đô thị gắn kết khu vực Tân An – Bến Lức như đã đề cập trong Chương 8. 14.49 Đề xuất lập quy hoạch đô thị nhằm xác định cụ thể hơn ý tưởng và xây dựng các chiến lược cụ thể nhằm thực hiện dự án.

H-2

Xây dựng khu làng sinh thái nghỉ dưỡng ven sông 14.50 12.55 Dự án này nhằm xây dựng làng sinh thái có thiết kế tốt cho cư dân TpHCM và các đô thị lớn khác trong vùng KTTĐPN về nghỉ cuối tuần và cũng để phục vụ khách du lịch. Các khu làng sinh thái như thế này sẽ được phát triển hai bên sông, tại những nơi người dân có thể tận hưởng được môi trường đặc trưng của vùng châu thổ và các hoạt động, dịch vụ nghỉ dưỡng khác, ví dụ như câu cá, chèo thuyền, làm vườn v.v. Khu vực tiềm năng cho việc xây dựng là các khu sinh thái dọc các sông Vàm Cỏ như tóm tắt trong Chương 8. 14.51 Các kế hoạch hành động đề xuất như sau: (i)

Tiến hành nghiên cứu thị trường và lập quy hoạch mẫu;

(ii)

Xây dựng các cơ chế thực hiện dự án theo mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP); và,

(iii) Mời các nhà đầu tư tiềm năng.

H-3

Phát triển nhà t p thể giá phù hợp, chịu được thiên tai, tiết kiệm n ng lượng 14.52 Phát triển loại hình nhà ở có thể triển khai tại các khu vực của ĐBSCL nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Dự án này nhằm thiết lập một cơ chế cung cấp nhà ở tập thể chi phí hợp lý, chống được thiên tai và tiết kiệm năng lượng. Dự án sẽ gắn kết với các sáng kiến hiện nay như “Chương trình phát triển Nhà ở Nông thôn mới” và “Chương trình Nhà ở cho dân cư vượt lũ”. 14.53 Các kế hoạch hành động đề xuất như sau: (i)

Xây dựng các mẫu thiết kế về nhà ở tập thể giá rẻ, chịu được thiên tai và tiết kiệm năng lượng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Xây dựng và các cơ quan khác;

(ii)

Xây dựng một đơn vị nhà ở tập thể làm mẫu; và

(iii)

Thành lập một liên doanh giữa tỉnh và các tập đoàn kinh tế tư nhân, trong đó làm rõ vai trò của các bên.

14-11

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung A-1-(1) Hợp phần của dự án LALETEC: Công viên công nghệ sinh thái Long An 21 Mục tiêu chung

1. Thành lập trung tâm công nghệ gắn kết tại tỉnh Long An, đặt trọng tâm vào việc ứng dụng thực tế công nghệ sinh thái hàng đầu; 2. Tạo dựng không gian cho công tác nghiên cứu và phát triển cũng như triển khai các công việc kinh doanh thực sự; 3. Tiếp thu công nghệ sinh thái tiên tiến của các nước công nghiệp hàng đầu (nhất là Nhật Bản) đồng thời với quá trình hình thành trung tâm; 4. Tạo dựng được một mô hình mẫu giúp triển khai công nghiệp hóa chiến lược Long An bằng cách bố trí các cụm công nghiệp với mô hình “xanh và sạch”, “kết nối vùng ĐBSCL với KTTĐPN” và “phát triển gắn kết”

Mục tiêu của hợp phần

1. Tạo dựng cơ sở vững chắc để đề xuất phát triển các ngành công nghiệp mới và phát triển nguồn nhân lực cần thiết đảm bảo sự tăng trưởng của Vùng KTTĐPN và Vùng ĐBSCL trong thế kỷ 21. 2. Đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa Vùng KTTĐPN và Vùng ĐBSCL sao cho hai vùng cùng bổ sung cho nhau và cùng có lợi xét về cả khía cạnh cung (sản xuất) và cầu (thị trường) của các loại hàng hóa và nguồn nhân lực. 3. Xây dựng một đầu mối thông tin nối vùng với thế giới, đảm bảo cung cấp thông tin về công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế trong vùng 4. Phát triển tập trung các hoạt động công nghiệp để triển khai công nghiệp hóa chiến lược ở Long An

Sơ lược

1. Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực môi trường, nông nghiệp, y tế, nhà ở, vật liệu xây dựng, sinh học, thông tin đô thị v.v. Các ngành mục tiêu này sẽ được xác định cụ thể hơn nhờ các nghiên cứu sâu hơn. Chức năng bồi dưỡng cũng có thể phù hợp. 2. Phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng những đòi hỏi cao hơn đối với các ngành công nghiệp hiện có và ngành mới. Dự án này cũng nhằm nâng cao năng lực cho những đối tượng chuyển từ ngành nông nghiệp sang lao động trong ngành công nghiệp/dịch vụ khi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tiếp tục diễn ra. 3. Trao đổi thông tin về công nghệ và sản phẩm mới: Dự án này tạo cơ sở trao đổi thông tin và nhân sự liên quan tới công nghệ mới và sản phẩm mới. 4. Xúc tiến phát triển các hoạt động công nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa chiến lược ở Long An

Chức năng của : Công viên công nghệ sinh thái Long An 21

14-12

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung A-1-(2) Hợp phần của dự án LALETEC: LARDP (R&D) Mục tiêu chung

1. Thành lập trung tâm công nghệ gắn kết tại tỉnh Long An, đặt trọng tâm vào việc ứng dụng thực tế công nghệ sinh thái hàng đầu; 2. Tạo dựng không gian cho công tác nghiên cứu và phát triển cũng như triển khai các công việc kinh doanh thực sự; 3. Tiếp thu công nghệ sinh thái tiên tiến của các nước công nghiệp hàng đầu (nhất là Nhật Bản) đồng thời với quá trình hình thành trung tâm; 4. Tạo dựng được một mô hình mẫu giúp triển khai công nghiệp hóa chiến lược Long An bằng cách bố trí các cụm công nghiệp với mô hình “xanh và sạch”, “kết nối vùng ĐBSCL với KTTĐPN” và “phát triển gắn kết”

Sơ lược

LARDP sẽ là một trung tâm nghiên cứu và phát triển của Long An. Chức năng chính của công viên này bao gồm: 1. Nghiên cứu và phát triển 2. Cung cấp thông tin quản lý 3. Xây dựng mạng lưới thông tin 4. Hỗ trợ cho các dự án phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến 5. Hợp tác doanh nghiệp – trường học – nhà nước 6. Phát triển và cung cấp nguồn nhân lực 7. Chuyển giao công nghệ tiên tiến cho địa phương 8. Đề xuất vị trí cho các ngành hướng về nghiên cứu và phát triển Các chức năng nói trên sẽ được triển khai thông qua bốn loại trung tâm sau. 1. Viện nghiên cứu công nghệ tiên tiến 2. Trung tâm nguồn nhân lực 3. Trung tâm xúc tiến công nghệ vùng 4. Trung tâm hạ tầng kinh vế vùng

Các chương trình của trung tâm này Chương trình

Nhiệm vụ

(a) Chương trình bồi



Thuê không gian làm việc



Hướng dẫn nghiên cứu và phát triển

dưỡng



Hướng dẫn quản lý và tiếp thị



Cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu



Giới thiệu cho các trường đại học, viện nghiên

(b) Chương trình hỗ trợ



nghiên cứu

và phát triển

cứu và các doanh nghiệp liên quan



Tư vấn

Tiếp cận, sử dụng thiết bị thí nghiệm, nghiên



Hướng dẫn sử dụng thiết bị

cứu



Tư vấn



Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra



Tham gia nghiên cứu, nghiên cứu độc lập



Các dự án giao lưu liên ngành



Bố trí phòng triển lãm, phòng họp



Lên kế hoạch/xúc tiến triển lãm, hội chợ



Các dự án giao lưu



Tổ chức các khóa chuyên môn



Tổ chức hội thảo về quản lý



Tổ chức các khóa về văn hóa

(e) Chương trình liên quan



Xử lý thông tin, dịch vụ máy tính



Cho thuê văn phòng

tới các hoạt động khác



Cho thuê thiết bị



Xuất bản bản tin



Cung cấp thông tin

(c) Chương trình giao lưu (d) Chương trình phát triển nguồn nhân lực

14-13

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung A-1-(3) Hợp phần của dự án LALETEC: Khu công nghiệp Xanh và S ch Mục tiêu chung

1. Thành lập trung tâm công nghệ gắn kết tại tỉnh Long An, đặt trọng tâm vào việc ứng dụng thực tế công nghệ sinh thái hàng đầu; 2. Tạo dựng không gian cho công tác nghiên cứu và phát triển cũng như triển khai các công việc kinh doanh thực sự; 3. Tiếp thu công nghệ sinh thái tiên tiến của các nước công nghiệp hàng đầu (nhất là Nhật Bản) đồng thời với quá trình hình thành trung tâm; 4. Tạo dựng được một mô hình mẫu giúp triển khai công nghiệp hóa chiến lược Long An bằng cách bố trí các cụm công nghiệp với mô hình “xanh và sạch”, “kết nối vùng ĐBSCL với KTTĐPN” và “phát triển gắn kết””

Sơ lược

1. Các công nghệ sẽ được bố trí trong khu công nghiệp này sẽ thuộc các nhóm sau: Nhóm A – Những công nghệ đã được thiết lập ở các nước công nghiệp tiên tiến, đó là cơ sở cho các sản phẩm có thể sản xuất thương mại được ở Việt Nam; Nhóm B – Những công nghệ vẫn cần phát triển thêm ở mức độ nhất định, bao gồm cả sản xuất thử trước khi đi vào sản xuất thương mại; Nhóm C – Những thiết bị, nguyên liệu sản xuất, vật liệu mới 2. Nhóm A: Pin năng lượng mặt trời, ánh sáng LED, vật liệu xây dựng sinh thái, nhà lắp ghép sinh thái, máy phát điện sức gió, các sản phẩm công nghệ sinh thái đã phổ biến ở Nhật Bản, ví dụ như máy phát điện chạy dầu diesel thải ra lượng khí NOx và CO2 tối thiểu. 3. Nhóm B: Công nghệ xử lý nước thải, vật liệu tái chế, tế bào nhiên liệu, sản sinh hydrogen, công nghệ khí hóa lỏng (GTL), công nghệ cồn sinh học (E3), nhà ở sinh thái, công nghệ lưới thông minh, 4. Nhóm C: Nguyên liệu tái chế, nhựa sinh học, vật liệu nhà ở, xử lý rác thải, tái chế kim loại hiếm, v.v.

14-14

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung A-1-(4) Hợp phần của dự án LALETEC: Kết nối các khu công nghiệp ĐBSCL với KTTĐPN Mục tiêu chung

1. Thành lập trung tâm công nghệ gắn kết tại tỉnh Long An, đặt trọng tâm vào việc ứng dụng thực tế công nghệ sinh thái hàng đầu; 2. Tạo dựng không gian cho công tác nghiên cứu và phát triển cũng như triển khai các công việc kinh doanh thực sự; 3. Tiếp thu công nghệ sinh thái tiên tiến của các nước công nghiệp hàng đầu (nhất là Nhật Bản) đồng thời với quá trình hình thành trung tâm; 4. Tạo dựng được một mô hình mẫu giúp triển khai công nghiệp hóa chiến lược Long An bằng cách bố trí các cụm công nghiệp với mô hình “xanh và sạch”, “kết nối vùng ĐBSCL với KTTĐPN” và “phát triển gắn kết”

Mục tiêu của hợp phần

Trung tâm kho vận 1. Đảm nhiệm chức năng chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp của vùng ĐBSCL cho thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. 2. Đảm nhiệm chức năng phân phối và bán buôn các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp của ĐBSCL cho thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu. 3. Cung cấp các dịch vụ kho vận cần thiết để đảm bảo gắn kết hiệu quả giữa sản xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng Các ngành chế biến thực phẩm 1. Mục tiêu của dự án này là phát huy vai trò chiến lược của trung tâm kho vận và chợ bán buôn nông sản, lâm sản và thủy sản có nguồn gốc từ nhiều nơi trong vùng ĐBSCL sao cho có thể chế biến một lượng lớn nguyên liệu với chi phí thấp hơn, phân phối được sản phẩm với chi phí vận chuyển thấp hơn

Sơ lược

Trung tâm kho vận 

Sẽ phát triển một trung tâm kho vận toàn diện gắn kết với các chức năng như chợ bán buôn, kho tàng, cho thuê văn phòng, xếp dỡ hàng hóa, bến hàng container (CFS), các dịch vụ phân phối và chức năng chợ bán buôn quy mô lớn các mặt hàng nông sản, lâm sản và thủy sản của cả vùng ĐBSCL hướng tới vùng thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích đất sẽ là 10 ha, tổng diện tích sàn là 50.000 m².



Trung tâm kho vận này sẽ được xây dựng tại vị trí chiến lược là giao điểm giữa đường cao tốc TpHCM – Trung Lương và đường vành đai ngoài TpHCM. Trung tâm kho vận này sẽ là đầu mối kho vận cho các sản phẩm công nghiệp của vùng KTTĐPN hướng tới sân bay quốc tế và cảng biển nước sâu quốc tế, và để phân phối các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản từ vùng ĐBSCL phục vụ người tiêu dùng trong vùng thành phố Hồ Chí Minh cũng như xuất khẩu.



Về quá trình triển khai, tỉnh Long An sẽ thực hiện nghiên cứu khả thi dự án PPP và tổ chức đấu thầu PPP. Từ đấu thầu PPP, sẽ lựa chọn được đối tác khu vực tư nhân tham gia xây dựng trung tâm kho vận, đồng thời công tác khai thác, vận hành trung tâm này cũng sẽ dựa vào hợp đồng PPP.



Bố trí tốt các dịch vụ kho vận là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo thành công cho việc phát triển ngành chế tạo có tính cạnh tranh trên toàn cầu. Do Long An có đất nông nghiệp và cả vùng ĐBSCL làm sân sau, nên trung tâm này sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cho nông sản, lâm sản và thủy sản trong khu vực này, đồng thời tăng cường sự bền vững của ngành nông nghiệp.

Các ngành chế biến thực phẩm 

Bản thân khu công nghiệp sẽ được khu vực tư nhân xây dựng trên diện tích 50 ha và dự kiến bố trí 30 nhà máy chuyên về chế biến thực phẩm và có khả năng xử lý và kiểm soát tốt nước thải, từ đó tránh được ô nhiễm nước đối với hệ thống sông ngòi địa phương.



Dự án này có thể đóng vai trò cầu nối giữa phần thuộc vùng KTTĐPN (công nghiệp) với phần thuộc vùng ĐBSCL (nông nghiệp, ngư nghiệp) của tỉnh Long An



Công nghệ xử lý và bí quyết quản lý nước thải là những yếu tố thiết yếu trong việc xác định tính khả thi của dự án này.

14-15

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung A-1-(5) Hợp phần của dự án LALETEC: Khu công nghiệp phát triển g n kết

Mục tiêu chung

1. Thành lập trung tâm công nghệ gắn kết tại tỉnh Long An, đặt trọng tâm vào việc ứng dụng thực tế công nghệ sinh thái hàng đầu; 2. Tạo dựng không gian cho công tác nghiên cứu và phát triển cũng như triển khai các công việc kinh doanh thực sự; 3. Tiếp thu công nghệ sinh thái tiên tiến của các nước công nghiệp hàng đầu (nhất là Nhật Bản) đồng thời với quá trình hình thành trung tâm; 4. Tạo dựng được một mô hình mẫu giúp triển khai công nghiệp hóa chiến lược Long An bằng cách bố trí các cụm công nghiệp với mô hình “xanh và sạch”, “kết nối vùng ĐBSCL với KTTĐPN” và “phát triển gắn kết”

Mục tiêu của hợp 1. Cung cấp máy móc đáng tin cậy và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu cấp bách trong sản phần xuất và chế biến nông sản, đáp ứng nhu cầu về cơ giới hóa tại Long An và các tỉnh trong vùng ĐBSCL, và hướng tới cả các nước láng giềng. 2. Nâng cao năng lực của tỉnh về chế tạo máy móc và thiết bị chất lượng cao. 3. Góp phần vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới 4. Tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển thực sự ngành công nghiệp chế tạo dựa trên công nghệ vật liệu mới và các loại vật liệu mới, và tập trung phát triển ngành công nghiệp này ở tỉnh Long An. Các loại nguyên vật liệu mới là (1) pin năng lượng mặt trời, (2) đèn LED, (3) vật liệu xây dựng sinh thái, và (4) vật liệu xây dựng cho nhà lắp ghép tiền chế. Khu công nghiệp bổ trợ 1. Các kỹ năng và hợp phần cơ bản  Về nội dung này, cần khuyến khích bố trí các công ty Nhật Bản trong ngành công nghiệp bổ trợ, nhất là các kỹ năng và nội dung cơ bản như chế tác kim khí, tôi kim loại, đúc kim loại, chế tạo các sản phẩm/thiết bị điện tử v.v. Các doanh nghiệp này tập trung ở các khu công nghiệp ở cả Tokyo và Osaka để cung cấp sản phẩm cho cho công ty mẹ cũng như các nhà sản xuất, lắp ráp các sản phẩm chính có quan hệ gần gũi. UBND tỉnh Long An sẽ cần khởi xướng chương trình đào tạo tại chỗ để phát huy tối đa hiệu quả của dự án này.  Khu công nghiệp này sẽ được tư nhân xây dựng trên diện tích 50 ha, bố trí khoảng 20 tới 30 nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp bổ trợ (đa phần là liên doanh giữa đối tác Việt Nam và Nhật Bản). Giai đoạn 1 của dự án này (2 năm) sẽ cần 1,0 triệu USD, bao gồm cả xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản. Nội dung xây dựng khu công nghiệp sẽ cần tới 50 triệu USD từ phía khu vực tư nhân. Dự án này có thể cần phối hợp với chương trình phát triển công nghiệp của Nhà nước (Bộ Công thương).  Cần xác định được các doanh nghiệp trong nước có kỹ năng và kinh nghiệm cơ bản có thể làm cơ sở xây dựng các liên doanh như trên để từ đó nhận chuyển giao công nghệ và bí quyết. Tỉnh Long An nên có chương trình hợp tác với chính quyền vùng thành phố Tokyo và với tỉnh Osaka là những cơ quan hiện có chương trình hỗ trợ cho các công ty trong nước thực hiện đầu tư ở nước ngoài 2. Vật liệu mới, đồ điện tử  Cần có chương trình, chính sách xúc tiến đầu tư để tạo điều kiện triển khai dự án này. Căn cứ

14-16

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

vào chương trình đó, sẽ lựa chọn được nhà đầu tư/sản phẩm/vật liệu tiềm năng, và để Long An có căn cứ hỗ trợ cho các nhà đầu tư lập nghiên cứu khả thi và đi tới đầu tư thực sự. Cần phối hợp chặt chẽ với JETRO và Lãnh sự Nhật Bản, đây là các cơ quan có trung tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Thành lập các liên doanh về chế tạo máy móc, thiết bị với các doanh nghiệp phù hợp của Long An  Xác định nhu cầu hiện tại và triển vọng tương lai của các máy móc và thiết bị sử dụng trong sản xuất, chế biến, thủy lợi và các ngành nghề nông thôn (ví dụ như máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa, máy gieo hạt, máy sấy, máy xử lý hạt, máy nạo – hút bùn phục vụ nuôi trồng thủy sản v.v.)  Cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo trì và cung cấp phụ tùng thay thế, v.v.  Đánh giá năng lực của ngành chế tạo máy móc trong tỉnh hiện nay và trong tương lai (đối với các thiết bị nhỏ và dây chuyền sản xuất hiện đại sử dụng trong chế biến, v.v.)  Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào chế tạo máy móc nông nghiệp (Nghị quyết 48/NQ-CP tháng 9 năm 2009, Nghị định 108//2006/NĐCP; Nghị định 151/2006/ NĐ-CP ngày 20/12/2006, v.v.)  Tạo động lực và có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thành tích tốt trong tỉnh (Công ty CP Cơ khí Chế tạo Long An, Xí nghiệp chế tạo cơ khí thuộc Công ty Lương thực Long An) cũng như các nhà sản xuất có kinh nghiệm tham gia vào dự án này; thu hút các nhà chế tạo máy tới đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh.  Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực, công nghệ chế tạo máy đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.  Ưu tiên cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào chế tạo máy nông nghiệp trong tỉnh.

14-17

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung A-2

Phát triển khu công nghiệp s ch, ch t lượng cao có khả n ng xử lý ch t thải

Mục tiêu

Sơ lược

1. Phát triển mô hình khu công nghiệp xanh, sạch 2. Thu hút đầu tư nước ngoài vào Long An 3. Tạo dựng hình ảnh xanh, sạch cho Long An Giai đoạn

2011-2015

Vị trí

Khu công nghiệp kiểu mẫu – Khu công nghiệp Đồng Tâm Giai đoạn 2 (Thuận Đạo) ở Bến Lức

Nhóm đối tượng hưởng lợi

Các ngành gây ô nhiễm nước, các ngành khác, và tất cả người dân

Thành phần

1. Bố trí một nhóm chuyên gia để rà soát, sửa đổi chính sách, quy định và khung pháp lý 2. Thiết lập tiêu chuẩn nước thải mới cho Long An 3. Xây dựng mô hình khu công nghiệp xanh, sạch 4. Xóa bỏ các khu công nghiệp không có xử lý nước thải

Kế hoạch phát triển Các cơ sở dệt, may và mạ bị buộc phải di dời khỏi các vị trí hiện nay theo quy định của chính phủ. (Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003, về việc di dời 17 khu công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư) Tuy nhiên, không có khu công nghiệp nào được chấp nhận do địa điểm di dời phải có đủ cơ sở hạ tầng và phù hợp với các quy hoạch phát triển dài hạn. Do đó, danh mục các cơ sở bị buộc di dời đang gặp khó khăn về việc tìm kiếm quỹ đất để cho họ di dời. Giai đoạn 1: Xây dựng tiêu chuẩn mới về nước thải 1. Thành lập cơ quan quản lý khu công nghiệp. Cơ quan này bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp đã thành công trong việc kiểm soát ô nhiễm và quản lý khu công nghiệp ở Việt Nam. 2. Thành lập một nhóm chuyên gia để rà soát và sửa đổi chính sách, quy định và khung pháp lý 3. Đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh và trung ương, quy hoạch chuyên ngành, phù hợp với công nghệ và năng lực quản lý 4. Thiết lập tiêu chuẩn quốc tế về nước thải tại Long An, bao gồm các quy định về xử phạt 5. Các đơn vị tự đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn này Giai đoạn 2: Xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu 1. Xác định nghĩa vụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải khi xây dựng khu công nghiệp 2. Xác định nghĩa vụ quản lý của cơ quan quản lý khu công nghiệp 3. Vay vốn theo mô hình 2 bước áp dụng giữa JABIC và các ngân hàng địa phương. Ngân hàng này sẽ kiểm tra vay tín dụng Giai đoạn 3: Các khu công nghiệp hiện tại không có hệ thống xử lý 1. Sẽ có các quy định về thời gian ân hạn để các khu công nghiệp hiện tại có đủ thời gian để đầu tư 2. Có thể áp dụng hệ thống vay vốn của JBIC đề đầu tư cho các công trình này Giai đoạn 4: Phát triển khu công nghiệp mới 1. Xác định nghĩa vụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải khi xây dựng khu công nghiệp 2. Xác định nghĩa vụ quản lý của cơ quan quản lý khu công nghiệp 3. Vay vốn theo mô hình 2 bước áp dụng giữa JBIC và các ngân hàng địa phương. Ngân hàng này sẽ kiểm tra vay tín dụng

Thực hiện

Khai thác và Quản lý

Cơ quan quản lý khu công nghiệp sẽ tự khai thác và quản lý

Chi phí (đầu tư, thường xuyên)

10 triệu USD cho giai đoạn 1 & 2.

Doanh thu (nếu có)

Phí quản lý hành chính của từng khu công nghiệp nộp cho cơ quan quản lý. Tỷ lệ thu lợi nhuận của khu công nghiệp là khoảng 30%/năm.

Cơ sở

Danh mục các cơ sở buộc phải di dời khỏi các khu dân cư theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg đang gặp khó khăn do thiếu đất để di dời các cơ sở này

Cơ quan

SKHĐT, SCT, STNMT

Yêu cầu quy hoạch

Cần xác định các thành viên nòng cốt khi thành lập tổ chức này.

Cấp vốn

Sử dụng vốn của khu vực tư nhân, có thể là vay vốn 2 bước của JBIC, ODA của Nhật Bản, Sử dụng ngân sách của Long An để bù vào việc miễn thuế

Yêu cầu tái định cư

Việc tái định cư cho từng khu công nghiệp sẽ nằm trong khuôn khổ dự án khu công nghiệp đó.

Thu xếp thể chế

Xây dựng các quy định mới để bảo vệ môi trường

Yếu tố quan trọng / Điều kiện thành công

Thành lập đơn vị quản lý khu công nghiệp từ các doanh nghiệp đã có chuyên môn, kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm và quản lý khu công nghiệp ở Việt Nam, từ đó đảm bảo thành công của dự án

Kiến nghị

Điều quan trọng là chính quyền địa phương phải nhận thức được rằng đây là mô hình mới về phát triển khu công nghiệp, và mục đích của dự án này là chấm dứt sự ô nhiễm nước tại hệ thống sông ngòi nhờ sử dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý tốt.

14-18

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung A-3

Gói xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư toàn diện 1. Thu được các kỹ năng sản xuất cơ bản/cung cấp các thiết bị và công cụ/bộ phận; 2. Bản địa hóa hiệu quả ngành kinh doanh toàn cầu có sử dụng các nguồn lực của Long An; 3. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghệ sinh học đóng vai trò hạt nhân của quá trình công nghiệp; 4. Phát triển các ngành dịch vụ nhằm hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa mang tính chiến lược.

Mục tiêu chung

Sơ lược

Quy định và thể chế 1. Kỹ năng cơ bản: Long An không cần phải khuyến khích phát triển toàn diện nhân lực bao gồm tất cả các kỹ năng cần thiết trong ngành chế tạo và lắp ráp nói chung bởi nó sẽ dẫn đến các ngành có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động như Trung Quốc những năm trước. Thay vào đó, Long An cần tập trung vào những kỹ năng cơ bản cần thiết để thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp trên cơ sở công nghệ sinh thái, ví dụ như kỹ năng hàn các vật liệu và đơn vị nhà tiền chế sinh thái. Các chính sách ưu đãi về tiền tệ và các loại ưu đãi khác sẽ được xây dựng nhằm phát triển và sử dụng nguồn lao động với các kỹ năng cơ bản. 2. Bản địa hóa: Chuyển đổi Chính sách Khuyến khích Đầu tư của Chính phủ Trung Quốc về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được minh họa như sau  Khuyến khích FDI và công nghệ => Phát triển các ngành thâm dụng lao động/giá trị gia tăng thấp/gây ô nhiễm môi trường/tiêu tốn năng lượng cho các sản phẩm xuất khẩu dựa trên vốn và công nghệ nước ngoài => Bản địa hóa việc vận hành sản xuất nhằm khai thác thị trường nội địa => Xóa bỏ ngành sản xuất thâm dụng lao động/giá trị gia tăng thấp/gây ô nhiễm môi trường/tiêu tốn năng lượng => Khuyến khích các ngành công nghệ cao và các ngành dịch vụ => Thay đổi chính sách để xóa bỏ các thị trường sản xuất độc quyền của tư bản nước ngoài;  Chính phủ Trung Quốc đã không thành công trong việc chuyển đổi từ các ngành thâm dụng lao động/giá trị gia tăng thấp/gây ô nhiễm môi trường/tiêu tốn năng lượng sang các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Long An cần phải học từ các bài học thực tiễn nhằm tránh thất bại tương tự, và thúc đẩy bản địa hóa tập trung vào các ngành dựa trên công nghệ sinh thái thông qua việc áp dụng công nghệ tiến tiến cũng như công nghệ đang được phát triển, bí quyết các ngành sản xuất dựa trên công nghệ sinh thái tại Nhật Bản, và  Vì thế, bản địa hóa những ngành như trên bao gồm những kỹ sư cần thiết, nhà quản lý có thể nói tiếng Anh hoặc Nhật, quảng cáo-tiếp thị và phát triển nhu cầu địa phương, v.v., cần được hỗ trợ về tài chính cũng như các loại ưu đãi khác do chính quyền Long An xây dựng. Quá trình bản địa hóa cần phải thực hiện hài hòa với các Chương trình Phát triển Nhân lực như trình bày trong phần dưới đây. 3. Công nghệ cao/Công nghệ sinh thái: Long An nên tránh các khu vực Công nghệ cao đòi hỏi tích lũy toàn diện công nghệ sản xuất và kỹ thuật cũng như các bí quyết, ví dụ như các ngành công nghiệp thiên văn/hàng không, công nghệ sinh học, các ngành chế tạo thiết bị kỹ thuật số tiên tiến, v.v. Tuy nhiên, tỉnh cũng cần tập trung vào công nghệ sinh thái, các ngành tiết kiệm năng lượng và kỹ thuật môi trường có thể học hỏi được từ Nhật Bản thông qua khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ sinh thái của Nhật để hướng những ưu đãi về thuế nhập khẩu thiết bị, cung cấp cơ hội một cửa cho vị trí trong các KCN, các cơ hội hợp tác liên quan đến các công trình tiện ích và nguồn nhân lực. 4. Công nghiệp dịch vụ: Các ngành dịch vụ công nghệ cao như dịch vụ Công nghệ Thông tin – Truyền thông (ICT)-internet, các nội dung kỹ thuật số, các ngành dịch vụ cơ bản như tài chính, ICT, phân phối, giáo dục, pháp luật, tư vấn, thuê gia công, v.v. cần được phát triển nhằm hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa mang tính chiến lược của Long An. Những chính sách hỗ trợ cần thiết sẽ dành cho đầu tư và phát triển nhân lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài dự định phát triển những ngành như trên tại Long An. Chương trình này sẽ phối hợp với chương trình khuyến khích tập trung các dịch vụ chuyên nghiệp ở Long An Cơ sở hạ tầng 1. LALETEC sẽ được phát triển với vai trò là cơ sở hạ tầng của Gói xúc tiến đầu tư toàn diện, đặc biệt là KCN Phát triển gắn kết nhằm phát triển các kỹ năng cơ bản và công nghệ vật liệu công nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D), và KCN xanh & sạch dành cho thúc đẩy bản địa hóa và phát triển công nghệ sinh thái. Đối với ngành dịch vụ, sẽ phát triển Trung tâm R&D và chương trình tập trung các dịch vụ chuyên ngành. Phát triển nguồn nhân lực 1. Trung tâm Phát triển Nhân lực LALETEC sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc cung cấp các chương trình phát triển nhân lực của Gói xúc tiến đầu tư toàn diện này, bao gồm: i) Chương trình đào tạo tại chỗ với các kỹ năng cơ bản cần thiết cho các doanh nghiệp công nghệ sinh thái hợp tác với các doanh nghiệp tại KCN phát triển gắn kết, ii) Chương trình phát triển nhân lực, kỹ sư, nhà quản lý, và iii) Chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ cao/công nghệ sinh thái đều do Trung tâm Phát triển Nhân lực LALETEC cung cấp, và thông qua chương trình đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp nằm trong KCN xanh & sạch. Phát triển Nhân lực cho ngành dịch vụ có thể sẽ được cung cấp thông qua hoạt động đào tạo tại chỗ nằm trong Chương trình tập trung các dịch vụ chuyên nghiệp.

(i)

(ii)

(iii)

(iv)

Kỹ năng cơ bản

Bản địa hóa

CN cao/ CN sinh thái

Ngành dịch vụ

Quy định/ Thể chế

Ưu đãi ngân sách/thuế cơ bản

Ưu đãi ngân sách/thuế cơ bản

Ưu đãi CN cao/CN sinh thái

Cơ sở hạ tầng

KCN phát triển gắn kết

Chể

nh

Phát triển nhân lực

Nghiên cứu và Phát triển LALETEC: LARDP/KCN xanh & sạch

Ưu đãi ngành dịch vụ

Tập trung các dịch vụ chuyên Trung tâm Phát triển nhân lực LALETEC ngành

Chương trình đào tạo tại chỗ

14-19

Chương trình Q.Lý/ Kỹ sư

Chương trình NC& PT LALETEC

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung B-1

Xây dựng mô hình cải thiện đồng bộ Vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười 1. Đạt được một nền sản xuất lúa hàng hoá ổn định, có chất lượng, năng suất và sản lượng cao, đảm bảo mục tiêu an toàn và an ninh lương thực cho tỉnh và quốc gia.

Mục tiêu chung

2. Nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế. 3. Nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân trong vùng Đồng Tháp Mười, góp phần ổn định cuộc sống của các hộ gia đình trong vùng và hạn chế tình trạng người dân di chuyển ra khu vực đô thị, thành phố. Sơ lược

1. Tổ chức bộ phận điều hành (do Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì) và giao nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan (các ban ngành của tỉnh, các doanh nghiệp/công ty, tổ chức kinh tế hợp tác, cơ quan tư vấn, ngân hàng…) để thống nhất nội dung đề án. 2. Xây dựng loại hình/tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp với sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp – (như hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác …), theo phương thức sản xuất hàng hoá trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện để các nông hộ, cá nhân tự nguyện tham gia nhằm:  Chuyển đổi nền kinh tế nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình sang sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường;  Tạo điều kiện tốt hơn để tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước và các nhà đầu tư.  Tạo điều kiện tiếp cận thị trường và có các cơ hội hoà nhập với thị trường trong và ngoài nước. 3. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất như: Quy trình sản xuất lúa theo GAP; hoàn thiện hệ thống giống 3 cấp theo hướng xã hội hoá; đẩy mạnh xã hội hoá và ứng dụng giống lúa xác nhận. Liên kết, hợp tác với các tỉnh trong và ngoài nước để tiếp nhận các công nghệ và kỹ thuật trồng lúa tiền tiến phù hợp như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn quốc, v.v… 4. Tăng cường và cải thiện mạnh mẽ hệ thống mạng lưới dự báo, phòng trừ sâu, dịch bệnh; hạn chế đến mức tối đa thiệt hại do dịch bệnh lan tràn sang diện rộng. 5. Thúc đẩy thực hiện cơ giới hoá sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. 6. Thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, nâng cao phúc lợi cho người dân vùng lúa, ổn định cuộc sống và cải thiện đời sống văn hoá cư dân nông thôn. 7. Tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ của nhà nước để cải thiện cơ sở hạ tầng vùng lúa, nâng cao khả năng vận chuyển lúa gạo từ vùng ĐTM đến nơi xuất khẩu gạo như: cải tạo, nạo vét và mở rộng các kênh mương, thay thế các trạm bơm dầu cũ của vùng ĐTM bằng các trạm bơm điện; hoàn thiện xây dựng hệ thống đê bao lửng ở các khu vực cần thiết. 8. Phối hợp với Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và Công ty Lương thực Long An lập kế hoạch tham gia thực hiện Đề án. Các hoạt động phối hợp cụ thể là:  Cải thiện và tổ chức lại mạng lưới thu mua, chế biến và bảo quản lúa  Nâng cấp và xây mới hệ thống kho trữ lúa ở các vùng và trang bị dây chuyền chế biến bảo quản lúa gạo tiền tiến. Khuyến khích thay đổi quy trình xay xát chế biến khi lúa còn ướt của các cơ sở chế biến quy mô nhỏ làm giảm chất lượng gạo và giá trị xuất khẩu.  Tổ chức phối hợp cung cấp các dịch vụ của các doanh nghiệp về vật tư, phân bón, v.v.. tiến tới thực hiện ký kết việc cung cấp dịch vụ và thu mua lúa gạo theo hợp đồng.  Thực hiện thay đổi quy trình thu mua và chế biến lúa gạo hiện nay từ: “Mua gạo xay – sấy – bảo quản – đánh bóng – xuất khẩu” sang quy trình sau: “Mua lúa – sấy đến độ ẩm phù hợp – bảo quản và xay xát theo kế hoạch – xuất khẩu” nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu. 9. Khuyến khích kêu gọi và có các cơ chế chính sách phù hợp để các nhà đầu tư vào xây dựng các nhà máy chế biến lúa gạo tại các vị trí thuận tiện trong vùng ĐTM (như Thạnh Hoá, Mộc Hoá, v.v…). 10. Quy hoạch xây dựng khu trung tâm giao dịch, thu mua, chế biến và xuất khẩu lúa gạo (hay Trung tâm kho vận) tại địa điểm thuận tiện của Vùng ĐTM để có thể thu hút được luồng lưu thông lúa gạo trong vùng, từ Căm pu chia, từ các tỉnh bạn như Đồng Tháp, Tiền Giang, v.v… phục vụ đẩy mạnh lưu thông phân phối lúa gạo nâng cao sản lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao, nâng giá thành gạo xuất khẩu, v.v…

Thực hiện

Cơ quan

UBND tỉnh Long An

Thu xếp thể chế

Các đơn vị trực tiếp thực hiện: Đại diện các Sở như: Sở NN & PTNT, Sở Công Thương, Sở Khoa họcCông nghệ v.v.; các doanh nghiệp như công ty Lương thực Long An, các hiệp hội, các trường, viện; UBND các huyện liên quan… Phối hợp: Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến và Thương mại Nông lâm sản và Nghề Muối, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư quốc gia

14-20

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung B-2

Phát triển vùng sản xu t nông nghiệp công nghệ cao 1. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường, tạo dựng được mô hình nhà kính/plastic ứng dụng công nghệ thuỷ sinh, tiền tiến để sản xuất và cung cấp các loại rau có lựa chọn phục vụ các Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn tại các thành phố lớn, đô thị.

Mục tiêu chung

2. Thiết lập được mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở sản xuất và cơ sở tiêu thụ thông qua mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại trên thị trường thành phố Sơ lược

Ý tưởng về mô hình xây dựng nhà kính 1. Nhà kính/plastic thuỷ canh là một nơi trồng các loại rau, đảm bảo đủ cung cấp rau sạch chất lượng cao hàng ngày nhưng đòi hỏi đầu cào chất lượng cao, với đối tượng là các Trung tâm thương mại, siêu thị… Công trình sẽ bao gồm năm nhà kính thuỷ sinh, kích thước 32x150 bộ, kho lưu trữ, cơ sở đóng gói, văn phòng. Nên chia giai đoạn phát triển năm nhà kính này tuỳ theo mức độ gia tăng nhu cầu. 2. Sản phẩm chính bao gồm trước mắt là rau xà lách, cà chua, dưa chuột, và có thể dâu tây. Tuỳ nhu cầu có thể cân nhắc trồng them các loại cây phù hợp. 3. Thị trường: Các loại sản phẩm loại 1 (phần lớn sản lượng) có thể bán cho các siêu thị, Trung tâm thương mại, Coopmart tại TP HCM, khách sạn, và các cửa hang đồ ăn nhanh…Các sản phẩm loại 2 (phần nhỏ sản lượng) không đạt tiêu chuẩn về kích thước, hình dáng, v.v…có thể được đem đi bán ở chợ. 4. Có những quy định cụ thể đối với các sản phẩm tươi cho các chuỗi cửa hàng ăn nhanh và siêu thị ở TP HCM, trong đó quy định về chất lượng cây, cách đóng gói theo quy định của HACCP (phân tích rủi ro và kiểm tra chất lượng) Kế hoạch phát triển 1. Xác định, tuyển chọn loại rau có nhu cầu cao trên thị trường thành phố. 2. Thống kê và xác định các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, đất đai, chất lượng nước tại vùng dự án làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế và lựa chọn công nghệ và vật liệu cụ thể ứng dụng trong nhà kính/plastic. Tham khảo các mô hình đã xây dựng thành công ở một số địa phương trong nước. 3. Xây dựng quy trình sản xuất phù hợp có tính đến:  các điều kiện cụ thể của vùng và các yêu cầu cần thiết cho sản phẩm rau an toàn.  khả năng nguyên vật liệu săn có trong nước để giảm bớt giá thành công trình  chú ý các giải pháp về đảm bảo vệ sinh môi trường của Dự án. 4. Tổ chức tập huấn đào tạo lao động làm việc tại công trình Dự án. 5. Nhân rộng kết quả mô hình trồng rau nhà kính ứng dụng công nghệ thuỷ canh, tiền tiến ra một số địa phương có điều kiện thuận lợi về nhu cầu thị trường và điều kiện đặc điểm của vùng 6. Kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chi phí

40.000-50.000 USD / nhà kính

(đầu tư, chi thường xuyên) Thực hiện

Cơ quan

UBND tỉnh Long An

Thu xếp thể chế



Sở Nông nghiệp và PTNT (Phòng trồng trọt, Chi cục Phát triển Nông thôn, Chi cục Bảo vệ Thực vật…)



Sở Công Thương, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế …



UBND các huyện - TP (xã) trong vùng dự án

14-21

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung B-3

Xây dựng Trung tâm Kho v n lương thực tỉnh Long An

Mục tiêu chung

1.

Sơ lược

2010-2015

Giai đoạn

Xây dựng một Trung tâm kho vận đầu mối về lương thực của tỉnh và cho một số tỉnh lân cận trong giao dịch, thu mua, chế biến bảo quản theo các tiêu chuẩn cần thiết, nâng cao tính cạnh tranh của gạo xuất khẩu của tỉnh, nâng cao giá trị lúa gạo xuất khẩu trên thị trường quốc tế.. 2. Tạo cơ sở để tỉnh xây dựng một trung tâm kho vận đầu mối về lương thực của tỉnh và một số các tỉnh lân cận trong giao dịch, thu mua, chế biến bảo quản theo các tiêu chuẩn cần thiết, nâng cao tính cạnh tranh của gạo xuất khẩu của tỉnh

Ý tưởng chính 1. Kho vận lương thực là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm: bố trí kế hoạch, phương tiện hạ tầng, và điều hành luồng lưu thông và lưu trữ một cách có hiệu suất và hiệu quả luồng hàng hoá, các dịch vụ và các thông tin, từ khởi điểm cho đến nơi tiêu thụ, nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Kho vận không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hàng hoá. 2. Trung tâm kho vận lương thực dự kiến sẽ là một cơ sở/cụm, có chức năng lưu trữ lương thực. Ngoài chức năng lưu trữ, trung tâm kho vận có các chức năng khác như: dịch vụ khách hàng (dự báo nhu cầu; thông tin về phân phối; kiểm soát hàng tồn kho; sắp xếp vật liệu, hàng hoá; vận chuyển v.v...). 3. Trung tâm kho vận lúa gạo sẽ tạo điều kiện tốt cho việc xuất khẩu một lượng gạo thích hợp vào đúng thời điểm phù hợp theo hệ thống quản lý thống nhất. Trung tâm trên sẽ là điểm tập kết cho việc phân phối hàng hoá nông-lâm-ngư nghiệp cho Long An và một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nếu lượng hàng gạo quá nhiều vào một thời gian nào đó, trung tâm kho vận sẽ tiếp tục lưu trữ một phần số gạo hàng hoá đó. Do vậy, có thể xuất khẩu một cách liên tục, đảm bảo lãi suất ổn định . 4. Tại trung tâm kho vận lúa gạo, chất lượng gạo cũng có thể được kiểm tra. Với mặt hàng gạo, có thể xem xét việc thành lập các xí nghiệp chế biến lúa gạo cũng đặt tại trung tâm. 5. Khả năng thiết lập một trung tâm kho vận có liên quan đến các yếu tố như luồng lưu thông của một số loại sản phẩm nhất định từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Các tuyến đường vận chuyển lương thực và mối liên quan giữa hoạt động của Trung tâm kho vận của tỉnh và của Vùng. Thực hiện

Cơ quan

UBND tỉnh Long An

Yêu cầu quy 1. Xác định vai trò và hoạt động của các cơ sở tham gia trong quá hoạch trình sản xuất, lưu thông, phân phối lương thực trong tỉnh. 2. Trên cơ sở sơ đồ lưu thông phân phối lương thưc của tỉnh Long An đã điều tra, tiến hành quy hoạch, kế hoạch xây dựng Trung tâm kho vận trên cơ sở đảm bảo chức năng hoạt động, cũng như hiệu quả kinh tế, căn cứ vào phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế hiện tại và tương lai của tỉnh. Cần xác định rõ mối quan hệ của Trung tâm với các hoạt động trong tương lai của các Cảng của tỉnh và của TP HCM. 3. Đề xuất những yêu cầu và giải pháp nhằm cải thiện tình hình lưu

14-22

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

thông, tồn trữ, chế biến, bảo quản và xuất khẩu lương thực của tỉnh cho các mùa vụ trong năm, các giải pháp giảm chi phí trong lưu thông, vận chuyển, phân phối, bảo quản lúa gạo từ nơi sản xuất của Vùng ĐTM đến nơi tiêu thụ trong nước và cho xuất khẩu gạo. 4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ kho vận giao dịch thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo của tỉnh nhằm đảm bảo các mục tiêu đề xuất. 5. Xác định mối liên quan giữa hoạt động của trung tâm kho vận của tỉnh và của các trung tâm kho vận trong Vùng ĐBSCL hiện tại và tương lai để có chiến lược quy hoạch xây dựng trung tâm kho vận của tỉnh. 6. Xây dựng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động tại trung tâm. Thu xếp thể Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, Sở chế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính. Các doanh nghiệp: Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty Lương thực Long An.

14-23

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung C-1

Dự án t ng cường phòng chống ô nhiễm môi trường

Mục tiêu

Thông tin khái quát

1.Xây dựng Khu Công nghiệp (KCN) không ô nhiễm để hậu thuẫn cho chính sách Công nghiệp hóa thân thiện với môi trường; 2.Tạo lập cơ sở đáp ứng được những ngành công nghiệp giá trị gia tăng mới và có kiểm soát về môi trường; và 3.Phát triển hệ thống quản lý thích hợp đối với các địa điểm công nghiệp. Giai đoạn

2010 - 2015

Địa điểm

Tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc cụm công nghiệp đã và đang phát triển của tỉnh Long An

Những người hưởng lợi (nhóm mục tiêu)

Người dân Long An và các bên liên quan trong các ngành công nghiệp

Thành phần dự án

1.Phát triển hạ tầng cơ bản cho hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn đối với những KCN đang hoạt động hiện nay đạt Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam; 2.Phát triển hệ thống quản lý chất thải độc hại cùng với hệ thống cơ sở vật chất và cơ chế-chính sách

Quy hoạch và bố trí Dự án bao gồm các biện pháp môi trường cần thiết đối với nguồn nước, nước thải và chất lượng không khí, và quản lý chất thải rắn. Trọng tâm sẽ phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm, tính chất của các KCN mục tiêu. Hai yếu tố quan trọng cần được thiết kế có chủ đích đó là: Hệ thống Xử lý Nước thải (XLNT): Là một hệ thống cơ bản được trình bày trong hình dưới đây, gồm: thiết bị xử lý chính được lắp đặt riêng (không có dòng chảy trực tiếp), và thiết bị xử lý thứ cấp được lắp đặt tại các KCN theo các Tiêu chuẩn và Luật Môi trường, sau khi nước thải đã được xử lý qua hai khâu trung gian sẽ được chuyển vào hệ thống xử lý cấp ba. Giai đoạn quan trọng nhất là xử lý nước tại thiết bị xử lý chính, giai đoạn này sẽ tách bỏ các yếu tố độc hại. Quy đinh cụ thể này sẽ được ban hành. Hệ thống Quản lý Ch t thải r n Độc h i: Xây dựng nhanh chóng một khung chính sách về hệ thống xử lý chất thải độc hại nhằm đưa ra: 1) định nghĩa về “nguyên vật liệu độc hại” phát sinh từ ngành sản xuất; 2) trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc xử lý an toàn những nguyên vật liệu độc hại đã được đinh nghĩa; 3) các quy định về đầu tư hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp (trách nhiệm không thể tránh của phía khách hàng); 4) các nguyên tắc và quy chuẩn đối với quá trình thu gom, xử lý trung gian, vận chuyển và khâu tiêu hủy cuối cùng đối với các vật liệu độc hại và các vật liệu công nghiệp.

Triển khai thực hiện

Khai thác và Quản lý

Cơ chế vận hành và quản lý sẽ có trong dự án với vai trò là thành tố mềm quan trọng.

Chi phí (đầu tư, chi thường xuyên)

55 triệu USD (bao gồm 5 triệu USD dành cho các nghiên cứu, khảo sát công trình và thể chế)

Doanh thu (nếu có)

Phí dịch vụ thu từ người hưởng lợi ít nhất cũng phải đảm bảo được chi phí vận hành tuần hoàn.

Sự cần thiết

Công nghiệp hóa không gây ô nhiễm là điều kiện cần và đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh

Cơ quan/ Đơn vị

Sở Công nghiệp, Sở Khoa học – Công nghệ (KH-CN), Sở Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) và Ban Quản lý (BQL) các KCN, KCX

Yêu cầu Quy hoạch

Được thực hiện với sự tham gia đồng thời của Sở CN, Sở TN-MT và BQL các KCN, KCX

Nguồn quỹ/vốn

Từ các nguồn quỹ ngoài của (các) Nhà tài trợ cũng như ngân sách UBND tỉnh dành cho đầu tư (ngân sách bổ sung)

Yêu cầu Tái định cư (TĐC)

Không có

Sắp xếp thể chế

Rà soát các quy định và khung pháp luật hiện hành, những cơ chế sắp xếp mới sẽ được bàn thảo trong khi triển khai thực hiện dự án.

14-24

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung C2

Phát triển phù hợp với tư cách “Nhà quản lý Kiểm soát Ô nhiễm môi trường đã được chứng nh n”

Mục tiêu

Thông tin khái quát

Giai đoạn Địa điểm Những người hưởng lợi (nhóm mục tiêu) Thành phần dự án

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa không gây ô nhiễm môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cho tỉnh Long An. 2. Xây dựng và phát triển một quy chuẩn xã hội dành cho các hoạt động sản xuất của những ngành sản xuất nhạy cảm với môi trường phù hợp với các quy định và pháp luật hiện hành. 3. Khuyến khích quản lý từ cấp cao nhất trong các ngành công nghiệp để có thể hiểu rõ các chức năng cơ bản của hệ thống những nhà Quản lý Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường đã chứng nhận (CPCM)” và thuê họ với tư cách là những nhà quản lý môi trường. 2010 - 2015 Tỉnh Long An Người dân Long An và những người hoạt động trong ngành công nghiệp 1. Xác định các ngành công nghiệp phù hợp và/hoặc các xí nghiệp tuân theo hệ thống CPCM, đồng thời quy định các điều kiện hoạt động, vận hành; 2. Thực hiện hàng loạt các cuộc thảo luận chuyên đề/hội thảo nhằm tuyên truyền về hệ thống CPCM, cũng như chia sẻ khái niệm với “Các Hiệp hội Công nghiệp”, “Phòng Công Nghiệp và Thương mại” và các bên liên quan khác. 3. Xây dựng hệ thống CPCM dựa trên kế hoạch tuyển dụng của các ngành công nghiệp phù hợp.

Quy hoạch và bố trí Áp dụng đối với các ngành Công nghiệp: Việc thiết lập hệ thống CPCM đề xuất trong các phân mục của C2: Đẩy mạnh Phát triển nguồn Nhân lực vì một Tỉnh Tri thức. Dự án này nhằm mục tiêu hợp nhất hệ thống CPCM vào khu vực sản xuất với vai trò hướng dẫn pháp lý cho các hoạt động sản xuất đi kèm với hoạt động quản lý môi trường tương xứng, được trình bày theo cột bên phải trong hình dưới đây. Các ngành CN phù hợp: Các ngành CN phù hợp tuân theo hệ thống CPCM sẽ được định nghĩa rõ ràng trong quy định chi tiết về các khía cạnh: các ngành sản xuất, quy mô hoạt động hoặc sản xuất, việc sử dụng các nguyên vật liệu động hại trong quá trình chế biến, các thành phần của thành phẩm và/hoặc bán thành phẩm; việc sử dụng điện năng, nguồn nước trong quá trình sản xuất; nước thải và chất thải rắn phát sinh, v.v. Việc này sẽ được xem xét, quyết định cẩn trọng dựa trên cơ sở khoa học. Xây

ng

i

m tra

TW (Bô TNMT ) va nh (Sơ TNMT)

nh ô CPCM

c

UB n m tra nh đô CPCM

Sư tham gia vê t chuyên môn a c ng i c, n Nghiên u (NCEST-Long An)

Trung tâm p i CPCM

ng viên Cô

n ky c nha

n va ăng ky

t a i trơ

p

c

n

• •

i

i

c

p i công ng Thương Công p

c công ty nh n

m tra va nh gia Đ t

ng

n

nh CN

p i va

i quy t

ng Thuê

Đăng ky CPCM Đ ng

Ghi chu: CPCM= Nha a c

Khai thác và Quản lý Chi phí (đầu tư, chi thường xuyên) Doanh thu (nếu có) Sự cần thiết

Triển khai thực hiện

Cơ quan/ Đơn vị Yêu cầu Quy hoạch Nguồn quỹ/vốn Yêu cầu Tái định cư (TĐC) Sắp xếp thể chế

n ly ng

m n



m

Nhân viên công ty u ch m n ly môi ng

Sẽ thành lập Trung tâm Hiệp hội CPCM (tên gọi tạm thời) để thực hiện và quản lý dự án. Không nhất thiết phải có các khoản đầu tư lớn ban đầu, tuy nhiên, sẽ cần khoảng 2 triệu USD cho quá trình sắp đặt, và khoảng 0,5 triệu USD dành cho chi phí tuần hoàn hàng năm. Điều khoản về các dịch vụ tư vấn cho quản lý môi trường cũng là một trong các nguồn thu, tuy nhiên không mong đợi đây là nguồn thu chính. Hệ thống thể chế CPCM là một công cụ chính sách hữu hiệu để thực hiện quá trình CNH không gây ô nhiễm môi trường, và Việt Nam cần phải tăng cường các nhà quản lý môi trường chuyên nghiệp, có hiểu biết về khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, và khu vực công nghiệp sẽ chấp nhận hệ thống như là một trong những cam kết kinh doanh. UBND tỉnh, Sở TNMT, Sở Công thương, Sở KHCN, Sở KHĐT, các trường đại học và viện nghiên cứu Xây dựng Kế hoạch hành động có sự tham gia của Sở TN-MT và Sở CN. Chính quyền TW cũng như tỉnh Long An coi dự án này là một mô hình tiên phong, và (các) nhà tài trợ quốc tế sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm triển khai thực hiện dự án một cách hiệu quả. Không có Cần phải có cơ sở pháp lý đảm bảo cho Hệ thống CPCM.

14-25

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung C-3

Chương trình Đào t o Lãnh đ o Cộng đồng cho Quản lý Môi trường hướng tới Cộng đồng

Mục tiêu

Thông tin khái quát

1.Thiết lập một hệ thống phát triển xã hội cộng đồng 2.Trao quyền cho các nhóm cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho quản lý môi trường bền vững. 3.Thiết lập Hệ thống Giáo dục Xã hội để đào tạo những người lãnh đạo cộng đồng cho quản lý môi

Giai đoạn Địa điểm Những người hưởng lợi (nhóm mục tiêu) Thành phần dự án

trường (QLMT) 2010 - 2015 Tỉnh Long An Người dân trong tỉnh 1.Chuẩn bị “Các Chương trình đào tạo” để tăng cường lãnh đạo cộng đồng cho hoạt động QLMT và

quản lý thiên tai; 2.Phối hợp với các trường tiểu học, các trường dạy nghề và các trường đại học; 3.Thành lập các dự án cộng đồng nhằm cải thiện môi trường sống dựa trên các tầm nhìn chung; 4.Triển khai thực hiện dự án được xác định là phù hợp và hiệu quả nhằm đạt được tầm nhìn, do “Quỹ

Bảo vệ Môi trường” tài trợ Quy ho ch và bố trí Các chương trình đào tạo lãnh đạo cộng đồng cần phải được chuẩn bị phối hợp với việc thành lập hệ thống giáo dục mang tính xã hội hóa để mọi người dân đều có thể học hỏi được các công nghệ và kiến thức về môi trường, và đào tạo các lãnh đạo đi dầu thực hiện các dự án về môi trường, kêu gọi sự tham gia của người dân. Hệ thống giáo dục mang tính xã hội hóa sẽ đem lại rất nhiều cơ hội học tập với các hình thức khác nhau như “Lớp học buổi tối”, “Lớp học Cộng đồng” hay “Giảng viên đặc biệt”. Các trang thiết bị học tập cơ bản sẽ được sử dụng cho các trường học xã hội như vậy.

c cao

c c

i Vận hành và Quản lý Chi phí (đầu tư, chi thường xuyên) Doanh thu (nếu có) Sự cần thiết

Triển khai thực hiện

Cơ quan/ Đơn vị Yêu cầu Quy hoạch Nguồn quỹ/vốn Yêu cầu Tái định cư (TĐC) Sắp xếp thể chế

Hệ thống giáo dục tổng hợp 4 cấp

Mục tiêu cuối cùng là dự án này sẽ do cộng đồng vận hành và quản lý. 2 triệu USD cho các chương trình Giai đoạn 1 (Chương trình 3 năm), gồm các hợp phần nêu trên. Phụ thuộc vào các hoạt động cộng đồng được triển khai Người tham gia bảo tồn môi trường phải là bản thân những người dân trong cộng đồng, cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái. Chính vì thế biện pháp tốt nhất là người dân được trao quyền bảo tồn những nguồn lực môi trường. Sở TN-MT, Sở GD-ĐT, Sở NN-PTNT và UBND các quận/huyện Các chương trình đào tạo kiến thức cần phải do Sở TN-MT, Sở GD-ĐT và UBND các quận/huyện chuẩn bị, cùng với sự hợp tác giữa Sở GD-ĐT và các trường đại học. Ngân sách tỉnh Long An cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía (các) nhà tài trợ. Không có Cần thiết lập một số cơ sở về thể chế cho “Hệ thống giáo dục mang tính xã hội hóa”, nếu cần thiết.

14-26

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung C-4

Thành l p Hệ thống Giám sát toàn diện các yếu tố môi trường chính

Mục tiêu

1. Thành lập hệ thống giám sát môi trường trong toàn tỉnh, hệ thống này có liên hệ trực tiếp với năng

lực đánh giá; 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường; 3. Phát triển năng lực của nguồn nhân lực cho quản lý môi trường của tỉnh Long An

Thông tin khái quát

Giai đoạn Địa điểm Những người hưởng lợi (nhóm mục tiêu) Thành phần dự án

2010 - 2015 Tỉnh Long An và các tỉnh lân cận Người dân tỉnh Long An 1.Nghiên cứu và thiết kế Hệ thống Giám sát Môi trường Toàn diện (CEMS); 2.Xây dựng các trạm quan trắc và lắp đặt trang thiết bị/máy móc; 3.Tăng cường năng lực nghiên cứu của Sở TN-MT và các đại học; và 4.Phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá và thực hiện các biện pháp/hành động thích

hợp Quy hoạch và bố trí Hệ thống giám sát môi trường đề xuất được minh họa trong hình đưới đây.

Tr m quan tr c Tiểu TT dữ liệu Không khí Trung tâm xử lý dữ liệu Nhóm đánh giá (nước) Nước

M ng lưới dữ liệu Đ t Tiếng ồn

Phòng thí nghiệm

Nhóm đánh giá (không khí)

Nhóm đánh giá (đ t và các yếu tố khác)

Các trường đ i học

Vận hành và Quản lý Chi phí (đầu tư, chi thường xuyên) Doanh thu (nếu có) Sự cần thiết Triển khai thực hiện

Cơ quan/ Đơn vị Yêu cầu Quy hoạch Nguồn quỹ/vốn Yêu cầu tái định cư Sắp xếp thể chế

Sở TN-MT 15 triệu USD dành cho giai đoạn đầu nhằm trang bị cho 4 thành phần đã nói đến ở trên, và 2 triệu USD cho các chi phí thường xuyên hàng năm để vận hành hệ thống Không có doanh thu Cần có một hệ thống giám sát môi trường đáng tin cậy nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường ở cả cấp trung ương và địa phương Sở TN-MT, Sở KH-CN, UBND các quận/huyện và các trường đại học Kế hoạch hành động do Sở TN-MT chuẩn bị Yêu cầu tỉnh cấp 50% chi phí đầu tư ban đầu và các khoản chi thường xuyên cho quá trình vận hành. 50% chi phí còn lại sẽ từ các chương trình của (các) nhà tài trợ. Không Quản lý tuân theo các quy định, pháp luật và/hoặc các văn bản hướng dẫn hiện hành.

14-27

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung D-1 

Sơ lược về bệnh viện quốc tế Bumrngrad (ví dụ)

Tổng quan Bệnh viện Bumrungrad International là bệnh viện đa khoa nổi tiếng quốc tế, nằm tại trung tâm Bangkok, Thái Lan. Đây là bệnh viện tư lớn nhất Đông Nam Á với 554 giường bệnh và trên 30 chuyên khoa. Bệnh viện này cung cấp các dịch vụ khám và điều trị tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại trong một trung tâm y tế theo mô hình 1 cửa. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Bệnh viện có một phòng tư vấn y tế, trong đó có bác sĩ, y tá và cả phiên dịch để đáp ứng các nhu cầu dặc biệt của bệnh nhân quốc tế. Bumrungrad International là khu chăm sóc sức khỏe toàn diện bao gồm: Bệnh viện 554 giường này còn có phòng thí nghiệm và dược liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, các thiết bị chụp, quét tiên tiến, trung tâm nghiên cứu điều trị (ii) Khu điều trị ngoại trú mới – một trong những trung tâm lớn nhất thế giới – cũng là nơi đặt một số các chuyên khoa điều trị; (iii) Có hai tòa nhà 125 phòng và căn hộ khép kín phục vụ các gia đình bệnh nhân và bệnh nhân đang hồi phục. (iv) Các dịch vụ khác cho bệnh nhân quốc tế bao gồm (v) Ngôn ngữ: Đại diện dịch vụ khách hàng nói được các thứ tiếng: Anh, Thái, Ả Rập, Bengali, Campuchia, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Việt. (vi) Dịch vụ sân bay (vii) Dịch vụ du lịch và visa (viii) Nhà hàng, cửa ahngf và các dịch vụ khác Lượng bệnh nhân (i)



  

Mỗi năm điều trị trên 1,1 triệu lượt bệnh nhanh (ngoại trú và nội trú) Có trên 407.000 lượt bệnh nhân quốc tế từ trên 190 quốc gia

Nhân lực

   

Ban quản lý quốc tế do một chuyên gia người Mỹ làm trưởng ban Trên 3000 nhân viên Trên 1000 y sĩ, nha sĩ, phần lớn đều có chứng chỉ đào tạo quốc tế Trên 900 y tá

14-28

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung D-2

Phát triển trung tâm thương m i quy mô lớn ở ngo i ô (trung tâm mua s m) Trung tâm Home Depot (Mỹ, Canada, Mexico, Trung Quốc, v v )

CAINZE HOME (Nh t)

METRO (toàn cầu)

14-29

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung D-3

Khuyến khích t p trung các Dịch vụ chuyên nghiệp trong các trung tâm đô thị

Mục tiêu Sơ lược

Tăng cường và hỗ trợ thủ tục đầu tư nhanh Đây là dự án tầm trung sẽ được thực hiện trong quá trình phát triển trung tâm thị xã Tân An với các dịch vụ chuyên nghiệp dự kiến được tập trung như các công ty luật, kế toán, quản lý, tài chính, CNTT và các loại khác cần thiết đối với các nàh đầu tư nước ngoài để tìm hiểu khả năng đầu tư cá thể. Việc tập trung các dịch vụ chuyên nghiệp có thể được thực hiện bằng cách mời gọi và đặt chi nhánh của các tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp đang hoạt động ở TP. HCM. Chi tiết phát triển khu trung tâm thành phố Tân An được mô tả trong phần Định hướng Phát triển không gian các ngành. Khai thác và quản lý

Được thành lập bởi UBND tỉnh Long An

Chi phí (đầu tư, thường xuyên)

200.000 USD cho việc chuẩn bị và thực hiện chương trình

Doanh thu (nếu có)

Không có doanh thu kỳ vọng từ các chương trình khuyến khích đầu tư.

Cơ sở

Việc tập trung các dịch vụ chuyên nghiệp là rất cần thiết cho các nhà đầu tư cũng như cho các công ty địa phương của tỉnh Long An.

Thực hiện

Cơ quan

Sở KHĐT và Sở Công thương

Yêu cầu quy hoạch

Quy hoạch trung tâm thị xã Tân An là điều kiện tiên quyết cho dự án này. Tuy nhiên, điều tra về thị trường và tình hình thực tế của tỉnh Long An về các dịch vụ chuyên nghiệp có thể được tiến hành trước.

Cấp vốn

Vốn do chính quyền tỉnh cấp

Yêu cầu tái định cư

Không có yêu cầu về tái định cư

Thu xếp thể chế

Cần có một số thu xếp về thể chế trong quá trình lập quy hoạch khu trung tâm thị xã để phản ánh các ý tưởng và yêu cầu cho dự án này.

14-30

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung E-1

Thành l p Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư

Mục tiêu Sơ lược

Thực hiện

Tăng cường và hỗ trợ thủ tục đầu tư nhanh Kế hoạch phát triển: Mục tiêu của dự án này là hỗ trợ đầu tư và địa điểm cho các công ty toàn cầu hoạt động tại Long An. Một Ban chuyên trách xúc tiến đầu tư gồm các phòng ban liên quan của Sở KHĐT sẽ được thành lập và được hỗ trợ bởi kinh nghiệm khuyến khích đầu tư từ thành phần tư nhân. Ban chuyên trách Xúc tiến đầu tưsẽ có các cuộc họp thường kỳ và liên hệ với lãnh đạo của UBND tỉnh Long An nên các quyết định về khuyến khích đầu tư có khả năng được đưa ra nhanh chóng. Ban chuyên trách Xúc tiến đầu tưsẽ phối hợp với Bộ CT và các tổ chức quốc tế như các tổ chức xúc tiến mậu dịch của các nước như là JETRO và chính quyền địa phương các nước đó để khuyến khích đầu tư và chọn vị trí cho các công ty Nhật Bản và các nước khác. Ban này sẽ thực hiện một loạt các điều tra ý kiến và phỏng vấn định kỳ các nhà đầu tư tiềm năng và tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư ở nước ngoài và các hoạt động có liên quan khác. Mục tiêu về số lượng các công ty có thể tiến tới ký hợp đồng trong Giai đoạn 1 (hai năm) sẽ là 20 nhà đầu tư. Khai thác và Quản lý

Sẽ được phối hợp điều hành của các phòng ban khác nhau của Sở Công thương và Sở KHĐT.

Chi phí (đầu tư ban đầu và thường xuyên)

2 triệu USD bao gồm khuyến khích đầu tư cho “Dịch vụ - Dự án 4: Thành lập khu CN hỗ trợ đặc biệt”

Cơ sở

Việc thành lập Ban chuyên trách Xúc tiến đầu tưlà một yếu tố quan trọng trong việc tiến hành các chương trình khuyến khích đầu tư và đặt vị trí của các nhà sản xuất toàn cầu.

Cơ quan

Sở KHĐT, Sở Công thương và các sở ngành liên quan

Cấp vốn

Được cấp kinh phí bởi chính quyền tỉnh. Các nguồn kinh phí tiềm năng có thể được huy động từ phía Nhận Bản, như là các quỹ khuyến khích đầu tư của JETRO và các tổ chức khác trong Chính phủ Nhật Bản.

Yêu cầu tái định cư

Không có nhu cầu nào

Thu xếp thể chế

Dự án này có thể phải phối hợp với các chương trình phát triển công nghiệp của Chính phủ Việt Nam thuộc Bộ Công thương.

Yếu tố quan trọng / Điều kiện thành công

Xác định được cơ quan chính phủ nước ngoài có các chương trình xúc tiến đầu tư và tài trợ là rất cần thiết. Xác định các công ty địa phương có các kỹ năng cơ bản và kinh nghiệm có thể sử dụng làm cơ sở cho các liên doanh này để nhận các kinh nghiệm và công nghệ được chuyển giao.

Kiến nghị

Chính quyền tỉnh Long An nên tiếp xúc hợp tác với chính quyền đô thị Tokyo và chính quyền tỉnh Osaka là những nơi đã có các chương trình hỗ trợ các công ty địa phương đầu tư ra nước ngoài.

14-31

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung F-1

Xây dựng trung tâm phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu

1) Phát triển nguồn nhân lực cần thiết để phát triển các ngành công nghiệp và xã hội 2) Tạo điều kiện tập huấn về kinh nghiệm làm việc thực tế 3) Phối hợp hiệu quả với hệ thống giáo dục thường xuyên Kế hoạch phát triển: Mục tiêu của dự án là nhằm cung cấp địa điểm và điều kiện phát triển nguồn nhân lực toàn diện cần cho nhiều lĩnh vực trong xã hội cũng như công nghiệp. Trung tâm này có chức năng cầu nối của hệ thống giáo dục giúp nối liền hệ thống giáo dục thường xuyên với dạy nghề và đào tạo. Trung tâm sẽ đảm nhận các ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch. Phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp sẽ bao gồm giáo dục cán bộ quản lý tầm trung/kỹ sư/cán bộ kỹ thuật thông qua đào tạo các kỹ năng cơ bản như đúc/gia cố, xử lý vật liệu lưỡng kim. Phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản về hoạt động sản xuất hàng hóa tới các kỹ năng và kiến thức đặc biệt trong ngư nghiệp, nông học, chăn nuôi động vật, quản lý môi trường, quản lý sản

Sơ lược

xuất và xây dựng/quản lý các mô hình hợp tác trong kinh tế/nông nghiệp Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch sẽ bao gồm các kiến thức marketing du lịch, dịch vụ khách hàng cho tới quản lý phòng nghỉ và điểm đến du lịch. Khai thác và Quản lý

Do thành phần tư nhân khai thác nhưng Sở văn hóa thể thao du lịch cần chủ trì xúc tiến

Chi phí

50 triệu USD (chi phí xây dựng, tổ chức và ký túc xá)

(đầu tư, thường xuyên) Doanh thu (nếu có)

Có thể kỳ vọng doanh thu để bù đắp một phần chi phí

Cơ sở

Cần tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các ngành công nghiệp và xã hội nhằm đáp ứng thay đổi lớn trong xã hội và công nghiệp trong các thập kỹ tới.

Thực hiện

Cơ quan

Sở văn hóa, thể thao, du lịch, sở công thương, sở NN&PTNT và các cơ quan liên quan

Yêu cầu quy hoạch

Tuyển dụng giảng viên rất quan trọng

Cấp vốn

Do UBND tỉnh cấp vốn, nhưng JETRO chịu trách nhiêm chi phí xúc tiến và một số chi phí khác, đồng thời có thể kỳ vọng tiếp cận nguồn vốn ODA.

Yêu cầu tái định cư

Không yêu cầu tái định cư

Tổ chức

Cần thành lập ủy ban liên sở để lập kế hoạch và triển khai và triển khai trung tâm này.

Yếu tố quan trọng / Điều kiện thành công

* Trường yêu cầu phối hợp với các trường với các trường nghề nước ngoài để xây dựng chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, thiết bị và hệ thống giảng dạy. * Khả năng ngoại ngữ là một yêu cầu quan trọng trong du lịch nhưng tỷ lệ lao động biết ngoại ngữ hiện còn hạn chế. Do đó, cần xây dựng phương pháp và chương trình giảng dạy. Đồng thời nâng cấp hệ thống giáo dục, đào tạo lại cũng rất quan trọng.

Kiến nghị

1. Nâng cấp hệ thống giáo dục, đào tạo lại để dạy kỹ năng ngoại ngữ là rất quan trọng. 2. Cần phối hợp tốt với thành phần tư nhân để tiếp nhận đào tạo tại chức

14-32

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

Khung G-1

Thành l p Trung tâm kho v n

Mục tiêu

Sơ lược

Giai đoạn

1. Cung cấp các dịch vụ kho vận cần thiết cho việc kết hợp hiệu quả các hoạt động sản xuất cũng như cho việc phân phối sản phẩm hiệu quả. 2. Cung cấp thị trường phân phối và bán buôn cho các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp của khu vực ĐBSCL và tp HCM và quốc tế. 2010-2015

Vị trí

Tại giao điểm của đường cao tốc HCM- Trung Lương và đường vành đai của tp HCM

Nhóm đối tượng hưởng lợi

Các nhà sản xuất và người tiêu dùng của các ngànhsản xuất, nông lâm và ngư nghiệp. 1. Nghiên cứu khả thi 2. Thực hiện chương trình theo hình thức đầu tư công - tư 3. Đấu thầu công-tư và lựa chọn đối tác đầu tư tư nhân 4. Thực hiện dự án và vận hành

Thành phần

Kế hoạch phát triển: Mục tiêu của dự án này là thành lập một trung tâm khu vận tổng hợp với các chức năng như nhà kho, cho thuê văn phòng, giao nhận vận tải, trạm vận tải con-te-nơ (CFS), dịch vụ phân phối và các thị trường bán buôn quy mô lớn cho các sản phẩm nông – lâm – ngư cho toàn bộ vùng ĐBSCL phân phối lên vùng tp HCM. Tổng diện tích khoảng 10ha với tổng diện tích sàn là 50.000 m2. Trung tâm kho vận sẽ được xây dựng ở vị trí chiến lược là giao cắt của đường cao tốc HCM-Trung Lương và đường vành đai của tp. HCM. Trung tâm kho vận này là điểm tập kết hàng hóa cho các sản phầm công nghiệp của vùng KTTĐPN ra sân bay quốc tế và cảng biển nước sâu, và cho việc phân phối các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp từ vùng ĐBSCL cho khách hang trong vùng tp. HCM cũng như quốc tế. Để thực hiện dự án, nghiên cứu khả thi về dự án đầu tư công – tư và đấu thầu thiwjc hiện duán án công – tư sẽ được thực hiện bởi tỉnh Long An. Trên cơ sở đấu thầu công – tư, đối tác tư nhân cho dự án sẽ được lựa chọn và việc xây dựng, vận hành của dự án sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng đầu tư công – tư. Khai thác và Quản lý Việc vận hành và quản lý sẽ được thực hiện bởi công ty tư nhân được chọn lựa dựa theo các điều khoản trong hợp đồng đầu tư công – tư.

Thực hiện

Vốn đầu tư

300 triệu USD

Doanh thu (nếu có)

Mục tiêu doanh thu ROA của dự án là 30%, khoảng 90 triệu USD mỗi năm.

Cơ sở

Cung cấp dịch vụ kho vận một cách hiệu quả là điều kiện quan trọng cho sự thành công cho việc phát triển các ngành công nghiệp cạnh tranh trên toàn cầu. Do Long An có đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh và toàn bộ vùng xa ĐBSCL, trung tâm kho vận sẽ thêm giá trị cho các sản phẩm nông – lâm – ngư cho khu vực và giúp tăng tính bền vững cho ngành nông nghiệp.

Cơ quan

Sở KHĐT, Sở CN, Sở TNMT

Yêu cầu quy hoạch

Gói thầu công tư cần được chuẩn bị chu đáo dựa trên các nguyên tắc thị trường phản ánh được các ý kiến và xu hướng của khối tư nhân. Phần lớn vốn được đầu tư bở thành phần tư nhân với các cung cấp cần thiết từ tỉnh Long An về đất đai và các hỗ trợ khác.

Cấp vốn Yêu cầu tái định cư

Tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng và tái định cư

Thu xếp thể chế

Đơn vị về đầu tư công – tư cần được thành lập với sự hỗ trợ từ các chuyên gia đầu tư công – tư và các gói thầu, đánh giá thầu cần được thành lập tại tỉnh Long An

Yếu tố quan trọng / Điều kiện thành công Kiến nghị

Lập khung thực hiện dự án và gói thầu công-tư hợp lý Khuyến nghị nên tìm hiểu khả năng thầu Hỗ trợ Kỹ thuật ODA (viện trợ) và tín dụng ưu đãi ODA cho việc lập và cấp vốn cho phần đầu tư công của dự án.

14-33

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

14-34

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

14 SƠ LƯỢC CÁC DỰ ÁN ĐỀ XUẤT CỦA LAPIDES ..................................................14-1 14.1Tổng quan ..........................................................................................................14-1 14.2Mô tả dự án ........................................................................................................14-2 

Tổng quan ....................................................................................................... 14-11

Bệnh viện Bumrungrad International là bệnh viện đa khoa nổi tiếng quốc tế, nằm tại trung tâm Bangkok, Thái Lan. Đây là bệnh viện tư lớn nhất Đông Nam Á với 554 giường bệnh và trên 30 chuyên khoa. Bệnh viện này cung cấp các dịch vụ khám và điều trị tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại trong một trung tâm y tế theo mô hình 1 cửa. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Bệnh viện có một phòng tư vấn y tế, trong đó có bác sĩ, y tá và cả phiên dịch để đáp ứng các nhu cầu dặc biệt của bệnh nhân quốc tế. ......................... 14-11 Bumrungrad International là khu chăm sóc sức khỏe toàn diện bao gồm: ............... 14-11 (i) Bệnh viện 554 giường này còn có phòng thí nghiệm và dược liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, các thiết bị chụp, quét tiên tiến, trung tâm nghiên cứu điều trị ....................... 14-11 (ii) Khu điều trị ngoại trú mới – một trong những trung tâm lớn nhất thế giới – cũng là nơi đặt một số các chuyên khoa điều trị; ..................................................................... 14-11 (iii) Có hai tòa nhà 125 phòng và căn hộ khép kín phục vụ các gia đình bệnh nhân và bệnh nhân đang hồi phục............................................................................................ 14-11 (iv) Các dịch vụ khác cho bệnh nhân quốc tế bao gồm .......................................... 14-11 (v) Ngôn ngữ: Đại diện dịch vụ khách hàng nói được các thứ tiếng: Anh, Thái, Ả Rập, Bengali, Campuchia, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Việt. .............................. 14-11 (vi) Dịch vụ sân bay ................................................................................................ 14-11 (vii) Dịch vụ du lịch và visa ...................................................................................... 14-11 (viii) Nhà hàng, cửa ahngf và các dịch vụ khác ........................................................ 14-11 

Lượng bệnh nhân .......................................................................................... 14-11



Nhân lực.......................................................................................................... 14-11

Hình 14.2.1 Hợp phần LALETEC ......................................................................................14-2 Hình 14 2 2 Chức n ng chính của tr m dừng nghỉ .......................................................14-7 Hình 14 2 3 Hình ảnh m ng lưới địa phương ở trung tâm Tr m dừng nghỉ ...............14-8 Hình 14 2 4

Vị trí các gói dự án đề xu t ..................................................................14-10

Bảng 14.1.1

Các dự án do Đoàn Nghiên cứu xác định .................................................14-1

Bảng14 2 1 Danh mục các sản phẩm thủ công và các làng nghề thủ công t i Long An ..........................................................................................................................................14-6 Bảng14 2 2 Thông tin tóm t t các Dự án đường bộ đề xu t ......................................14-10

14-35

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KỲ

14-36

PHỤ LỤC 1.1 CÁC CUỘC HỌP CHÍNH VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN Ngày

Cơ quan

Nội dung

12/5/2009

Sở KHĐT tỉnh Long An

Hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An

9/7/2009

Sở KHĐT tỉnh Long An

Báo cáo tiến độ của Nghiên cứu và kế hoạch thực hiện

10/7/2009

Cục Thống kê tỉnh Long An

Thực hiện khảo sát huyện/thị trấn và xã/phường

11/7/2009

Công ty Thực phẩm Long An

Thông tin chung về các hoạt động của Công ty

13/7/2009

Sở Khoa học và Công nghệ

Tình hình áp dụng KHCN

13/7/2009

Tập đoàn Đồng Tâm

Xây dựng nhà ở

14/7/2009

Sở GDĐT tỉnh Long An

Tình hình giáo dục, đào tạo tại tỉnh Long An

14/7/2009

Sở Y tế tỉnh Long An

Tình hình y tế tại tỉnh Long An

15/7/2009

Công ty Thực phẩm Long An

Tình hình chế biến và xuất khẩu lương thực, thực phẩm

16/7/2009

Công ty Quảng cáo HAKUHODO Sài Gòn, TPHCM

Quảng cáo

17/7/2009

Sở NNPTNT tỉnh Long An

Các vấn đề chung, khó khăn và biện pháp đối phó, định hướng phát triển ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp

20/7/2009

Các thành viên Ban Chỉ đạo

Họp Ban Chỉ đạo lần 1

20/7/2009

Sở KHĐT tỉnh Long An

Quản lý mạng lưới máy tính và GIS

20/7/2009

Sở TNMT tỉnh Long An

Hệ tọa độ bản đồ và quản lý GIS

20/7/2009

Sở Xây dựng tỉnh Long An

Quy hoạch đô thị tỉnh Long An (QH vùng, QHTT và QH chi tiết)

20/7/2009

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Lịch sử và văn hóa tỉnh Long An

20/7/2009

Sở KHĐT tỉnh Long An

Giải thích về Khảo sát môi trường đầu tư

22/7/2009

Sở TNMT tỉnh Long An

Các vấn đề TNTN và môi trường của tỉnh Long An

22/7/2009

Sở LĐTBXH tỉnh Long An

Tình hình xã hội của tỉnh Long An

22/7/2009

Sở TNMT tỉnh Long An

Các vấn đề môi trường của tỉnh Long An, các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng

22/7/2009

Sở NNPTNT tỉnh Long An

Đất nông nghiệp, hoa màu, áp dụng công nghệ, chặt phá rừng, v.v.

22/7/2009

Sở XD tỉnh Long An

Tình hình quy hoạch hiện nay của tỉnh Long An

22/7/2009

Sở GTVT tỉnh Long An

Hiện trạng mạng lưới GTVT tỉnh Long An, Quy hoạch GTVT

27/7/2009

Hãng HK All Nippon Airways tại TPHCM

Hàng không

31/7/2009

ISG Long An

Về các hoạt động ISG, an toàn và vệ sinh thực phẩm, sử dụng đất, chuỗi siêu thị/chợ, v.v.

6/8/2009

Công ty Luật Bizlink tại Hà Nội

Các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư ở Việt Nam và tỉnh Long An

7/8/2009

Công ty JTB-TNT tại TPHCM

Du lịch

10/8/2009

Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản

Thông tin chung

10/8/2009

Nhật Tinh Việt tại TPHCM

Công ty đầu tư

11/8/2009

KS Sheraton Sài Gòn

Du lịch (Khách sạn)

13/8/2009

Hiệp hội Kinh doanh Nhật Bản của TPHCM

Thông tin chung

17/8/2009

Ngân hàng MIZUHO tại TPHCM

Thông tin chung

22/8/2009

Sở GTVT tỉnh Long An

Các vấn đề GTVT của tỉnh Long An

23/8/2009

Công ty Hồng Phát tại TPHCM

Các vấn đề môi trường đầu tư của TPHCM và tỉnh Long An

24/8/2009

Công ty Long Hầu tại Long An

Các vấn đề môi trường đầu tư của tỉnh Long An

24/8/2009

Tập đoàn Tân Tạo tại TPHCM

Các vấn đề môi trường đầu tư của TPHCM và tỉnh Long An

A1.1-1

Ngày

Cơ quan

Nội dung

28/8/2009

DN Thương mại Dịch vụ Anh Hưng Gun ở TPHCM

Du lịch

26/8/2009

Sở KHĐT tỉnh Long An

Các vấn đề quy hoạch và đầu tư của tỉnh Long An

26/8/2009

Sở KHĐT tỉnh Long An

Các vấn đề quy hoạch và đầu tư của tỉnh Long An

26/8/2009

Sở KHĐT tỉnh Long An

Các vấn đề quy hoạch và đầu tư của tỉnh Long An

30/8/2009

Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM

Thông tin chung

1/9/2009

K'Café tại TPHCM

Cung cấp dịch vụ

1/9/2009

Công ty TNHH HATCHANDO (Việt Nam)

Cung cấp dịch vụ

1/9/2009

Công ty TNHH WATABE WEDDING Việt Nam ở Đồng Nai

Cung cấp dịch vụ

3/9/2009

Sở Y tế tỉnh Long An

Các vấn đề y tế, hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu

3/9/2009

Sở LĐTBXH tỉnh Long An

Các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và bảo vệ trẻ em trong mối quan hệ với các cơ quan khác, trẻ em đường phố, v.v.

3/9/2009

Công ty TNHH Phát triển Công viên Khu CN Công nghệ cao Long Bình tại Đồng Nai

4/9/2009

Sở Công thương

Trao đổi thương mại với Cam-pu-chia, công nghiệp vừa và nhỏ và các làng nghề thủ công, các vấn đề môi trường, mạng lưới truyền tải điện.

7/9/2009

Vin Land Capital tại TPHCM

Xây dựng nhà ở

7/9/2009

Công ty TNHH Apex Việt Nam tại TPHCM

Du lịch

11/9/2009

Sở NNPTNT tỉnh Long An

Thực trạng sản xuất, định hướng phát triển Nông-Lâm-ngư nghiệp

11/9/2009

Công ty Amata tại TPHCM

Khu CN

11/9/2009

Công ty DL Đất nước Việt tại TPHCM

Du lịch

12/9/2009

Công ty Sagawa Express tại TPHCM

LOGISTICS

13/9/2009

Sở KHĐT TP Hà Nội

Các vấn đề quy hoạch và đầu tư của TP Hà Nội

14/9/2009

Trung tâm Khuyến nông, Sở NNPTNT tỉnh Long An

Vai trò của trung tâm, canh tác lúa

15/9/2009

Chi cục Thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Long An

Hiện trạng nuôi trồng thủy-hải sản, tình trạng ô nhiễm nước

17/9/2009

Ngành Cấp nước tỉnh Long An

Quy hoạch thủy lợi và các vấn đề hiện nay

17/9/2009

Sở GTVT tỉnh Long An

An toàn giao thông, hệ thống thủy lợi

18/9/2009

Sở NNPTNT tỉnh Long An

Bảo vệ người dân trong khu vực ngập lũ, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm đói nghèo và phát triển công nghiệp nông thôn

20/9/2009

KS CARAVELLE TPHCM

Du lịch (KS)

20/9/2009

KS PARK HYATT Sài Gòn

Du lịch (KS)

21/9/2009

Sở GDĐT tỉnh Long An

Các vấn đề giáo dục đào tạo, tình hình giáo dục, đào tạo ở các vùng nông thôn, trình độ của giáo viên, giáo dục bậc cao

23/9/2009

Lancaster tại TPHCM

Xây dựng nhà ở

27/9/2009

Sở KHĐT TPHCM

Các vấn đề quy hoạch và đầu tư của TPHCM và tỉnh Long An

27/9/2009

Đài phát thanh TPHCM

Các vấn đề môi trường đầu tư của TPHCM và tỉnh Long An

27/9/2009

Giải pháp sinh thái Kobelco tại TPHCM

Xử lý nước

30/9/2009

Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang

Các vấn đề môi trường đầu tư của tỉnh Tiền Giang và Long An

30/9/2009

Tỉnh Prey Veng, Cam-pu-chia

Phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Prey Veng, trao đổi quan điểm giữa tỉnh Prey Veng và tỉnh Long An

A1.1-2

Ngày

Cơ quan

Nội dung

1/10/2009

Tỉnh Svay Rieng, Cam-pu-chia

Phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Svay Rieng, trao đổi quan điểm giữa Svay Rieng và tỉnh Long An

2/10/2009

Davina tại TPHCM

Năng lượng sinh học mới

14/01/2010

Các thành viên Ban chỉ đạo

Họp Ban chỉ đạo lần 2

14/01/2010

Sở XD Long An

Tái định cư đối với khu vực ngập lụt

14/01/2010

Tiến độ nghiên cứu

15/01/2010 15/01/2010 18/01/2010 18/01/2010 18/01/2010 19/01/2010

Sở KHĐT Long An Chi cục Thủy lợi, Sở NN-PTNT Long An Sở XD Long An Chi cục Thủy lợi, Sở NN-PTNT Sở KHĐT Long An Sở TNMT Long An Sở VH-TT-DL Long An Ban quản lý các KCN Long An

19/01/2010 20/01/2010 21/01/2010 22/01/2010 22/01/2010 26/01/2010

Tập đoàn Tân Tạo Sở Nội vụ Long An Sở GTVT Long An Cục Thống kê Long An Sở Thông tin – Truyền thông Long An Công ty Đồng Tâm

Xác nhận kết quả phỏng vấn Định hướng phát triển CN, hiện trạng các cụm CN Quy hoạch GTVT, khu tái định cư Thu thập dữ liệu thống kê đã cập nhật QHTT phát triển Thông tin – Truyền thông Long An Các chiến lược phát triển sơ bộ và các dự án đề xuất

28/01/2010

Bộ Tài chính

Thu thập dữ liệu về tài chính tại Việt Nam

29/01/2010

Tập đoàn Đồng Tâm

Xây dựng KCN giai đoạn 2 và vấn đề xử lý nước thải

5/02/2010 09/02/2010 24/02/2010

Hiệp hội Du lịch Việt Nam Huyện Đức Hòa JTB-TEN Co

Thu thập dữ liệu về du lịch tại Việt Nam Hiện trạng và định hướng phát triển của huyện Đức Hòa Các vấn đề chung của dự án

25/02/2010

LOTECO, KOBELCO

Xử lý nước thải

1/032010 04/03/2010 04/03/2010 04/03/2010 05/03/2010 08/03/2010 08/03/2010

Sở VH-TT-DL Tp.HCM Sở KHĐT Long An Sở TNMT Long An Sở Tài chính Long An Sở NN-PTNT Sở KHĐT Long An Sở XD Long An Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phú Mỹ Vinh Sở GTVT Long An Sở XD Long An Sở LĐ, TB-XH Long An Sở GD-ĐT Long An Sở KHCN Long An Sở GTVT Long An

Các vấn đề chung của dự án Tiến độ Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn, cấp nước, ĐTM, xử lý nước thải Dữ liệu thống kê tài chính 2009 và những năm trước đó Phân tích tình hình và ý tưởng phát triển sơ bộ Ý tưởng phát triển sơ bộ và các dự án đề xuất Ý tưởng phát triển sơ bộ và các dự án đề xuất

14/01/2010

08/03/2010 08/03/2010 09/03/2010 09/03/2010 09/03/2010 09/03/2010 09/03/2010 09/03/2010 10/03/2010 10/03/2010 10/03/2010 10/03/2010 10/03/2010

Sở KHĐT Long An Sở Thông tin – Truyền thông Long An Sở VH, TT & DL Long An Bảo tàng Long An Sở Công thương Long An Ban quản lý các KCN Long An

Hệ thống thủy lợi, vấn đề xâm nhập mặn QHXD vùng ĐBSCL, Khu tái định cư, cấp nước Dữ liệu ngập lụt, biện pháp đối phó với đất nhiễm mặn, chua Đánh giá Môi trường Chiến lược Đánh giá Môi trường Chiến lược, biến đổi khí hậu, quản lý chất thải rắn Nhu cầu thông tin và tài liệu về du lịch KCN, cụm CN, cơ sở hạ tầng, môi trường tại các khu CN

Ý tưởng phát triển sơ bộ và tình hình phát triển tại huyện Cần Đước Ý tưởng phát triển sơ bộ và các dự án đề xuất Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở XD Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở LĐ, TB-XH Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở GD-ĐT Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở KHCN Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở GTVT Dự án đang quy hoạch và triển khai của các khu/cụm CN và khu tái định cư Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở Thông tin – Truyền thông Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở VH-TT-DL Văn hóa truyền thống và khảo cổ tại Long An Dự án đang quy hoạch và triển khai của Sở CT, hàng hóa xuất khẩu Tiến độ phát triển công nghiệp

A1.1-3

Ngày 10/03/2010 12/03/2010 14/03/2010 14/03/2010

Nhà ở XH Sở NN-PTNT Sở XD Long An

Nội dung Chăm sóc sức khoẻ tinh thần ở Long An Ý tưởng phát triển sơ bộ và các dự án đề xuất Thảo luận về QH và phát triển xây dựng của tỉnh Long An

Sở GTVT Long An

Thảo luận về QH và phát triển GTVT của tỉnh Long An

14/03/2010

Sở Tài chính Long An

Thu thập dữ liệu tài chính của tỉnh Long An

14/03/2010

Sở KHĐT Long An Sở XD Long An Sở GTVT Long An Sở KHĐT Long An Sở TNMT Long An Viện Quy hoạch Thuỷ lợi và Tư vấn Môi trường phía Nam

Các vấn đề chung của dự án Giới thiệu tư vấn mới Giới thiệu tư vấn mới Giới thiệu tư vấn mới Ý tưởng phát triển sơ bộ và các dự án đề xuất

15/03/2010 15/03/2010 15/03/2010 15/03/2010 16/03/2010 18/03/2010 23/03/2010 23/03/2010 27/03/2010 27/03/2010 30/03/2010 30/03/2010 30/03/2010 30/03/2010

Cơ quan

Hệ thống nước ở Long An và đồng bằng sông Cửu Long

2/04/ 2010 08/04/2010 08/04/2010 09/04/2010 09/04/2010 12/04/2010 16/04/2010

Sở XD Long An Sở GTVT Long An Sở XD Long An Sở GTVT Long An Sở TNMT Long An Cục Thống kê Long An Sở GTVT Long An Sở XD Long An KOBELCO Sở TNMT Long An Sở GTVT Long An Sở KHĐT Long An Sở XD Sở TNMT Long An Tập đoàn Đồng Tâm

Hệ thống nước ở Long An và đồng bằng sông Cửu Long Quy hoạch đô thị & GTVT Thực trạng giao thông vận tải Thu thập và bổ sung số liệu thống kê về đô thị Hiện trạng và quy hoạch phát triển GTVT giai đoạn 2010 – 2015 Phát triển đô thị và vận tải gắn kết với bảo tồn môi trường Số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh và các quận huyện Hiện trạng, quy hoạch và những dự án ưu tiên về GTVT Quy hoạch và GTVT đô thị Xử lý nước thải Điều tra về đánh giá nhu cầu Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Điều tra về đánh giá nhu cầu Hệ thống thông tin địa lý Điều tra về đánh giá nhu cầu Hệ thống thông tin địa lý Điều tra về đánh giá nhu cầu Hệ thống thông tin địa lý Điều tra về đánh giá nhu cầu Hệ thống thông tin địa lý Xây dựng KCN giai đoạn 2

21/04 2010

LOTECO, KOBELCO

Xử lý nước thải

29/04/2010

Sở KHĐT Long An

Nộp Báo cáo Tiến độ II

4/04/2010

Sở KHĐT Long An

Thảo luận về bước tiếp theo và điều chỉnh kế hoạch

4/06/2010

Các thành viên Ban Chỉ đạo

Họp Ban Chỉ đạo lần 3

31/8/2010

Thành viên Ban Chỉ đạo

Họp Ban Chỉ đạo lần 4

8/9/2010

Sở TNMT Long An

Thảo luận về Dự thảo Báo cáo cuối cùng

8/9/2010

Sở Xây dựng Long An

Thảo luận về Dự thảo Báo cáo cuối cùng

9/9/210

Viện Kinh tế ĐBSCL

Thảo luận về Dự thảo Báo cáo cuối cùng

9/9/210

Sở NNPTNT Long An

Thảo luận về Dự thảo Báo cáo cuối cùng

9/9/210

Sở KHĐT Long An

Thảo luận về Dự thảo Báo cáo cuối cùng

9/9/210

Sở GTVT Long An

Thảo luận về Dự thảo Báo cáo cuối cùng

15/11/2010

Tỉnh ủy tỉnh Long An

Thảo luận về Báo cáo cuối cùng

22/11/2010

Các cấp, ngành liên quan

Thảo luận về Báo cáo cuối cùng

24/12/2010

Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An

Thông qua Báo cáo cuối cùng

A1.1-4

PHỤ LỤC 1.2 DANH SÁCH TÀI LIỆU THU THẬP CHO DỰ ÁN Mã

G-4

Tên tài liệu/văn bản Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng Bằng song Cửu Long đến năm 2020, có xét đến năm 2025 Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020

G-5

Phụ lục Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020

G-6

G-1 G-2 G-3

Tổng quát

Loại

Sở KHĐT Sở KHĐT

doc.

Báo cáo tóm tắt Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 Quyết định số 445/QĐ-TTg – Dự thảo Tờ trình: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 Báo cáo về điều chỉnh Kế hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Sở KHĐT

doc.

G-9

Rà soát tình hình phát triển KT-XH Việt Nam năm 2008

G-10

Tình hình KT-XH của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2009

G-11

Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2007

G-12

Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2008

Ec-1

Quy hoạch điều chỉnh các ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp tỉnh Long An tới năm 2010

Ec-2

Khảo sát & Tái quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Long An

Tổng cục Thống kê Tổng cục Thống kê Cục thống kê Long An Cục thống kê Long An Sở NNPTNT Sở NNPTNT

Ec-3

Sở NNPTNT

Ec-6

Ngành Chăn nuôi & Thực phẩm Long An Phân tích tài chính-kinh tế của những loại đất chính dùng trong trồng trọt-khảo sát hộ dân năm 2002 (Mức tính toán 1ha/năm) (huyện Đức Hòa, Đức Huệ) Những chỉ tiêu chính của trang trại nông nghiệp-lâm nghiệp và ngư nghiệp và các hộ dân nông thôn năm 2001 Giá trị sản xuất ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp (theo giá so sánh)

Sở NNPTNT

exl

Ec-7

Giá trị sản xuất ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp (theo giá hiện hành)

Sở NNPTNT

exl

Ec-8

Một số thực phẩm chính và nhu cầu năm 2005 và 2010 của tỉnh Long An

Sở NNPTNT

exl

Ec-9 Ec10 Ec11 Ec12 Ec13 Ec14

Tiến độ sản xuất của một số cây trồng chính - tỉnh Long An (phương án 1)

Sở NNPTNT

exl

Tiến độ sản xuất của một số cây trồng chính - tỉnh Long An (phương án 2)

Sở NNPTNT

Giá trị sản lượng ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp tỉnh Long An (theo giá hiện hành)

Sở NNPTNT

Giá trị sản lượng ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp huyện Đức Huệ (phương án 1)

Sở NNPTNT

Giá trị sản lượng ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp huyện Đức Huệ (phương án 2)

Sở NNPTNT

Dự án Quy hoạch phát triển các cụm CN-TTCN tỉnh Long An

Sở Công Thương

doc.

Ec15

Báo cáo tình hình phát triển KCN năm 2009

Ban QL các KCN Long An LAIZA

doc.

Ec16 Ec17 Ec18 Ec19

QH chỉnh sửa phát triển KCN năm 2009

LAIZA

doc.

Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của Chính phủ về Công Nghiệp và Thương Mại tỉnh Long An 6 tháng đầu năm 2009 và phương hướng 6 tháng cuối năm 2009

Sở Công Thương

Ec-

Báo cáo về tình hình thương mại biên giới 6 tháng đầu năm 2009 và kế hoạch hành

G-7 G-8

Ec-4 Ec-5

Kinh tế

Nguồn

Điểm lại tình hình phát triển KT-XH tỉnh Long An qua các năm Tình hình phát triển Công nghiệp – Thương mại của tỉnh Long An

A1.2-1

Sở KHĐT Sở KHĐT

Sở NNPTNT Sở NNPTNT

Sở Công Thương Sở Công Thương Sở Công Thương

exl.

doc. doc. doc. doc. booklet booklet doc. doc. doc. exl exl

exl exl exl exl

doc. doc. doc. doc.

Mã 20 Ec21 Ec22 Ec23 Ec24 Ec25 Ec26

Sở Công Thương

Một số thông tin chính về ngành Công nghiệp và Thương mại tỉnh Long An

Sở Công Thương

doc. doc. doc.

Thư gửi: Phòng Công Nghiệp và Thương Mại chi nhánh Cần Thơ

Sở VHTTDL

doc.

Nghiên cứu Khả thi Làng nổi Tân Lập

Sở VHTTDL

doc.

Cập nhật danh mục các khu, cụm công nghiệp của tỉnh

Ban QL các KCN

Doc.

Sở LĐTBXH

S-2

Báo cáo năm 2008 về điều kiện Lao Động, Thương Binh, Xã hội và Kế hoạch cho năm 2009 Các điều kiện An ninh – Quốc phòng năm 2008

Sở LĐTBXH

doc.

S-3

Dự báo dân số lao động giai đoạn 2005 - 2010

Sở LĐTBXH

exl

S-4

Số lượng học sinh giai đoạn 2001 - 2006 (THCS và PTTH)

Sở LĐTBXH

exl

S-5

Sở LĐTBXH

exl

Sở GD-ĐT

doc.

Sở GD-ĐT

doc.

Sở Y tế

doc.

Sở Y tế

doc.

Sở GTVT

doc.

Sở GTVT

doc.

T-6

Triển khai đào tạo nghề giai đoạn 2001 - 2006 Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2009-2010 QHTT phát triển mạng lưới trường học đối với ngành GD-ĐT Long An đến năm 2010 và Định hướng đến năm 2020 Báo cáo tóm tắt về các hoạt động chăm sóc sức khỏe năm 2008 và kế hoạch cho năm 2009 Báo cáo cuối cùng của dự án: “Nâng cao Sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn 20032005 tỉnh Long An” Quy hoạch tổng thể về Phát triển Giao thông vận tải đến năm 2010 và Tầm nhìn đến năm 2020 Báo cáo Quản lý các hoạt động GTVT 6 tháng đầu năm 2009 và Kế hoạch cho 6 tháng cuối năm 2009 Thông báo: Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngtại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An Quy hoạch phát triển Vận tải hành khách công cộng và các tuyến giao thông vận tải cố định của tỉnh Long An đến năm 2020 Văn bản số 1238/UBND-CN về công trình GTVT và hỗ trợ vốn đầu tư đối với phát triển KT-XH Long An Điểm lại tình hình an toàn Giao thông năm 2008

Sở GTVT

doc.

T-7

Điểm lại tình hình an toàn Giao thông 6 tháng đầu năm 2009

Sở GTVT

doc.

T-8

Hiện trạng của các tuyến đường chính do tỉnh quản lý

Sở GTVT

exl

T-9

Báo cáo chung về đường do huyện và thị xã quản lý, năm 2004

Sở GTVT

exl

T-10

Hiện trạng cầu trên các tuyến đường do tỉnh quản lý

Sở GTVT

exl

T-11

Thống kê đầu mối giao thông trên các tuyến đường quy hoạch

Sở GTVT

exl

T-12

Thống kê các cầu lớn trên các tuyến đường quy hoạch

Sở GTVT

exl

T-13

Hiện trạng của các tuyến đường thủy nội địa chính Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong địa phận tỉnh Long An (tháng 02/2003) Báo cáo tóm tắt: QHTT Hệ thống cấp nước tỉnh Long An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Sở GTVT

exl

S-6

S-8 S-9 T-1 T-2 T-3 T-4 T-5

T-14 I-1 I-2 I-3 I-4 Không gian

Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Công nghiệp 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Loại

Sở VHTTDL

S-7

Cơ sở hạ tầng

Nguồn

Tình hình hoạt động du lịch trong những năm qua và định hướng đến năm 2010

S-1

Xã hội

Tên tài liệu/văn bản động 6 tháng cuối năm

P-1

QH phát triển Bưu chính – Viễn thông và CNTT tỉnh Long An Báo cáo điểm lại sự phát triển của thiết bị điện dùng cho công nghiệp và gia dụng tại các huyện Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Báo cáo chung về điều chỉnh Quy hoạch Sử dụng đất đến năm 2010 và Quy hoạch Sử

A1.2-2

Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT

Sở GTVT Sở GTVT

doc.

doc. doc. doc.

exl exl

Sở TT Truyền thông

doc.

Sở Công Thương

doc.

Sở TNMT

doc.

Mã

Nguồn

Loại

Sở TNMT

P-4

Phụ lục Báo cáo chung của Quy hoạch điều chỉnh Sử dụng đất đến năm 2010 Văn bản số 327/UBND-KT về: Nhận xét về Chỉ tiêu sử dụng đất của Quy hoạch quốc gia đến năm 2020 Văn bản số 42/BTNMT-TCQLDD về: Chỉ tiêu QH sử dụng đất quốc gia đến năm 2020

Sở TNMT

doc.

P-5

Ý kiến về việc điều chỉnh QH sử dụng đất công nghiệp của Long An đến năm 2010

Sở TNMT

doc.

P-6

Tình hình sử dụng đất của Long An năm 2000 Thay đổi và hiệu quả sử dụng đất của ngành Nông-Ngư nghiệp giai đoạn1995-2002 của tỉnh Long An Báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện của chương trình định cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg trong giai đoạn 3 năm (2006 – 2008) Dự thảo Quy định quản lý xây dựng đối với Kế hoạch xây dựng KCN trọng điểm của Long An đến năm 2020 Nhiệm vụ QH đối với QH chung khu đông huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2025 Báo cáo tóm tắt: Kế hoạch xây dựng vùng KTTĐ Long An

Sở TNMT

exl

Sở NNPTNT

exl

Sở XD

doc.

Sở XD

doc.

Sở XD

doc.

P-18

QH chung khu cảng Đông Nam Á Long An, khu Trung Tâm thương mại và khu đô thị Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tại các xã Long Hựu Đông và Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, Long An Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu tái định cư/ dân cư trong tỉnh Tóm tắt Quy hoạch phát triển Vùng Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 1757/QD-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu công viên vui chơi giải trí Khang Thông xã Thạch Đức, huyện Bến Lức Quyết định số 954/QD-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Hồng Phát xã Đức Lập Thượng và xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa Số liệu thống kê đất đai năm 2010

E-1 E-2

P-2 P-3

P-7 P-8 P-9 P-10 P-11 P-12 P-13 P-14

Sở TNMT

Sở XD Sở XD

Sở XD Sở XD

exl doc.

doc. doc.

doc. doc.

Sở KHĐT

doc.

Sở Xây dựng

doc.

Sở Xây dựng

doc. doc.

QH Môi trường tỉnh Long An đến năm 2015 & định hướng đến năm 2020

Sở TNMT Sở TNMT

Báo cáo tóm tắt: Phòng chống lụt bão và cứu hộ năm 2008, nhiệm vụ năm 2009

Sở TNMT

doc.

E-3

Tình hình thiên tai giai đoạn 1999-2009

Sở TNMT

doc.

E-4

Báo cáo quan trắc chất lượng nước sông Cần Giuộc và kênh Thầy Cai năm 2008

Sở TNMT

doc.

E-5

Báo cáo thường niên về tình hình xâm nhập mặn giai đoạn 2000-2008

Sở TNMT

doc.

E-6

Dữ liệu về tình hình xâm nhập mặn năm 2009

Sở TNMT

doc.

E-7

Báo cáo: Kết quả kiểm tra chất lượng nước, tháng 6 năm 2007

Sở TNMT

doc.

E-8

Bảng so sánh đỉnh mặn qua các năm 2008-2007-1998

Sở TNMT

doc.

E-9

Mực nước – mực nước triều và mực nước lũ một số trạm tại tỉnh Long An

Sở TNMT

exl.

E-10

Tổng kết thiệt hại do thiên tai (từ năm 2000 đến năm 2008)

Sở TNMT

exl.

E-11

Đỉnh lũ ở vùng Đồng Tháp Mười và Tân An

Sở TNMT

exl.

E-12

Thời gian duy trì độ mặn 2g/l và 4g/l tại một số trạm quan trắc tỉnh Long An

Sở TNMT

exl.

E-13

Tình trạng khai thác & QH quản lý nước ngầm tại tỉnh Long An Kế hoạch kiểm soát lũ của Long An: Báo cáo Thủy văn học

Sở XD Sở NNPTNT

doc.

E-14 E-15

Tình trạng nhiễm mặn &nhiễm phèn (chua)

Sở NNPTNT

doc.

E-16

Khía cạnh kinh tế học của biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á

Sở GTVT

E-17

Báo cáo chính - Khía cạnh kinh tế học của biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á

E-18

Quy hoạch khí tượng thủy văn tỉnh Long An

Sở TNMT Sở TNMT

pdf doc.

E-19

Quy hoạch khai thác nguồn nước hệ thống sông Vàm Cỏ Quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Long An đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Nội dung và cấu trúc Kế hoạch hành động ứng phó với sự thay đổi khí hậu của tỉnh/thành phố Quy hoạch sử dụng nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ (quy hoạch nông nghiệp)

Sở TNMT

doc.

Sở TNMT

doc.

Sở TNMT

doc.

Sở TNMT

doc.

Quy hoạch sử dụng nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ (báo cáo thủy văn)

Sở TNMT

doc.

P-15 P-16 P-17

Môi trường

Tên tài liệu/văn bản dụng đất trong thời gian qua của tỉnh Long An

E-20 E-21 E-22 E-23

A1.2-3

doc.

doc.

doc.

Mã

E-26 E-27 F-1 F-2

Loại doc.

Viện KT ĐBSCL

doc.

Viện KT ĐBSCL

doc.

Thay đổi khí hậu: Tác động và thích ứng ở miền Nam

Viện KT ĐBSCL

doc.

Tài chính – Tín dụng giai đoạn 2004 - 2008

Sở Tài chính

doc.

Nhiệm vụ thu chi ngân sách giai đoạn 2006 – 2010 (dự báo 2010) Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008, phê duyệt quy hoạch tổng thể về xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh tới năm 2020 và tầm nhìn tới 2050 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP: phê duyệt và quản lý QH phát triển KT-XH (Điều 14) Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về thành lập, phê duyệt và quản lý QH phát triển KT-XH Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND triển khai Nghị quyết 07/NQ-TU về Phát triển đào tạo nghề của Long An giai đoạn 2008 – 2010 và sau đó

Sở Tài chính

doc.

Công báo

pdf

Sở KHĐT

doc.

Phụ lục của Quyết định số 13/2008/QĐ-UBND

Sở LĐTBXH

Quyết định số 71/2008/QĐ-UBND về: Dự án Đào tạo Giáo viên dạy nghề cho Long An giai đoạn 2009 – 2015 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn Đánh giá Môi trường Chiến lược, ĐTM và Cam kết bảo vệ Môi trường Số 52/2005/QH11 Luật Bảo vệ Môi trường Quyết định số 1929/QĐ-TTg phê duyệt Phương hướng phát triển hệ thống cấp nước tại các trung tâm đô thị, các KCN của Việt Nam đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 1930/QĐ-TTg phê duyệt Phương hướng phát triển hệ thống thoát nước tại các trung tâm đô thị, các KCN của Việt Nam đến năm 2025 và Tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 457/QĐ-UBND về việc: phê duyệt QHTT hệ thống cấp nước đô thị của Long An đến năm 2010 và Tầm nhìn đến năm 2020 Quyết định số 1581 phê duyệt QH xây dựng vùng ĐB sông Cửu Long đến năm 2020 và Tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định số 30/2007/QĐ-BCN phê duyệt Kế hoạch phát triển Công nghiệp Vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2015, cân nhắc đến năm 2020 Quyết định số 158/2008/QD-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về biến đổi khí hậu Thông báo số 5984/BKH-CLPT ngày 20/8/2007 về rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Sở LĐTBXH

Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 3 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt tại Đề án “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

Internet

Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Công báo

Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt chiến lược phát triển tổng thể ngành dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020.

Công báo Công báo

pdf

Công báo

pdf

Công báo

pdf

D-23

Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng CP về việc phê duyệt tổng thể phát triển sản xuất ngàng nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

D-24

Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt quy

Công báo

D-1 D-2 D-3 D-4 D-5 D-6 D-7 D-8 Quyết định

Nguồn Sở TNMT

E-25

Tài chính

Tên tài liệu/văn bản Quy hoạch sử dụng nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ (Thủy công) Ứng phó với thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng ở vùng ĐBSCL và duyên hải Trung bộ, nhiệm vụ đề xuất Cấu trúc kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh/thành phố trực thuộc TW

E-24

D-9 D-10 D-11 D-12 D-13 D-14 D-15 D-16

D-17

D-18

D-19 D-20 D-21 D-22

A1.2-4

Sở KHĐT Sở LĐTBXH

Công báo Công báo Công báo

doc. doc. exl. doc. pdf pdf pdf

Công báo pdf Sở XD Sở XD Sở KHĐT Sở KHĐT Sở KHĐT

doc. doc. doc. pdf doc.

Sở KHĐT doc.

doc.

pdf

pdf

Công báo pdf pdf

Mã

Tên tài liệu/văn bản hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thảy rắn y tế nguy hại đến năm 2025

Nguồn

Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Công báo

Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030

Công báo

Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015

Công báo

Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/04/2012 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020

Công báo

D-28

Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 của Thủ tướng CP về việc Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Công báo

D-29

D-25

D-26

D-27

A1.2-5

Loại

pdf

pdf

pdf

pdf pdf

PHỤ LỤC 1.3A

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT THỊ XÃ/HUYỆN TẠI TỈNH LONG AN

CHỈ SỬ DỤNG CHO CÁN BỘ ĐIỀU TRA Q1 Tên người chịu trách nhiệm mẫu điều tra này Giám sát viên: Q2 Tên địa phương cấp thông tin nêu trong bảng câu hỏi Thị xã/huyện: Q3 Tên người cấp thông tin nêu trong bảng câu hỏi Họ và tên:____________________________________________________________

A. Khái quát về thị xã/huyện: Phạm vi

Chức vụ: ________________________________________________

Xin cho biết thông tin về thị xã/huyện

Mục

Số lượng

E.1 Giá trị TSP của địa phương (Triệu đồng) [=GDP theo giá hiện hành] E.2 Ngành nghề chính

Mô tả:

E.3 Các sản phẩm chính có lợi thế so sánh

Mô tả:

E.4 Tỉ lệ thất nghiệp (%)

Phát triển kinh tế

E.5 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

E.5-1 Số dự án (Từ năm 2000-2008)

2000:

2001:

2002:

2003:

2004:

2005:

2006:

2007:

2008:

E.5-2 Đầu tư (USD) E.5-3 Loại hình nhà đầu tư (Cty,nhóm...)

Mô tả: 2007:

S.1 Tỉ lệ hộ nghèo (%)

2008:

S.2 Tỉ lệ biết chữ (% ) S.3 Tỉ lệ đi học (%)

S.3-1 Tiểu học S.3-2 Trung học cơ sở S.3-3 Trung học phổ thông S.4-1 Trường tiểu học

S.4 Số trường

S.4-2 Trường trung học cơ sở S.4-3 Trường trung học phổ thông

Phát triển xã hội

S.5 Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên 1000 trẻ

(năm 2008)

S.6-1 Số bệnh viện S.6 Cơ sở y tế

S.6-2 Số giường bệnh S.6-3 Số trạm y tế

S.7 An toàn giao thông

S.7-1 Số vụ tai nạn/năm

năm 2005:

năm 2008:

S.7-2 Số người chết/năm

năm 2005:

năm 2008:

S.7-3 Số vụ bị thương nặng/năm

năm 2005:

năm 2008:

S.7-4 Số vụ bị thương nhẹ/năm

năm 2005:

năm 2008:

E.1 Khu vực môi trường sinh thái cần được bảo vệ hiện nay, ví dụ: cây rừng, nước…(cho biết loại, tên, vị trí và diện tích) Quản trường

lý

môi E.2 Tần suất gánh chịu thiên tai

E.2-2 Số lần lũ lụt/năm

E.2-2(1) Nhẹ

năm 2005:

năm 2008:

E.2-2(2) Nặng

năm 2005:

năm 2008:

E.2-2 Số lần triều cường/năm

E.2-2(1) Nhẹ

năm 2005:

năm 2008:

E.2-2(2) Nặng

năm 2005:

năm 2008:

A1.3A-1

Phạm vi

Quản lý môi trường

Mục

E.2 Tần suất gánh chịu thiên tai

Số lượng

E.2-3 Số lần xảy ra bão/năm

E.2-3(1) Nhẹ

năm 2005:

năm 2008:

E.2-3(2) Nặng

năm 2005:

năm 2008:

E.2-4 Số vụ sạt lở đất/năm

E.2-4(1) Nhẹ

năm 2005:

năm 2008:

E.2-4(2) Nặng

năm 2005:

năm 2008:

I.1-1 Cấp nước I.1 Tỷ lệ các hộ gia đình có thể tiếp cận dịch vụ hạ tầng (%)

I.1-2 Điện I.1-3 Viễn thông I.1-4 Thoát nước I.1-5 Thoát nước bẩn I.1-6 Rác thải rắn I.2-1(1) Quốc lộ

I.2 Điều kiện mạng lưới đường bộ Phát triển hạ tầng

I.3 Điều kiện đường thuỷ nội

I.2-1 Chiều dài (km)

I.2-1(2) Tỉnh lộ I.2-1(3) Huyện lộ

I.2-2 Tỉ lệ rải mặt (%) (nhựa,cấp phối…)

I.2-2(1) Quốc lộ I.2-2(2) Tỉnh lộ I.2-2(3) Huyện lộ I.3-1(1) Đường thủy cấp quốc gia I.3-1(2) Đường thủy cấp

I.3-1 Chiều dài (km)

tỉnh I.3-1(3)Đường thủy cấp

địa

huyện I.3-2 Số cảng đường thuỷ nội địa

I.4 Giao thông vận tải công cộng

I.4-1 Mạng lưới xe buýt

I.4-2 Taxi

I.4-1(1) Số công ty xe buýt I.4-1(2) Số tuyến xe buýt I.4-1(3) Số lượng xe buýt I.4-2(1) Số công ty Taxi I.4-2(2) Số taxi

G.1 Sơ đồ tổ chức của huyện/thị xã

Quản lý nhà nước

G.2 Số cán bộ, nhân viên (trong biên chế)

G.2-1 Kỹ thuật

G.3 Thu ngân

G.3-2 Tổng thu (Triệu đồng)

sách

G.4 Chi ngân sách (Triệu đồng)

Có

Không

G.2-2 Quản lý, hành chính và chuyên môn khác G.3-2 (1)

2006

G.3-2 (2)

2007

G.3-2 (3)

2008

G.4-1 2006 G.4-2 2007 G.4-3 2008

G.5 Cơ hội tham gia của cộng đồng vào quản lý nhà nước

A1.3A-2

Có

Không

B. Đánh giá chung về thị xã/huyện Xin cho biết đánh giá về các điều kiện sau của thị xã/huyện: đánh dấu (x) Phạm vi

Mục

Đánh giá/ Mức độ thoả mãn Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Thừa

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

E.1 (1) Kết cấu hạ tầng E.1(2) Nhân lực E.1 Đánh giá cơ sở hoạt động kinh tế

E.1(2)-2 Chất lượng

E.1(3) Các Quy định, Điều lệ của huyện/thị E.1(4) Hoạt động khuyến khích, hỗ trợ của huyện, thị xã

Phát triển kinh tế

Rất thiếu

E.1(2)-1 Số lượng

E.1(5) Tính sẵn có, thuận tiện về thị trường E.1(6) Kết cấu hạ tầng thiết yếu nhất cần có để đảm bảo sự phát triển của thị xã/huyện

Mô tả:

Rất tốt

E.2 Triển vọng phát triển kinh tế của thị xã/huyện trong tương lai Mô tả:

E.3 Ngành nghề tiềm năng S.1-1(1) Trường tiểu học S.1-1 Phương tiện, thiết bị

S.1-1(2) TH cơ sở S.1-1(3) TH phổ thông S.1-2(1) Tiểu học

S.1 Đánh giá điều kiện giáo dục

S.1-2 Giáo viên

Phát triển xã hội

S.1-2(2) Trung học cơ sở S.1-2(3) TH phổ thông S.1-3(1) Tiểu học

S.1-3 Tỉ lệ nhập học

Rất kém

S.1-3(2) Trung học cơ sở S.1-3(3) TH phổ thông

S.2-1 Phương tiện, thiết bị S.2 Đánh giá điều kiện y tế

S.2-2 Kỹ năng/kiến thức cán bộ y tế S.2-3 Điều kiện vệ sinh S.3-1 An toàn/An ninh

S.3 Đánh giá điều kiện sống

S.3-2 Thuận tiện Rất tốt

S.3-3 Thoải mái

A1.3A-3

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Phạm vi

Mục

Đánh giá/ Mức độ thoả mãn Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

E.1 Bảo tồn môi trường tự nhiên E.2-1 Không khí E.2-2 Nước E.2 Đánh giá điều kiện môi trường

E.2-3 Chất thải rắn E.2-4 Tiếng ồn E.2-5 Sụt lún đất

Điều kiện môi Không bị TH

trường

Không

Nghiêm

Nghiêm trọng

trọng

Khá NT

Rất NT

Khá NT

Rất NT

Khá NT

Rất NT

E.3-1 Lũ lụt Không bị TH

Không NT

Không bị TH

Không NT

Nghiêm trọng

E.3-2 Triều cường E.3 Thiệt hại do thiên tai Nghiêm trọng

E.3-3 Mưa bão Không bị TH

Không NT

Nghiêm trọng

Khá NT

Rất NT

E3.4 Sạt lở đất Rất tốt

Tốt

Bình thường

Thiếu

Rất thiếu

E.4 Chủ động phòng chống thiên tai Rất tốt

E.5 Đánh giá giá trị văn hoá

Tốt

TB

Kém

Rất kém

E.5-1 Di sản/công trình truyền thống Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất thiếu

Thừa

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất thiếu

E.5-2 Lễ hội truyền thống I.1-1 Cấp nước I.1-2 Điện

I.1 Đánh giá các dịch vụ hạ tầng Phát triển hạ

I.1-3 Viễn thông I.1-4 Thoát nước I.1-5 Thoát nước bẩn

tầng

I.1-6 Chất thải rắn I. 2-1 Khả năng lưu thông I. 2 Đánh giá dịch vụ giao thông

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

(có phương tiện thuận tiện) I. 2-2 Khả năng tiếp cận I.3-1 Đường bộ

I.3 Duy tu, bảo trì I.3-2 Đường thuỷ nội địa

A1.3A-4

Phạm vi

Mục

Đánh giá / Mức độ thoả mãn

I.4-1 Hiệu suất (kết quả đạt được so với chi phí

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

bỏ ra) Phát triển hạ

I.4 Đánh giá chất lượng của kết cấu hạ tầng

tầng

I.4-2 Hiệu quả (đạt được mục đích đề ra) I.4-3 Khả năng thu hồi chi phí (của các công trình điện, nước, viễn thông,…) G.1-1 Tổ chức

G.1 Đánh giá về hệ thống quản lý

G.1-2 Trách nhiệm G.1-3 Khung pháp lý

Quản lý nhà G.2-1 Nhân lực

nước G.2 Đánh giá về năng lực quản lý

G.2-2 Kỹ năng G.2-3 Thiết bị G.2-4 Cơ sở, phương tiện Rất tốt

Tốt

TB

G.3 Mức độ tham gia của cộng đồng vào quản lý nhà nước

C. Nhận xét Xin cho biết các vấn đề nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thị xã/huyện.

Các thế mạnh và Cơ hội

Hạn chế

………….., ngày .…. tháng ….. năm 2009 Người trả lời (Ký tên, ghi họ tên, đóng dấu)

Xin cảm ơn sự cộng tác của quý vị!

A1.3A-5

Thiếu

Rất thiếu

PHỤ LỤC 1.3B BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT XÃ/PHƯỜNG TẠI TỈNH LONG AN CHỈ SỬ DỤNG CHO CÁN BỘ ĐIỀU TRA Q1 Họ tên người chịu trách nhiệm về mẫu điều tra này Giám sát viên Q2 Địa bàn cấp thông tin nêu trong bảng câu hỏi a. Tên phường/xã b. Tên thị xã/huyện

A. Khái quát về xã/phường Q1-1. Thông tin chung (1) Họ tên người trả lời (2) Chức vụ

1. Chủ tịch UBND xã

2. Cán bộ xã

3. Khác

(3) Điện thoại (4) Fax Q1-2 Thông tin chung về xã/phường (1) Tên xã/phường (2) Phân loại xã/phường 1. Xã nông thôn

2. Phường/Thị trấn

Q1-3 Dân số (1) Dân số theo tình trạng lưu trú. (Nếu không chắc chắn, xin cho biết con số ước tính) Năm KT1 KT2 KT3 KT4 Không đăng ký Tổng 1999 2005 2008 (2) Có bao nhiêu người đã chuyển đi nơi khác và đi đâu? Vùng KTTĐ phía Nam

Vùng KTTĐ khác

Giai đoạn Long An

TPHCM

Đồng Nai

Bình Dương

Tỉnh khác

Trung bộ

Bắc bộ

Vùng KTTĐ khác

Tổng

Nơi khác ở VN

1999-2005 2005-2008 (3) Có bao nhiêu người đã chuyển đến xã và họ đến từ đâu? Vùng KTTĐ phía Nam

Vùng KTTĐ khác

Giai đoạn Long An

TPHCM

Đồng Nai

Bình Dương

Tỉnh khác

Trung bộ

Bắc bộ

Khác ngoài Vùng KTTĐ

Tổng

Nơi khác ở VN

1999-2005 2005-2008 (4) Thành phần dân tộc trong xã phường Các nhóm dân tộc (Cho biết 3 nhóm dân tộc chính - kể cả dân tộc Kinh - và tỷ lệ phần trăm)

1. 2. 3. Khác

A1.3B-1

% % % %

Q1-4 Thông tin về hộ gia đình (1) Nêu chuẩn nghèo theo quy định của Sở LĐTBXH đối với xã/phường (nghìn đồng/người/tháng). (nghìn đồng) (2) Tỉ lệ hộ nghèo trong xã/phường

%

(3) Tỉ lệ hộ đói trong xã/phường

%

(4) Tỷ lệ xóa mù chữ của xã/phường

%

(5) Xin cho biết nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong xã. Loại hộ gia đình

Số lượng hộ

Nguồn thu nhập chính (1)

Thu nhập bình quân/hộ (nghìn đ/tháng)

% hộ nghèo

Hộ nông/lâm/ngư nghiệp Hộ kiêm nông nghiệp và nghề khác Hộ phi nông nghiệp Tổng cộng

Có thể chọn nhiều nguồn thu nhập, bằng cách điền mã số các ngành nghề tạo thu nhập phù hợp liệt kê dưới đây: (1)

1. Trồng trọt

2. Chăn nuôi

3. Ngư nghiệp

4. Lâm nghiệp

5. Nghề thủ công

6. Xây dựng

7. Kinh doanh/dịch vụ

8. Khác

B. Dịch vụ cơ sở hạ tầng Q2-1. Về tiếp cận dịch vụ cơ bản, xin cho biết phạm vi và mức độ của các dịch vụ cơ bản sau:

Hạng mục

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Nguồn nước uống

Giáo dục Tiểu học

Trung học

Nước máy

Giếng

Ao/ sông

Nước mưa

Điện

Điện thoại

Thoát nước

Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ (%) Mức độ dịch vụ (đánh chéo vào dòng thích hợp)

Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

Q2-2. Hệ thống giao thông từ xã/phường tới trung tâm thị xã/huyện và trung tâm tỉnh. Chỉ có đường bộ

Đường bộ và đường thủy

Trung tâm huyện Trung tâm tỉnh A1.3B-2

Chỉ có đường thủy

Thu gom rác thải

Q2-3. Về điều kiện đi lại, xin cho biết các thông tin sau:

Phương thức

Đi - Đến

Cự ly (km)

Tình trạng đường sá Điều kiện mặt đường Tốt

Từ trung tâm xã tới trung tâm huyện Đường bộ

Phương thức

Từ trung tâm xã tới trung tâm tỉnh

Đi - Đến

Cự ly (km)

Rải nhựa

(%)

Đường cấp phối

(%)

Đường đất

(%)

Rải nhựa

(%)

Đường cấp phối

(%)

Đường đất

(%)

TB

Kém

……… phút

……… phút

Tình trạng đường thủy Loại đường thủy Tốt

Từ trung tâm xã tới trung tâm Đường huyện thủy Từ trung tâm

Bị gián đoạn Thời gian đi lại theo loại theo mùa phương tiện thông Có Không dụng

TB

Kém

Bị gián đoạn Thời gian đi lại theo loại theo mùa phương tiện thông Có Không dụng ..….… phút

xã tới trung tâm tỉnh

……… phút

A1.3B-3

C.

Hoạt động kinh tế-xã hội

Q3-1 Xin cho biết đánh giá về điều kiện kinh tế-xã hội chung của xã/phường? 1. Hài lòng

2. Bình thường

4. Khác

3. Không hài lòng

Q3-2 Xin cho biết đánh giá về các điều kiện sau của xã/phường? Phạm vi

Mục

Đánh giá/ Mức độ thoả mãn Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Thừa

Đủ

Khá đủ

Thiếu

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất kém

E.1 (1) Kết cấu hạ tầng E.1(2) Nhân lực

E.1(2)-2 Chất lượng

E.1 Đánh giá cơ sở hoạt

E.1(3) Các Điều lệ, Quy định của huyện/thị

động kinh Phát triển

tế

kinh tế

Rất thiếu

E.1(2)-1 Số lượng

E.1(4) Về hoạt động khuyến khích, hỗ trợ của xã E.1(5) Tính sẵn có thuận tiện của thị trường E.1(6) Kết cấu hạ tầng thiết yếu nhất cần có để

Mô tả:

đảm bảo sự phát triển của xã/phường Rất tốt

E.2 Triển vọng phát triển kinh tế của xã/phường trong tương lai Mô tả:

E.3 Ngành nghề tiềm năng

S.1-1 Phương

S.1-1(1) Trường tiểu học S.1-1(2) TH cơ sở

tiện, thiết bị S.1-1(3) TH phổ thông S.1 Đánh giá điều kiện giáo dục

S.1-2(1) Tiểu học S.1-2 Giáo viên

S.1-2(2) Trung học cơ sở S.1-2(3) TH phổ thông S.1-3(1) Tiểu học

S.1-3 Tỉ lệ

Phát triển xã hội

nhập học

Rất kém

S.1-3(2) Trung học cơ sở S.1-3(3) TH phổ thông

S.2 Đánh giá điều kiện y tế

S.2-1 Phương tiện, thiết bị S.2-2 Kỹ năng/kiến thức cán bộ y tế S.2-3 Điều kiện vệ sinh S.3-1 An toàn/An ninh

S.3 Đánh giá điều kiện

S.3-2 Thuận tiện

sống

Rất tốt

S.3-3 Thoải mái A1.3B-4

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Phạm vi

Mục

Đánh giá/ Mức độ thoả mãn Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

E.1 Bảo tồn môi trường tự nhiên E.2-1 Không khí E.2-2 Nước E.2 Đánh giá điều kiện môi trường

E.2-3 Chất thải rắn E.2-4 Tiếng ồn E.2-5 Sụt lún đất Không bị TH

Không nghiêm trọng

Nghiêm trọng

Không bị TH

Không NT

Nghiêm trọng

Khá NT

Rất NT

Không bị TH

Không NT

Nghiêm trọng

Khá NT

Rất NT

Khá NT

Rất NT

Khá NT

Rất NT

E.3-1 Lũ lụt Điều kiện môi trường

E.3-2 Triều cường E.3 Thiệt hại do thiên tai E.3-3 Mưa bão Không bị TH

Không NT

E3.4 Sạt lở đất Rất tốt

Tốt

E.4 Chủ động phòng chống thiên tai Rất tốt

E.5 Đánh giá giá trị văn hoá

Tốt

Nghiêm trọng

Bình thường

TB

Thiếu

Kém

Rất thiếu

Rất kém

E.5-1 Di sản/công trình truyền thống Rất tốt

Tốt

T.bình

Kém

Rất kém

E.5-2 Lễ hội truyền thống Rất tốt

Tốt

T.bình

Thiếu

Rất thiếu

I.1-1 Cấp nước Rất tốt

Tốt

T. bình

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Tốt

T.bình

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Tốt

T. bình

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Tốt

T. bình

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Tốt

T.bình

Thiếu

Rất thiếu

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

I.1-2 Điện I.1 Đánh giá các dịch vụ hạ tầng

I.1-3 Viễn thông I.1-4 Thoát nước I.1-5 Thoát nước bẩn

Phát triển hạ tầng

I.1-6 Chất thải rắn I. 2 Đánh giá dịch vụ giao thông

I. 2-1 Khả năng lưu thông (sự sẵn có của phương tiện) I. 2-2 Khả năng tiếp cận I.3-1 Đường bộ

I.3 Duy tu, bảo trì I.3-2 Đường thuỷ nội địa

A1.3B-5

Phạm vi

Phát triển hạ tầng

Mục

I.4 Đánh giá trình độ kết cấu hạ tầng

Đánh giá/ Mức độ thoả mãn

I.4-1 Hiệu suất (kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra)

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

I.4-2 Hiệu quả (đạt được mục đích đề ra)

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

I.4-3 Khả năng thu hồi chi phí (của các công trình điện, nước, viễn thông,…)

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Rất tốt

Tốt

TB

Kém

Rất kém

Thiếu

Rất thiếu

G.1-1 Tổ chức G.1 Đánh giá hệ thống quản lý

G.1-2 Trách nhiệm G.1-3 Khung pháp lý

Quản lý nhà nước

G.2-1 Nhân lực G.2 Đánh giá năng lực quản lý

G.2-2 Kỹ năng G.2-3 Thiết bị G.2-4 Cơ sở

G.3 Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý nhà nước

A1.3B-6

Rất tốt

Tốt

TB

D. Điều kiện môi trường Q4-1 Xin cho biết mức độ của các vấn đề về môi trường liệt kê trong bảng dưới đây ở xã. Chỉ chọn 01 mức độ cho mỗi vấn đề (bằng cách đánh chéo vào 01 một ô thích hợp)

Không có vấn đề gì

Có vấn đề nhưng không nghiêm trọng

Có vấn đề đang phát sinh

Có vấn đề nghiêm trọng

Có vấn đề rất nghiêm trọng

1

2

3

4

5

Mức độ của vấn đề Các vấn đề về môi trường A 1. Ô nhiễm nguồn nước ngầm 2. Ô nhiễm nguồn nước mặt 3. Xâm nhập mặn 4. Ô nhiễm đất 5. Chất thải rắn 6. Ô nhiễm không khí 7. Chặt phá rừng 8. Xói mòn đất 9. Sạt lở đất 10. Bão 11. Lũ lụt – nước dâng từ từ 12. Lũ lụt – lũ ống và lũ quét 13. Lũ lụt – nước biển dâng 14. Khác (nêu rõ: ……………………………….)

Q4-2 Nếu ở câu hỏi trên có trả lời là "có vấn đề đang phát sinh" (cột 3), "có vấn đề nghiêm trọng" (cột 4) hoặc "có vấn đề rất nghiêm trọng" (cột 5) thì vui lòng chỉ ra hoạt động gây ra vấn đề, lĩnh vực gây ra vấn đề và tác động của vấn đề đó (điền số tương ứng ở phía dưới của mỗi cột để mô tả vấn đề mà xã/phường đang phải đối mặt)

Loại vấn đề

Hoạt động gây ra vấn đề (có thể có nhiều câu trả lời)

Lĩnh vực gây ra vấn đề (có thể có nhiều câu trả lời)

Tác động (có thể có nhiều câu trả lời)

a b c d e f g h i j 1. Ô nhiễm nguồn nước ngầm 2. Ô nhiễm nguồn nước mặt 3. Xâm nhập mặn 4. Ô nhiễm đất 5. Chất thải rắn 6. Ô nhiễm không khí 7. Chặt phá rừng 8. Xói mòn đất 9. Sạt lở đất 10. Bão 11. Lũ lụt – nước dâng từ từ 12. Lũ lụt – lũ ống và lũ quét 13. Lũ lụt – nước biển dâng 14. Khác (nêu rõ: ……………. ………………………………….)

1. 2. 3. 4. 5.

Nông nghiệp du canh Nuôi thủy sản Lâm nghiệp Công nghiệp chế biến Các ngành khai thác (mỏ, quặng v.v.) hợp pháp 6. Các ngành khai thác (mỏ, quặng, v.v.) trái phép 7. Xây dựng 8. Ngành dịch vụ 9. Rác sinh hoạt 10. Điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình...) 11. Khác (nêu rõ: ……….. …………………………) 12. Không biết

1. DNNN trung ương 2. DNNN địa phương 3. Doanh nghiệp tư nhân 4. Hộ gia đình 5. Tập thể 6. DN đầu tư nước ngoài 7. Cá thể 8. Khác (nêu rõ: …………. ……………………………)

9. Không biết

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

10. Không áp dụng

A1.3B-7

10. 11. 12. 13. 14. 15.

Giảm đa dạng sinh học Sạt lở đất Xói mòn đất Giảm năng suất đất đai Mất nguồn nước Thiệt hại/mất tài sản Các vấn đề về sức khỏe con người Thiệt hại về người Các vấn đề về sức khỏe vật nuôi Thiệt hại về vật nuôi Giảm nguồn lợi thủy sản Chi phí đầu vào tăng Thu nhập hộ gia đình giảm Khác (nêu rõ: …………. …………………………..) Không biết

E. Khó khăn và cơ hội phát triển Q5-1 Xin cho biết những khó khăn cản trở sự phát triển của xã/phường nơi bạn ở. (Khoanh tròn số thích hợp) Không có khó khăn

Khó khăn/rào cản

Khó khăn Khó khăn nhỏ trung bình

Khó khăn lớn

Rất khó khăn

1. Địa bàn phường xã xa xôi, hẻo lánh

1

2

3

4

5

2. Đất cho sản xuất nông nghiệp

1

2

3

4

5

3. Đất xây dựng nhà ở

1

2

3

4

5

4. Đất cho doanh nghiệp

1

2

3

4

5

5. Cơ hội việc làm

1

2

3

4

5

6. Lao động có tay nghề

1

2

3

4

5

7. Kiến thức, trình độ người dân

1

2

3

4

5

8. Tiếp cận tín dụng (tiếp cận nguồn vốn)

1

2

3

4

5

9. Giá cả các yếu tố đầu vào

1

2

3

4

5

Q5-2 Xin cho biết tiềm năng phát triển những lĩnh vực sau của xã/phường bạn đang ở: Không có tiềm năng

Tiềm năng hạn chế

Tiềm năng trung bình

1

2

3

4

5

2. Trồng trọt - luân canh cây trồng (nêu các cây gì?): ……………………………………………………….

1

2

3

4

5

3. Trồng trọt và nôi trồng thủy sản (nêu tên cây, con): …………………………………………………………..

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

- Thủy sản gì? …………………………………………

1

2

3

4

5

8. Các ngành công nghiệp khai khoáng

1

2

3

4

5

9. Du lịch đại trà

1

2

3

4

5

10. Du lịch sinh thái

1

2

3

4

5

11 .Ngành tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ

1

2

3

4

5

12. Các ngành công nghiệp chế biến (sản xuất chế tạo)

1

2

3

4

5

13. Xây dựng

1

2

3

4

5

14. Lĩnh vực thương mại, bán hàng

1

2

3

4

5

15. Các lĩnh vực dịch vụ khác

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

Lĩnh vực 1. Trồng trọt - chuyên canh cây trồng (nêu tên cây): …………………………………………………………..

4. Trồng trọt và chăn nuôi gia súc (nêu tên cây, con): ……………………………………………………….. 5. Có vùng chuyên canh cây trồng, đặc sản - Chuyên canh cây gì?……… …………………….... - Đặc sản gì ?……………………………………….... 6. Sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản (nêu rõ cây, con): …………………………………………… 7. Chế biến nông sản, thủy sản - Nông sản gì? …………………………………………

16. Các ngành công nghiệp khác (điện, nước, xử lý chất thải) 17. Khác (nêu rõ): …………………………….............

A1.3B-8

Tiềm năng Tiềm năng lớn rất lớn

Q5-3 Về cơ sở hạ tầng và dịch vụ, bạn hãy lựa chọn ba lĩnh vực dưới đây theo thứ tự ưu tiên cho sự phát triển của xã/phường nơi bạn ở. 1.________________ 1. Đường sá 2. Cấp điện 3. Cấp nước 4. Tiêu nước 5. Giáo dục, đào tạo

2. _____________ __ 6. Dịch vụ y tế 7. Đất cho doanh nghiệp 8. Đất XD nhà ở 9. Kiểm soát ô nhiễm 10. Bảo vệ môi trường

3._________________ 11. Hoạt động đào tạo hướng nghiệp 12. Chính sách của tỉnh 13. Chính sách của nhà nước 14. Khác (nêu rõ )

Q5-4 Đâu là những hạn chế và khó khăn cản trở sự phát triển của xã/phường (xin lần lượt chọn 3 yếu tố theo thứ tự ưu tiên) 1.________________

2. _____________

1. Đường sá 2. Cấp điện 3. Cấp nước 4. Quỹ đất được cấp nước thủy lợi 5. Qũy đất sản xuất

6. Vốn/tín dụng 7. Vùng sâu/vùng xa 8. Trình độ dân trí 9. Quy mô hộ gia đình 10. Thiên tai

3._________________ 11. Các vấn đề về y tế 12. Chính sách của tỉnh 13. Chính sách quốc gia 14. Khác (nêu r õ

)

Q5-5 Xin cho biết kiến nghị của xã/phường đối với các chính sách của nhà nước để xem xét.

………….., ngày .…. tháng ….. năm 2009 Người trả lời (Ký tên, ghi họ tên, đóng dấu)

Xin cảm ơn sự cộng tác của quý vị! A1.3B-9

PHỤ LỤC 1.4A BẢNG PHỎNG VẤN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ Q1a Tên người phụ trách bảng câu hỏi Phỏng vấn Giám sát Mã hóa Nhập liệu

1 2 3 4 d

Q1b Thông tin về điều tra Ngày/Tháng Tên người được phỏng vấn Điện thoại liên hệ

d

m

m

Q1b

Q1c Thông tin quản lý a. Mã ngành doanh nghiệp b. Mã ngành công nghiệp c. Mã vị trí doanh nghiệp

1 2 3

Q1. Thông tin chung về tổ chức / doanh nghiệp tại Việt Nam 1. Hỏi các thông tin chung về các vấn đề sau: Tên, Địa chỉ, các hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm, cổ đông góp vốn, và các thông tin khác liên quan

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Q2. Phương pháp gia nhập thị trường tại Việt Nam 1. Hãy cho biết điều kiện thị trường hiện tại ở Việt Nam

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 3. Các nhân tố nào có ảnh hưởng tới thị trường việt Nam và tới hoạt động của doanh nghiệp

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 4. Khó khăn hiện tại của thị trường Việt Nam nói chung và của tổ chức / doanh nghiệp nói riêng

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................

A1.4A-1

5. Sự trợ giúp/ủng hộ của chính quyền trung ương và địa phương như thế nào đối với tổ chức / công ty trong việc thâm nhập / tăng cường / mở rộng thị trường và thị phần

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Q3. Môi trường kinh doanh hiện tại ở Việt Nam 6. Hãy nói về các khó khăn hiện hữu mà tổ chức / doanh nghiệp của bạn đang gặp phải (Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Quy định về đầu tư nước ngoài, Chính sách thương mại, Hệ thống thuế và kế toán, Quy định về lao động, Cấp vốn, Quy định về vốn, Ngoại tệ và các quy định liên quan, Hệ thống&quy định doanh nghiệp Việt Nam)

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 7. Các khó khăn này có thể được giải quyết với sự trợ giúp của chính quyền trung ương Việt Nam như thế nào và bằng cách nào

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 8. Hãy nói về các khó khăn hiện hữu mà tổ chức / doanh nghiệp của bạn đang gặp phải (Giấy phép và đăng ký, Các quy định/vấn đề về đất đai, Hạ tầng, Khu công nghiệp, Xây dựng, Thuê/mua trang thiết bị, Mua nguyên liệu thô, Thuê nhân công, Các quy định/vấn đề về môi trường, Cơ sở giáo dục, Điều kiện lưu trú/môi trường sống, Giao thông vận tải, An toàn xã hội)

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 9. Các khó khăn này có thể được giải quyết với sự trợ giúp của chính quyền địa phương như thế nào và bằng cách nào

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 10. Các vấn đề khác ở Việt Nam có liên quan tới môi trường kinh doanh (chuỗi giá trị kinh doanh, mức độ phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, Lợi thế cạnh tranh)

.................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................

A1.4A-2

Q4. Xu hướng thị trường ở Việt Nam 10. Các thông tin chung về xu hướng thị trường (quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng thị trường, tình hình kinh doanh, and others)

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 11. Những ảnh hưởng nào do khủng hoảng kinh tế gây ra và các giải pháp

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 12. Cách dự toán xu hướng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh so với đối thủ

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Q5 Đánh giá Môi trường đầu tư ở Việt Nam 13. Đánh giá Môi trường đầu tư ở địa phương bạn (Giấy phép và đăng ký, Các quy định/vấn đề về đất đai, Hạ tầng, Khu công nghiệp, Xây dựng, Thuê/mua trang thiết bị, Mua nguyên liệu thô, Thuê nhân công, Các quy định/vấn đề về môi trường, Cơ sở giáo dục, Điều kiện lưu trú/môi trường sống, Giao thông vận tải, An toàn xã hội) .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 14. Đánh giá Môi trường đầu tư ở tỉnh Long An (hình ảnh, Mối quan hệ, điểm mạnh, điểm yếu, và hấp dẫn) ....................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... Q6 Ông / Bà vui lòng cung cấp cho chúng tôi các số liệu thống kê chi tiết về đầu tưnước ngoài trực tiếp FDI và đầu tư trong nước tạI tỉnh thành của ông / bà .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................

A1.4A-3

PHỤ LỤC 1.4B BẢNG CÂU HỎI VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ Q1a Tên người phụ trách bảng câu hỏi Phỏng vấn Giám sát Mã hóa Nhập liệu

1 2 3 4 n

Q1b Thông tin về điều tra Ngày/Tháng Tên người được phỏng vấn Điện thoại liên hệ

n

t

t

Q1b

Q1c Thông tin quản lý a. Mã ngành doanh nghiệp b. Mã ngành công nghiệp c. Mã vị trí doanh nghiệp

1 2 3

Q1. Thông tin về doanh nghiệp tại Việt Nam Q1-1 Tên đăng ký ở Việt Nam Q1-2 Nước chủ quản Q1-3 Tên đăng ký ở nước chủ quản Q1-4 Địa chỉ đăng ký Q1-5 Loại hình kinh doanh chính đã đăng ký (phân loại ngành nghề) Q1-6 Địa chỉ văn phòng chính ở Việt Nam Q1-7 Địa chỉ văn phòng chi nhánh ở Việt Nam Q1-8 Ngày thành lập ở Việt Nam Q1-9 Tên chủ tịch ở Việt Nam Q1-10 Tên giám đốc điều hành ở Việt Nam Q1-11 Lượng vốn đăng ký ở Việt Nam

(mill. VND)

Q1-12 Cơ cấu cổ phần và tỷ lệ tham gia của vốn nước ngoài, ghi rõ công ty TNHH hay cổ phần Q1-13 Doanh thu và lợi nhuận 5 năm trở lại đây ở Việt Nam

2004

2005

2006

Doanh thu Lợi nhuận

Q2. Phương pháp gia nhập thị trường tại Việt Nam Q2-1 Phương pháp nghiên cứu ở Việt Nam 01. Doanh nghiệp tự lo 100%

02. Thuê tư vấn bên ngoài thực hiện một phần

03. Hình thức khác (vui lòng ghi rõ) Q2-2 Thời gian nghiên cứu cần có để quyết định gia nhập thị trường ở Việt Nam 01. Dưới 6 tháng

02. 6 tháng – 1 năm

04. Trên 2 năm

05. Khác A1.4B-1

03. 1 năm – 2 năm

2007

2008

Q2-3 Yếu tố nào gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp nhiều nhất khi ra quyết định về gia nhập thị trường hay thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam? 01. Vốn

02. Thị trường

03. Điều kiện kinh doanh

04. Nhân lực

05. Khác

Q2-4 Vui lòng giải thích chi tiết hơn về câu trả lời đối với Q2-3 Q2-5 Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn nào ở Việt Nam? 01. Vốn

02. Thị trường

03. Điều kiện kinh doanh

04. Nhân lực

05. Khác

Q2-6 Vui lòng giải thích chi tiết hơn Q2-7 Liệu có thể giải quyết được khó khăn đó (câu Q2-5) với sự hỗ trợ của tỉnh tỉnh hay trung ương ở Việt Nam không? 01. Có

02. Không

Lý do:

Q2-8 Lý do chính khiến doanh nghiệp thấy không cần đối tác nước ngoài là gì? 01. Mạng lưới địa phương

02. Vốn

03. Sự tin cậy

04. Khác

Q2-9 Lợi ích từ việc không liên doanh với đối tác nước ngoài là gì? 01. Quyết định nhanh

02. Bí mật thương mại

03. Chia sẻ lợi nhuận

04. Khác

Q2-10 Lý do chính nào khiến doanh nghiệp chọn địa phương hiện tại? 01. Thị trường

02. Điều kiện kinh doanh

03. Nhân lực

04. Ổn định chính trị

05. Khác

Q2-11 Vui lòng trả lời rõ hơn về câu trả lời cho Q2-10. Q2-12 Lý do chính nào khiến doanh nghiệp chọn nơi này trong số các tỉnh ở Việt Nam? 01. Thị trường

02. Điều kiện kinh doanh

03. Nhân lực

04. Ổn định chính trị

05. Khác

Q2-13 Tại sao doanh nghiệp lại chọn Việt Nam trong chiến lược kinh doanh quốc tế?

Q2-14 Vai trò của Việt Nam thế nào trong chiến lược đó?

Q2-15 Mục tiêu của doanh nghiệp ở Việt Nam là gì?

Q3. Môi trường kinh doanh hiện tại ở Việt Nam Q3-1 Chính phủ ở Việt Nam Vui lòng ghi rõ doanh nghiệp có gặp phải các vấn đề sau hay không. (1) Chính trị 01. Không 02. Có Giải thích: (2) Kinh tế 01. Không

02. Có

Giải thích:

(3) Xã hội 01. Không

02. Có

Giải thích:

(4) Quy định về đầu tư nước ngoài 01. Không 02. Có Giải thích: (5) Chính sách thương mại 01. Không 02. Có

Giải thích: A 1.4B-2

(6) Hệ thống thuế và kế toán 01. Không 02. Có

Giải thích:

(7) Quy định về lao động 01. Không 02. Có

Giải thích:

(8) Cấp vốn 01. Không

02. Có

Giải thích:

(9) Quy định về vốn 01. Không 02. Có

Giải thích:

(10) Ngoại tệ và các quy định liên quan 01. Không 02. Có Giải thích: (11) Hệ thống&quy định doanh nghiệp Việt Nam 01. Không 02. Có Giải thích: (12) Khác 01. Không

02. Có

Giải thích:

(13) Liệu doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề trên nếu có được sự hỗ trợ của Chính phủ ở Việt Nam hay không? Bằng cách nào?

(14) Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ có biện pháp hỗ trợ cụ thể nào đối với hoạt động kinh doanh của mình ở Việt Nam?

Q3-2. Chính quyền tỉnh ở Việt Nam Vui lòng ghi rõ doanh nghiệp có gặp phải các vấn đề sau hay không. (1) Giấy phép và đăng ký 01. Không 02. Có Giải thích: (2) Các quy định, vấn đề về đất đai 01. Không 02. Có Giải thích: (3) Hạ tầng 01. Không

02. Có

Giải thích:

(4) Khu công nghiệp 01. Không 02. Có

Giải thích:

(5) Xây dựng 01. Không

Giải thích:

02. Có

(6) Thuê, mua trang thiết bị 01. Không 02. Có

Giải thích:

(7) Mua nguyên liệu thô 01. Không 02. Có

Giải thích:

(8) Thuê nhân công 01. Không 02. Có

Giả

i thích:

(9) Các quy định, vấn đề về môi trường 01. Không 02. Có Giải thích: (10) Cơ sở giáo dục 01. Không 02. Có

Giải thích:

(11) Điều kiện lưu trú, môi trường sống 01. Không 02. Có Giải thích: (12) Giao thông vận tải 01. Không 02. Có

Giải thích:

(13) An toàn xã hội 01. Không 02. Có

Giải thích: A 1.4B-3

(14) Khác 01. Không

02. Có

Giải thích:

(15) Liệu doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề trên nếu có được sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh ở Việt Nam hay không? Bằng cách nào?.

(16) Doanh nghiệp mong muốn chính quyền tỉnh ở Việt Nam có biện pháp hỗ trợ cụ thể nào?

Q3-3 Các vấn đề khác ở Việt Nam (1) Doanh nghiệp có khó khăn gì khi thực hiện chuỗi giá trị kinh doanh ở Việt Nam không? 01. Quy định kinh doanh

02. R&D/Thiết kế

03. Thuê mua

04. Sản xuất

05. Phân phối

06. Bán hàng

07. Dịch vụ

08. Khác

(2) Doanh nghiệp đánh giá thế nào về mức độ phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay? Tại sao? 01. Tuyệt vời

02. Rất tốt

03. Trung bình

04. Dưới trung bình

05. Kém

Lý do:

(3) Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước châu Á khác thế nào? Tại sao? 01. Tuyệt vời

02. Rát tốt

03. Trung bình

04. Dưới trung bình

05. Kém

Lý do:

Q4. Xu hướng thị trường ở Việt Nam Q4-1 Vui lòng mô tả quy mô thị trường và thị phần của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Q4-2 Vui lòng liệt kê 5 đối thủ cạnh tranh và thị phần của họ ở Việt Nam.

Q4-3 Vui lòng mô tả tốc độ tăng trưởng thị trường kể từ khi doanh nghiệp tham gia ở Việt Nam

Q4-4 Xin mô tả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau khi Việt Nam vào ASEAN

Q4-5 Xin mô tả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau khi Việt Nam vào WTO.

A 1.4B-4

Q4-6 Xin mô tả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau cuộc suy thoái gần đây.

Q4-7 Doanh nghiệp đang làm gì để giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc suy thoái toàn cầu đó?

Q4-8 Vui lòng mô tả ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ của mình ở Việt Nam

Q5 Đánh giá Môi trường đầu tư ở Việt Nam Q5-1 Đánh giá về tỉnh nơi công ty bạn đang đóng ở Việt Nam Tuyệt vời Rất tốt (1) Giấy phép và đăng ký (2) Các quy định, vấn đề về đất đai (3) Hạ tầng (4) Khu công nghiệp (5) Xây dựng (6) Thuê, mua trang thiết bị (7) Mua nguyên liệu thô (8) Thuê nhân công (9) Các quy định, vấn đề về môi trường (10)Cơ sở giáo dục (11)Môi trường sống (12)Giao thông vận tải (13)An toàn xã hội (14)Khác Q5-2 Đánh giá về tỉnh Long An (1) Doanh nghiệp thấy Long An là tỉnh mang hình ảnh nào?

(2) Mối quan hệ của doanh nghiệp với Long An thế nào?

(3) Đâu là điểm mạnh của Long An?

(4) Đâu là điểm yếu của Long An?

(5) Điều gì đã khiến doanh nghiệp đến Long An?

A 1.4B-5

Trung bình

Dưới trung bình

Kém

PHỤ LỤC 1.4C

KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN CÁC CÔNG TY VÀ TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ BỔ TRỢ

(1) Bạn đánh giá mức độ phát triển ngành công nghiệp bổ trợ ở Việt Nam như thế nào? Và

tại sao? (2) Bạn cung cấp những loại mặt hàng nào?

(phụ tùng điện tử, khuôn đúc kim loại, khuôn hàng nhựa, loại khác) (3) Xin cho biết tỷ lệ nhà cung cấp phụ tùng trong nước và nước ngoài?

-

Các nhà cung cấp nội địa ( %) Các nhà cung cấp nước ngoài ( Tên nước ( )

%)

(4) Xin cho biết ý kiến của bạn về thuế đánh vào phụ tùng nhập khẩu của Việt Nam so với

các nước Châu Á khác? (Cao, trung bình, thấp) (5) Bạn tìm nhà cung cấp trong nước như thế nào?

(Quan hệ cá nhân, Hiệp hội Kinh doanh Nhật Bản, v.v.) (6) Bạn đánh giá thế nào về các nhà cung cấp trong nước?

-

Chất lượng (Lý tưởng, rất tốt, trung bình, dưới trung bình, kém) Chi phí (Lý tưởng, rất tốt, trung bình, dưới trung bình, kém) Khoảng cách tới nhà cung cấp (Tuyệt vời, rất tốt, trun (Lý tưởng, rất tốt, trung bình, dưới trung bình, kém) Giao hàng (Lý tưởng, rất tốt, trung bình, dưới trung bình, kém) Khác ( )

A1.4C-1

PHỤ LỤC 1.5 KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG GIS Câu hỏi 1: Thông tin chung về Cơ quan (trả lời theo mẫu sau, hãy cung cấp tài liệu liên quan nếu có) Tên cơ quan Địa chỉ Tên giám đốc Tên, địa chỉ cán bộ chịu trách nhiệm trả lời Tên: bảng cầu hỏi này

Tel & Fax E-mail:

1. Quyền hạn của cơ quan anh/chị

2. Chức năng

3. Nhiệm vụ của cơ quan anh/chị

4. Số cán bộ (theo phòng/ban) Tên phòng/ban

Tổng cộng

Cán bộ

Nhân viên

Kỹ sư

hành chính (1) (2) (3) …

5. Đơn vị trực thuộc cơ quan anh/chị và số lượng cán bộ Tên đơn vị

Tổng cộng

Cán bộ

Nhân viên hành chính

A 1.5-1

Kỹ sư

Câu hỏi 2: Công tác lập bản đồ và GIS 1. Tình hình về công nghệ thông tin: Để làm rõ hiện trạng tình hình sử dụng công nghệ thông tin tại cơ quan anh/chị, hãy trả lời các câu hỏi sau. Phòng/ban chịu trách nhiệm quản lý máy chủ Số lượng máy vi tính (tổng cộng) Định dạng trao Với các phòng/ban khác trong cơ quan đổi dữ liệu

Với các đơn vị khác tại Long An Với các đơn vị khác ở tỉnh ngoài Với cơ quan hữu quan

2. Nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai hoặc GIS: Hãy trả lời các câu hỏi sau theo phòng/ban. Tên phòng/ban

Số máy vi tính

Phần mềm CAD hiện có tại

Số cán bộ có thể sử

cơ quan anh/chị

dụng GIS

Phần mềm GIS/lập bản đồ

Số cán bộ có thể sử

hiện có tại cơ quan anh chị

dụng CAD

Nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai hoặc GIS Phần mềm sử dụng cho

Tên lớp dữ liệu trong CSDL GIS hiện nay

CSDL GIS hiện nay Năm xây dựng CSDL GIS hiện nay Quy mô sử dụng CSDL GIS hiện nay Lần cuối cập nhật CSDL GIS hiện nay Các lớp dữ liệu thường được cập nhật trong CSDL GIS hiện nay Phòng ban khác cũng đang sử dụng CSDL GIS này

A1.5-2

Câu hỏi 2a: Dữ liệu bản đồ hiện có

Mô tả dữ liệu Định dạng

Nguồn

Tỷ lệ

Năm

(VD: bản đồ

Hệ tọa độ

Dữ liệu có

(VN 2000,

được tập

địa hình, sử

(VD: Bản in,

(VD: Bộ

(VD:

(VD:

UTM Zone

hợp thành tài

dụng đất, địa

Microstation

TNMT,

1:5000,

1995,

48, không

liệu sẵn có

chất, ảnh vệ

Phiên bản 8,

khảo sát

1:50,000)

2002)

rõ)

không?

tinh)

AcadPhiên

địa chất

bản 2004

của Việt

Shape,

Nam,

MapInfo)

SPOT, ALOS)

A1.5-3

Câu hỏi 2a: Dữ liệu trong CSDL hiện có

Mô tả dữ liệu

Định dạng

Nguồn

Năm

Dữ liệu có được tập hợp

(VD: dân số, thống kê

(VD: bản in,

(VD: Tổng cục

(VD: 1995,

thành tài liệu

thiên tai trong quá khứ)

Excel,

thống kê, Sở

2002)

sẵn có

Access)

KH-ĐT)

A1.5-4

không?

Câu hỏi 3: Nhu cầu GIS: (1) Hãy đánh giá mức độ phổ biến về GIS trong cơ quan anh/chị (chọn một câu trả lời): ① Rất phổ biến

_____

② Tương đối phổ biến

_____

③ Không phổ biến

_____

Nêu rõ lý do lựa chọn như trên?

(2) Anh chị đã từng sử dụng GIS chưa?: ① Đã sử dụng

_____

② Chưa từng sử dụng

_____

Nếu đã sử dụng, hãy cho biết cách thức và địa điểm anh chị đã sử dụng GIS

(3) Hãy đánh giá nhu cầu về GIS trong cơ quan anh chị (chọn một câu trả lời): ① Rất cần thiết

_____

② Tương đối cần thiết

_____

③ Không cần thiết

_____

Nêu rõ lý do lựa chọn như trên?

(4) Hãy đánh giá mức độ hữu dụng của GIS trong cơ quan anh chị (chọn một câu trả lời): ① Rất hữu dụng

_____

② Tương đối hữu dụng

_____

③ Không hữu dụng

_____

Nêu rõ lý do lựa chọn như trên?

(5) Trình bày bối cảnh xây dựng CSDL GIS hiện nay của cơ quan anh/chị?

A1.5-5

(6) Hiện nay cơ quan anh/chị sử dụng CSDL GIS phục vụ công tác như thế nào?

(7) Để chia sẻ CSDL GIS với các đơn vị khác, cần nghiên cứu những vấn đề gì?

(8) Anh chị muốn sử dụng CSDL GIS như thế nào trong tương lai?

(9) Anh chị muốn bổ sung nội dung gì vào CSDL GIS trong tương lai? Tại sao? VD: bản đồ địa hình, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân khu, ảnh vệ tinh

(10) Cơ quan anh/chị có thể chia sẻ những loại dữ liệu nào có thể hữu ích cho các đơn vị khác tại Long An? VD: bản đồ địa hình, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân khu, ảnh vệ tinh

A1.5-6

Câu hỏi 4: Khuyến nghị: 1) Theo anh chị, đơn vị nào là thích hợp nhất để đảm nhận GIS tại Long An? Tại sao?

2) Anh chị có khuyến nghị thành lập một đơn vị mới hoặc tổ công tác đảm nhận GIS tại Long An? Tại sao?

A1.5-7

PHỤ LỤC 1.6

MẪU CÂU HỎI KHẢO SÁT GIAO THÔNG NÔNG THÔN

Nội dung bảng câu hỏi như sau: Mẫu 1: Thông tin về hộ gia đình Q1-1 Thông tin cá nhân của các thành viên hộ gia đình Xin cho biết thông tin về các thành viên hộ gia đình, lựa chọn số tương ứng trong bảng dưới đây. A Họ và tên của các thành viên trong hộ gia đình

b Giới tính

C Độ tuổi

d Quan hệ với chủ hộ

e Nghề nghiệp

f Lĩnh vực kinh tế

Chủ hộ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Thông tin cá nhân về người được phỏng vấn a. Giới tính b. Độ tuổi c. Quan hệ với chủ hộ d. Nghề nghiệp

e. Lĩnh vực kinh tế

1. Nam 2. Nữ Điền tuổi 1. Bố mẹ đẻ/bố mẹ chồng/vợ 2. Chồng/vợ 3. Con trai/con gái 4. Họ hàng 5. Bạn bè 6. Người giúp việc/trông trẻ 7. Khác 1. Cán bộ nhà nước 2. Kinh doanh nhỏ 3. Cán bộ chuyên môn 4. Thư ký/công nhân 5. Làm nghề tự do (xe ôm, bán hàng rong, v.v.) 6. Học sinh (Tiểu học/THCS) 7. Sinh viên (cao đẳng/đại học) 8. Nông dân 9. Nội trợ 10. Về hưu 11. Thất nghiệp 12. Khác 1. Nông nghiệp 2. Công nghiệp 3. Dịch vụ 4. Du lịch

Q1-2 Tổng thu nhập của hộ gia đình hàng tháng (000 đ/tháng) 01. 04. 07. 10. 13.

Dưới 500 2.001-4.000 8.001-10.000 20.001-25.000 35.001-40.000

02. 05. 08. 11. 14.

500-1.000 4.001-6.000 10.001-15.000 25.001-30.000 40.001-50.000

03. 06. 09. 12. 15.

1.001-2.000 6.001-8.000 15.001-20.000 30.001-35.000 trên 50.001

Q1-3 Xin cho biết số phương tiện và tàu thuyền do gia đình sở hữu Loại Xe đạp Xe đạp điện Xe gắn máy (<50cc) Xe máy(>=50cc)

Số lượng

Loại Xe ô tô con (<=5 chỗ) Taxi Xe tải nhỏ Xe tải lớn

A1.6-1

Số lượng

Loại Thuyền nhỏ Thuyền chở hàng Xà lan Ghe

Số lượng

Mẫu 2: Thông tin và đánh giá về chuyến đi Q2-1 Xin cho biết thông tin và đánh giá về chuyến đi của bạn. Đối với “phương thức đi lại chính”, xin điền và chọn ô tương ứng trong bảng dưới đây. Mục đích chuyến đi Công việc/kinh doanh

Đi học

Cá nhân

1) Các địa điểm chính (điểm đến) 2) Phương thức đi lại chính 3) Thời gian đi lại TB (phút) 4) Đánh giá

Rất tồi

Tồi

TB

Tốt

Rất tốt

Rất tồi

Tồi

TB

Tốt

Rất tốt

Rất tồi

Tồi

TB

Tốt

Chung Ngập lụt Điều kiện đi lại Đường bộ

Sự an toàn Vận tải công cộng Thời gian đi lại Chung Ngập lụt Điều kiện đi lại

Waterway

Sự an toàn Vận tải công cộng Thời gian đi lại

Phương thức đi lại chính 1. Đi bộ

2. Xe đạp

3. Xe máy – được chở (không phải đi xe ôm)

4. Xe máy-tự lái 7 Xe buýt nhỏ (<=25 chỗ)

5. Xe con – được chở 8. Xe buýt chuẩn (>25 chỗ)

6. Xe con – tự lái 9. Xe ôm

8 Taxi

9. Xe tải

10. Ghe/tàu

A1.6-2

11. Khác

Rất tốt

Mẫu 3: Khả năng sẵn sàng chi trả để sử dụng vận tải công cộng

Q3-1 Xin cho biết hiện trạng vận tải công cộng và khả năng sẵn sàng chi trả để sử dụng vận tải công cộng từ xã/phường bạn ở (xin đánh dấu X vào ô phù hợp) Hiện trạng

Điểm đến

Chưa có

Sẵn sàng chi trả

Đã có

Không

Có

1. Trung tâm xã 2. Các xã khác trong huyện 3. Trung tâm huyện 4. Huyện/thị khác 5. TP Tân An 6. Tỉnh/thành khác

Q3-2 Bạn sử dụng vận tải công cộng cho mục đích đi lại nào? Xin chọn một mục đích. 1. Đi làm

2. Tới trường

3. Công việc/kinh doanh

4. Đưa đón người thân

5. Mục đích cá nhân khác

6. Không muốn sử dụng

Q3-3 Nếu có vận tải công cộng, bạn mong muốn gì ở dịch vụ này? Xin chọn một lý do. 1. Giảm thời gian đi lại

2. Đúng giờ

3. Giá vé hợp lý

4. Tần xuất cao

5. Dịch vụ vào sáng sớm/tối khuya

6. An toàn

7. Tiếp cận VTCC dễ dàng

8. Sự thân thiện của lái xe

9. Không bị gián đoạn theo mùa

10. Khác (

11. Không mong muốn gì

)

Q4 Xin cho biết mong muốn cải thiện GTVT của bạn (đường bộ, đường thủy, v.v.).

A1.6-3

PHỤ LỤC 2.4.1

ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TẠI TỈNH LONG AN

Điểm đến Di tích lịch sử văn hóa

1) Vành đai diệt Mỹ” Rạch Kiến

Đặc điểm  Ngã tư Rạch Kiến nằm tại trung tâm xã Long Hòa, huyện Cần Đước. Nơi đây đã chứng kiến trận đánh hào hùng lịch sử của Đảng bộ và quân dân địa phương trong chiến dịch “Vành đai diệt Mỹ” Rạch Kiến – một thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  Chiến công của quân dân huyện Cần Đước đã được ghi nhận trên dòng chữ vàng khắc trên một tấm bia đá ngay tại di tích ngã tư Rạch Kiến. Nơi đây đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là khu di tích văn hóa lịch sử vào năm 1996.

2) Ngã tư lịch sử Đức Hòa

 Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa. Vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm và Võ Văn Tần, đồng bào các xã trong huyện đã xuống đường biểu tình và hô vang khẩu hiệu đòi “Quyền dân sinh dân chủ, chống sưu thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân”.  Khu di tích ngã tư Đức Hòa chính là đài tưởng niệm những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận khu vực ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp quốc gia.

3) Khu di tích lịch sử cách mạng Long An

 Bình Thành là vùng đất có địa hình khá phức tạp, thuộc huyện Đức Huệ tỉnh Long An. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bình Thành là căn cứ của tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi “Quân khu Đông Thành”. Tại đây, tỉnh ủy đã lãnh đạo phong trào cách mạng tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.  Xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong 2 thời kỳ kháng chiến. Vào năm 1998, Bộ Văn hóa Thông tin đã xếp hạng khu căn cứ quân sự Bình Thành là di tích lịch sử cấp quốc gia.

4) Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo

 Đây là nơi giao giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo. Vàm Nhựt Tảo thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Vào ngày 10/12/1861, dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L’Esperance của thực dân Pháp. Những dấu tích của con tàu được trưng bày trong việc bảo tàng Long An.  Vàm Nhựt Tảo đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1996. Cạnh bờ sông Vàm Nhựt Tảo, ngôi đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đang được xây dựng. Đây sẽ không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là khu du lịch nghỉ mát.

5) Di tích gò Bắc Chiêng

 Bắc Chiêng là một gò đất cao nằm giữa Đồng Tháp Mười, bên bờ sông Bắc Chiêng, thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa. Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 8 năm 1948, trung đoàn 120 đã phối hợp với tiểu đoàn 307 cùng với quân dân địa phương đánh chiếm đồn Mộc Hóa và tiêu diệt quân tiếp viện của kẻ thù. Chiến thắng vang dội của quân dân Long An trong suốt 9 năm chống lại thực dân Pháp được tổ điện ảnh khu 8 trực tiếp ghi thành cuốn phim chiến đấu đầu tiên khai sinh nền điện cảnh Cách Mạng Việt Nam. Vào năm 1994, khu di tích đã được UBND tỉnh Long An bảo tồn và xếp hạng.

A2.4-1

Điểm đến

Đặc điểm

6) Đồn Rạch Cát

 Đồn Rạch Cát là pháo đài quân sự vào loại nhất nhì nước ta do thực dân Pháp xây dựng kiên cố vào năm 1903 tại ấp Minh Long, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Khu pháo đài phòng thủ kiên cố ven biển này có một kiến trúc rất độc đáo và nằm trong một vị trí chiến lược cho phòng thủ và tấn công. Nơi đây đã từng chứng kiến những sự kiện lịch sử của huyện Cần Đước trong nửa đầu thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX. Đây cũng là chứng tích thất bại của thực dân Pháp trước quân dân Long An nói riêng và Việt Nam nói chung.

7) Di tích khảo cổ Gò Ô Chùa

 Gò Ô Chùa tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. Vào năm 1997, Bảo tàng Long An đã phối hợp với Bảo tàng lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc khai quật di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa. Qua khai quật thu thập được những hiện vật như xương răng động vật, các một còn dấu tích di cốt người, di cốt trẻ em, nhiều đồ gốm và các mảnh gốm, nhiều công cụ sắt, chuỗi hạt đá quý, lục lạc và vòng đồng, mãnh khuôn đúc và nồi rót kim loại; nhiều vỏ trấu và hạt lúa, v.v... Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia vào ngày 19/1/2004.

8) Di tích khảo cổ Bình Tả

 Khu di tích nằm trên địa phận của xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa. Các đồ vật khai quật được xác định niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, chúng được phân bố dọc theo các trục cổ và sông Vàm Cỏ Đông. Ba khu di tích được khai quật bao gồm Gò Nam Tước, Gò Xoài, Gò Đồn. Đặc trưng trong số 26 loại được khai quật tại Gò Xoà có một bản Minh văn bằng tiếng Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh phật. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các đồ vật có giá khác bao gồm tượng thần Siva, thần Vishnu, thần Ganesa (thần giữ đền) và hàng loạt những di chỉ khác.

9) Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức

 Nằm cách thị xã Tân An khoảng 4km về phía Tây, lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương quận công Nguyễn Huỳnh Đức. Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3.000m2 được xây dựng vào năm 1817 theo một kiến trúc cổ kính.  Đến tham quan lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ thứ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Bộ Văn hóa Thông tin đã quyết định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích cấp quốc gia vào ngày 5/11/1993.

10) Bảo tàng Long An

 Bảo tàng Long An nằm trên địa bàn ấp 4, thị trấn Tân An. Bảo tàng được thành lập năm 1985 bao gồm những kiến trúc cổ vật từ đầu thế kỷ thứ XX. Tổng diện tích sàn là 2.000m2 dùng để trưng bày nhiều hiện vật, tác phẩm nghệ thuật dân gian và đương đại có giá trị lớn lao về mặt văn hóa lịch sử nhằm giới thiệu các nội dung về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Đây là một địa chỉ khá quan trọng đối với du khách muốn nghiên cứu văn hóa lịch sử tỉnh Long An.

11) Thánh thất Cao Đài

 Nằm trên quốc lộ 1A, ấp 2 thị trấn Tân An, Thánh sở Cao Đài tỉnh Long An mang đậm kiến trúc đặc trưng của đạo Cao Đài. Kế bên Đền thờ Phật Mẫu là thánh thất Cao Đài thờ Đức Chí Tôn và biểu tượng Thiên Nhãn. Diện tích ngôi thánh thất khoảng 4.000m2.. Bên trong thánh thất trần phẳng, trang trí nhiều ô tròn gồm 6 con rổng chầu mặt trời. Ngôi thánh thất được hoàn thành vào năm 1956. 

A2.4-2

Điểm đến

Đặc điểm

12) Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Vĩnh Phong

 Đình Vĩnh Phong nằm bên bờ Rạch Cây Giáo, là ngôi đền cổ có kiến trúc cuối thời Nguyễn. Chánh điện đình Vĩnh Phong được xây dựng theo lối cổ kết cấu cột tứ trụ, mái lợp ngói âm dương, trên nóc có đôi rồng bằng sành trong tư thế lưỡng long tranh châu. Đến với đình Vĩnh Phong, chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật trảm trổ tài hoa của những nghệ nhân thời trước, hiểu thêm sự đóng góp của cha ông trong quá trình khai phá đất đai. Đình Vĩnh Phong được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 31/8/1998.

13) Chùa cổ Tôn Thạnh

 Chùa cổ Tôn Thạnh thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc. Đây là ngôi chùa nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học. Ban đầu chùa có tên là Lan Nhã, do hòa thượng Viên Ngộ khai sáng vào năm Gia Long thứ bảy (1808). Từ những năm 1859-1861, nhà thi sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, tại chùa Tôn Thạnh là nơi dạy học . Và tại đây ông đã sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng. Chùa Tôn Thạnh ngày nay vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ thứ XIX và các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng. Chùa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1997.

14) Chùa Kim Cang

 Chùa Kim Cang được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, theo kiến trúc chùa truyền thống. Chùa tọa lạc tại ấp Bình Cang, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa. Trong chùa còn lưu giữ những bản kinh chữ Hán, khắc gỗ và nhiều pho tượng cổ. Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của đất Gia Định, thể hiện qua việc in ấn Kinh phật và đào tạo tăng tài mà di tích xưa còn lại cho đến ngày nay.

15) Chùa Linh Sơn

 Chùa Linh Sơn còn gọi là chùa Núi, thuộc khu du lịch Rạch Núi, nằm trên một khu đất cao khoảng 6m tại xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc. Chùa Linh Sơn do hòa thượng Minh Nghĩa khai lập vào năm 1867. Hiện chùa có gần 100 tượng phật, phần lớn có niên đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có pho tượng cổ Tiêu Diện Đại Sĩ bằng gỗ, cao 0,4m, thể hiện bởi phong cách chạm khắc cổ xưa.

16) Chùa Nổi – Cổ Sơn Tự

 Chùa Nổi – Cổ Sơn Tự được xây dựng khoảng 100 năm trước, tọa lạc uy nghi trên một gò cao thuộc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng. Ngoài những giá trị về kiến trúc, nơi đây còn được xem là di chỉ khảo cổ học bởi nhiều hiện vật độc đáo của các nền văn hóa cổ đã được tìm thấy ở đây.

17) Nghệ thuật kiến trúc nhà trăm cột

 Di tích nhà trăm cột tọa lạc tại vùng đất ven biển thuộc địa phận xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Được xây dựng vào những năm 1901-1903 với kiến trúc triều Nguyễn, mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế.  Nhà trăm cột được làm hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gỗ đỏ, gỗ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gắm trên từng nét trạm.  Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ là phong cách điệu phóng khoáng đã tạo thêm sự phong phú, sinh động. Tất cả được thiết kế hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm và đâỳ tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống. Ngôi nhà trăm cột được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 1997.

A2.4-3

Điểm đến Danh lam thắng cảnh

Đặc điểm

1) Thắng cảnh Núi Đất

 Núi Đất là ngọn núi nhân tạo được đắp vào những năm 1957-1960. Khu di tích Núi Đất nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Hòa, huyện Mộc Hòa. Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát dịu. Khi Núi Đất chia thành 3 tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10m, núi nhỏ cao khoảng 5m với nhiều tảng đá xanh rêu, xen lẫn những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ được nối với tiểu đảo một bằng cây cầu thon dài. Tiểu đảo 3 nằm ở phía trái hồ sen trông như hòn non bộ bằng đá có trồng 2 cây bồ đề. Trong lòng hồ có nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, thư giãn.

2) Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười

 Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười cách thị xã Tân An khoảng 50km, thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Tân Thạnh. Đây là khu du lịch sinh thái đặc trưng của Long An nói riêng và Nam bộ nói chung.  Ngược dòng Vàm Cỏ Tây, du khách sẽ đến được trung tâm Đồng Tháp Mười. Đến đây, du khách sẽ được ngắm những cánh rừng tràm bạt ngàn, đầm sen rộng lớn mênh mông đơm bông khoe sắc dưới ánh mặt trời. Không chỉ có vậy, ở đây còn có rất nhiều động vật quý hiếm được bảo vệ như: sếu đầu đỏ, rùa, rắn, thú... Cánh đồng có đồng nước mênh mông vô tận nơi đây từng là cảnh quay trong phim “Cánh đồng hoa nổi tiếng.

3) Làng cổ – Phước Lộc Thọ

 Làng cổ Phước Lộc Thọ  Làng cổ Phước Lộc Thọ tọa lạc tại thị trấn Đức Hòa, tỉnh Long An với diện tích hơn 30.000m2, tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 là 45 tỷ đồng. Ở đây có khoảng 15 căn nhà rường, nhà sàn được đầu tư với sự đam mê sưu tầm đồ cổ, ý tưởng giữ gìn nền văn hóa của làng quê Việt Nam.  Đến đây du khách sẽ có kỳ nghỉ trọn vẹn khi được hòa mình với thiên nhiên, chiêm ngưỡng kiến trúc xưa của những ngôi nhà cổ, các đường nét chạm trổ tinh tế trên chiếc Long Sàn của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương. Quý khách sẽ có được những phút giây thư giãn thật sảng khoái khi dạo quanh khu vườn nơi đây.

4) Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen

 Khu Láng Sen thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười, có hệ sinh thái đa dạng. Qua khảo sát, vùng Láng Sen có 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như trăn đất, rắn ráo, chim bạc má, ác là... Ngoài động vật, nơi đây còn có thảm thực vật tự nhiên ven sông phong phú. Vào mùa khô, đây còn là chỗ trú ẩn của loài bò sát: rắn ri, rùa, cua đinh, lươn, cá lóc... Với hệ sinh thái đa dạng, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là một trong những địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn.

5) Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười

 Tọa lạc tại xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, cách thị xã Tân An 60 km. Trung tâm có diện tích khoảng 1.041ha, trong đó có 800ha rừng nguyên sinh, hồ nước rộng 100ha. Đến trung tâm trong mùa nước nổi, du khách sẽ được đắm mình trong không gian của vương quốc chim cò với mật độ dày đặc và thả hồn trong thảm thực vật vô tận mênh mông của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.

6) Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập

 Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500ha, được quy hoạch kinh phí khoảng 100 tỷ đồng để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung trong tương lai. Dự kiến nơi đây sẽ gồm có 11 khu chức năng như khu di trú động vật hoang dã, khu bảo tồn thiên nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi... Du khách đến tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam bộ và những dịch vụ du lịch kỳ thú của làng nổi Tân Lập.

A2.4-4

Điểm đến

Văn hóa lễ hội

Đặc điểm

7) Hệ sinh thái rừng tràm nguyên sinh

 Năm 1976, diện tích đất rừng Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng tràm tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Năm 1999, diện tích rừng là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tập trung ở các huyện Tân Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ. Năm 2000, diện tích rừng là 44.481 ha. Hiện nay tổng diện tích của rừng trồng tập trung khoảng 64.462 ha. Rừng tràm nguyên sinh không chỉ đem lại nguồn lợi về tài nguyên rừng, cân bằng hệ sinh thái mà còn tạo giá trị to lớn về phát triển du lịch.

8) Cửa khẩu Bình Hiệp

 Từ Long An du khách đi theo quốc lộ 62 sẽ tới cửa khẩu Bình Hiệp, thuộc huyện Mộc Hóa, là trung tâm buôn bán giao lưu thương mại, dịch vụ và du lịch với nước bạn Campuchia và các nước khác trong khu vực ASEAN. Tỉnh đang có kế hoạch phát triển kinh tế biên mậu và một số dự án quan trọng nhằm hình thành kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển KT-XH kết hợp với an ninh quốc phòng.

1) Lễ hội Làm Chay

 Hàng năm nhân dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành tổ chức lễ hội làm chay vào ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của nhân dân địa phương. Nhằm khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân sống trong cảnh thái bình, an tâm lao động sản xuất đạt vụ mùa bội thu. Đúng 12 giờ đêm ngày 16 là xô giàn Ông Tiêu, người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm, ai tranh được cái lưỡi của Ông Tiêu là năm đó làm ăn phát tài. Ngày hội làm chay đã trở thành lễ hội truyền thống, một nét văn hóa đặc sắc của người dân Long An.

2) Lễ húy kỵ đức nghệ nhân nhạc sư Nguyễn Quang Đại

 Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại là một quan nhạc của triều đình nhà Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX đã hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, vô nam truyền dạy nhạc tài tử và nhạc lễ. Ông là người có công khai sáng ra bộ môn đờn ca tài tử và nhạc lễ Nam bộ mang đậm bản sắc dân tộc.  Hàng năm vào ngày 19 tháng Giêng, lễ Húy Kỵ diễn ra tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước. Lễ hội tập trung các nghệ nhân đờn ca tài tử Nam bộ trong và ngoài tỉnh và du khách đến viếng, tưởng niệm cố nghệ nhân Nguyễn Quang Đại.

A2.4-5

PHỤ LỤC 2.6.1

STT

1

TÊN ĐƯỜNG

ĐT.838

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG TỈNH VÀ ĐƯỜNG HUYỆN CỦA TỈNH LONG AN (tính đến tháng 03 năm 2010)

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

Đức Huệ

Chiều dài (Km)

LÝ TRÌNH

K0-K2+600

2.50

K2+600-K22+00

19.40

Rộng nền

Rộng mặt

Kết cấu mặt

Cấp đường

9.0

6.0

L Nhựa

IV

7.5

5.5

21.90

Sỏi đỏ

IV

2

ĐT.838B

Đức Huệ

K0-K11+500

11.50

11.50

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

3

ĐT.838C

Đức Huệ

K0-K5+800

5.80

5.80

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

ĐV Cầu Đức Huệ

Đức Huệ

K0-K2+00

2.00

2.00

12.0

11.0

BT nhựa

III

0.50

11.0

L Nhựa

III

Đức Huệ

K0-K0+500

12.0

ĐT.839

K0+500-K28+500

28.00

5.5

3.5

K0-K3+200

3.20

7.5

5.5

Sỏi đỏ

K3+200-K4+400

1.20

7.5

5.5

L Nhựa

K0-K7+800

7.80

7.5

5.5

L Nhựa

K7+800 - K11+992

4.19

7.5

5.5

Sỏi đỏ

K0-K7+330

7.33

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

K7+330-K12+00

4.67

12.0

11.0

BT nhựa

III

K12+00-K16+087

4.09

12.0

11.0

L Nhựa

III

K0-K0+800

0.80

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

K0+800-K15+200

14.40

12.0

11.0

BT nhựa

III

K14+162-K21+500

7.34

20.0

12.0

BT nhựa

II

K21+500-K32+00

10.50

7.5

5.5

L Nhựa

IV

K32+000-K39+500

7.50

12.0

11.0

BT nhựa

III

K39+500-K47+711

8.21

9.0

6.0

L Nhựa

IV

4

5

6

7

8

9

10

ĐT.821

ĐT.822

ĐT.823

ĐT.824

ĐT.825

Đức Hòa

Đức Hòa

Đức Hòa

Đức Hòa

Đức Hòa

28.50

4.40

11.99

16.09

15.20

33.55

Sỏi đỏ

VI

Đức Hòa

K0-K3+170

3.17

3.17

9.0

7.0

L Nhựa

IV

12

Cặp kênh Thầy Cai

Đức Hòa

K0-K5+160

5.16

5.16

9.0

7.0

L Nhựa

IV

13

ĐT.830nd

Đức Hòa

K0+00-K10+670

10.67

10.67

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

K0+00-K34+626

34.63

9.0

6.0

L Nhựa

IV

K34+626-K36+226

1.60

12.0

9.0

BT nhựa

III

7.5

5.5

9.0

6.0

9.0

6.0

ĐT.831

15

ĐT.827A

Châu Thành

K36+226-K42+726

6.50

K2+768-K19+239

16.47

K19+239-K26+790

7.55

A2.6-1

42.73

24.02

Sỏi đỏ

IV

L Nhựa

IV

L Nhựa

Đang thi công

IV

KCN Đức Hòa 2-3

Tân Hưng

Đang thi công

IV

11

14

Ghi chú

H. thành 2010

Kh.công 2010 H.thành 2010

STT

TÊN ĐƯỜNG

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

Chiều dài (Km)

LÝ TRÌNH

Rộng nền

Rộng mặt

Kết cấu mặt

Cấp đường

16

ĐT.827C

Châu Thành

K0-K3+995

4.00

4.00

9.0

6.0

L Nhựa

IV

17

ĐT.827D

Châu Thành

K0-K2+00

2.00

2.00

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

18

HL.2

Châu Thành

K0-K0+800

0.80

0.80

5.5

3.5

L Nhựa

VI

K5+00-K12+443

7.44

16.70

9.0

6.0

BT nhựa

IV

K12+443-K14+780

2.34

12.0

11.0

L Nhựa

III

K14+780-K21+704

6.92

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

19

ĐT.833

Tân Trụ

20

ĐT.833B

Tân Trụ

K0+00-K5+674

5.67

5.67

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

21

Cai Tài

Tân Trụ

K0-K5+293

5.29

5.29

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

22

ĐT.826

Cần Đước

K2+300-K17+520

15.22

15.22

7.5

5.5

L Nhựa

IV

23

ĐT.826B

Cần Đước

K0-K12+509

12.51

12.51

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

24

ĐT.835

Cần Giuộc

K0-K16+357

16.36

16.36

12.0

11.0

BT nhựa

IV

25

ĐT.829

Tân Thạnh

K105+540-K116+00

10.46

10.46

9.0

8.0

L Nhựa

IV

26

Cặp kênh Thước

Tân Thạnh

K0-K15+000

15.00

15.00

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

27

ĐT.831C

Vĩnh Hưng

K0-K7+950

7.95

7.95

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

28

ĐT.837

Tân Thạnh

K0-K27+046

27.05

27.05

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

K0-K5+500

5.50

18.20

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

K5+500 - K8+500

3.00

12.0

11.0

L Nhựa

III

K8+500-K18+200

9.70

12.0

7.0

Sỏi đỏ

III

K0-K2+079

2.08

2.08

12.0

7.0

L Nhựa

III

K0+000-K4+134

4.13

22.5

12.0

11.0

L Nhựa

III

K4+134-K6+240

2.11

12.0

11.0

L Nhựa

III

K6+240-K10+240

4.00

12.0

11.0

L Nhựa

III

K10+240-K22+500

12.26

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

K0-K0+420

0.42

7.5

5.5

Sỏi đỏ

IV

K0+420-K1+571

1.15

18.0

12.0

L Nhựa

III

29 30

31

7

HL.19 Trị Yên

ĐT.832

Cần Giuộc Cần Giuộc

Tân Trụ

Nguyễn Văn Tuôi (Thuận Đạo)

Bến Lức

33

ĐT.830

Bến Lức, Đức Hòa

K0+00-K20+050

20.05

20.05

12.0

11.0

BT nhựa

IV

34

HL.8

Bến Lức

K0-K9+100

9.10

9.10

18.0

12.0

BT nhựa

III

35

Nguyễn Trung Trực

Bến Lức

K0-K2+00

2.00

2.55

22.0

20.0

L Nhựa

II

K2-k2+551

0.55

18.0

12.0

L Nhựa

III

36

Rạch Chanh –Long Định, Long Định Long Cang

Bến Lức, Cần Đước

K0-K6+184

6.18

6.18

18.0

12.0

L Nhựa

III

37

HL16B

Cần Đước

K0+00-K7+668

7.67

7.67

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

38

ĐT.835B

Cần Giuộc

K0-K11+821

11.82

11.82

5.5

3.5

Sỏi đỏ

VI

32

A2.6-2

1.57

Ghi chú

H thành 2010

Đang thi công

H thành 2010 Đang thi công

STT

39 40

41

42

TÊN ĐƯỜNG

ĐT.835C ĐT.835D

HL.12

HL.16

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

Cần Giuộc Cần Giuộc

Cần Giuộc

Bến Lức, Cần Đước

44 45 46 47

Bình Đức – Bình Hòa Nam ĐT.827B ĐT.834 T.Thừa - M.Khai HL.6

48

HL. Mỹ Bình

Thủ Thừa

49

ĐT.836

Thạnh Hóa

50

TT Thạnh Hóa

Thạnh Hóa

51

Vàm Thủ - Bình Hòa Tây

52

Cặp kênh 79

43

53 54 55

V Hưng – K Hưng Tân Hưng Hưng Điền Cặp kênh Cái Cỏ

Bến Lức, Đức Huệ Châu Thành Thủ Thừa Thủ Thừa Thủ Thừa

Chiều dài (Km)

LÝ TRÌNH

K0-K4+450 K0-K5+007 K0-K0+800 K0+800-K2+725

4.45 5.01 0.80 1.93

K2+725-K18+146 K0-K1+00 K1+0-K17+748

15.42 1.00 16.75

K3+401 - K35+000 K2+742-K15+00 K0-K2+00-K4+670 K1+500-K6+00

31.60 12.26 4.67 4.50

K0-K4+031 K0+00 - K4+500

4.03 4.50

K0-K5+00

5.00

Thủ Thừa, Thạnh Hóa

K0-K4+00 K0-K20+170 K20+170- K66+305

4.00 20.17 46.14

Mộc Hóa, Tân Hưng

K0-K42+00

42.00

Vĩnh Hưng Tân Hưng Vĩnh Hưng, Tân Hưng Tổng cộng

K0-K16+650

16.65

K0-K19+665

19.67

K0-K15+000

15.00 752.94

Nguồn: Sở GTVT Long An

A2.6-3

Rộng nền

Rộng mặt

Kết cấu mặt

Cấp đường

5.5 5.5 5.5 5.5

3.5 3.5 3.5 3.5

Sỏi đỏ Sỏi đỏ BTXM Sỏi đỏ

VI VI VI VI

5.5

3.5

1.00 16.75

18.0 5.5

12.0 3.5

31.60

6.0

3.5

12.26 4.67 4.50 4.03

9.0 9.0 12.0 9.0

6.0 6.0 9.0 6.0

4.50

5.5

3.5

5.00

7.5

5.5

4.00 66.31

12.0 6.0 6.0

9.0 3.5 3.5

42.00

6.5

3.5

16.65

5.5

3.5

19.67

5.5

3.5

15.00

6.5

3.5

4.45 5.01 18.15

752.94

Sỏi đỏ L Nhựa Sỏi đỏ Sỏi đỏ L Nhựa L Nhựa Sỏi đỏ BT nhựa Sỏi đỏ Sỏi đỏ BT nhựa Sỏi đỏ Sỏi đỏ Sỏi đỏ Sỏi đỏ Sỏi đỏ Sỏi đỏ

VI

Ghi chú

Đang thi công

III VI VI IV IV III IV VI IV

Đang thi công

III VI VI V VI VI VI

Chuẩn bị thi công

PHỤ LỤC A2.6.2

THỐNG KÊ ĐƯỜNG THỦY DO TỈNH QUẢN LÝ (tính đến tháng 3 năm 2010) Địa Danh

Số TT

Tên tuyến đường thủy

Điểm Đầu

Điểm Cuối

Chiều Dài ( km )

Cầu Mộc Hoá

N/3 Bình Châu

20,00

1

Cấp sông

1

Sông Vàm cỏ Tây

2

Sông Nhật Tảo

N/3 V.C.Đông (A.N.Tân)

TT Tân Trụ

11,00

2

3

Sông Cần Đước

Xã Phước Đông

Ấp Bình Hòa

5,00

3

4

Sông Lò Gạch

Xã Vĩnh Trị (Cái Bát )

Xã Vĩnh Trị (Bàu Nâu)

10,00

4

5

Sông Tầm Vung

Xã Vĩnh Đại

Xã Vịnh Trị

11,00

5

6

Kênh Xáng Lớn

Vàm Cỏ Đông (Lương Hòa )

Ranh TP. HCM

17,00

6

7

Kênh An Hạ

N/3 Sông Vàm Cỏ Đông

Ranh TP HCM

20,00

7

8

Kênh Bo Bo

Kênh Thủ Thừa

20,00

8

N/3 Kênh Chợ Gạo

Kênh Trà Cú Thượng Ấp Bình Trị (Thuận Mỹ)

9

Sông Rạch Heo

5,00

9

10

Rạch Cái Rưng

N/3 Bình Châu

Xã Vĩnh Đại

7,00

10

11

Rạch Cái Răng

Rạch Rập Bái

5,00

11

12

Rạch Bầu Nâu

K.T3 Xã Vĩnh Trị

Xã Vĩnh Đại Ấp Bàu Biên (Vĩnh Trị)

4,00

12

13

Rạch Long Khốt

Xã Thái Bình Trung

Biên giới CPC

10,00

13

14

Vàm Cỏ Tây (Tuyên Nhơn)

N/3 Sông Vàm Cỏ Đông

22,00

14

15

Kênh Trà Cú Thượng Kênh 75-76 (Bà Giải)

Sông Vàm Cỏ Tây

Sông Vàm Cỏ Đông

20,00

15

16

Kênh Bà Mía

16

Kênh Thủy Tân

Sông Vàm Cỏ Đông Sông V.C.Tây (Tuyên Nhơn)

16,00

17

Sông Vàm Cỏ Tây Sông Vàm Cỏ Tây (La Khoa )

12,00

17

18

Kênh Bà Miêu

Sông Vàm Cỏ Tây

Sông Vàm Cỏ Đông

10,00

18

19

Kênh 12

N/3 Sông Vàm Cỏ Tây

Cai Lậy (Tiền Giang)

25,00

19

20

Kênh 7 Thước

N/3 Bình Châu

Biên giới CPC

43,00

20

21

Kênh Ngang (504)

Sông Tầm Vung

Rạch Long Khốt

10,00

21

22

Kênh Cái Bát

Xã Vĩnh Thành

Ranh giới Đồng Tháp

21,00

22

23

Rạch Đường Ban

Sông Vàm Cỏ Tây

Xã Thuận Nghĩa Hòa

11,00

3

Tổng cộng

315,00

Nguồn: Sở GTVT Long An

A2.6-4

PHỤ LỤC 2.6.3 CÁC TUYẾN XE BUÝT VÀ CHỈ TIÊU KHAI THÁC VẬN TẢI XE BUÝT NỘI TỈNH

TT

Route name

Chiều dài (km)

Lộ trình

I. Tuyến cố định 1

Tân An – Thạnh Hóa

39

4 5

Tân An – Tân Thạnh Tân An – Hậu Thạnh Tân An – Mộc Hóa Tân An – Bình Hiệp Tân An – Vĩnh Hưng Tân An – Khánh Hưng

45 72 68 72 91 104

6

Tân An – Tân Hưng

108

7 8 9 10

Cần Đước – Mộc Hóa Nhựt Tảo - Vĩnh Hưng Tân Trụ - Vĩnh Hưng Tân Trụ – Tân Hưng

110 110 110 126

11

Tân An – Đức Huệ

70

12

Tân An – Tho Mo

91

13

Tân An – Ma Reng

100

14 15

Đông Thạnh - Ma Reng Tho Mo – Đức Huệ

31 25

16

Tân An – Lộc Giang

70

17

Tân An - Cân Đước

42

Tân An – Cần Giuộc Tuyến Tần suất nhanh Bệnh viện đa khoa Long An – Phú Mỹ (Tân Phước, Tiền Giang)

40

2

Bệnh viện đa khoa Long An - Tân Đông

16

3

Bệnh viện đa khoa Long An – Cây Đa

16

4

Bệnh viện đa khoa Long An – Ngã Tư chợ Tân Phước Tây Ngã tư – Khu CN Thuận Đạo

17

6

Bệnh viện Long An – Bến Ba

26

7

Bệnh viện Long An – Ban Quy

8

2 3

Bến xe Long An- Hùng Vương – QL.62 – ĐT.836 - Bến xe Thanh Hoa Bến xe Long An – Hùng Vương – QL.62 – Tân Thạnh- ĐT.837 – Bến xe Hậu Thạnh Bến xe Long An – Hùng Vương – NH 62 – BX Mộc Hóa B. xe Long An – Hùng Vương – QL.62 – Bến xe Vĩnh Hưng Bến xe Long An – Hùng vương – QL.62 – Vĩnh Hưng – Khánh Hưng Bến xe Long An – Hùng Vương – QL.62 – ĐT..831 – Bến xe Tân Hưng TT.Can Đuoc – ĐT..826 – ĐT.835 – QL1A- QL.62 - BX Mộc Hóa Nhựt Tào (Tan Tru)- ĐT.833 – QL.1A – QL. 62 - BX. Vĩnh Hưng BX Tan Tru - RP.833 – QL.1A – QL.62 – Vĩnh Hưng BX Tan Tru - ĐT.833 – QL.1A – QL.62 – Tân Hưng BX Long An – Hùng Vương – QL. 62 – QL.1 - Ben Luc - ĐT.830 – ĐT.825 – ĐT.822 – BX Đức Huệ BX Long An – Hùng Vương – QL. 62 – QL.1 – Bến Lức -ĐT.830–ĐT.825–ĐT.822–ĐT.838-Tho Mo BX Long An – Hùng Vương – QL. 62 – QL.1 - TT Bến LứcĐT.830 – ĐT.825 – ĐT.822 – ĐT.839-Ma Reng Đức Huệ - ĐT.839 - Ma Reng Theo ĐT.838 Bến xe Long An - QL. 62 – QL.1 - TT Bến Lức- ĐT.830 – ĐT.825 – Lộc Giang Bến xe Long An – Hùng Vương – QL.62 – QL.1A – ĐT.835 – ĐT.826 – TT Cần Đước. BX Long An– Hùng Vương – QL.62 - QL.1A – ĐT.835 - Tri Yên – Bx Cần Giuộc

Thời gian Vận Khối hành trình tốc lượng (phút) (km/h) (HK/ngày) 3,241 75

31,2

67

167

25,9

620

38,9

451

39,6 37,1

420 208

30,9

200

55,0 31,4 31,4 32,9

60 84 60 112

29,0

532

105 138 168 210 120 210 210 230 145

60

160

34,1

180 35 50

33,3 53,1 30,0

150

28,0

120 120

21,0 20,0

70

12,9

60

16,0

60 60

16,0 17,0

60

24,0

BV Long An – Nguyễn Thông – Thi Kim – Hùng Vương – QL1A – TL833 – Chợ Tan Tru – Bến Ba

60

26,0

27

BV Long An – Nguyễn Thông – Châu Thị Kim – Hùng Vương – QL1A –TL833 – Tân Trứ – Nhựt Ninh – Ban Quy.

70

23,1

Bệnh viện Long An – Chợ Co Chi

21

BV Long An – Nguyễn Thông – Trương Định – Đường số 2 – Hùng Vương – QL1A (Tan Huong – Tân Hiệp) – TL866 (Tiền Giang) – Chợ Co Chi

70

18,0

504

9

Lương Bình – Chợ Bến Lức

19

Luong Binh – PR.830 – Thuan Dao – Ben Luc terminal

40

28.5

280

10

Chợ Đêm – BX Bến Lức

Tân Kiên – Dương Đình Cuc – Nguyễn Cuu Phu – Võ Ngọc Quan – BX Bến Lức

40

25.2

490

11

Hậu Nghĩa – Tra Cu

7

BX Hậu Nghĩa – TL825 – TL823 – Chợ Tra Cu

30

14,0

300

12

Hậu Nghĩa – Lộc Giang

18

BX Hậu Nghĩa – TL825 – TL821 – Lộc Giàng

40

27,0

200

13

Hậu Nghĩa – An Ninh Tây

16

BX Hậu Nghĩa – TL825 – An Ninh Đông, An Ninh Tây

40

19,5

180

14

Thu Thừa – Tra Cu

30

BX Thủ Thừa – Đường Kinh T1– Tra Cu

90

20,0

480

15

Tâm Vũ – Chợ Gạo

13

BX Tâm Vũ – TL827A – TL827C – TL879C – QL50 – Chợ Gạo

90

8,7

130

18 II. 1

5

15

24

16.8

BVĐK.Long An– Nguyễn Thông – Nguyễn Đình Chiểu - Trương Định - Mai Thị Tốt – Hùng Vương – QL.62 – ĐH.28 – Chợ Phú My BVĐK.Long An – Nguyen Thong – Nguyen Thai Binh – Thu Khoa Huan - Mai Thi Tot – Hung Vuong – QL.62 – T.Hoa BVĐK.Long An – Hùng Vương – QL.1A – ĐT.834 – cầu Thu ThuaCây Đa BVĐK.Long An – Nguyễn Thông – ĐT.827B – ĐT.834 – chợ Nga Tư Ngã tư Tân Phuoc Tây - ĐT.832 – QL.1A – Ngã tư Long Kim – Nguyễn Trung Trực – KCN Thuận Đạo

Nguồn: Sở GTVT Long An

A2.6-5

70 60 120 56 30 32 6.190 504 504 504 504 196 560 560

Phụ lục 12.1 Danh mục các dự án của tỉnh Long An

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

PHÁT TRIỂN KINH TẾ Nông nghiệp 1

Trạm lúa giống Hòa Phú

20,0

05-08

C※

LA

QHPT KT-XH

2

Trung tâm giống vật nuôi

30,0

03-08

C※

LA

QHPT KT-XH

3

Dự án thủy sản Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng

25,0

05-08

C※

LA

QHPT KT-XH

4

Trung tâm giống nông nghiệp Tân Thạnh và Mộc Hóa

20,0

09-10

C※

LA

QHPT KT-XH

5

Nghiên cứu sản xuất thủ công phân hữu cơ vi sinh từ cây lục bình cho các nông hộ trong vùng ĐTM

6

Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn trái Thanh Long đáp ứng cho việc xuất khẩu

7

8

1,3

Trung tâm Khuyến nông và ĐH Cần Thơ

09-10

O

LA

Sở KHCN

Long An

0,9

H. Châu Thành, Viện Cây ăn quả, Công ty XND rau quả TPHCM

09-10

O

LA

Sở KHCN

Thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh đối với lúa và rau màu trên vùng đất xám bạc màu tỉnh Long An

Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa and Vĩnh Hưng

0,9

Trường ĐH Nông-Lâm TPHCM

09-10

O

LA

Sở KHCN

Thử nghiệm khả năng sản xuất giống cá bống tượng tại trại cá Bình Cách, trạm Khuyến Ngư ĐTM

Trại cá Bình Trạm Khuyến Ngư Mộc Hóa

0,6

Trung tâm khuyến ngư tỉnh

09-10

O

LA

Sở KHCN

09

C

LA

Sở KHCN

09-11

O

LA

Sở KHCN

Long An

Trung tâm khuyến ngư tỉnh và Trường ĐH Nông-lâm TPHCM Viện Cây ăn quả miền Nam và TT khuyến nông

9

Thử nghiệm máy đùn ép rơm, cỏ khô cho gia súc

Tân An, Đức Hòa

0,2

10

Xây dựng mô hình sản xuất quả dưa hấu đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GAP

Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa

0,8

11

Áp dụng công nghệ vi sinh sản xuất phân hữ cơ vi sinh, gas Methan từ việc xử lý chất thải cồn, xác bả mía ở các nhà máy đường trong tình Long An

Bến Lức, Đức Huệ

0,7

Sở KHCN

09

O

LA

Sở KHCN

12

Triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho nông dân trong vùng ngập lũ ĐTM

Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa

3,0

Trạm Khuyến Ngư ĐTM

09

O

LA

Sở KHCN

13

Chường trình giải quyết việc làm giảm nghèo

Các huyện

CG

O

LA

Sở NNPTNT

14

Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

Các huyện

CG

O

LA

A12-1

Sở NNPTNT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

99-10

O

LA

O

LA

Nguồn

Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT

15

Chương trình 661- trồng rừng

Các huyện

12,0

CG

16

Chương trình thủy sản

Các huyện

39,0

CG

17

Chương trình hỗ trợ giống cây trồng

Các huyện

14,5

CG

01-10

O

LA

18

Hỗ trợ giống vật nuôi, thủy sản

Các huyện

CG

01-10

O

LA

19

Phương án hỗ trợ cơ giới hóa

Các huyện

9,3

PG

07-10

O

LA

20

Dự án Bố trí hộ nghèo, hộ chính sách vào cụm tuyến vượt lũ

Các huyện

57,4

CG

05-10

O

LA

21

Dự án phòng chống cúm gia cầm.

Các huyện

12,0

ODA

07-10

O

LA

22

Dự án nâng cao chất lượng bò sữa, bò thịt

Các huyện

10,5

CG PG

08-10

O

LA

23

Đề án chăn nuôi bò kết hợp xây dựng mô hình VAC

Xã Thạnh Lợi, Bến Lức

0,3

06-09

C

LA

24

Dự án Nâng cao năng lực nông hộ nghèo nghèo tại tỉnh Long An thông qua mô hình phát triển công đồng của Heifer

Xã Bình Đức, Bến Lức

1,2

09-12

O

LA

Sở NNPT NT

25

Dự án Tạo khả năng phòng ngừa và ứng phó thiên tai cho công đồng dân cư vùng ĐBSCL

06-09

C

LA

Sở NNPT NT

26

Chương trình giống cây trồng

11-20

PL

LA

27

Chương trình giống vật nuôi, thủy sản

11-20

PL

LA

28

Chương trình giống Lâm nghiệp

11-20

PL

LA

29

Xây dựng quy hoạch phát triển vùng rau an toàn

PL

LA

30

Xây dựng đề án hỗ trợ phát triển các trạm bơm điện nhỏ phục vụ tưới, tiêu ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020.

PL

LA

4,8

ODA

10-15

A.12-2

Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

10-20

PL

LA

Sở NNPT NT

STT

Tên dự án/chương trình

31

Xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp ven đô, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm, thủy sản tỉnh Long An giai đoạn 2010 - 2020.

32

Dự án sản xuất, tiêu thụ chanh thương phẩm huyện Bến Lức

PL

LA

33

Dự án đầu tư đồng bộ cơ giới hóa canh tác mía

PL

LA

34

Xây dựng chương trình cơ giới hóa trong nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020

PL

LA

Sở NNPT NT

35

Xây dựng Chương trình phát triển nông thôn mới.

PL

LA

Sở NNPT NT

36

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, chú trọng đảm bảo nhu cầu tưới tiêu chủ động cho hầu hết diện tích lúa, nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ dân sinh.

PL

LA

Sở NNPT NT

37

Dự án vùng lúa chất lượng cao vùng Đồng Tháp Mười.

PL

LA

PL

LA

PL

LA

PL

LA

PL

LA

Sở NNPT NT

PR

ST

ST

38

39

40

Dự án phát triển sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GAP ở huyện Châu Thành. Dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Phương án hỗ trợ người dân trồng cây phân tán trong nông thôn giai đoạn 2010 – 2015.

41

Đề án đổi mới hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; và tăng cường khuyến nông viên và cán bộ nông nghiệp về cơ sơ

42

Cung cấp nhà kính thủy sinh

43

Lập QH phát triển vùng an ninh lương thực

44

10-15

1,7 Đồng Tháp Mười

60 - 70

Tăng cường/phát triển các mô hình sản xuất phù hợp (tổ hợp tác kinh tế, hợp tác xã, v.v.)

A12-3

Sở NNPT NT Sở NNPT NT

Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT Sở NNPT NT

Sở NNPTNT, Sở CT, Sở KHCN

10-20

PR

ST

ST

Sở NNPTNT

10-15

PR

ST

ST

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

CG PG

Chi cục Bảo vệ Thực vật (Sở NNPTNT)

10-15

PR

ST

ST

Sở NNPTNT, Sở CT

10-20

PR

ST

ST

Sở NNPTNT

10-15

PR

ST

ST

46

Thiết lập mạng lưới liên tỉnh về dự báo, phòng chống và kiểm soát sâu bệnh hại mùa màng, vật nuôi trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng của ác tỉnh lân cận gồm Tiền Giang, Đồng Tháp và các tỉnh biên giới Campuchia Khuyến khích cơ giới hóa trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp

47

Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các vùng nông thôn

48

Tăng cường và phát triển ngành chăn nuôi bò

Trung tâm khuyến nông, v.v.

10-15

PR

ST

ST

Tăng cường hệ thống thú y của tỉnh

Chi cục thú y (Sở NNPTNT)

10-15

PR

ST

ST

Phát triển chăn nuôi lợi và gia cầm

Sở NNPTNT, Sở CT Sở NNPTNT, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư r Chi cục Thủy sản, Trung tâm khuyến ngư, trung tâm khuyến nông (Sở NNPTNT) Chi cục Thủy sản, Trung tâm khuyến ngư, trung tâm khuyến nông (Sở NNPTNT)

10-20

PR

ST

ST

10-15

PR

ST

ST

10-15

PR

ST

ST

10-15

PR

ST

ST

45

49 50

51

52

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt chất và nước lợ chất lượng cao ở một số khu vực có điều kiện phù hợp Quy hoạch vùng nuôi trồng nước lợ tập trung ở một số khu vực có điều kiện phù hợp

Quy hoạch phát triển nuôi cá nước ngọt ở vùng Đồng Tháp Mười 53

Công nghiệp Các khu công nghiệp Công ty liên doanh khai thác Hạnh Phúc

LA

Sở KHĐT

LA

Sở KHĐT

1

KCN Đức Hòa I

Đức Hòa (Đức Hòa Đông)

2

KCN Xuyên Á

Đức Hòa (Mỹ Hạnh Bắc)

Công ty TNHH Ngọc Phong

3

KCN Tân Đức

Đức Hòa (Hựu Thạnh)

ông ty Cổ phần đầu tư Tân Tạo



LA

Sở KHĐT

4

KCN Đức Hòa II

Đức Hòa



LA

Sở KHĐT

5

KCN Thuận Đạo

Bến Lức (Bến Lức)

KCN Đức Hòa III Công ty liên doanh phát triển đầu tư khu công nghiệp Bến

LA

Sở KHĐT

A.12-4

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

Lức

6

KCN Vĩnh Lộc II

Bến Lức (Long Hiệp)

7

KCN Thạnh Đức

Bến Lức (Thạnh Đức)

8

KCN Nhựt Chánh

Bến Lức (Nhựt Chánh)

9

KCN Tân Bửu - Long Hiệp

Bến Lức

10

KCN Bắc An Thạnh

Bến Lức (An Thạnh)

11

KCN Tân Kim

Cần Giuộc (Tân Kim)

12

Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn Công ty cổ phần ĐT XD HT PT Phú An Công ty cổ phần Thanh Yến

LA

Sở KHĐT Sở KHĐT



LA

Công ty TNHH Tân Kim



LA

Sở KHĐT

Mở rộng KCN Tân Kim

Cần Giuộc (Tân Kim)

Công ty CP khai thác và QL KCN Đặng Huỳnh



LA

Sở KHĐT

13

KCN Long Hậu

Cần Giuộc (Long Hậu)

Công ty cổ phần Long Hậu

LA

Sở KHĐT

14

KCN Bắc Tân Tập

Cần Giuộc (Phước Vĩnh Đông)

LA

Sở KHĐT

15

KCN Nam Tân Tập

Cần Giuộc

LA

Sở KHĐT

16

KCN Cầu Tràm

Cần Giuộc (Long Trạch)

Cty CP TM DV XD XNK Trung Thành



LA

Sở KHĐT

17

Mở rộng KCN Thuận Đạo

Cần Giuộc (Long Định)

Cty LD PT ĐT KCN Bến Lức



LA

Sở KHĐT

18

KCN An Nhựt Tân

Tân Trụ (An Nhựt Tân)

Cty TNHH Thép Long An



LA

Sở KHĐT

19

KCN Tân Thành

Thủ Thừa (Tân Lập)



LA

Sở KHĐT

20

KCN Lợi Bình Nhơn

Tân An Town (Lợi Bình Nhơn)

Cty cổ phần Tân Thành Cty CPĐT HT KCN đô thị Long An)



LA

Sở KHĐT

21

KCN Nhơn Thạnh Trung

LA

Sở KHĐT

22

KCN Vạn Phúc Lộc

23 24

Tân An Town (Nhơn Thạnh Trung) Tân An Town (7 ward)

Cty CP Vạn Phúc Lộc



LA

KCN Eco-Tech Long An 21

PR

ST

Sở KHĐT ST

Công viên Nghiên cứu và Phát triển Long An (LARDP)

PR

ST

ST

A12-5

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

25

Phát triển KCN cạnh tranh cho các ngành vật liệu mới và điện tử

9,5

PG ODA

Sở KHĐT, Sở CT

10-15

PR

ST

ST

26

Phát triển KCN xạch, có công suất xử lý nước thải chất lượng cao

190,0

P ODA

Sở KHĐT, Sở CT, DONRE

10-15

PR

ST

ST

27

Cải tạo các KCN hiệu có và cung cáp các KCN cạnh tranh

3.801,9

ODA

Sở CT

10-15

PR

ST

ST

Sở KHĐT, Sở CT, Sở NNPTNT

10-15

PR

ST

ST

Sở CT, Sở NNPTNT

10-20

PR

ST

ST

Sở KHĐT, Sở CT

10-15

PR

ST

ST

Long An ĐTovince

10-15

PR

ST

ST

Sở NNPTNT

10-15

PR

ST

ST

Sở CT, Sở XD, Sở GTVT

09-15

PR

ST

ST

Cty CP ĐTXD Tân Đô Cty TNHH Liên Hưng Cty Nhà nhựa Việt Nam Cty TNHH Hải Sơn



LA



LA



LA

28

Phát triển KCN chế biến lương thực, thực phẩm gần trung tâm Logistics

29

Thành lập liên doanh chế tạo máy công cụ nông nghiệp trên cơ sở phối hợp với các doanh nghiệp liên quan của tỉnh

30

Thành lập KCN bổ trợ

31

Xây dựng công trình điều tiết nước tại các kênh tạo nguồn phía Sông Tiền (phối hợp với tỉnh Đồng Tháp)

32

33

Trung tâm Logistic gần nút giao ĐCT TPHCM - Trung Lương và đường VĐ ngoài TPHCM

Bến Lức (GDD2, Phát triển KC của Tập đoàn Tân Tạo)

Lập QH và hoàn thành xây dựng hệ thống đê bao lửng ở các huyện vùng ĐTM QH xây dựng các trạm bơm điện quy mô nhỏ và vừa nhằm cung cấp nước cho sản xuất nông-ngư nghiệp với trọng tâm là vùng ĐTM

950,0

969,0

P

PGODA

539,0

Các cụm công nghiệp Đức Hòa Hòa Hạ) Đức Hòa Hòa Hạ) Đức Hòa Hòa Hạ) Đức Hòa Hòa Hạ)

(Đức

Sở KHĐT Sở KHĐT Sở KHĐT Sở KHĐT

34

Tân Đô

35

Liên Hưng

36

Plast

37

Hải Sơn

38

Hải Sơn

Đức Hòa (Đức Hòa Đông)

Cty TNHH Hải Sơn



LA

Sở KHĐT

39

Liên Minh

Đức Hòa (Đức Hòa Hạ)

Cty TNHH Liên Minh



LA

Sở KHĐT

40

Hoàng Gia

Đức Hòa (Mỹ Hạnh Nam)

Cty TNHH Hoàng Gia



LA

Sở KHĐT

41

Đức Thuận

Đức Hòa (Mỹ Hạnh Bắc)

Cty CP XD Đức Thuận



LA

Sở KHĐT

(Đức (Đức (Đức

A.12-6

LA

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

42

Hoàng Khang

Đức Hòa (Hiệp Hòa)

43

Hồng Hà

Đức Hòa (Hựu Thạnh)

44

Phú Mỹ

Đức Hòa (Đức Hòa Đông)

45

Đại Lộc

Đức Hòa (Đức Hòa Đông)

Cty TNHH Bằng Đại Lộc



LA

Sở KHĐT

Đức Hòa (Mỹ Hạnh Nam)

CTY Be Great International Holding Limited



LA

Sở KHĐT

Đức Hòa (Hòa Khánh Đông)

Cty CP Sao Vàng



LA

Sở KHĐT

Bến Lức (Lương Bình) Bến Lức (Lương Bình)

Cty TNHH Thịnh Phát Cty cổ Phần Đại Đồng ty TNHH NHS TM Hiệp Thành Cty TNHH Hoàng Long Long An



LA



LA



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

Cty TNHH Hoàng Long LA



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

46

Cty TNHH Hoàng Khang

KH thực hiện

Cty CP ĐT Phát Triển Hồng Hà Cty TNHH TKXDTM Phú Mỹ

47

Sao Vàng

48

Thịnh Phát

49

Đại Đồng

50

Hiệp Thành

Bến Lức (Lương Bình)

51

Lương Hòa

Bến Lức (Lương Hòa)

52

Thanh Phú

Bến Lức (Thanh Phú)

53

Nhựt Chánh 2

Bến Lức (Nhựt Chánh)

54

Việt Út

Bến Lức (Lương Hòa)

Trung tâm PT Quỹ Đất - giao Cty Liên Minh Cty TNHH Việt Úc

55

Nam Hoa

Cần Giuộc (Trường Bình)

Cty CP Tân Đức Mạnh



LA

Sở KHĐT

56

Trường Bình

Cần Giuộc (Trường Bình)

Công ty TNHH Tân Phú Thịnh



LA

Sở KHĐT

57

Long Thượng

Cần Giuộc (Long Thượng)

Công ty TNHH Hải Sơn



LA

Sở KHĐT

58

Hạnh Trâm

Cần Giuộc (Phước Lý)

Công ty TNHH Hạnh Trâm



LA

Sở KHĐT

59

Shipbuilding

Công ty TNHH MTV Caric)



LA

Sở KHĐT

60

Long Định Long Cang

Cty Cơ khí Long An



LA

Sở KHĐT

61

Vĩnh Phong

Cty TNHH Vĩnh Phong



LA

Sở KHĐT

Cần Giuộc (Phước Vĩnh Đông) Cần Đước (Long Định, Long Cang) Cần Đước (Long Định, Long Sơn)

A12-7

Sở KHĐT Sở KHĐT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Long Định Long Cang

63

Mở rộng cụm CN Long Cang

64

Đồng Tâm

65

Nhật Quang

66

Thành Tài

67

Phước Đông

Cần Đước

68

Cảng nước sâu

Cần Đước (Long Hựu Đông, Long Hựu Tây)

69

Mở rộng cụm CN Nhơn Thạnh Trung

Tân Trụ (Bình Lãng, Lạc Tấn)

70

Nhị Thành

Thủ Thừa (Nhị Thành)

71

Tân Đông

Thạnh Hóa

72

Hoàng Hương

Tân Thạnh (Tân Bình)

Mộc Hóa

Nguồn vốn1)

Cần Đước (Long Định, Long Cang) Cần Đước (Long Sơn, Tân Trạch) Cần Đước (Long Định, Long Cang) Cần Đước (Tân Trạch) Cần Đước (Tân Trạch)

62

73

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

Trung Tâm PT Quỹ Đất



LA

Sở KHĐT

TT PT quỹ đất



LA

Sở KHĐT

Cty CP Đồng Tâm



LA

Sở KHĐT

Cty TNHH Nhật Quang Cty TNHH Thành Tài



LA



LA

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

LA Cty TNHH MTV Caric Công ty CP Đầu tư XD HT Đăng Khôi Cty TNHH một TV ĐT-XD HT Hoà Bình

Mộc Hóa (Mộc Hóa)

Sở KHĐT Sở KHĐT Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

LA

Sở KHĐT

Cty TNHH Hoàng Hương



LA

Sở KHĐT

Cty TNHH DVTM dệt may nhộm TG



LA

Sở KHĐT

LA

Sở KHĐT

LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

LA

Sở KHĐT

LA

Sở

Đầu tư phát triển công nghiệp khác 74

Đức Hòa (Hòa Khánh Tây)

75

xã Hòa Khánh Tây

76

Bến Lức (Lương Hòa)

77

Cần Giuộc (Phước Vĩnh Đông)

78

Tân Tập

79

Long An

CTCP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia CTCP Xây dựng GTVT Hồng Lĩnh Tổng Công ty Phong Phú CTCP Đầu tư Công nghiệp Lilama Shinpetrol I CTCP Thương mại và Xây dựng Hoàng Long Long An CTCP Phong

A.12-8

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Phú 80

Long An

81

Tân Trụ (An Nhựt Tân)

82

Phát triển năng lượng sạch GTL (khí hóa lỏng)

KHĐT

Cty Xây dựng GTVT CTCP Bất động sản Thảo Điền Sở KHĐT, Sở CT, Sở TNMT

1.900,0

Nguồn



10-15

LA

Sở KHĐT

LA

Sở KHĐT

ST

ST

Dịch vụ

1

2

3

4

5

6

Quy hoạch hệ thồng cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Quy hoạch hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Quy hoạch phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020 Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhất là những mặt hàng thiết yếu và hàng xuất khẩu, khuyến khích áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường Phát triển cửa hàng ở vùng ngoại ô Khuyến khích phát triển tập trung các dịch vụ chuyên môn ở các trung tâm đô thị

Xúc tiến đầu tư Thành lập Bộ phận Xúc tiến đầu tư 1

2

3

Phát triển phong trào "mỗi làng một sản phẩm" ở các khu vực nông thôn của tỉnh (phối hợp với Dự án Phát triển công nghiệp nông thôn) Phát triển các trạm Michi-No-Eki (trạm nghỉ đường bộ)

Long An

0,3

PG

Long An

0,3

PG

Long An

0,2

PG

Long An

0,4

PG

Phân viện Nghiên cứu Thương mại TPHCM (Bộ CT) Phân viện Nghiên cứu Thương mại TPHCM (Bộ CT) Phân viện Nghiên cứu Thương mại TPHCM (Bộ CT)

Sở CT

06

PL

LA

Sở CT

07

PL

LA

Sở CT

10

O

LA

Sở CT

09-10

PL

LA

Sở CT

PR

ST

ST

Bến Lức - Tân An, Đức Hòa

Tân An

Tỉnh Long An

Along the highway

3,8

PG

Sở KHĐT, Sở CT

10-20

PR

ST

ST

38,0

PG ODA

Sở KHĐT, Sở CT

10-12

PR

ST

ST

Sở NNPTNT, Sở CT, Sở XDST

11-15

PR

ST

ST

Sở GTVT, Sở XD, Sở KHĐT

11-15

PR

ST

ST

38,0

PG ODA

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Giáo dục và đào tạo

A12-9

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Bến Lức

Vốn đầu tư (triệu đồng)

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

20,0

06-09

C※

LA

QHPT KT-XH

15,0

02-06

C※

LA

QHPT KT-XH

02-07

C※

LA

QHPT KT-XH

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

1

THPT Gò Đen

2

THPT Đức Huệ

3

THPT Cần Đước

4

THPT Cần Giuộc

19,0

02-06

C※

LA

QHPT KT-XH

5

Trung học Kinh tế Kỹ thuật

32,0

04-07

C※

LA

QHPT KT-XH

6

Trường Chính trị

13,0

03-07

C※

LA

QHPT KT-XH

7

Trường THPT Nguyễn Thơng

13,0

01-05

C※

LA

QHPT KT-XH

8

Trường C2,3 Tân Hưng

13,0

02-07

C※

LA

QHPT KT-XH

9

Trung học phổ thông Tân An

19,0

06-08

C※

LA

QHPT KT-XH

10

Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật

15,0

06-09

C※

LA

QHPT KT-XH

11

Trung học phổ thông Lê Quý Đôn

25,0

06-09

C※

LA

QHPT KT-XH

12

Trung tâm giáo dục lao động dạy nghề Thạnh Hóa

29,0

03-08

C※

LA

QHPT KT-XH

13

Trường nghiệp vụ thể dục thể thao

7,0

08-09

C※

LA

QHPT KT-XH

14

Huyện ủy Đức Huệ

8,0

06-08

C※

LA

QHPT KT-XH

15

Chương trình chỉnh trang nội thị Thị x Tn An

220,0

07

C※

LA

QHPT KT-XH

16

Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh

32,0

06-10

O※

LA

QHPT KT-XH

17

Trung học phổ thông Rạch Kiến

24,0

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

18

Trung học phổ thông Thủ Thừa

24,0

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

19

Trung học phổ thông Thạnh Hố

20,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

20

Trung học phổ thông Tn Thạnh

20,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

21

Trung học phổ thông Đức Hồ

24,0

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

22

Trung học phổ thông Mộc Hố

20,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

23

Trung học phổ thông Vĩnh Hưng

20,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

19,0

A.12-10

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

STT

Tên dự án/chương trình

24

Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ GV ( Giai đọan 2)

Long An

750,0

CG

Sở XD, DPC

08-12

O

LA

Sở GDĐT

25

Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻcó HC khó khăn

Long An

6,0

ODA

Ban QL Dự án

05-10

O

LA

Sở GDĐT

26

Dự án PTGD THCSII

Long An

Ban QL Dự án

08-10

O

LA

Sở GDĐT

27

Dự án xây dựng trường THPT chuyên Long An

Long An

120,0

Sở XD, Sở GDĐT

10-12

O

LA

Sở GDĐT

28

Dự án hổ trợ máy tính các trường phổ thông của tỉnh

Long An

30,0

Sở GDĐT

10

O

LA

Sở GDĐT

29

Dự án hỗ trợ thiết bị giáo dục cho các trường mầm non, tiểu học vùng nông thôn đạt mức chất lượng tối thiểu

Long An

35,6

Sở GDĐT, DPC

09-10

O

LA

Sở GDĐT

30

Dự án chương trình mục tiêu quốc gia

Long An

46,3

CG

Sở GDĐT, Sở XD, DPC

10

O

LA

Sở GDĐT

31

Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giai đọan 2011-2015

Long An

559,0

CG

Sở XD, DPC

11-15

O

LA

Sở GDĐT

32

Phát triển trường ĐH Công nghệ Long An

Long Hậu (Cấn Giuộc)

LA

Sở KHĐT

2,5

CTCP KHCN và Nguồn nhân lực Long An

Y tế 1

Bệnh viện Châu Thành

13,0

03-07

C※

LA

QHPT KT-XH

2

Bệnh viện Thạnh Hóa

13,0

03-07

C※

LA

QHPT KT-XH

3

Trường Trung học y tế

15,0

03-08

C※

LA

QHPT KT-XH

4

Bệnh viện Hậu Nghĩa

50,0

03-08

C※

LA

QHPT KT-XH

5

Bệnh viện Mộc Hóa

40,0

09-10

O※

LA

QHPT KT-XH

6

Bệnh viện Tân Thạnh

20,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

7

Bệnh viện Vĩnh Hưng

18,0

05-10

O※

LA

QHPT KT-XH

8

Cải tạo Bệnh viện Cần Đước

15,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

9

Bệnh viện Tân Trụ

15,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

10

Bệnh viện Bến Lức

15,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

11

Bệnh viện Thủ Thừa

15,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

A12-11

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

12

Bệnh viện Đức Huệ

15,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

13

Bệnh viện Y học cổ truyền

20,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

14

Khu điều dưỡng

20,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

15

Điều tra đánh giá hiện trạng nạn nhân chất độc Da cam/dioxin trong tỉnh Long An

09-10

O

LA

Sở KHCN

Sở TNMT, ĐH Long An

Y Dược

1,5

TPHCM và Sở Y tế

16

Phòng chống sốt xuất huyết

0,3

ODA

TT Y tế

08-10

LA

Sở Y tế

17 18

Dự án hỗ trợ y tế vùng ĐBSCL

78,4

ODA

Ban QL Dự án

06-11

LA

Sở Y tế

Dự án phòng chống HIV/AIDS

14,2

08-11

LA

Sở Y tế

19

Dự án phòng chống HIV / AIDS ở tỉnh Long An

8,0

CG

07-12

LA

Sở Y tế

20

Hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV / AIDS

33,7

CG

07-10

LA

Sở Y tế

21

Dự án quỹ toàn cầu HIV / AIDS

LA

Sở Y tế

22

Trung tâm phòng chống HIV / AIDS

09-10

LA

Sở Y tế

23 24 25

Trung tâm y tế hiện đại quốc tế

Sở Y tế

5,0

CG

TT phòng chống HIV/AIDS TT phòng chống HIV/AIDS Sở Y tế

Bệnh viện tâm thần

145,0

CG

Sở Y tế

09-12

LA

Sở Y tế

Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em

420,0

CG

Sở Y tế

09-13

LA

Sở Y tế

PR

ST

ST

Văn hóa 1

Cụm tượng đài Long An trung dũng kiên cường

75,0

04-07



LA

QHPT KT-XH

2

Di tích Vàm Nhật Tảo

19,0

03-08



LA

QHPT KT-XH

3

Khu du lịch làng nổi Tân Lập

80,0

02-08



LA

QHPT KT-XH

4

Nhà ở vận động viên

7,0

08



LA

QHPT KT-XH

5

Di tích lịch sử CM Đức Huệ

89,0

00-10

O※

LA

QHPT KT-XH

6

Di tích Nguyễn Thông

9,5

10

O※

LA

QHPT KT-XH

7

Di tích lịch sử Đức Hòa gđ 2

10,0

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

8

Trung tâm thông tin triển lãm tỉnh

30,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

9

Nhà Thiếu nhi tỉnh

22,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

A.12-12

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

1

Trường dạy nghề Long An (Trường Cao đẳng nghề)

Tân An

49,0

06-10

O※

LA

QHPT KT-XH

2

Mở rộng trung tâm giới thiệu việc Làm Đức Hòa

Đức Hòa

40,0

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

3

Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo cho các đối tượng xã hội của tỉnh

Long An

2,0

09-11

O

LA

Sở KHCN

4

Liên doanh, liên kết với các trường đại học mở các lớp đào tạo

HTP (TXTA)



LA

Sở KHĐT

5

Thành lập Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực

Bến Lức

PR

ST

ST



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

Sở LĐTBXH và ĐH Cần Thơ Cty CPĐT

95,0

PG ODA

Sở XDST, Sở CT, Sở NNPTNT

10-15

Khu dân cư 1

Khu tái định cư

An Thạnh (Bến Lức)

Cty CP Đầu tư Nam Long

2

Khu tái định cư

An Thạnh (Bến Lức)

3

Khu tái định cư

Long Hiệp (Bến Lức)

4

Khu tái định cư

Long Hiệp (Bến Lức)

Cty TNHH ĐT XD Phúc Long



LA

Sở KHĐT

5

Khu tái định cư

Nhựt Chánh (Bến Lức)



LA

Sở KHĐT

6

Khu tái định cư

Nhựt Chánh (Bến Lức)

Cty cồ phần Thanh Yến Trung tâm PT Quỹ Đất Tỉnh(cty CP Liên Minh)



LA

Sở KHĐT

7

Khu tái định cư

Tân Bửu (Bến Lức)

Cty CP TM Hùng Cường



LA

Sở KHĐT

8

Khu nhà ở tái định cư

Tân Bửu (Bến Lức)

Cty DV công ích Q4



LA

Sở KHĐT

9

Khu tái định cư GĐ1

Thạnh Đức (Bến Lức)

Cty CP ĐT-XDPT-HT Phú An



LA

Sở KHĐT

10

Khu tái định cư KCN GĐ2+GĐ3

Thạnh Đức (Bến Lức)

Cty CP ĐT-XDPT-HT Phú An



LA

Sở KHĐT

11

Khu tái định cư cụm công nghiệp

Thanh Phú (Bến Lức)



LA

Sở KHĐT

12

Khu tái định cư



LA

13

Khu tái định cư



LA

14

Khu tái định cư

Long Định (Cần Đước)



LA

Sở KHĐT

15

Khu tái định cư

Long Trạch (Cần Đước)



LA

Sở KHĐT

Cty TNHH XNK TM-XD Hoàng Long Cty CP ĐT XD KCN Vĩnh LộcBến Lức

Cty TNHH 1TV ĐT PTHT Hoàng Long Cty CP Đồng Tâm Cty TNHH Vĩnh Phong Cty CP Tập Đoàn Quốc tế Năm Sao Cty CP Tập Đoàn Quốc tế Năm Sao

Long Cang (Cần Đước) Long Cang (Cần Đước)

A12-13

Sở KHĐT Sở KHĐT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

16

Khu tái định cư

Long Trạch (Cần Đước)

Cty CP TM DV XD -XNK Trung Thành



LA

Sở KHĐT

17

Khu tái định cư

Phước Đông (Cần Đước)

Cty TNHH Việt Hóa



LA

Sở KHĐT

18

Khu tái định cư

Tân Trạch (Cần Đước)

Cty CP SX DV TM XD Thành Tài Long An



LA

Sở KHĐT

19

Khu tái định cư Long Sơn (10.6ha)Tân Trạch (13.4ha)

Trung tâm PT Quỹ Đất Tỉnh



LA

Sở KHĐT

Long Hậu (Cần Giuộc)

Cty CP ĐT PT Lộc Thành



LA

Sở KHĐT

Long Hậu (Cần Giuộc) Long Hậu (Cần Giuộc)

Cty Cp Long Hậu Cty CP Long Hậu Cty CP PTNL vaø KHCN Long An



LA



LA



LA

Sở KHĐT

Tân TrạchLong Sơn (Cần Đước)

20

Khu tái định cư

21

Khu tái định cư

22

Khu tái định cư

23

Khu tái định cư

Long Hậu (Cần Giuộc)

24

Khu dân cư phục vụ định cư cho huyện GĐ1 10ha+GĐ2 8,7ha

Long Hậu (Cần Giuộc)

Cty CP TM-XD Thành Hiếu



LA

Sở KHĐT

25

Khu tái định cư

Long Hậu (Cần Giuộc)

Cty TNHH DVDL-TM Thái Sơn



LA

Sở KHĐT

26

Khu tái định cư

Cty TNHH Haïnh Traâm



LA

Sở KHĐT

27

Khu dân cư- tái định cư

Cty TNHH Hải Sơn



LA

Sở KHĐT

28

Khu dân cư- tái định cư-nhà ở công nhân

Long Thượng (Cần Giuộc)

Cty TNHH Hải Sơn



LA

Sở KHĐT

29

Khu tái định cư

Phước Lại (Cần Giuộc)

Cty CP Việt Hàn



LA

Sở KHĐT

30

Khu tái định cư

Phước Lý (Cần Giuộc)

Cty Coå phaàn Quoác teá Naêm Sao



LA

Sở KHĐT

31

Khu tái định cư

Phước Lý (Cần Giuộc)

Cty Coå phaàn Quoác teá Naêm Sao



LA

Sở KHĐT

32

Khu taùi ñònh cö

PVĐ (Cần Giuộc)

Cty Caríc



LA

Sở KHĐT

33

Khu tái định cư Cty CP Hồng Lĩnh

PVĐ (Cần Giuộc)

UBND huyện Cần Giuộc



LA

Sở KHĐT

34

Khu tái định cư



LA

Sở KHĐT

35

Khu tái định cư



LA

Sở KHĐT

Cty CP KT Quản lý Đặng Hùynh Cty TNHH Taân Kim

A.12-14

Sở KHĐT Sở KHĐT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

36

Khu TĐC cho 02 dự án

UBND huyện Cần Giuộc



LA

Sở KHĐT

37

Giày thể thao

UBND huyện Cần Giuộc



LA

Sở KHĐT

38

Khu tái định cư

Trường Bình (Cần Giuộc)

Cty CP ĐT XD Cotec



LA

Sở KHĐT

39

Khu tái định cư

Trường Bình (Cần Giuộc)

Cty CP Mỹ Dinh



LA

Sở KHĐT

40

Khu tái định cư

Trường Bình (Cần Giuộc)

Cty CP Tân Phú Thịnh



LA

Sở KHĐT

41

Khu tái định cư

LA

Khu tái định cư



LA

43

Khu tái định cư

Cty CP Toàn Gia Thịnh Cty CP Toàn Gia Thịnh Cty TNHH Hải Sơn



42

Đức Hoà Hạ (Đức Hòa) Đức Hoà Hạ (Đức Hòa) Đức Hoà Hạ (Đức Hòa)



LA

44

Khu nhà ở chuyên gia, công nhân và tái định cư.

Đức Lập Hạ (Đức Hòa)

Cty TNHH Nhà Nhựa Việt Nam



LA

Sở KHĐT

45

Khu tái định cư

Hựu Thạnh (Đức Hòa)



LA

Sở KHĐT

46

Khu tái định cư

Mỹ Hạnh Nam (Đức Hòa)

Cty CP Hồng Hà Khu công nghiệp Xuyên Á



LA

Sở KHĐT

47

Khu tái định cư

An Nhựt Tân (Tân Trụ)

Cty TNHH Thép Long An



LA

Sở KHĐT

48

Khu tái định cư

Tân Đông (Thạnh Hóa)

Cty CP ĐT HT Nam Long



LA

Sở KHĐT

49

Khu tái định cư

Bình Tâm (TXTA)



LA

Sở KHĐT

50

Khu tái định cư

Nhơn Thạnh Trung (TXTA)



LA

Sở KHĐT

51

Khu tái định cư

P5 (TXTA)



LA

52

Khu tái định cư

P6 (TXTA)

UBND thị xã Tân An Cty CP đại lý vận chuyển(Gemad ept) Cty Cp ĐT Nam Quân Cty CP Đồng Tâm



LA

53

Khu tái định cư

P7 (TXTA)

Cty Cp TM ĐT Vạn Phúc Lộc



LA

Sở KHĐT

54

Khu du lịch sinh thái, khu biệt thự căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, hệ thống nhà hàng khu công viên vui chơi và tái định cư

Long Hậu (Cấn Giuộc)

Công ty TNHH MD LEE



LA

Sở KHĐT

55

khu dân cư, tái định cư

Phước Lại,Phước Hậu (Cấn Giuộc)

Cty CP ĐT khu đô thị mới Phú Quang



LA

Sở KHĐT

56

Khu dân cư, vui chơi giải trí và tái định cư

Hựu ThạnhĐHH (Đức Hòa)

CTCPĐT Tân Đức



LA

Sở KHĐT

Khác

A12-15

Sở KHĐT Sở KHĐT Sở KHĐT

Sở KHĐT Sở KHĐT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

1

Nghĩa trang tỉnh - GĐ1

Thanh Hoa

0,3

CG

04-07

C※

LA

QHPT KT-XH

2

Mở rộng nghĩa trang liệt sỹ tỉnh

Tân An

0,3

CG

10

O※

LA

QHPT KT-XH

3

Xây dựng 3 xã điểm theo mô hình nông thôn mới: Mỹ Lệ, Hậu Thạnh Đông (Tân Thạnh) và Mỹ An

0,2

CG

O※

LA

QHPT KT-XH

4

Trung tâm thiếu nhi tỉnh

Tân An

0,3

CG

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

105,0

02-07

C※

LA

QHPT KT-XH

13,0

08-09

C※

LA

QHPT KT-XH

C※

LA

QHPT KT-XH

09-10

O

LA

Sở KHCN

Quản lý môi trường 1

Kè đá Bảo Định

Tân An

2

Đê Ông Hiếu

Cần Giuộc

3

Phát triển hạ tầng cho các cụm tuyến dân cư vượt lũ

Các xã

Đánh giá hiện trạng và quy họach phát triển công nghiệp nhằm phân vùng chất lượng nước các tuyến 4 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Cần Giuộc thuộc địa bàn tỉnh Long An PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

Long An

120,0

0,5

Sở TNMT

GTVT Đường bộ 1

Đường Bourbon mở rộng

25,0

06-07



LA

QHPT KT-XH

2

ÐT 822 ( Tân Mỹ-Ðức Huệ)

44,0

05-08

C※

LA

QHPT KT-XH

3

Ðường Long Ðịnh- Long Cang

75,0

05-07

C※

LA

QHPT KT-XH

4

Ðường qua KCN Ðức Hòa 2,3

26,0

05-06

C※

LA

QHPT KT-XH

5

Ðường Mỹ Yên – Tân Bửu

38,0

06-07

C※

LA

QHPT KT-XH

6

Ðường Thuận Đạo

30,0

06-07

C※

LA

QHPT KT-XH

7

ÐT 832 ( cầu Kinh - KCN An Nhựt Tân )

24,0

06-08

C※

LA

QHPT KT-XH

8

ÐT 19 ( QL 50-Rạch Kiến )

29,0

07-09

C※

LA

QHPT KT-XH

9

ÐT 826 ( Bình Chánh - Cầu Tràm)

14,0

07-09

C※

LA

QHPT KT-XH

10

Mở rộng QL1 đoạn qua TX Tân An

70,0

06-08

C※

LA

QHPT KT-XH

A.12-16

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

11

Ðường Long Hậu-Tân Tập

160,0

05-10

O※

LA

QHPT KT-XH

12

HL 12

140,0

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

13

Đường Tân Kim - Hiệp Phước

140,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

14

HL 16

65,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

15

Đường Thủ Thừa-Bình Thnh

150,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

16

Đường Thạnh Đức-Vàm Thủ Đồn

44,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

17

ĐT 19 giai đoạn 2 (QL 50- Sồi Rạp)

25,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

18

Đường 825 (cầu Quan - Tn Mỹ)

32,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

19

ĐT 825 giai đoạn 2

45,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

20

Đường chui qua cầu Tn An

40,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

21

Hệ thống đường gom trn tuyến QL IA

70,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

22

Đường cặp kinh Phước Xuêyn

180,0

05-10

O※

LA

QHPT KT-XH

23

ĐT 838 gđ 2

74,3

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

24

ĐT 836

17,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

25

ĐT 833 nối di

35,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

26

ĐT 827B

70,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

27

ĐT 827 A đoạn cuối

20,5

10

O※

LA

QHPT KT-XH

28

ĐT 837 (Kiến Bình - Kinh Quận)

35,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

29

Đường Vĩnh Hưng - Tn Hưng (7 cầu)

70,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

30

Đường chống Mỹ - Cần Giuộc

70,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

31

ĐT 829

Tân Thạnh

100,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

32

ĐT 826 B (QLH 50 - căn cứ quân sự Rạch Cát)

Cần Đước

65,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

33

Hậu Thạnh Đông - Mỹ An

05-10

O※

LA

QHPT KT-XH

A12-17

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn



LA

QHPT KT-XH

34

Bê tông hóa đường xã

Các xã

225,3

35

ĐT826B

Cần Đước

293,4

Sở GTVT

11-13



LA

36

Đường Tân Tập - Long Hậu

Cần Giuộc

4.000,0

Sở GTVT

12-15



LA

37

Mở rộng ĐT 830

BL+ĐH

3.000,0

Sở GTVT

12-15



LA

38

Bình Hiệp - Mỏ Vẹt (tuyến N1)

MH+T.Hóa

563,2

CG

10-13



LA

39

Mở rộng QL1A đến nghĩa trang liệt sỹ - hồ Khánh Hậu

TP Tân An

102,8

CG

10-12



LA

Sở GTVT

40

Thủ Thừa-QL1A-Tân Trụ-Châu Thành -nối Đ. Cần Đước- Chợ Gạo

Thủ Thừa-Tân Trụ - Châu Thành

30,0

CG

12-15



LA

Sở GTVT

41

Mở rộng QL62 (Hùng Vương- cao tốc)

TP.Tân An

600,0

CG

11-13



LA

42

Tuyến Vĩnh Hưng - Khanh Hung

83,1

CG

Sở GTVT

09-11



LA

43

ĐT 837

Tân Thạnh

228,0

CG

Sở GTVT

09-11



LA

44

ĐT 831- Bình Vĩnh Long - Long Khốt - Hưng Hùng Tân - Tân PHương, không gồm kênh 28

VH+TH

582,0

CG

Sở GTVT

11-14



LA

45

Bình Đức-Bình Hòa Nam

BL+ĐH

1.200,0

CG

Sở GTVT

12-15



LA

46

Thủ Thừa-Bình Thành

TT+ĐH

476,0

CG

Sở GTVT

11-13



LA

47

Bến Lức (NH1) - Tân Tập (ĐH16 & ĐH 19)

BL+CĐ

584,0

CG

Sở GTVT

11-13



LA

48

Hòa Khánh-Bình Thành

ĐH+ĐH

664,0

CG

Sở GTVT

13-15



LA

49

Cần Đước - Chợ Gạo

Cần Đước

1.700,0

CG

Sở GTVT

11-15



LA

50

ĐT 821

Đức Hòa

12,8

PG

Sở GTVT

14-15



LA

51

ĐT 822 (Tân Mỹ-An Thái)

Đức Hòa

21,0

PG

Sở GTVT

11-12



LA

52

ĐT 823 (Sông Vàm Cỏ- TT Hậu Nghĩa)

Đức Hòa

36,0

PG

Sở GTVT

14-15



LA

53

ĐT 824

Đức Hòa

4,0

PG

Sở GTVT

11-12



LA

54

ĐT 825 (Đức Hòa- TT Hậu Nghĩa)

Đức Hòa

60,0

PG

Sở GTVT

12-14



LA

55

ĐT 827D

Châu Thành

8,0

PG

Sở GTVT

11-12



LA

56

ĐT 830 nối dài

Đức Hòa

100,0

PG

Sở GTVT

13-15



LA

57

ĐT 831 (quaTT Vĩnh Hưng)

Vĩnh Hưng

80,4

PG

Sở GTVT

09-11



LA

58

ĐT 832

Tân Trụ

68,0

PG

Sở GTVT

05-13



LA

A.12-18

Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT

Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

59

ĐT 833 (từ TT tới điểm cuối tuyến)

Tân Trụ

34,4

PG

Sở GTVT

07-13



LA

60

ĐT 833B

Tân Trụ

28,4

PG

Sở GTVT

14-15



LA

61

ĐT 835C

Bến Lức

22,3

PG

Sở GTVT

14-15



LA

62

ĐT 835D

Bến Lức

25,1

PG

Sở GTVT

14-15



LA

63

ĐT 838

Đức Huệ

113,4

PG

Sở GTVT

07-11



LA

64

ĐT 838B

Đức Huệ

57,5

PG

Sở GTVT

13-15



LA

65

ĐT 838C

Đức Huệ

29,0

PG

Sở GTVT

13-15



LA

66

ĐT 839

Đức Huệ

134,4

PG

Sở GTVT

07-11



LA

67

ĐT 16B

Cần Đước

38,3

PG

Sở GTVT

13-15



LA

68

Đường ven kênh 7

Tân Thạnh

6,8

PG

Sở GTVT

10-11



LA

69

Đường qua KCN Đức Hòa 2-3

Đức Hòa

82,2

PG

Sở GTVT

05-11



LA

70

Đường Thạnh Đức-Vàm Thủ Đoàn

Bến Lức

34,5

PG

Sở GTVT

09-11



LA

71

ĐT 836

Thạnh Hóa

17,9

PG

Sở GTVT

08-10



LA

72

Đường Thủ Thứ- Mương Khai bridge

Thủ Thừa

22,5

PG

Sở GTVT

11-12



LA

73

Đường Mỹ Yên - Tân Bửu

Bến Lức

40,5

PG

Sở GTVT

10-12



LA

74

Đường Hùng Vương nối dài tới F2

TP Tân An

130,0

PG

Sở GTVT

11-12



LA

75

Đường qua cầu Tân An

TP Tân An

50,0

PG

Sở GTVT

11-12



LA

76

Tuyến Bình Đức-Bình Hòa Nam

B.Lức-Đ.Huệ

75,0

PG

Sở GTVT

11-13



LA

77

Vàm Thủ - Bình Hòa Tây

TT-MH

50,0

PG

Sở GTVT

11-13



LA

78

Đường dọc kênh 79

MH-TH

210,0

PG

Sở GTVT

12-15



LA

79

Tân Hưng - Hưng Điền

Tân Hưng

46,5

PG

Sở GTVT

13-15



LA

80

ĐT 830 ND

Đức Hòa

25,0

PG

Sở GTVT

13-15



LA

81

Áp dụng CNTT tại Sở

Sở GTVT

2,5

PG

Sở GTVT

11-15



LA

82

ĐT835B

Bến Lức

70,0

ODA

Sở GTVT

10-13



LA

83

Bảo dưỡng định kỳ: ĐT 62

78,0

Sở GTVT

11-15



LA

84

Bảo dưỡng định kỳ

401,8

Sở GTVT

11-15



LA

A12-19

Nguồn

Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

85

Đường dọc sông Vàm Cỏ Tây

Từ Thủ Thừa tới Mộc Hóa

Sở GTVT

PR

ST

ST

86

Đường dọc sông Vàm Cỏ Đông

Từ Bến Lức tới Đức Huệ

Sở GTVT

PR

ST

ST

87

Cái Mơn

Tân Hưng

30,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

88

Triêm Đức và Nhật Tảo

Tân Trụ

33,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

89

Rạch Giữa

Thủ Thừa

10,0

11-12



LA

90

Bà Miều

Thủ Thừa

10,0

11-12



LA

91

Lớn

Thủ Thừa

10,0

12-13



LA

92

Ông Xe

Thủ Thừa

10,0

13-14



LA

93

Bà Míac

Thủ Thừa

10,0

14-15



LA

94

Cà Nhíp

Tân Thạnh

15,1

11-12



LA

95

C.Hậu Dương.V.Dương

Tân Thạnh

6,1

11-12



LA

96

Phụng Thớt

Tân Thạnh

8,0

11-12



LA

97

Tân Lập

Tân Thạnh

8,0

11-12



LA

98

Bằng Lăng

Tân Thạnh

14,0

11-12



LA

99

Kinh Nhà Thờ

Tân Thạnh

7,0

11-12



LA

100

Bùi Mới

Tân Thạnh

14,0

11-12



LA

101

Bùi Cũ

Tân Thạnh

14,0

11-12



LA

102

Kinh Quận

Tân Thạnh

10,9

11-12



LA

103

Hậu Thạnh Tây

Tân Thạnh

10,9

11-12



LA

104

Kênh Ranh

Tân Thạnh

25,7

11-12



LA

105

Phú Lộc

106

Phủ Cung

107

30/4

108

Rạch Heo

109

Dựa

Cầu

Châu Thành (ĐT 827A) Châu Thành (ĐT 827A) Châu Thành (ĐT 827A) Châu Thành (ĐT 827A) Châu Thành

10,6

PG

11-12



LA

10,6

PG

11-12



LA

10,6

PG

11-12



LA

11,0

PG

14-15



LA

10,6

PG

14-15



LA

A.12-20

Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

(ĐT 827C) 110

Đồn

111

Tân Hoà

112

Bắc Đông

113

Hai Hạt

114

Xóm Than

115

Hiệp Thành 1

116

Hiệp Thành 2

117

An Thạnh

118

Sông Tra

119

Ông Túc Dưới

120

Ông Túc Trên

121

Kênh Chà

122

Kênh 28

123

Cái Môn nhỏ

124

Nhật Tảo

125

Triêm Đức

126

Tấn Đức

127

Bà Đắc

128

Sân Bay

129

Giồng Dinh

130

Đường Xuồng

131

Mỏ Heo

132

Kênh 62

133

Kênh T4

134

Kênh T2

135

Kênh 61

Châu Thành (ĐT 827C) Tân Thạnh (ĐT 829) Tân Thạnh (ĐT 830) Tân Thạnh (ĐT 831) Tân Thạnh (ĐT 832) Tân Thạnh (ĐT 833) Tân Thạnh (ĐT 834) Bến Lức (ĐT 830) Đức Hòa (ĐT 830) Đức Hòa (ĐT 830) Đức Hòa (ĐT 830) Đức Hòa (ĐT 830) Vĩnh Hưng (ĐT 831) Tân Hưng (ĐT 831) Tân Trụ (ĐT 832) Tân Trụ (ĐT 833) Cần Đước (ĐT 833B) Cần Đước (ĐT 835C) Thạnh Hóa (ĐT 836) Đức Huệ (ĐT 838B) Đức Huệ (ĐT 838C) Đức Huệ (ĐT 839) Đức Huệ (ĐT 839) Đức Huệ (ĐT 839) Đức Huệ (ĐT 839) Đức Huệ (ĐT 839)

Nguồn

GTVT 10,6

PG

14-15



LA

7,2

PG

11-13



LA

7,2

PG

11-13



LA

7,2

PG

11-13



LA

7,2

PG

11-13



LA

2,4

PG

14-15



LA

2,4

PG

14-15



LA

40,0

PG

11-13



LA

30,0

PG

11-12



LA

20,0

PG

13-14



LA

30,0

PG

13-15



LA

20,0

PG

13-14



LA

34,1

PG

11-13



LA

19,4

PG

11-13



LA

20,8

PG

13-15



LA

20,0

PG

12-13



LA

15,0

PG

13-14



LA

15,0

PG

13-14



LA

20,0

PG

13-14



LA

15,0

PG

13-14



LA

15,0

PG

13-14



LA

12,0

PG

14-15



LA

12,0

PG

14-15



LA

12,0

PG

14-15



LA

12,0

PG

14-15



LA

12,0

PG

14-15



LA

A12-21

Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT

STT

Tên dự án/chương trình

136

Ông Tổng

137

Ông Chuồng

Địa điểm thực hiện Cần Đước (ĐT 16B) Cần Giuộc (ĐH 12)

Vốn đầu tư (triệu đồng)

80,9

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

PG

11-15



LA

PG

11-13



LA

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

Nguồn

Sở GTVT Sở GTVT

Vận tải công cộng Sở GTVT Sở GTVT

138

Phương tiện vận tải hành khách

Tỉnh Long An

215,0

Sở GTVT

11-15



LA

139

Điểm dừng, nhà chờ xe buýt

Tỉnh Long An

7,8

Sở GTVT

11-15



LA



LA

Sở KHĐT

140

CTCP Đầu tưu KCN và đô thị Long An

Xe buýt đô thị

P4 (TXTA)

141

Nạo vét Kênh 79

Tân Hưng

25,0

06-07

C※

LA

QHPT KT-XH

142

Nạo vét sông Bảo Định

Tân An

10,0

08-09

C※

LA

QHPT KT-XH

143

Kênh Phước Xuyên

Tân Hưng

13,0

10

C※

LA

QHPT KT-XH

144

Kênh Ngang

Tân Hưng

7,0

06-07

C※

LA

QHPT KT-XH

145

Cảng Long An

Cần Giuộc

275,0

05-10

C※

LA

QHPT KT-XH

146

Kênh Nước Mặn

Cần Đước

30,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

147

Kênh 12

Tân Thạnh

19,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

148

Bê tông hóa kênh bao phường 3

Tân An

25,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

149

Kè đá sông Vàm Cỏ Tây (từ bến đò Chú Tiết - kênh 3)

Tân An

20,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

150

Bê tông hóa các kênh Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa

60,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

151

Nạo vét đường thủy

Sở GTVT

11-15



LA

152

Kênh Phước Xuyên

153

Kênh Cái Sách

154

Khác

Các huyện trong tỉnh

250,0

Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT Sở GTVT

140,2

CG

Sở GTVT

09-10



LA

Tân Hưng

30,0

CG

Sở GTVT

13-14



LA

Áp dụng CTTT tại Sở

Sở GTVT

2,5

PG

Sở GTVT

11-15



LA

155

Thành lập trung tâm logistics

Tại nút giao đường cao tốc TPHCM - Trung Lương và VĐ ngoài TPHCM

Sở KHĐT, Sở CT, DONRE

10-15

PR

ST

ST

156

Hoàn thành cải tạo hệ thống kênh chính Cái Cỏ - Long Khốt và các

Đồng Tháp Mười

PR

ST

ST

5.700,0

A.12-22

P

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

03-05

C※

LA

QHPT KT-XH

04-06

C※

LA

QHPT KT-XH

kênh liên quan Công trình tiện ích 1

Nhà máy nước Gò Đen - GĐ2

Bến Lức

35,0

2

Nhà máy nước Đan Mạch sử dụng vốn ODA

Thủ Thừa

96,0

3

Hệ thống đường ống dẫn nước đô thị

Tân An

25,0

02-07

C※

LA

QHPT KT-XH

4

Khu xử lý chất thải rắn đô thị

Thanh Hoa

57,0

06-10

O※

LA

QHPT KT-XH

5

Nhà máy nước ở KCN Phước Vĩnh Đông

Cần Giuộc

78,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

6

Nhà máy nước ở KCN cảng biển nước sâu

Cần Giuộc

50,0

10

O※

LA

QHPT KT-XH

7

Nhà máy nước ở KCN Tân Kim

Cần Giuộc

50,0

08-10

O※

LA

QHPT KT-XH

8

Mở rộng nhà máy nước Cần Giuộc

Cần Giuộc

8,5

06-07

O※

LA

QHPT KT-XH

9

Nhà máy nước Cần Đước

Cần Đước

15,0

07-08

O※

LA

QHPT KT-XH

10

Nhà máy nước cho các KCN Đức Hòa 2 và 3

Đức Hòa

78,0

06-10



LA

QHPT KT-XH

11

Xây dựng chương trình tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả ở tỉnh Long An, giai đoạn 2010 2015 và định hướng tới năm 2020

Long An

0,4

Sở CT

09-10

PL

LA

Sở CT

12

QH phát triển điện lực Long An giai đoạn 2011 - 2015

Long An

1,8

Sở CT

10

PL

LA

Sở CT

PR

ST

ST



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

ODA

PG

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Không gian 1

Phát triển gắn kết các khu đô thị Tân An - Bến Lức

Khu dân cư 1

Khu dân cư

2 Khu đô thị mới phú mỹ Garden II 3 Khu đô thị mới phú mỹ Garden II

Cty TNHH XNK TM-XD Hoàng Long CTY CP PHú Mỹ và Công ty Tamouh CTY CP PHú Mỹ và Công ty Tamouh

An Thạnh (Bến Lức) Mỹ Yên (Bến Lức) Mỹ Yên (Bến Lức)

4

Khu dân cư

Mỹ Yên (Bến Lức)

Cty TNHH Thép Long An



LA

Sở KHĐT

5

Khu dân cư

Mỹ Yên, Tân Bửu (Bến Lức)

Tổng cty XD Công trình giao



LA

Sở KHĐT

A12-23

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

thông 6

6

Khu dân cư

Phước lợi, Mỹ yên (Bến Lức)

Cty Địa ốc Gò Môn



LA

Sở KHĐT

7

Khu dân cư

Tân Bửu (Bến Lức)

Cty CP SX TM Nguyễn Minh



LA

Sở KHĐT

8

Khu dân cư Long Kim 1

Thị Trấn (Bến Lức)

Cty CP Tập đoàn Hoàng Long



LA

Sở KHĐT

9

Khu dân cư BCI

Thị trấn (Bến Lức)



LA

Sở KHĐT

10

Khu dân cư Đường số 10

Thị Trấn (Bến Lức)



LA

Sở KHĐT

11

Khu dân cư

Thị Trấn (Bến Lức)

Cty CP TV ĐT Nam Long Cty TNHH 1TV ĐT XD Tân Thuận Cty XD CT GT 135



LA

Sở KHĐT

12

Khu dân cư Long Phú, 5,7ha GĐ 1 và 3,1ha mở rộng

Thị Trấn (Bến Lức)



LA

Sở KHĐT

13

Khu dân cư

Thị Trấn (Bến Lức)



LA

Sở KHĐT

14

Khu dân cư

Long Hòa (Cần Đước)

DNTN xăng dầu 1932 Trung tâm Phát triển Quỹ đất Long An Cty TNHH Nam Long



LA

Sở KHĐT

15

Khu dân cư Vĩnh Tường

Long Hậu (Cấn Giuộc)



LA

Sở KHĐT

16

Khu dân cư sinh thái



LA

Sở KHĐT

17

Khu dân cư, tái định cư



LA

Sở KHĐT

18

Khu đô thị mới Đông Nam Á, Long An

Tân Tập (Cấn Giuộc)



LA

Sở KHĐT

19

Khu dân cư

Thị Trấn (Cấn Giuộc)

Cty CP BĐS Vĩnh Tường Cty TNHH DM LEE Cty CP ĐT khu đô thị mới Phú Quang Cty ACM liên doanh Cty Vinacapital Cty CP vạn Phát Hưng



LA

Sở KHĐT

20

Khu dân cư-TM

ĐHT (Đức Hòa)

Cty CP Địa Ốc Hồng Phát



LA

Sở KHĐT

21

Khu dân cư1+2

ĐHT (Đức Hòa)

Cty CP Địa Ốc Hồng Phát



LA

Sở KHĐT

22

Khu dân cư1+2

ĐHT (Đức Hòa)



LA

Sở KHĐT

23

Khu dân cư

ĐLT (Đức Hòa)



LA

Sở KHĐT

24

Khu nhà ở

MHN (Đức Hòa)

Cty CP Địa Ốc Hồng Phát Cty CP KCN & Đô thị Đức Hòa III - Resco Cty cổ phần Long "V"



LA

Sở KHĐT

25

Khu dân cư đô thị mới

Tân Mỹ (Đức Hòa)

Cty CP Đầu tư quốc tế CSQ



LA

Sở KHĐT

26

Khu dân cư đô thị mới

Thị Trấn (Đức Hòa)

Cty CP Toàn Gia Thịnh



LA

Sở KHĐT

Long Hậu (Cấn Giuộc) Phước Lại,Phước Hậu (Cấn Giuộc)

A.12-24

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

27

Khu dân cư

Tân Thành (Thủ Thừa)

Cty cổ Phần Tân Thành



LA

Sở KHĐT

28

Khu đô thị hiện đại

Tân Thành (Thủ Thừa)



LA

Sở KHĐT

29

Khu dân cư-tái định cư

TT (Thủ Thừa)

Cty CP ĐT KCN Tân Tạo Cty TNHH XD TM DV ĐTBĐS Tường Phong



LA

Sở KHĐT

30

Khu dân cư GĐ1

TT (Thủ Thừa)

Trung tâm PT Quỹ Đất Tỉnh

LA

Sở KHĐT

31

Khu dân cư GĐ2

TT (Thủ Thừa)

LA

Sở KHĐT

32

Khu dân cư

LBN (TXTA)



LA

Sở KHĐT

33

Khu dân cư GĐ1

P3 (TXTA)



LA

Sở KHĐT

34

Khu dân cư GĐ2

P3 (TXTA)



LA

Sở KHĐT

35

Khu dân cư

P3 (TXTA)



LA

Sở KHĐT

36

Khu dân cư

P4,P6 (TXTA)



LA

Sở KHĐT

37

Khu dân cư GĐ1

P5 (TXTA)

38

Khu đô thị mới

P6 (TXTA)

39

Khu dân cư GĐ1

P6 (TXTA)

40

Khu dân cư GĐ2

P6 (TXTA)

41

Khu dân cư GĐ1

P6 (TXTA)

42

Khu dân cư

P6 (TXTA)

43

Khu dân cư GĐ1

P6 (TXTA)

44

Khu dân cư GĐ3

P6 (TXTA)

45

Khu dân cư GĐ2

P6 (TXTA)

46

Khu dân cư

P6 (TXTA)

Trung tâm PT Quỹ Đất Tỉnh Cty CP ĐT khu CN đô thị Long An Cty CP SX DV TM XD Thành Tài Long An Cty CP SX DV TM XD Thành Tài Long An Cty Xây dựng trang trí kiến trúc ADC Cty Đầu tư Xây dựng Nam Long Cty CP Địa ốc Long An Cty CP Đồng Tâm Cty đầu tư xây dựng Long An (IDICO) Cty đầu tư xây dựng Long An (IDICO) Cty TNHH ĐT XD Thương Mại Kiến Phát Cty TNHH ĐTXD-TM Thái Dương DNTN Đại Dương DNTN Đại Dương DNTN Đại Dương Tổng Cty Phong Phú

A12-25

LA

Sở KHĐT Sở KHĐT



LA



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA



LA



LA



LA

Sở KHĐT Sở KHĐT Sở KHĐT Sở KHĐT

STT

Tên dự án/chương trình

Địa điểm thực hiện

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn vốn1)

Cơ quan thực hiện

KH thực hiện

Tiến độ2)

Cơ quan đề xuất3)

Nguồn

47

Phát triển làng nghỉ sinh thái cuối tuần

PR ※

ST

ST

48

Phát triển nhà ở phòng chống thiên tai, sử dụng năng lượng hiệu quả với giá hợp lý cho người đân

PR ※

ST

ST



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

Cty CP Đầu tư Nam Khang Cty CP ĐT Nam Long Cty TNHH DVDL-TM Thái Sơn



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT



LA

Sở KHĐT

Thương mại Cty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyên Hồng CTCP KCN Tân Tạo

1

Khu nhà ở Công Viên

Thị Trấn (Bến Lức)

2

Văn phòng, trung tâm thương mại

P5, HTP (TXTA)

1

Khu đô thị sinh thái

An Thạnh (Bến Lức)

2

Khu đô thị sinh thái

An Thạnh (Bến Lức)

3

Khu giải trí, thương mại-dịch vụ, biệt thự và nhà chung cư cao cấp.

Long Hậu (Cấn Giuộc)

4

Khu đô thị phức hợp nhà ở giải trí, thương mại dịch vụ(275.6ha, khu tái định cư 29ha).

Long Hậu (Cấn Giuộc)

Cty TNHH An Tây



LA

Sở KHĐT

5

Khu du lịch sinh thái, khu biệt thự căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, hệ thống nhà hàng khu công viên vui chơi và tái định cư

Long Hậu (Cấn Giuộc)

Cty TNHH MD LEE



LA

Sở KHĐT

6

Sân golf, khu dân cư cao cấp, khu vui chơi giải trí

Phước Lại,Phước Hậu (Cấn Giuộc)

Cty CP Việt Hàn



LA

Sở KHĐT

7

Trung tâm thương mại, du lịch, thể thao và nhà vườn, khu dân cư

Phước Lý (Cấn Giuộc)

Cty CP Quốc tế 5 sao



LA

Sở KHĐT

8

Khu dịch vụ nhà ở thương mại

Đức Hòa Hạ (Đức Hòa)

Cty TNHH Hải Sơn



LA

Sở KHĐT

9

Khu dân cư, vui chơi giải trí

Hựu ThạnhĐHH (Đức Hòa)

CTCP Đầu Tư Tân Đức



LA

Sở KHĐT

10

Khu dân cư, siêu thị

P5 (TXTA)

Hợp tác xã Tân Địa Lợi



LA

Sở KHĐT

1

Khu hành chính mới

Tân An

2

Trụ sở Huyện ủy và UBND huyện Thủ Thừa

Thủ Thừa

3

Cơ quan hành chính TP

P5 (TXTA)

4

Cơ quan hành chính TP

P6 (TXTA)

KHÁC 300,0

06-08

O※

LA

QHPT KT-XH

10,0

07-10

O※

LA

QHPT KT-XH

CTCP Đầu tư KCN Tân Tạo



LA

Sở KHĐT

CTCP Đồng Tâm



LA

Sở KHĐT

Ghi chú 1) CG = Chính phủ, PG = Tỉnh, ODA = Hỗ trợ Phát triển chính thức, P = Khu vực tư nhân; 2) C = Hoàn thành, O = Đang triển khai, PL = Quy hoạch, PR = Đề xuất; ※=QH của các sở ngành

A.12-26

3) LA = Long An, ST = Đoàn Nghiên cứu

A12-27

Social Economic master plan of Long An.vi.pdf

Page 1. Whoops! There was a problem loading more pages. Retrying... Social Economic master plan of Long An.vi.pdf. Social Economic master plan of Long ...

20MB Sizes 2 Downloads 279 Views

Recommend Documents

Social - economic imapacts of long-term unemployement of Slovakia
Anna Burdová. St. Alžbeta University of healthcare and social – work in Bratislava ... The thesis specifies different tools and activities of ..... Publishing, 2013.

Social - economic imapacts of long-term unemployement of Slovakia
backup, because this problem is ..... services by unemployed people. In the .... [online]. Multimediálne centrum OADK, Dolný. Kubín, 2004 [citované 2010-11-10].

Master Plan
The commercial block includes business clubs and space for offices. ... TOLL FREE NUMBER (India): 1800 102 9977 | E-MAIL: salesenquiry@brigadegroup.

Master Plan
or the Developer's Architect and cannot form part of an offer or contract. ... We envision the center to be a training facility that'll allow you to excel in sports.

Downtown Master Plan - City of Langley
Nov 16, 2007 - Objective: Create soil contamination cleanup requirements that are as practical as possible for ...... Relax building code and zoning. • West of ...

Transportation Master Plan - City of Alexandria
Jul 1, 2002 - -City Strategic Plan 2004-2015. Transportation Vision .... It is a blueprint for creating a safe and convenient bicycle network that will increase the number of ...... also outlined how social marketing campaigns can be used to ...

Transportation Master Plan - City of Alexandria
Jul 1, 2002 - Alexandria will increase the use of communications technology in transportation systems. ..... Extensive use of wireless technology for personal.

Master Plan - Population.pdf
Page 3 of 21. Development Services. 10 E. Mesquite Blvd. Mesquite NV 89027. (702) 346-2835. Population. Element. Note: This document represents one of ...

The Long Economic and Political Shadow of History ... - Squarespace
(1997, 1998) have gone over the corporate and bankruptcy laws of many countries ..... India. Russia. Ghana. Source: Maddison. Understanding persistence appears crucial, therefore, as a combined reading of Figures. 1a-1c with Figures 2a-b suggests tha

Master of Social Work-min.pdf
Master of Social Work-min.pdf. Master of Social Work-min.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying Master of Social Work-min.pdf.

The Long Economic and Political Shadow of History ... - Squarespace
(1997, 1998) have gone over the corporate and bankruptcy laws of many countries ..... India. Russia. Ghana. Source: Maddison. Understanding persistence appears crucial, therefore, as a combined reading of Figures. 1a-1c with Figures 2a-b suggests tha

Master Plan - Transportation Plan Map 11x17.pdf
Master Plan - Transportation Plan Map 11x17.pdf. Master Plan - Transportation Plan Map 11x17.pdf. Open. Extract. Open with. Sign In. Main menu. Displaying ...

Los Angeles County Department of Public Health (Bicycle Master Plan ...
o Ability to fluently speak and write Spanish. o Experience supervising staff. o Skilled in the use of Microsoft Office, Adobe Photoshop, Illustrator and InDesign.

list of 1639 applicant unauthorized colonies - Delhi Master Plan
1297. Sainik Vihar Ph-III Mohan Garden Uttam Nagar, Delhi. Beyond Regulated Area. 1175. 1298. Mohit Nagar Uttam Nagar, Delhi. Beyond Regulated Area.

PEMBINA GORGE RECREATION MASTER PLAN ...
PEMBINA GORGE RECREATION MASTER PLAN. sPECIFIC AREA CONCEPTS. visitor'S Center ... kETTLE lAKE. SMALL AMPHITHEATER/ outdoor Education.

Form - Planning - Zone Change Master Plan Amendment.pdf ...
Phone No Email Fax No. Applicant (if different than Owner). Mailing Address. Phone No Email Fax No. Contact Person/Representative (if different than Owner).

Treeline Master Plan Appendices.pdf
Community-Wide Meeting. Stakeholder Focus Group Meeting(s). CM#2. (2/16). TAC#1. TAC#2. TAC#3. TAC#4. TAC#5. TAC#6 CAC#4. (4/19). TAC#7. TAC#8. CAC#5. (7/19) CAC#6. (9/13). CM#3. (10/4). Page 3 of 564. Treeline Master Plan Appendices.pdf. Treeline Ma

Town of Boonton Master Plan Re-examination.pdf
Page 1 of 39. 2008 Master Plan Re-examination Page 1. Town of Boonton, Morris County, NJ. RE-EXAMINATION REPORT. This 2008 Re-examination Report ...

Downtown Master Plan Phase I - City of Langley
Nov 16, 2007 - A free local bus shuttle provides local residents a convenient connection to their home or business. The rich mix of restaurants and supporting office uses make ... indicates demand for low profile compact mixed use development, while

Los Angeles County Department of Public Health (Bicycle Master Plan ...
o Ability to fluently speak and write Spanish. o Experience supervising staff. o Skilled in the use of Microsoft Office, Adobe Photoshop, Illustrator and InDesign.

list of 1639 applicant unauthorized colonies - Delhi Master Plan
Guru Yogi Raj Puran Jain & Aggarwal Colony, Ranikhera. Beyond Regulated Area. 174. 184. Arpan Vihar, J-Block, Jaitpur Extn. Part-I, Badarpur, New. Delhi.